Quy trình thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp được thực hiện qua các quy trình sau
Quy trình thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp được thực hiện qua các quy trình sau: Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản; Đánh giá chất lượng còn lại của tài sản; Đánh giá giá trị còn lại, xác định giá khởi điểm để bán đấu giá; Bán tài sản; Xử lý kết quả bán tài sản.
Trường hợp tài sản thanh lý có giá trị lớn, tính chất pháp lý phức tạp, tuỳ theo Điều lệ của mỗi doanh nghiệp, Giám đốc doanh nghiệp cần đối chiếu với tài sản cần thanh lýđể xác định phân cấp xử lý tài sản, xiný kiến của chủ sở hữu về chủ trương thanh lý tài sản; Đối với doanh nghiệp có phần vốn Nhà nước cần tham khảo ý kiến của chủ sở hữu thông qua đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp; Đối với doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước phải có ý kiến của cơ quan được giao quản lý vốn Nhà nước như Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính; các bộ ngành; UBND cấp tỉnh và được chấp thuận dưới hình thức văn bản phù hợp với các văn bản hướng dẫn tại từng thời điểm.
Căn cứ theo Điều lệ doanh nghiệp và văn bản quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp,Giám đốc phải lập phương án thanh lý tài sản chi tiết theo các bước trình Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH) hoặc Hội đồng quản trị (đối với Công ty Cổ phần) để xin ý kiến, chủ trương thực hiện.
Bước 1: Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản
Hội đồng thanh lý tài sản chủ yếu là các thành viên như trong Hội đồng Kiểm kê và cầnbổ sung thêmcán bộ kỹ thuật có chuyên môn liên quan đến tài sản cần thanh lý.
Hội đồng có trách nhiệm xác định số lượng, phân loại tài sản, thu thập hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật có liên quan đến tài sản cần thanh lý phù hợp vớikế hoạch bán tài sản đã được thông qua. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc không thực hiệnđượcđúng theo kế hoạchđược duyệt thì Hộiđồng thanh lý tài sản có trách nhiệm báo cáo,điều chỉnh kế hoạch bán thanh lý tài sản với cấp có thẩm quyền.
Bước 2: Đánh giá chất lượng còn lại của tài sản
Việc đánh giá chất lượng còn lại của tài sản chủ yếu dựa trên hồ sơ, sổ tài sản theo dõi chế độ bảo hành, bảo trì, sửa chữa nhỏ, trung - đại tu, đánh giá mức độ tiêu hao nhiên liệu, năng lượng, mức độ cần thiết, hữu dụng, hiệu quả kinh tế.
Việc đánh giá chất lượng của tài sản có thể tự thực hiện nếu doanh nghiệp có bộ phận kỹ thuật chuyên môn; trương hợp không có bộ phận kỹ thuật chuyên môn có thể trưng cầu giám định chất lượng của tổ chức độc lập có đủ chức năng, năng lực.
Việc mô tả,đánh giá chất lượng còn lại cầnđược thiết lập thành văn bản dưới dạng Biên bản làm việc, chụp ảnh tư liệulàm căn cứđể lưu giữ hồ sơ,đối chiếu với kết quả tư vấn về giámđịnh chất lượng .
Bước 3: Đánh giá giá trị còn lại, xác định giá khởi điểm để bán đấu giá.
- Các hình thức bán tài sản:
+ Bán chỉ định
+ Thông báo bán công khai
+ Bán đấu giá
Tuỳ theo mô hình doanh nghiệp, nguồn vốn hình thành tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, Hội đồng bán thanh lý tài sản lựa chọn hình thức bán tài sản phù hợp với quy định hiện hành về quản lý tài sản theo Luật doanh nghiệp, Luật quản lý tài sản Nhà nước … (phù hợp với kế hoạchđãđược duyệt)
Trên cơ sở chất lượng còn lại của tài sản, kết quả đánh giá hiệu quả sản xuất của tài sản, doanh nghiệp có thể tự tham khảo thị trường mua bán tài sản đã qua sử dụng trên cơ sở chào bán, khảo sát thực tế của các tổ chức, cá nhân có hoạt động mua bán, sử dụng tài sản tương ứng.
Trường hợp việc xác định giá trị tài sản để bán phức tạp, thành viên Hội đồng thanh lý không đủ trình độ, năng lực, thời gian thì có thểthuê tổ chức thẩm định giá có đủ tư cách pháp nhântiến hành thẩm định giá bán tài sản theo các hình thức thông báo bán công khai, bán đấu giá hay bán chỉ địnhphù hợp với đặc điểm thị trường và hoặc mục đích bán tài sản phù hợp với quy định của pháp luật.
Đối với doanh nghiệp Nhà nước phải được chấp thuận phê duyệt giá bán khởi điểm để bán đấu giá của cơ quan quản lý phần vốn Nhà nước trước khi tổ chức bán thanh lý tài sản.
Bước 4: Bán tài sản
Việc bán tài sản có thể do Hội đồng thanh lý tài sản quyết định nhưng đối với những tài sản phức tạp, giá trị lớn có thể thành lập Hội đồng bán tài sản.
Trường hợp khác Hội đồng bán thanh lý tài sản có thể thuê tổ chức có chức năng bán đấu giá thực hiện cung cấp dịch vụ bán đấu giá tài sản theo đúng quy định hiện hành.
Thành phần Hội đồng bán tài sản được thành lập trên cơ sở Hội đồng thanh lý tài sản nhưng cần có thành viên am hiểu về quy trình bán đấu giá tài sản, tốt nhất là thuê cá nhân có chuyên môn, được cấp thẻ đấu giá viên do Bộ Tư pháp cấp để tham gia tư vấn trong quá trình bán tài sản như quy chế bán tài sản, thủ tục phiên bán đấu giá (nếu thực hiện bán tài sản theo hình thức đấu giá), thủ tục công chứng mua bán, nộp thuế chước bạ, thuế thu nhập, thuế chuyển quyền .(nếu có)
Bước 5: Xử lý kết quả bán tài sản
- Ký các giấy tờ liên quan đến chuyển nhượng cho người mua tài sản
- Quyết toán, cân đối thu chi từ việc bán tài sản;
- Xử lý chênh lệch thu chi từ việc bán tài sản;
Hội đồng thanh lý tài sản tự giải thể khi kết thúc công việc.
------------------------------------------------------------------------------
Mọi thắc mắc cần tư vấn gọi VPLS Minh Trí
Gửi yêu cầu Email: a10mtri@gmail.com, dongtudhl@gmail.com, phucminh80@gmail.com
Liên hệ qua Hotline: 0902818158 - 0903724089 - 0906834543 - 0906812689