TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 5
  • Hôm nay: 166
  • Tháng: 3973
  • Tổng truy cập: 5149237
Chi tiết bài viết

Lừa đảo tiền đặt cọc của người khác bị xử lý như thế nào?

Image result for Lừa đảo tiền đặt cọc của người khác bị xử lý như thế nào?

Lừa đảo tiền đặt cọc của người khác bị xử lý như thế nào? Dùng thủ đoạn gian dối để lừa đảo tài sản của người khác thông qua đặt cọc.


Theo căn cứ tại Điều 358 Bộ Luật dân sự 2005 quy định về đặt cọc:

1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Như vậy, việc đặt cọc để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp các bên không lập hợp đồng đặt cọc hợp pháp do người nhận tiền đặt cọc dùng thủ đoạn gian dối để người kia đưa tiền đặt cọc cho mình rồi thực hiện hành vi chiếm đoạt và bỏ trốn thì hành vi đó cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139, Bộ Luật hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung.

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Theo đó, khung hình phạt đối với người phạm tội căn cứ vào số tiền chiếm đoạt, mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi phạm tội. Khung hình phạt thấp nhất là cải tạo không giam giữ đến ba năm và khung hình phạt cao nhất có thể là tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt một khoản tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

Người bị chiếm đoạt số tiền đặt cọc có quyền làm đơn tố cáo yêu cầu bên phía cơ quan công an khởi tố vụ án hình sự đối với người có hành vi chiếm đoạt tài sản.

Sau khi xem xét và xác định cơ quan có thẩm quyền, cơ quan công an sẽ làm thủ tục chuyển quyền điều tra vụ án cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật.

------------------------------------------------------------------------------

Mọi thắc mắc cần tư vấn gọi VPLS Minh Trí

Gửi yêu cầu Email: a10mtri@gmail.com, dongtudhl@gmail.com, phucminh80@gmail.com

Liên hệ qua Hotline: 0902818158 - 0903724089 - 0906834543 - 0906812689

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness