TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 04/2003/HĐTP-HS NGÀY 27-02-2003 VỀ VỤ ÁN LA DUY THẮNG PHẠM TỘI VI PHẠM QUI ĐỊNH VỀ "ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ"

QUYẾT ĐỊNH SỐ 04/2003/HĐTP-HS NGÀY 27-02-2003 VỀ VỤ ÁN LA DUY THẮNG PHẠM TỘI VI PHẠM QUI ĐỊNH VỀ "ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ"

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

.........

Tại phiên toà ngày 27-02-2003 xét xử giám đốc thẩm vụ án hình sự đối với các bị cáo:

La Duy Thắng sinh ngày 06-02-1984; trú tại thôn Tấn Thạnh, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định; học sinh phổ thông; con ông La Duy Xuân và bà Phùng Thị Nga.

La Duy Xuân sinh năm 1954; trú tại thôn Tấn Thạnh, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định; lái xe; con ông La Duy Lãnh và bà Nguyễn Thị Cưỡng.

NHẬN THẤY:

Khoảng 19 giờ 15 phút ngày 13-07-2000, La Duy Xuân điều khiển xe ô tô loại xe ’’độ chế” chở gạch cho khách hàng ở thôn Hội Phú, xã Hoài Hảo. Sau khi giao hàng xong, La Duy Xuân đã giao tay lái cho con trai là La Duy Thắng (không có giấy phép lái xe) điều khiển xe ô tô này để chở La Duy Xuân và vợ là Phùng Thị Nga về nhà. Khi đến đoạn đường đất thuộc xã Hoài Hảo, xe ô tô Thắng lái đã gây tai nạn đối với xe máy do anh Đinh Kiểu điều khiển đang chở vợ và hai con. Hậu quả 1àm anh Kiểu chết, chị Nguyễn Thị Kiệm (vợ anh Kiểu) bị thương tật 80% tạm thời, cháu Đinh Văn Kim bị thương tật 34% tạm thời, cháu Đinh Thị Khương bị thương tật 48% tạm thời.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 49/HSST ngày 22-05-2001 Toà án nhân dân tỉnh Bình Định căn cứ khoản 3 Điều 202; các điểm b, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 69; Điều 74 Bộ luật Hình sự phạt La Duy Thắng 4 năm tù về tội vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; căn cứ khoản 3 Điều 205; các điểm b, p khoản 1 , khoản 2 Điều 46; Điều 47; Điều 60 Bộ luật Hình sự phạt La Duy Xuân 03 năm tù về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 03 năm. Về phần bồi thường: buộc La Duy Xuân và chị Phùng Thị Nga (giám hộ cho bị cáo Thắng) phải có trách nhiệm bồi thường cho chị Nguyễn Thị Kiệm 30 triệu đồng ngoài số tiền 27 triệu đồng đã đưa trước.

Ngày 12-07-2001, chị Nguyễn Thị Kiệm kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt và tăng bồi thường. Tại phiên toà phúc thẩm, chị Kiệm rút kháng cáo tăng hình phạt.

Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 566/HSPT ngày 27-09-2001 Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng sửa bản án sơ thẩm buộc La Duy Xuân và chị Phùng Thị Nga phải bồi thường cho chị Nguyễn Thị Kiệm là 77 triệu đồng; được trừ 27 triệu đồng đã đưa trước, còn phải bồi thường 50 triệu đồng.

Tại Quyết định kháng nghị số 48/HS-TK ngày 19-11-2002 Chánh án Toà án nhân dân tối cao kháng nghị phần dân sự của Bản án hình sự phúc thẩm nêu trên; để Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao huỷ phần dân sự của Bản án hình sự phúc thẩm và Bản án hình sự sơ thẩm số 49/HSST ngày 22-05-2001 của Toà án nhân dân tỉnh Bình Định để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục chung.

Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

XÉT THẤY:

Các Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm buộc La Duy Xuân ( chủ phương tiện) và chị Phùng Thị Nga (người giám hộ) phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại là có căn cứ. Bởi lẽ, việc khai thác về lợi ích kinh tế cũng như các lợi ích khác của chiếc xe ôtô này, các thành viên trong gia đình cùng được hưởng.

Toà án cấp sơ thẩm chưa quyết định về việc buộc La Duy Xuân và chị Phùng Thị Nga phải có trách nhiệm bồi thường khoản tiền cấp dưỡng cho các con của nạn nhân, phần thu nhập thực tế bị giảm sút của chị Kiệm và khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Toà án cấp phúc thẩm buộc La Duy Xuân và chị Nguyễn Thị Nga bồi thường các khoản tiền này khi chưa xác định được trước khi bị tai nạn, mức thu nhập của anh Kiểu, chị Kiệm cũng như hai con nạn nhân được hưởng tiền cấp dưỡng là bao nhiêu là chưa có căn cứ. Mặt khác, Toà án các cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa căn cứ vào thực tế mức thu nhập của người có trách nhiệm bồi thường đã buộc La Duy Xuân và chị Phùng Thị Nga bồi thường một lần về khoản tiền cấp dưỡng khi hai bên chưa có thoả thuận là không có căn cứ.

Vì các lẽ trên và căn cứ vào các Điều 254, 256 Bộ luật Tố tụng Hình sự,

QUYẾT ĐỊNH:

1- Huỷ phần dân sự của Bản án hình sự phúc thẩm số 566/HSPT ngày 27-09-2001 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và Bản án hình sự sơ thẩm số 49/HSST ngày 22-05-2001 của Toà án nhân dân tỉnh Bình Định; Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Bình Định để xét xử sơ thẩm lại phần dân sự theo thủ tục chung.

2- Các quyết định khác của Bản án phúc thẩm không bị kháng nghị giám đốc thẩm đã có hiệu lực pháp luật.

 

Lý do huỷ Bản án sơ thẩm, phúc thẩm:

Phần dân sự của hai Bản án này chưa xác định chính xác các khoản bồi thường, phương thức bồi thường.

------------------------------------------------------------------------------

Mọi thắc mắc cần tư vấn gọi VPLS Minh Trí

Gửi yêu cầu Email: a10mtri@gmail.com, dongtudhl@gmail.com, phucminh80@gmail.com

Liên hệ qua Hotline: 0902818158 - 0903724089 - 0906834543 - 0906812689

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness