TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Giải quyết tranh chấp thế nào khi hòa giải không thành

Tóm tắt câu hỏi:

Sau hai cuộc hòa gải ở ấp không thành. Vì em dâu đòi giấy QSDĐ gốc và giấy chứng tử gốc của chồng để đứng tên (gọi là thừa kế tài sản của chồng); thì được chuyển về ban hòa giải xã. Ở đây cấp xã kêu gọi anh chị em chúng tôi thỏa thuận phần tài sản nói trên. Có hai người không đồng ý chia mà để lại toàn bộ cho em dâu hoặc con em dâu (01 đã trưởng thành, 02 đứa còn nhỏ, với lý do em dâu từ mấy năm nay không lo cúng cha, mẹ và chồng mà cứ để mặc anh, chị em, chúng tôi tổ chức cúng) hai người này đã được cha mẹ lúc còn sống cho phần đất và đã định cư, sở hữu trên phần đất đó. Các anh chị còn lại yêu cầu phải chia để giữ đất của cha mẹ canh tác thu hoạch làm giỗ hàng năm. Em dâu nhất định không chịu chia. Hòa giải không thành lần hai. Hiện nay cấp xã vẫn chưa chuyển hồ sơ lên cấp trên để giải quyết theo luật định. Như vậy tôi đã là bị đơn thì có cần yêu cầu cấp xã chuyển hồ sơ lên tòa án (hoặc UBND huyện) hay không? để  trở thành nguyên đơn? Hay xã có trách nhiệm chuyển đơn do hòa giải không thành? Hoặc nguyên đơn (em dâu) yêu cầu?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của VPLS Minh Trí. Với thắc mắc của bạn, VPLS Minh Trí xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo quy định tại Luật đất đai 2013 thì:

Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Căn cứ theo quy định tại điều này thì cần xét xem bạn đã ký vào biên bản hòa giải chưa và kết thúc thời gian hòa giải hay chưa. Mặt khác, cần xét xem những giấy tờ mà gia đình bạn có gồm những gì thì mới xác định được thẩm quyền giải quyết của đâu. Trong trường hợp có đầy đủ giấy tờ thì một trong hai bên tranh chấp có thể làm đơn khởi kiện gửi lên tòa đều yêu cầu tòa giải quyết, và khi gửi lên tòa thì mỗi bên trong vụ án sẽ là đương sự. Còn nếu trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ giải quyết theo quy định tại Khoản 2, Điều 203 của Luật này.

Như vậy, tòa không bắt buộc phải có nghĩa vụ phải gửi lên mà khi hòa giải không thành, 2 bên trong vụ án sẽ có thể gửi đơn khởi kiện lên tòa theo trình tự luật định.

------------------------------------------------------------------------------

Mọi thắc mắc cần tư vấn gọi VPLS Minh Trí

Gửi yêu cầu Email: a10mtri@gmail.com, dongtudhl@gmail.com, phucminh80@gmail.com

Liên hệ qua Hotline: 0902818158 - 0903724089 - 0906834543 - 0906812689

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness