TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Thời hiệu và thực tiễn áp dụng chế định thời hiệu trong lĩnh vực pháp luật dân sự.

 

  1. 1.      Thời hiệu trong pháp luật về thừa kế.

Toà án có thẩm quyền giải quyết các vấn đề tranh chấp liên quan đến thừa kế, do vậy việc xác định thời hiệu là phù hợp để yêu cầu sự giải quyết của toà án là một điều tất yếu.

 

1.1 Thời hiệu và các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiện nay có hai loại thời hiệu trong lĩnh vực pháp luật thừa kế.

Một là, thời hiệu giải quyết những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ của người để lại di sản. (1)

Hai là, thời hiệu yêu cầu về việc đòi chia di sản, yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc yêu cầu bác quyền thừa kế của (những) người khác. (2)

Về loại (1), lược sử về quy định của pháp luật của loại này có những sự phức tạp cần lưu ý, như sau.

- Pháp lệnh thừa kế 1990, được ban hành ngày 30/8/1990 và được công bố ngày 10/9/1990 ( sau đây ghi tắt là PLTK90):

Theo khoản 2, điều 36, PLTK90 quy định rằng trong thời hạn 03 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản.

- Bộ luật dân sự 1995 (BLDS95), có hiệu lực từ 1/7/1996, không có quy định về vấn đề này như PLTK90.

- Thông tư liên ngành số 03/1996 của Toà án nhân dân tối cao (TANDTC), Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) hướng dẫn về thời hiệu khởi kiện đòi nợ do người chết để lại là không hạn chế thời gian nhằm làm giúp làm rõ vấn đề mà BLDS95 không rõ ràng. Quy định cụ thể như sau: quy định ở khoản 2, điều 36, PLTK90 chỉ được áp dụng đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 1/7/1996. Đối với các mở thừa kế kể từ 1/7/1996 trở đi, người có quyền nói trên không bị hạn chế thời gian khởi kiện trước toà án.

- Bộ luật dân sự 2005 (BLDS2005), điều 645 của bộ luật quy định rằng thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản  của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Quy định này nhằm khắc phục hạn chế của BLDS95.

Vậy, chúng ta có thể hiểu như sau: đối với loại thời hiệu loại (1), nếu thời điểm mở thừa kế trước ngày 30/8/1990 thì hướng giải quyết là không có quy định của pháp luật (?!). Từ ngày 30/8/1990 đến 1/7/1996, thời hiệu khởi kiện loại này là 03 năm. Từ 1/7/1996 đến ngày 1/7/2006, thời hiệu là không giới hạn. Từ 1/7/2006 về sau thì thời hiệu là 03 năm. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng “kết hợp các quy định của pháp luật trước đó và quy định của bộ luật dân sự năm 2005, chúng ta nên theo hướng, đối với thừa kế mở khi Bộ luật dân sự năm 1995 có hiệu lực thì thời hiệu là ba năm kể từ thời điểm Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực”[1]. Nghĩa là, bất cứ vụ việc xảy ra từ thời điểm 1/7/1996 đến trước 1/7/2006, nếu khởi kiện thì thời hiệu sẽ là 03 năm tính từ ngày 1/7/2006. Thực tế xét xử cho thấy, hầu như không có những tranh chấp liên quan đến loại thời hiệu nêu trên nên cũng hầu như không có hướng giải quyết trong thực tiễn mà chỉ dừng lại mở góc độ lí luận.

Về loại (2), theo các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này đánh giá, các quy định thời hiệu ở mảng này khá ổn định về thời gian, bởi tính thường xuyên của nó trong thực tế xét xử. Sau đây xin lược sơ qua về thời hiệu loại (2) được quy định qua các thời kì.

- PLTK90, khoản 1 điều 36, quy định rằng trong thời hạn 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác. PLTK90 cũng quy định rằng, đối với các thừa kế mở trước ngày ban hành pháp lệnh này, 30/8/1990, thì thời điểm tính thời hiệu 10 năm được tính từ ngày công bố pháp lệnh này, 10/9/1990.

- BLDS95, điều 648 quy định, thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

- BLDS2005, điều 645 quy định thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Vậy, chúng ta có thể thoát lược như sau, đối với các mở thừa kế trước ngày 30/8/1990, thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện 10 năm sẽ được tính từ ngày 10/9/1990, tức là thời hiệu sẽ chấm dứt khi hết ngày 10/9/2000.Thực tiễn xét xử, toà án đã có những hướng xét xử như trên, có thế sơ lược một số bản án để phản ánh hướng giải quyết như đã nêu như sau. Một bản án: “ (…) căn cứ Điều 636, 639, 648 của Bộ luật dân sự năm 1995, Điều 36 Pháp lệnh về thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại điểm 10, tiết a Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, có nêu thời điểm mở thừa kế trước ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện tính từ ngày này đến ngày 10-9-2000. Ông Tăng Tu chết ngày 3-801985 như vậy thời điểm mở thừa kế trước ngày 10-9-1990 nên thời hiệu khởi kiện được tính bắt đầu từ ngày 10-9-1990”[2]. Tương tự, một quyết định giám đốc thẩm khác của Toà dân sự TANDTC về vấn đề này: “(…) cụ Gắn chết từ năm 1976 nhưng theo quy định của pháp luật thì thời hiệu khởi kiện đối với di sản của cụ Gắn tính từ ngày 10-9-1990. Ông Trên khởi kiện ngày 25-6-200 là còn trong thời hiệu khởi kiện (…)”[3]. Đối với các mở thừa kế từ ngày 30/8/1990 về sau đều là 10 năm, được tính từ thời điểm mở thừa kế. Trong một vụ việc, toà án nhận định rằng, “ (…) khi cụ Đừa còn sống cũng như sau khi cụ Đừa chết thì ông Hồng là người trực tiếp canh tác, quá trình ông Hồng đứng tên và được kê khai trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các thừa kế khác của cụ Đừa không ai tranh chấp khiếu nại. Mặt khác, theo quy định tại điều 648 Bộ luật dân sự năm 1995 thì đã hết thời hiệu khởi kiện đối với diện tích đất ruộng nêu trên vì cụ Đừa chết ngày 12/3/1991, đến ngày 2/12/2002 nguyên đơn mới khởi kiện chia thừa kế. Toà án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm phân chia thừa kế diện tích 7540 mét vuông đất ruộng là không đúng pháp luật (…) ”[4]. Một bản án khác tương tự vụ việc trên là: “ (…) ông Quách Đường sinh năm 1914, chết năm 1964, theo Giấy chứng tử số 1036 ngày 09-07-1964 của Uỷ ban nhân dân quận 2, Sài Gòn (bút lục số 32a); và bà Trần Thị Lành sinh năm 1917, chết năm 1997, theo Giấy chứng tử số 08 ngày 25-04-1997 của Uỷ ban nhan dân quận 1, thành phố Hồ Chí Minh (bút lục số 31). Như vậy, thời điểm mở thừa kế đối với tài sản là căn nhà số 258/17/2A Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1 do ông Đường và bà Lành chết không để lại di chúc là ngày 25-04-1997 (ngày bà Lành chết). Căn cứ điều 645 của Bộ luật dân sự 2005 quy định (…). Như vậy, thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế đối với căn nhà số 258/17/2A Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1 do ông Đường và bà Lành chết để lại, được tính đến hết ngày 25-4-2007. Xét ông Quách Hữu Phước có đơn đề ngày 16-10-2007 khởi kiện bà Hồng Gia Hảo yêu cầu chia một phần di sản thừa kế căn nhà số 258/17/2A Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1. Ngày 23-10-2007, Toà án nhân dân quận 1 thụ lý vụ kiện. Việc khởi kiện cả ông Quách Hữu Phước đã hết thời hiệu khởi kiện theo quy định tại điều 645 của Bộ luật dân sự 2005 (…)”[5].

 

1.2 Thời hiệu và thời gian không tính vào thời hiệu.

Theo sách chuyên khảo về Luật thừa kế[6] của Tiến sĩ Đỗ Văn Đại từ trang 607 đến trang 616 có mô tả và bình luận chi tiết về vấn đề này. Nay xin trích lược ra để trình bày và làm tỏ hơn vấn đề.

(…) Liên quan đến giao dịch về nhà ở, theo Nghị quyết số 58/1998 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, điều 17: “thời gian từ ngày 1-7-1996 đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực không tính vào thời hiệu trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đối với giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1-7-1991”. Quy định trên áp dụng đương nhiên cho giao dịch về nhà ở thì cũng áp dụng cho thừa kế có di sản là nhà ở. Cụ thể, theo Thông tư liên tịch năm 1999: “trong các trường hợp chưa khởi kiện mà pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện, thì thời gian từ ngày 1-7-1996 đến 1-1-1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện. Ví dụ: Thừa kế được mở ngày 1-5-1990. Theo quy định tại điều 648 Bộ luật dân sự, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Áp dụng khoản 2, điều 17 của nghị quyết số 58/1998, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế trong trường hợp cụ thể này đến 1-11-2002, vì 10 năm được tính như sau: từ ngày 1-5-1990 đến 1-7-1996 là 06 năm 02 tháng. Từ ngày 1-7-1996 đến ngày 1-1-1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện. Từ ngày 1-1-1999 đến ngày 1-11-2002 là 03 năm 10 tháng. ( 06 năm 02 tháng + 03 năm 10 tháng = 10 năm)”. Nghị quyết số 02/2004/QĐ-HĐTP ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã nhắc lại quy định này, theo đó: “khi xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 1-7-1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ 1-7-1996 đến 1-1-1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện”. Việc cộng thêm thời gian này có lợi cho các thừa kế vì họ đã được thêm một khoảng thời gian quan trọng để có thể khởi kiện. Việc công thêm này là cần thiết vì thời hiệu 10 năm là quá ngắn và thường theo văn hoá Việt Nam, ngay sau kho người để lại di sản chết, người thừa kế không chia di sản mà sau một thời gian dài họ mới tiến hành công việc này.[7]

Thực tiễn xét xử đã áp dụng quy định trên như sau, theo một quyết định: “cụ Nhiên chết ngày 3-11-1987 không để lại di chúc, cụ diễn chết ngày 1-7-1996 nhưng trước đó ngày 20-5-1996 cụ Diễn lạp di chúc để lại toàn bộ nhà đất nêu trên (nhà gỗ 3 gian và cây trái trên diện tích 1179 mét vuông đất) của hai cụ cho ông Trù. Đối vói phần di sản của cụ Nhiên:”thời điểm mở thừa kế là ngày 3-7-1987. Theo quy định tại khoản 2, điều 17 Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH ngày 20-8-1998 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và điểm 1, Mục 4 Thông tư liên tịch số 001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC ngày 25-1-1999 thì đến ngày 10-3-2003 là hết thời hiệu khởi kiện đối với di sản của cụ Nhiên. Đến ngày 6-5-2004, các nguyên đơn mới có đơn khởi kiện, lẽ ra Toà án các cấp phải căn cứ vào các quy định của Pháp luật để đình chỉ việc giải quyết yêu cầu chia thừa kế đới với phần di sản của cụ Nhiên là không đúng pháp luật”[8]. Tương tự một quyết định Giám đốc thẩm khác, “(…) tại Toà án, các thừa kếchir còn tranh chấp khối di sản của cụ Mò và cụ Gặp gồm: diện tích 3307 mét vuông, môt căn nhà và số tiền đền bù là 98.000.000đ. Căn cứ vào tài liệu trong hồ sơ vụ án thì cụ Mò chết năm 1960 không để lại di chúc. Theo quy định của pháp luật, thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đối với di sản của cụ Mò đến ngày 10-3-2003 là không còn. Ngày 15-6-2003, các nguyên đơn mới khởi kiện chia thừa kế là không đúng. Vì vậy, cần huỷ cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm để xác định chính xác phần di sản của cụ Gặp còn lại để chia thừa kế theo luật.”[9] Như vậy, thực tiễn hướng giải quyết của Toà qua các vụ việc vừa nêu là huỷ các bản án đã hết thời hiệu, những yêu cầu Toà can thiệp sau ngày 10-3-2003, và đối với các yêu cầu Toà can thiệp trước ngày này được Toà chấp nhận giải quyết theo hướng còn thời hiệu giải quyết. Ví dụ, tại một quyết định Giám đốc thẩm, “(…) khi giải quyết vụ án cả nguyên đơn, bị đơn đều xác định cụ Tâm chết năm 1968, cụ Út chế năm 1969 và để lại căn nhà trên nền đất thổ cư tại ấp 2, xã Tân Phong, huyện Giá Lai, tỉnh Bạc Liêu. Sau khi cụ Tâm, cụ Út chết thì vợ chồng bà Đầy về sống cùng các em và đã quản lý nhà đất của cha mẹ. Bà Đầy cho rằng đất do bà mua nhưng không có chứng cứ xuất trình, còn nhà của cụ Tâm, cụ Út vợ chồng bà Đầy đã dỡ khi xây lại nhà mới. Như vậy, có cơ sở xác định thời điểm mở thừa kế đối với di sản của vợ chồng cụ Út là có nhà ở và thời điểm này xảy ra trước ngày 1-7-1991. Khi khởi kiện, các nguyên đơn yêu cầu chia thừa kế di sản của cha mẹ để lại. Theo quy định của Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20-8-1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1-7-1991 và Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT ngày 25-1-1999 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì tới ngày 10-3-2003 mới hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế đối với các loại việc này. Mà các nguyên đơn đã khởi kiện năm 2002, nen theo các quy định của pháp luật nêu trên thì ông Bo khởi kiện khi vẫn còn thời hiệu khởi kiện và việc đình chỉ giải quyết vụ án là sai.”[10]

 

1.3 Một số vấn đề cần lưu ý về việc tính thời gian không tính vào thời hiệu.

Một số trường hợp thực tế và hướng giải quyết của Toà đối với các trường hợp này.

Một, tại thời điểm mở thừa kế, di sản có nhà ở, nhưng tại thời điểm tranh chấp, di sản không có nhà ở.

-> Hướng giải quyết của Toà: Toà án vẫn vận dụng các quy định về việc không tính thời hạn 2 năm 6 tháng vào thời hiệu, cho dù sau này nhà ở không còn nữa. Cụ thể, chúng ta có thể thấy qua một số quyết định như sau: (1) “(…) cụ Song đã chết năm 1976, theo quy định của pháp luật thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế đối với di sản của cụ đã hết từ ngày 10-3-2003.” Mốc thời hiệu được sử dụng ở đây là ngày 10-3-2003, tương ứng với mố đối với trường hợp di sản là nhà ở có thời điểm mở thừa kế trước Pháp lệnh thừa kế. (2) “(…) ông Thành chết năm 1968, di sản thừa kế tại thời điểm mở thừa kế còn nhà và đất, … tồn tại đến năm 1997, việc ông Thọ đã tự ý phá bỏ nhà từ đường để xây dựng lại mới nhưng không được sự đồng ý của tất cả những người thừa kế … việc ông Thọ tự ý phá bỏ nhà từ đường để xây dựng nhà mới không đồng nghĩa với việc cho rằng nhà thừa kế không còn để xác định thời hiệu khởi kiện.”[11]

Hai, đối với việc di sản vừa là nhà ở vừa là đất không có nhà ở.

-> Hướng giải quyết: Theo một quyết định Giám đốc thẩm, Toà cần phải áp dụng mỗi loại thời hiệu cho từng loại tài sản trong khối di sản của người chết, mà không được đánh đồng hay hợp nhất cả hai loại di sản này. Cụ thể, tại quyết định: “(…) đối với di sản của cụ Hờn, cụ Tốt là đất ruộng, đất vườn, theo quy định tại khoản 1, khoản 4, điều 36 PLTK và điểm c, mục III Thông tư liên ngành số 03 ngày 10-8-1996 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế đối với di sản là quyền sử dụng đất ruộng và đất vườn của cụ Hờn chỉ được tính từ ngày 10-9-1990. Đến ngày 23-2-2005, các đương sự mơi khởi kiện, vì vậy đã hết thời hiệu khởi kiện. Đối với di sản của cụ Hờn, cụ Tốt là căn nhà toạ lạc tại số 35/7 Trần Hưng Đạo và một số tài sản khác, theo quy định tại Nghị quyết số 58 và Thông tư liên tịch số 01 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế đối với di sản là nhà ở của cụ Hờn được tính đến ngày 10-3-2003. Đến ngày 23-2-2005, các nguyên đơn mới khởi kiện nên đã hết thời hiệu khởi kiện.”[12] Qua quyết định này ta thấy rõ việc hướng giải quyết của Toà tối cao là phân định rạch ròi loại thời hiệu với từng loại di sản, đặc biệt là nhà ở và đất đai là di sản, bởi theo  thuật ngữ mà Nghị quyết 58 sử dụng là “di sản là nhà ở” để tính thời hiệu.

Ba, trường hợp đất là di sản của người chết nhưng nhà ở không phải của người chết.

-> Hướng giải quyết: Không được áp dụng việc không tính khoảng thời gian 2 năm 6 tháng theo quy định được nêu ở trên. Cụ thể, tại một quyết định Giám đốc thẩm, “(…) căn cứ vào tài liệu trong các hồ sơ thể hiện: các nguyên đơn, bị đơn đều thừa nhận nguồn gốc đất đang tranh chấp là của cụ Đường, cụ Dư và cụ Ngái. Trước năm 1965, các cụ đã làm nhà ở nhưng do bom Mỹ phá huỷ hoàn toàn năm 1965. Đến năm 1973, cụ Dư và gia đình ông Thịnh, bà Khoa đã làm đơn xin cất nhà trên đất của gia đình, … tại phiên toà sơ thẩm thì căn nhà trên đất của cụ Dư được cấp cho vợ chồng bà Phương xây dựng … với các chứng cứ nêu trên, Toà án các cấp xác định trên đất tranh chấp có di sản là nhà ở và áp dụng Nghị quyết số 58 … để tính thời hiệu là không đúng.”[13]

Bốn, di sản không là nhà ở thì việc giãn đoạn thời hiệu như quy định nêu trên hoàn toàn không được áp dụng.

Thực tiễn xét xử, theo một số quyết định Giám đốc thẩm, hướng giải quyết được trình bày như sau: (1) “(…) thời điểm mở thừa kế của cụ Hiên là năm 1964, của cụ Huỳ là năm 1975, của cụ Nhớn là năm 1992 mà di sản của các cụ để lại là quyền sử dụng đất. …10-9-2000 là hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Hiên và cụ Huỳ vì di sản không phải là nhà ở …”[14] (2) “(…) trên diện tích đất này không có nhà ở nhưng Toà án cấp phúc thẩm áp dụng quy định về thời hiệu theo NGHỊ QUYẾT số 58/1998 là không đúng vì nó chỉ được áp dụng đối với giao dịch dân sự về nhà ở, còn đối với những vụ án chia di sản thừa kế không có nhà ở thì kể từ sau ngày 10-9-2000 là hết thời hiệu.”[15]

 

1.4 Mở rộng.

Để yêu cầu về thừa kế được Toà án chấp nhận giải quyết thì cần phải khởi kiện trong thời hạn. Vậy như thế nào là khởi kiện trong thời hạn? Theo nghị quyết số 02/2006 của Hội đồng thẩm phán: “ngày khởi kiện vẫn được xác định là ngày nộp đơn khởi kiện, nếu người khởi kiện nộp trực tiếp tại Toà án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi, nếu đơn khởi kiện được gởi qua bưu điện”. Có thể hiểu là, mốc xét thời hiệu khởi kiện về thừa kế còn hay hết chính là thời điểm mà đương sự có đơn khởi kiện tại Toà án mà không phải tính từ thời điểm Toà thụ lý đơn. Thực tế, có nhiều trường hợp thời hiệu bị trôi đi do việc yêu cầu của đương sự với cơ quan nhà nước giải quyết thừa kế nhưng giữa các cơ quan có sự chuyển giao hồ sơ vì cho rằng họ không có thẩm quyền. Thực tiễn xét xử thường theo hướng giải quyết yêu cầu chia thừa kế.

Một là, chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của đương sự. Theo một bản án, “ngày 9-12-2002, bà Tính có đơn xin chia thừa kế đối với di sản của bố mẹ để lại. Uỷ ban nhân dân xã (UBND) Xuân Phương đã hoà giải nhưng không có kết quả … 30-12-2002, UBND xã chuyển Toà án Từ Liêm giải quyết theo thẩm quyền. 18-1-2003, Toà án Từ Liêm chuyển UBND huyện giải quyết. Đến ngày 4-11-2003, UBND huyện Từ Liêm có Công văn … trả lời đơn đề nghị giải quyết chia thừa kế và chuyển Toà án Từ Liêm giải quyết theo thẩm quyền. 28-6-2004, Toà án Từ Liêm đã thụ lý vụ án. Như vậy, việc UBND và các cơ quan chức năng chuyển đơn và hồ sơ vụ án qua lại, làm chậm thời gian thụ lý vụ án không phải là lỗi của đương sự, nên không thể căn cứ vào đó để làm thiệt hại đến quyền lợi của họ. Do đó, Toà án sơ thẩm đã xác định đơn khởi kiện của bà Tính làm trong thời hiệu khởi kiện để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật là đúng.”[16]

Hai là, “Toà án đôi khi khai thác các quy định chung về thời hiệu nhằm theo hướng tìm cách đẩy lùi ngày hết thời hiệu”[17] để tránh hậu quả của việc hết thời hiệu, một trong những cách này là bắt đầu lại thời hiệu. Ví dụ, theo một quyết định :”vợ chồng cụ Nguyễn Vẫy … tạo lập được một khối tài sản nhà đất … hai cụ có ba người con gồm: ông Thiên, bà Sáng, bà Liên, … Cả hai cụ đều không lập di chúc. Sau khi các cụ chết, ông THiên quản lý toàn bộ tài sản. Ngày 12-7-2002, bà Liên có đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế đối với di sản của vợ chồng cụ Vẫy … Nếu căn cứ vào điều 648 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế thì phần di sản của vụ Vẫy đã bị hết thời hiệu khởi kiện. Tuy nhiên, tại phiên toà sơ thẩm, ông Thiên có lời khai đồng ý chia thừa kế cho bà Sáng. Như vậy, có thể áp dụng điều 171 BLDS 1995 để giải quyết vụ án mới đảm bảo quyền lợi  của các bên đương sự. Toà án cấp sơ thẩm và phúc phẩm không xem xét đánh giá, phân tích về thời hiệu và không áp dụng các điều luật quy định về thời hiệu khởi kiện để giải quyết vụ án là chưa đúng.”[18] Ở đây, chúng ta thấy Toà nêu cơ sở pháp lý là điều 171 BLDS 1995 quy định về thời hiệu khởi kiện bắt đầu lại, qua đó cho thấy hướng giải quyết của Toà là hạn chế việc hết thời hiệu khởi kiện dưới nhiều biện pháp và hình thức khác nhau.

Ba là, Toà án còn né hậu quả của việc hết thời hiệu bằng cách khai thác thác theo hướng một khoảng thời gian không được tính vào thời hiệu. Nhưng không phải theo quy định tại NGHỊ QUYẾT58 về “di sản là nhà ở” mà với lý do khác. Theo khoản2, điều 161 BLDS 2005 ( tương ứng với điều 170 BLDS 1995): “thời gian không tính vào thời hiệu khởi kện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoản thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây: … 2) chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu chưa thành niên …”. Như vậy, nếu người được thừa hưởng thừa kế là người chưa thành niên thì thời gian từ khi được quyền yêu cầu đến khi thành niên không được tính vào thời hiệu. Thực tế xét xử như sau: bản án của Toà cấp sơ thẩm xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của chị Ngô Cẩm Vân vẫn còn, là đúng theo quy định tại khoản 2 điều 161 BLDS 2005. Tại khoản 2, điều 161 BLDS 2005 quy định: thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây: … 2) chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Như vậy, thời điểm bà Nguyễn Thị Tươi chết năm 1995, chị Vân mới 15 tuổi. Do đó, thời hiệu yêu cầu chia thừa kế của chị Ngô Thị Cẩm Vân là 10 năm, được tính bắt đầu từ năm 1998.”[19]

 

1.5 Nhận xét chung.

Nhìn chung, từ nhiều góc độ, chúng ta xác nhận rằng Toà án bằng nhiều phương cách, đã cố gằng vô hiệu hoá các quy định về thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế. Có nhiều ý kiến sẽ thắc mắc vì sao Toà cần phải làm vậy? Có lẽ, việc thời hiệu 10 năm được tính từ thời điểm mở thừa kế là quá ngắn so với phong tục tập quan của người Việt Nam, là không có thói quen chia di sản ngay sau khi người thân mất. Ý kiến này được khá nhiều sự đồng thuận. Một xu hướng khái quát chung trong vấn đề tiếp cận hướng giải quyết của Toà đó là, hạn chế việc hết thời hiệu hay hậu quả của hết thời hiệu nhằm cho phép các thừa kế vẫn còn có khả năng chia tài sản trước đây của người thân để lại. Quy định tại Bộ luật dân sự 2005, thời hiệu khởi kiện là 10 năm liệu có quá ngắn? Phải chăng cần có một khoảng thời gian rộng hợp, hợp lý hơn ?!

 

 

 

  1. 2.      Thời hiệu trong lĩnh vực hợp đồng.

Trong lĩnh vực hợp đồng, có hai dạng thời hiệu, một là thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng, hai là thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

 

2.1 Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

Trong thực tế giao lưu dân sự, khi hợp đồng vô hiệu, các bên có thể tự giải quyết với nhau bằng cách thoả thuận không tiếp tục hợp đồng. Khi một trong những điều kiện để hợp đồng có hiệu lực không được hội tụ đủ, không hiếm trường hợp các bên đã cùng nhau huỷ và không tiếp tục hợp đồng nên không cần sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền. Nếu các bên không thống nhất được với nhau như trên thì phải xử lý ra sao? Nhìn từ góc độ so sánh, khi hợp đồng có vi phạm trong quá trình giao kết và được coi là vô hiệu, pháp luật của các nước không giống nhau về vai trò của Toà án. Một số nước như Đức, Anh, Hà Lan, một bên có thể gửi thông báo cho bên kia để tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Ở đây, bên yêu cầu triệt tiêu hợp đồng không có nghĩa vụ kiện ra toà. Tuy nhiên, các nước như Bỉ, Pháp, Ý, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, bên yêu cầu huỷ hợp đồng vô hiệu phải gửi đơn yêu cầu sự can thiệp của Toà án. Pháp luật Việt Nam dường như theo xu hướng thứ hai này. Bởi, điều 136 BLDS nhắc đi nhắc lại nhiều lần cụm từ “Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.”[20] Vấn đề về thẩm quyền tuyên bố vô hiệu của Toà án được quy định theo pháp luật dẫn đến việc thời hiệu để thực hiện việc yêu cầu Toà án được đặt ra. Theo khoản 2, Điều 136 BLDS 2005: “đối với các giao dịch dân sự được quy định tại điều 128 và điều 129 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.” Như vậy, đối với các trường hợp mà hợp đồng vi phạm các điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội hoặc giả tạo thì thời hiệu tuyên bố hợp đồng vô hiệu là không bị hạn chế theo quy định của pháp luật. Việc không giới hạn  thời gian đối với các trường hợp này cũng đã quy định tại BLDS 1995 điều 145 khoản 2. Đối với các trường hợp khác, thời gian yêu cầu Toà án xác định hay tuyên bố hợp đồng vô hiệu bị khống chế như vô hiệu do vi phạm hình thức, do có nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ.

 

2.1.1       Liên quan đến vấn đề hình thức.

Pháp luật hợp đồng của Việt nam có sự thay đổi liên quan đến thời hiệu yêu cầu Toà án can thiệp khi hợp đồng vi phạm hình thức bắt buộc. Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991 có quy định về hình thức của hợp đồng nhưng không cho biết nếu hợp đồng vi phạm hình thức bắt buộc, hướng giải quyết ra sao. Thực tế giải quyết, Toà án đã áp dụng điều 56 Pháp lệnh hợp đồng để cho rằng thời hiệu yêu cầu toà án xác định hợp đồng vô hiệu về hình thức là 3 năm và quá thời gian 3 năm yêu cầu Toà xác định hợp đồng vô hiệu về hình thức không được chấp nhận. Cụ thể, theo một bản án: “về hình thức, hai bên chưa làm xong thủ tục mua bán là do phía bên bán nhà có anh Hiển không tạo điều kiện để làm thủ tục mua bán. Thời gian kí hợp đồng mua bán nhà là ngày 8-4-1993 nhưng đến năm 2000, anh Hiển mới kiện huỷ hợp đồng, sau đó rút đơn kiện và đến ngày 10-7-2003 mới kiện tiếp xin huỷ hợp đồng mua bán nhà trên. Theo quy định tại Điều 56 Pháp lệnh hợp đồng dân sự thì thời hiệu khởi kiện là 3 năm. Vì vậy cần đình chỉ vụ kiện này vì lí do hết thời hiệu khởi kiện.”[21] Theo TS. Đỗ Văn Đại, hướng giải quyết này là thuyết phục bởi trước sự không rõ rang của văn bản, chúng ta nên giải quyết theo hướng tạo điều kiện cho hợp đồng vì hợp đồng sinh ra không phải để bị tuyên bố vô hiệu mà để đem lại cho các bên lợi ích mong muốn đạt được thông qua việc thực hiện đúng hợp đồng. Việc giải quyết theo hướng hết thời hiệu yêu cầu Toà án xác định hợp đồng vô hiêu sẽ tạo điều kiện cho hợp đồng có thể thực hiện được như dự tính ban đầu của các bên vì không còn khả năng tuyết bố hợp đồng là vô hiệu. Theo BLDS 1995, đối với hợp đồng vi phạm hình thức thì thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu không bị giới hạn. Đến khi BLDS 2005 ra đời, đã có sự thay đổi liên quan đến thời hiệu yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng dân vô hiệu về hình thức. Đối với trường hợp nêu trên, thời hiêu được tính như đối với hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ và nếu hợp đồng được xác lập sau ngày BLDS 2005 đươc công bố thì áp dụng thời hiệu 2 năm đối với vi phạm về hình thức. Đối với hợp đồng được xác lập ở thời kì BLDS 1995 có hiệu lực nhưng tranh chấp phát sinh sau ngày BLDS 2005 được công bố thì áp dụng như thế nào? Theo một bản án, toà Phúc thẩm đã có ý kiến như sau: “Xét án sơ thẩm của Toà án nhân dân huyện Củ Chi đã căn cứ các quy định của BLDS 2005 và vận dụng NGHỊ QUYẾT 02/2004/HĐTP-TANDTC năm 2004 để kết luận phía nguyên đơn bà Tô Thị Gừng đã có lỗi trong việc đơn phương chấm dứt hợp đồng và thời hiệu xét vô hiệu của hợp đồng chuyển nhương quyền sử dụng đất ngày 13-3-2000 đã hết là đúng”[22]. Như vậy, Toà án đã áp dụng các quy định về thời hiệu 2 năm của BLDS 2005 đối với hợp đồng được ký kết trước khi BLDS này có hiệu lực. Hướng giải quyết này không thực sự được thể hiện rõ trong các văn bản nhưng theo TS. Đỗ Văn Đại thì đây là giải pháp thuyết phục: pháp luật mới mềm dẻo hơn pháp luật cũ, tạo điều kiện cho hợp đồng pháp huy hiệu lực thì nên áp dụng pháp luật mới.[23]

 

2.1.2       Liên quan về vấn đề nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ.

Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991, BLDS 1995 và BLDS 2005 đều có quy định về việc yêu cầu Toà án xác định hay tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ. Và thời hạn của chúng đều bị khống chế và có thể khác nhau ở từng văn bản quy phạm pháp luật nêu trên.

(1)   Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991 quy định thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do có nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ là 3 năm. Thực tiễn xử án, tại một phiên sơ thẩm, toà sơ thẩm đã áp dụng “điểm 1.1, khoản 1, mục I NGHỊ QUYẾT 02/2004/HĐTP-TANDTC ngày 20-8-2004 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về thời hiệu khởi kiện là 3 năm theo điều 56 Pháp lệnh hợp đồng dân sự. Xác định yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do bị ép buộc, đe doạ đã hết thời hiệu khởi kiện”. Cũng trong cùng vụ án, tại phiên phúc thẩm, toà phúc thẩm: “cấp sơ thẩm đã áp dụng đoạn 2, điểm b, khoản 1.4, mục I của NGHỊ QUYẾT 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-2004 để xác định yêu cầu của bà Hạt tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm khoản 3, điều 15 (do bị đe doạ) và điều 56 Pháp lệnh hợp đồng dân sự đã hết thời hiệu khởi kiện và xét xử vụ án theo thủ tục chung là đúng”.[24]

(2)   BLDS 1995 quy định tại khoản 1, điều 145: Thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bó giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại điều 140, điều 141 (do nhầm lẫn), điều 142 (do bị lừa dối, đe doạ), và điều 143 của bộ luật này là một năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Theo một bản án phúc thẩm, toà đã áp dụng quy định như sau: “nếu cho rằng bà Vân bị ép buộc thì sau khi bị ép buộc kí giấy nợ ngày 12-10-2001 như bà Vân khai thì bà Vân đã không có khiếu nại gì đối với hành vi ép buộc của ông Việt đối với bà cho mãi đến ngày 7-5-2003 bà Vân gửi dơn xin khởi tố vụ án hình sự đối với ông Việt tại cơ quan Công an Quận 8, Viện kiểm sát nhân dân Quận 8 thì bà Vân mới chính thức khiếu nại việc ông Việt có hành vi chụp ảnh khoả thân, chiếm đoạt tài sản, tức hơn 18 tháng sau kể từ ngày ký xác nhận nợ ngày 12-10-2001 là đã quá thời hạn yêu cuầ Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối hoặc đe doạ được quy định tại khoản 1, điều 145 BLDS 1995 là 1 năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Xét từ những cơ sở nhận định trên, Hội đồng xét xử xác định không có căn cứ pháp lý để chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Vân.”[25]

(3)   Thời hiệu quy định tương tự tại BLDS 2005 là 2 năm.

 

2.1.3       Hậu quả của việc hết thời hiệu liên quan đến nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ.

Theo tổng hợp của TS. Đỗ Văn Đại về hướng giải quyết của Toà thì khi thời hiệu yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do có nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ đã hết thì bên cho rằng mình bị nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ mất quyền yêu cầu Toà án can thiệp và nếu bên này yêu cầu Toà án can thiệp mà bên còn lại không đồng ý thì Toà án bác đơn yêu cầu. Theo một bản án: “xét việc bà Ngợi và các thừa kê của ông Cội cho rằng bà Ngợi – ông Cội ký hợp đồng chuyển nhương đất cho bà Hoà trong tình trạng bị phía bà Hoà đe doạ, nhưng phía bà Ngợi lại không đưa ra được chứng cứ chứng minh. Hơn nữa, theo quy định của pháp luật thì trong trường hợp giao dịch được xác lập do bị đe doạ thì bên bị đe doạ có quyền khởi kiện yêu cầu huỷ bỏ trong thời hạn 1 năm kể từ ngày giao kết. Nhưng kể từ khi giao kết cho đến khi bà Hoà khởi kiện đã hơn 5 năm, phía bà Ngợi không hề có đơn thưa về việc này. Vì vậy, không có cơ sở để chấp nhận lời khai nại nêu trên của bà Ngợi.”[26]

Hoặc nếu cho rằng bị nhầm lẫn, đe doạ hay lừa dối yêu cầu Toà án can thiệp mà bên kia không đồng ý thì Toà án đình chỉ xem xét yêu cầu nêú đã thụ lý. Theo một bản án: “kể từ thời điểm ông Minh ký hợp đồng tặng cho tài sản cho ông Thái là ngày 3-7-2007, ngày ông Thái ký hợp đồng bán nhà cho ông Tốt là ngày 19-7-2007, đến ngày bà Điệp có đơn yêu cầu huỷ hợp đồng đề ngày 24-8-2009, là hơn 2 năm. Căn cứ điều 136 BLDS 2005, cấp sơ thẩm đình chỉ xét xử đối với yêu cầu của bà Điệp về việc yêu cầu huỷ 02 hợp đồng nói trên là đúng.”[27]

Khi thời hiệu khởi kiện liên quan đến nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ hết, đương nhiên các loại hợp đồng này sẽ có hiệu lực ràng buộc các bên. Tuy các văn bản quy phạm pháp luật không quy định cụ thể về vấn đề pháp lý này, nhưng bằng phương pháp suy luận, chúng ta có thể đề ra hướng giải quyết như trên. Bởi, để toà có thể tuyên bố một hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ thì toà cần phải xác định là hợp đồng có một trong các yếu tố trên. Tuy nhiên, khi thời hiệu không còn thì toà không thể tiến hành xác định được và không thể có cơ sở để tuyến bố vô hiệu. Do vậy, mặc nhiên, hợp đồng phải được xem là đã giao kết một cách tự nguyện và hợp pháp nếu các điều kiện khác được đáp ứng. Theo TS. Đỗ Văn Đại, ông cũng cho rằng giải pháp thuyết phục là phải coi hợp đồng có hiệu lực pháp luật khi hết thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.[28]

Theo NGHỊ QUYẾT 02/2004/HĐTP-TANDTC có quy định liên quan như sau:

“(…) 1.4. Về thời hạn yêu cầu Toà tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

a) Đối với giao dịch dân sự được giao kết trước ngày 1/7/1996 thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 15 của Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 bao gồm: nội dung hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội; một hoặc các bên không có quyền giao kết hợp đồng (chủ thể giao kết hợp đồng không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991), thì thời gian yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế. Trong mọi thời điểm một bên hoặc các bên đều có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Trong trường hợp các bên vẫn thực hiện hợp đồng và phát sinh tranh chấp, cho nên một bên hoặc các bên khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết, nếu trong quá trình giải quyết Toà án xác định giao dịch dân sự đó là vô hiệu thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 15 của Pháp lệnh Hợp đồng dân sự, thì Toà án có quyền tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu và xử lý hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm giao dịch được xác lập.

b) Đối với giao dịch dân sự được giao kết trước ngày 1/7/1996 thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15 của Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 bao gồm: hợp đồng dân sự vô hiệu do người chưa thành niên xác lập, thực hiện (do có vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991); do một bên bị nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng; bị đe doạ hoặc bị lừa dối), thì thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 56 của Pháp lệnh Hợp đồng dân sự là ba năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Hết thời hạn ba năm mà không có yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, thì giao dịch dân sự đó được coi là có hiệu lực.

Trong trường hợp các bên vẫn thực hiện hợp đồng và phát sinh tranh chấp, cho nên một bên hoặc các bên khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết, nếu đã hết thời hạn ba năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập, thì họ không có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó vô hiệu vì lý do vi phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 15 của Pháp lệnh Hợp đồng dân sự. Trong trường hợp này Toà án tiến hành giải quyết tranh chấp giao dịch dân sự theo thủ tục chung.

c) Đối với giao dịch dân sự được giao kết từ ngày 1/7/1996 mà có yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, thì áp dụng các quy định tại Điều 145 của Bộ luật Dân sự về thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.”

Chúng ta có thể thấy hướng hướng dẫn của Nghị quyết cũng phù hợp với xu hướng lập luận nêu trên. Và trong thực tế xét xử, Toà cũng đã có những quan điểm như sau: “đối với giao dịch dân sự được giao kết trước ngày 1-7-1996 được quy định tại khoản 3, điều 15, Pháp lệnh hợp đồng 1991: khi một bên hợp đồng bị nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng, bị đe doạ, hoặc bị lừa dối thì có quyền yêu cầu Toà án xác định hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiêu theo quy định tại điều 56 của Pháp lệnh hợp đồng dân sự là 3 năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập, hết thời hạn 3 năm mà không có yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, thì giao dịch dân sự đó được coi là có hiệu lực”.[29] Có thể nhận xét rằng, toà đã xác định khi “hết thời hạn” và “không có yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, thì giao dịch dân sự đó được coi là có hiệu lực”.

 

2.1.4       Hậu quả của việc hết thời hiệu liên quan về vấn đề hình thức.

So với việc xác định vô hiệu do nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ thì việc xác định vô hiệu do vi phạm hình thức tương đối đơn giản hơn rất nhiều. Hợp đồng mà theo quy định của pháp luật, phải có những hình thức bắt buộc nhất định và nếu các bên không chứng minh được rằng mình đã thực hiện các hình thức bắt buộc đó thì đã có vi phạm về hình thức. Điều này trái ngược với việc suy đoán đương nhiên hợp đồng có hiệu lực pháp lý như với phần nhầm lẫn, đe doạ hay lừa dối khi hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu Toà tuyên vô hiệu. Tuy nhiên, về bản chất, hợp đồng được thiết lập để các bên có thể đạt được những mong đợi theo đúng bản hợp đồng cam kết. Vậy nên, một số ý kiến cho rằng: “mặc dù phải khẳng định là hợp đồng đã vi phạm hình thức, theo chúng tôi hết thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì chúng ta cũng nên công nhận hợp đồng và cho phép một bên tự hoàn tất thủ tục bắt buộc nếu bên kia vẫn vi phạm.”[30] hoặc khi hợp đồng (mua bán nhà đất) “chỉ vi phạm về điều kiện hình thức, còn các điều kiện khác không vi phạm” mà “qúa hai năm một bên khởi kiện ra Toà án yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng mua bán nhà đất vô hiệu thì Toà án bác đơn yêu cầu của họ, công nhận hợp đồng.”[31] Thực tiễn xét xử, trong một vụ việc, Toà án sau khi khẳng định hết thời hiệu yêu cầu Toà xác định hợp đồng vô hiệu theo quy định tại Pháp lệnh hợp đồng dân sự, Toà đã giải quyết tiếp hậu quả kéo theo của viêc hết thời hiệu theo chiều hướng buộc tiếp tục thực hiên hợp đồng. Ví , trong một quyết định, “(…) chấp nhận yêu cầu phản tố của anh Trần Văn Quý về yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự làm thủ tục mua bán phần nhà đất 13 phố Hàng Bông- Hà Nội tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Buộc các anh Phạm Viết Thanh, Phạm Viết Ca, Phạm Viết Hiển, Phạm Viết Thắng, Phạm Viết Hùng (do chị Bùi Thị Chúc đại diện) phải cùng anh Trần Văn Quý đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục mua bán phần nhà đất tại 13 phố Hàng Bông- Hà Nội. Nếu anh Phạm Viết Thanh, … không đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục mua bán nhà với anh Trần Văn Quý thì anh Trần Văn Quý có quyền đơn phương làm các thủ tực mua bán nhà trên.”[32] Xét thấy, hướng giải quyết như trên là hợp lý và cần được Toà áp dụng rộng rãi đối với các trường hợp tương tự, nhằm tạo sự thúc đẩy trong giao lưu dân sự.

 

2.1.5       Mở rộng.

Việc yêu cầu Toà tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo quy định của pháp luật bị giới hạn trong một khoảng thời gian. Vậy vấn đề đặt ra đó chính là thời điểm nào được xác định để tính thời hiệu việc yêu cầu Toà án xác định hay tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Theo quy định tại BLDS 1995 và BLDS 2005, thời điểm được xác định để bắt đầu tính thời hiệu đó chính là thời điểm xác lập hợp đồng hay giao dịch. Về quy định tại Pháp lệnh hợp đồng dân sự, nhà lập pháp không quy định rõ thời điểm xác định thời hiệu, tuy nhiên, tại NGHỊ QUYẾT 02/2004/HĐTP-TANDTC đã làm rõ và lấy ngày bắt đầy là ngày giao dịch được xác lập. Vậy ngày nào được xem là ngày giao dịch được xác lập, quy định của pháp luật trong cả ba văn bản trên đều không quy định cụ thể. Theo thống kê của TS. Đỗ Văn Đại, ông đã tập hợp được một số ý kiến như sau: “Thực tiễn cũng cho thấy, người bị nhầm lẫn, lừa dối hoặc bị đe doạ gần như không thể khởi kiện (dù có muốn) trong thời gian một năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Vì trong thời gian này, người có quyền hoặc có thể vẫn không biết mình bị nhầm lẫn, bị lừa dối, hoặc có thể sợ hãi mà không dám khởi kiện do sự việc đe doạ kéo dài quá thời hạn một năm. Bởi vậy, đối với giao dịch dân sự được xác lập do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ, việc xác định thời hiệu khởi kiện bắt đầu tính từ ngày giao dịch dân sự đó được xác lập là chưa phản ảnh đúng thực tiễn khách quan và không đảm bảo được quyền khởi kiện chính đáng của người bị xâm hại.”[33]; “môt số tác giả khác cho rằng: Ở đây dường như pháp luật lại có sự dung túng cho hành vi cố tình vi phạm pháp luật”.[34]Từ các trích lược trên, ông cũng cho rằng đó là thể hiện sự bất cấp khi xác định thời hiệu khởi kiện từ ngày giao dịch được xác lập. Cũng theo sách của TS. Đỗ Văn Đại, ông đã thống kê và so sánh giữa quy định trong nước với ngoài như: “đây là giải pháp ít được ưa chuộng”; “rất ít nước lấy điểm xuất phát là ngày giao dịch được xác lập”; “theo pháp luật Tây Ban Nha thì trong trường hợp lừa dối, nhầm lẫn thời hiệu là 4 năm kể từ ngày ký hợp đồng. nhưng đối với trường hợp đe doạ thời hiệu bắt đầu tính là từ ngày chấm dứt đe doạ.”; “theo pháp luật Đức, thời hiệu là một năm đối với lừa dối, đe doạ và được tính từ ngày thời điểm những hành vi này chấm dứt.”; “đối với pháp luật của Pháp thì thời hiệu là 5 năm kể từ ngày chấm dứt đe doạ, từ ngày phát hiện nhầm lẫn hay lừa dối.”; “còn đối với pháp luật Hà Lan thì thời hiệu là 3 năm kể từ ngày chấm dứt đe doạ, phát hiện lừa dối hay nhầm lẫn.”[35] Thông qua các luận điểm và luận cứ nêu trên, chúng ta thấy rằng quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này là chưa được hợp lý. Với quy định như hiện hành, nó sẽ không đảm bảo quyền lợi cho bên có quyền lợi bị xâm phạm, dẫn đến vấn đề là bên có quyền lợi bị xâm phạm có nguy cơ bị mấy quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, do đó phải chấp nhận hợp đồng có khiếm khuyết. Do vậy, cần phải xác định lại thời điểm bắt đầu thời hiệu, ví dụ như đối với đe doạ thì thời hiệu được tính từ thời điểm đe doạ chấm dứt và đối với lừa dối hay nhầm lẫn thì thời hiệu được tính từ khi phát hiện nhầm lẫn, lừa dối là phù hợp.

Trở lại vấn đề xác định như thế nào là ngày giao dịch được xác lập, có ý kiến cho rằng, đối với những giao dịch mà pháp luật yêu cầu thực hiện dưới một hình thức nào đó thì thời điểm hợp đồng được xác lập là khi hình thức này được thực hiện, tức là sau thời điểm cá bên đã thống nhất với nhau về hợp đồng. Thực ra, việc xác định này đã phần nào tồn tại trong thực tiễn pháp lý. Trước BLDS 2005, theo TANDTC ở NQ01/2003 ngày 16-4-2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC: “Thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu được quy định tại Điều 145 BLDS. Tuy nhiên cần lưu ý đối với trường hợp hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu được quy định tại các điều từ điều 140 đến 143 BLDS thì thời hạn một năm được tính từ ngày hợp đồng mua bán nhà ở được chứng nhận công chứng, chứng thực …”. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu là một loại thời hiệu khởi kiện nên những quy định chung về thời hiệu sẽ được áp dụng. Cụ thể, theo điều 161, khoản 1 BLDS: “thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau: 1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khach quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu, không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.”Như vậy, khi việc yêu cầu tuyên bố vô hiệu không thể thực hiện được do “sự kiện bất khả kháng hay trở ngại khách quan” thì khoảng thời gian có sự kiện nêu trên không được tính vào thời hiệu.  Tuy BLDS có định nghĩa về sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan, nhưng hàm đọng còn khá trừu tượng, vậy nên việc chúng ta giải thích rộng và như thế nào các thuật ngữ này có thể cho phép chúng ta không tính khoảng gian có cản trở đó vào thời hiệu. Ví dụ, một người bị đe doạ để ký một hợp đồng vào ngày 1-1. Sau đó, vào ngày 30-4, người bị đe doạ mới thoát hoàn toàn khỏi sự đe doạ trên. Thời hiệu khởi kiện được bắt đầu tính từ ngày 1-1 nhưng khoảng thời gian từ ngày 1-1 đến ngày 30-4 là không được tính vào thời hiệu mà BLDS quy định vì đây là một trở ngại khách quan.

 

2.2 Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng.

Tranh chấp hợp đồng trong giao lưu dân sự là một vấn đề khá phổ biến. Do vậy việc xác định thời hiểu khởi kiện để xác định thời gian nhằm bảo tồn quyền khởi kiện và bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên có quyền là một vấn đề rất quan trọng trong Luật hợp đồng. Quyển Luật hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận bản án của TS. Đỗ Văn Đại là một trong những kho tư liệu quý báu và rất giá trị để tham khảo về thời hiệu, nhất là trong phạm vi thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng. Theo ông tiến sĩ, cần phải đánh giá tầm quan trọng của thời hiệu một cách rõ ràng, từ Cổ luật Việt Nam cho đến các quy định hiện hành. Theo thống kê của TS. Đỗ Văn Đại, vấn đề thời hiệu không hoàn toàn mới trong pháp luật Việt Nam, Cổ luật Việt Nam đã tưng đề cập đến vấn đề này, ví như, theo điều 588 Bộ luật Hồng Đức: “mắc nợ mà quá hạn không trả thì xử tội trượng, tuỳ theo nặng hay nhẹ; nếu cự tuyệt không chịu trả, thì xử biếm hai tư, hồi thường gấp đôi; quá nien hạn mà không đòi thì mất nợ (hạn định là đối với người trong họ thì 30 năm, ngoài thì hạn 20 năm).” Ngày nay, khi có tranh chấp, các bên có thể đưa tranh chấp ngay ra trước Toà án. Bởi theo điều 25, BLTTDS thì tranh chấp về hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án. Và vì Toà có thẩm quyền giải quyết thì vấn đề thời hiệu lại được đặt ra. Thời hiệu được đặt ra còn nhằm để thoả mãn sự bảo đảm tính ổn định trong giao lưu dân sự, giải quyết nhanh chóng, kịp thời các tranh chấp dân sự và tạo điều kiện cho Toà án cũng như các bên thuận lợi trong việc thu thập chứng cứ. Theo quy định của BLDS 2005, tại điều 427, “thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thẻ khác bị xâm phạm.”Thời hiệu này phù hợp với điều 159 BLTTDS, theo đó “thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ  chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm.” So với pháp luật thực định trước đây, cụ thể là Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 10-8-1996 của TANDTC và VKSNDTC, “bộ luật dân sự 1995 không có quy định về thời hiệu khởi kiện đối với vi phạm hợp đồng dân sự, do đó, các hợp đồng dân sự được xác lập từ ngày 1-7-1996 mà có vi phạm, thì bên bị vi phạm không bị hạn chế thời gian khởi kiện trước Toà án, nếu pháp luật không có quy định khác.” thì BLDS 2005 đã có sự thay đổi. Việc thay đổi này trong BLDS 2005 phần nào giống với quy định tại Pháp lệnh Hợp đồng 1991, “trong thời hạn ba năm, kể từ thời điểm xảy ra vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền khởi kiện trước Toà án, nếu pháp luật không có quy định khác. Quá thời hạn này, bên bị vi phạm mất quyền khởi kiện.”

 

2.2.1       Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu.

Trong lĩnh vực hợp đồng, Bộ luật dân sự 2005, điều 427, quy định thời hiệu được tính “kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhan, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm”. Tương tự như quy định tại điều 159 BLTTDS chưa sửa đổi bổ sung năm 2011, thời hiệu được tính từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Tuy nhiên, sau khi BLTTDS 2004 đã được sửa đổi, bổ sung 2011 thì điều 159 đã được quy định như sau “thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”. Có sư khác nhau giữa BLTTDS sửa đổi quy định về vụ án dân sự nói chung là “biết được” và điều 427 BLDS 2005 quy định riêng cho lĩnh vực hợp đồng là “bị xâm phạm”. Đối với quy định tại Pháp lệnh hợp đồng dân sự thì cách tính thời hiệu khởi kiện là “thời điểm xảt ra vi phạm hợp đồng”. Như vậy, đói với vấn đề không thực hiện đúng hợp đồng, dường như thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện trong BLDS và PLHĐDS là không khác nhau. “Thực tế, đôi khi Toà án địa phương xác định thời điểm xuất phát là ngày hợp đồng được thiết lập. Cách tính này không đúng”.[36] Theo Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao: “hợp đồng chuyển quyền sử dụng đát giữa ông Phát với bà Hoa được lập ngày 17-12-1992. Sau khi kí hợp đồng, hai bên tìm mọi biêjn pháp để hợp đồng được thực hiện nhưng không có kết quả. Đến tháng 3-1997 mới xẩy ra tranh chấp. Do vậy, thời hiệu phải được tính từ khi vi phạm năm 1997 chứ không phải từ khi thiết lập hợp đồng.”[37]

Đối với hợp đồng vay tài sản, thời điểm bắt đầu thời hiệu là ngày nào? Nêú là nghĩa vụ thanh toán có quy định thời hạn trả thì thời điểm bắt đầu thời hiệu là ngày đến hạn thực hiện nhưng không được thực hiện. Như vậy, thời điểm bắt đầu thời hiệu sẽ là thời điểm cuối cùng của thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự. Thực tiễn xét xử cũng thường áp dụng như trên, cụ thể, theo TANDTC, “đối với hợp đồng vay 3.000.000 đồng ngày 4-4-1990, bà Nhàn đã không thực hiện được việc thanh toán vào ngày 4-6-1990 như thoả thuận. Sau ngày 4-6-1990, hai bên không có thoả thuận nào khác. Do vậy, thời điểm vi phạm hợp đồng là ngày 4-6-1990.”[38] Tương tự, một quyết định khác “đối với hợp đồng vay 5.000.000 đồng ngày 20-6-1990, bà Nhàn đã không thực hiện việc thanh toán vào ngày 22-7-1990 như thoả thuận. Do vậy, thời điểm vi phạm hợp đồng là ngày 22-7-1990”.[39] Đây cũng là hướng giải quyết trong một số bản án của Toà án địa phương. Thực tế, theo một bản án, “tại phiên phúc thẩm, các bên đương sự đều xác nhận vào ngày 27-1-2005 (âm lịch), bà Lê Thị Hữu Mai có vay của bà Nguyễn Thị Ngọc Bích số tiền là 100.000.000 đồng với lãi suất 3,5% và hẹn ngày 1-5-2005 (âm lịch) sẽ trả đủ cả gốc và lãi”. Tại giấy vay số tiền 100.000.000 đồng đề ngày 27-1-2005 (ÂL), bà Lê Thị Hữu Mai cũng ghi rõ: “hẹn đến ngày mùng 1-5-2005 ÂL tức ngày 8-6-2005 DL sẽ trả đủ gốc và lãi, nhưng hết thời hạn trên bà Mai vẫn không trả. Như vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của bà Bích bị xâm phạm kể từ ngày 8-6-2005. Nhưng đến ngầy 22-6-2007 bà Bích mới có đơn khởi kiện tại Toà án. Như vậy thời hiệu khởi kiện đã hết theo quy định tại Điều 159 BLTTDS cũ. Do đó, cần phải huỷ và đình chỉ yêu cầu khởi kiện của bà Bích đối với phần tranh chấp hợp đồng vay 100.000.000 đồng.”[40] Liên quan đến hợp đồng cho vay vào năm 1993 với nội dung “trong vòng 50 ngày nếu công việc làm ăn thành công thì số lời sẽ phân chia theo sự đồng ý của đôi bên. Nếu như không thành công thì chúng tôi sẽ hoàn trả lại số vàng trên cho bà Oanh.”, Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã xét rằng, “việc giao nhận vàng để hợp tác làm ăn giữa hai bên nêu trên là giao dịch dân sự có thoả thuận thời hạn mà bên nhận vàng là bà Lê Ngọc Hân và Huỳnh Thái Hiền phải thực hiện nghĩa vụ trả lại số vàng, cả vốn và lãi nếu việc hợp tác làm ăn thành công, hoặc chỉ phải trả lại số vàng cả vốn nếu việc hợp tác làm ăn không thành công, trong vòng 50 ngày kể từ ngày hai bên thực hiện việc giao nhận. Theo điều 159 BLTTDS chưa sửa đổi và được hướng dẫn cụ thể tại mục 2 phần IV NQ01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 về thời hiệu khởi kiện, thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhan bị xâm phạm, trong trường hợp giao dịch xác lập trước ngày 1-1-2005 và quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhan bị xâm phạm trước 1-1-2005 thì thời hiệu khởi kueejn được tính là 2 năm kể từ ngày BLTTDS có hiệu lực pháp luật (1-1-2005). Như vậy, vơi tài liệu, chứng cứ và qu định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện nêu trên, Toà án có căn cứ xác định rằng việc khởi kiện của bà Phạm Thị Yến Oanh vào ngày 15-7-2009 là đã hết thời hiệu khởi kiện.”[41]

Theo NGHỊ QUYẾT 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005. “đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên không thoả thuận hoặc pháp luật không quy định thời hạn thực hiện, nhưng theo quy định của pháp luật các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bất cứ lức nào nhưng phải thông báo cho nhau biết trước trong một thời gian hợp lý, nếu hết thời hạn đã được thông báo đó, bên nghĩa vụ không thực hiện thì ngày hét thời hạn đã được thông báo là ngày xảy ra vi phạm.” Liên quan đến thanh toàn tiền vay không quy định hạn trả cụ thể, theo mọt bản án: “xét thấy Giấy vay tiền và mượn vàng lập ngày 17-10-2004 không ghi cụ thể thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tại phiên toà phúc thẩm, bà Lùn khai đã đòi nhiều lần nhưng bà Quyến và anh Thành không trả. Anh Thành và bà Quyến thừa nhận bà Lun có đòi nợ nhưng vì khó khăn nên hẹn khi nào làm ăn có thì trả. Hai bên không có một sự thoả thuận cụ thể thời gian thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Căn cứ NGHỊ QUYẾT 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu quy định tại khoản 3, điều 159 của BLTTDS tại điểm a2 có quy định: “đối với nghĩa vụ dân sự mà các bên không thoả thuận hoặc pháp luật không quy định thời hạn thực hiện, nhưng theo quy định của pháp luật các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bất cứ lức nào nhưng phải thông báo cho nhau biết trước trong một thời gian hợp lý, nếu hết thời hạn đã được thông báo đó, bên nghĩa vụ không thực hiện thì ngày hét thời hạn đã được thông báo là ngày xảy ra vi phạm.” Như vậy, trong vụ kiện cụ thể này, các bên đã không thoả thuạn thời điểm thực hiện nghĩa vụ cụ thể, nen chỉ có thể xác định thời điểm bị xâm hại là khi nguyên đơn có đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Vì vậy, thời hiệu khởi kiện của nguyên đơn vẫn còn nên không có cơ sở chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Quyến và anh Thành cho rằng thời hiệu khởi kiện đã hết.”[42] Ngoài ra, nếu trường hợp là vay có thời hạn nhưng có thoả thuận lãi chậm trả, chúng ta cũng nên theo hướng của nghị quyết hướng dẫn trên.[43] Đối với việc bắt đầu lại thời hiệu, các quy định trên không được áp dụng. Bởi thời hiện không bắt đầu như giả định nêu trên ma được tính từ ngày kế tiếp theo ngày xảy ra sự kiện làm bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện. Các sự kiện này được quy định cụ thể tại điều 162 BLDS 2005. Ở đây, Bộ luật dân sự chỉ nêu sự kiện bắt đầu lại thời hiệu là ngày bên có nghĩa vụ đã thừa nhạn một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện. Vậy có thể suy luận rằng, việc thừa nhận trước hoặc sau khi đi khởi kiện, bởi luật không quy định cụ thể. Thực tế xét xử cũng theo hướng như sau, một bản án đã theo hướng chấp nhạn việc thừa nhận đươc thể hiện trong biên bản hoà giải tại Toà án. Cụ thể, theo bản án, “tại biên bản hoà giải 6-4-2009 taị toà án nhân dân quận 11, ông Lin Chi Wen có trình bày: tôi thừa nhận là trước đây giữa tôi và ông Thang Văn Hoá có hợp tác làm ăn chung về việc mua bán gỗ dăm. Tôi thừa nhận là bản phôt Bản kê chi tiết xuất nhập gỗ dăm ngày 13-12-2005 mà ông Thang Văn Hoá cung cấp cho Toà án đúng là chữ ký của tôi đã ký trên văn bản đó. Những dòng chữ viết tay ở phần cuối văn bản này là do tôi ghi, ghi bằng chữ Hoa và có nội dung là: Khoản này xuất khẩu gỗ dăm, lợi nhuận còn lại là 50.902 USD trong đó có ông Thang Văn Hoá 25.450 USD ông Hoá được hưởng”.  Ngoài ra cũng trong ngày 6-3-2009 giữa hai ông Lin Chi Wen và ông Thang Văn Hoá có lập biên bản đối chiếu Bảng kê tiếng hoa được dịch đúng nội dung tiếng Việt, đồng thời các bên thừa nhận “nội dung và chữ ký trên bảng kê là đúng chữ ký của ông Lin Chi Wen và ông Thang Văn Hoá”. Cả hai bên đều đã ký vào biên bản này cùng với đại diện nguyên đơn ông Phạm Văn Mạnh. Như vậy, trong biên bản này chính ông Lin Chi Wen đang là người tham gia vụ kiện vơi tư cách là nguyên đơn tại Toà án nhân dân quận 11, thành phố Hồ Chí Minh và ông đã uỷ quyền cho ông Phạm Văn Mạnh tham gia vụ kiện với tư cách là người đại diện theo uỷ quyền. trong văn bản này cả hai ông đã kí vào văn bản thừa nhận chữ ký và chữ viết của mình, do đó luật sư của bị đơn cho rằng văn bản này không có giá trị pháp lý là không có cơ sở và không được chấp nhận. Như vậy, đến ngày 6-3-2009, tại toà án nhân dân quận 11 và hai ông trực tiếp làm việc, ông Lin Chi Wen đã thừa nhận lại toàn bộ nội dung văn bản trước đây ngày 13-12-2005 là đúng sự thật. Do đó, có thể căn cứ điều 171 BLDS 1995 và điều 162 BLDS 2005 quy định: bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự.”[44]

 

2.2.2       Thời gian không tính vào thời hiệu.

Thời gian không tính vào thời hiệu là thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

Thực tiễn xét xử, tại một vụ việc Giám đốc thẩm năm 2010, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã vận dụng khái niệm trở ngại khách quan để cho rằng thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng vay vẫn còn. Cụ thể là, theo Hội đồng thẩm phán, “ông Họt và bà Lê bị bắt trong vụ án buôn lậu tháng 2-1990; cả hai đều bị kết án về tội buôn lậu; ông Họt đã chết trong khi đang chấp hành hình phạt tù. Còn bà Lê thì ngày sau khi được tại ngoại, từ tháng 8-1990 đã có đơn khiếu nại gửi đến các cơ quan nhà nước yêu cầu công ty Thương nghiệp huyện Châu Thành trả nợ. Đến ngày 17-4-1999, ban thanh toán nợ của UBND tỉnh mới trả lời bà Lê có nội dung là: CT Thương nghiệp huyện Châu Thành đã giải thể; phương án giải thể không thể hiện số nợ vay của ông Phước, đề nghị bà Lê gặp trưc tiếp người vay đòi nợ. Như vậy, trước tháng 4-1999 bà Lê không khởi kiện yêu cầu CT Thương nghiệp Châu Thành trả nợ là có trở ngại khách quan. Theo quy định của pháp luật thì thời gian trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu khởi kiện, nên ngày 10-8-199, bà Lê có dưn khởi kiện thì không được coi là hết thời hiệu khởi kiện.”[45] Thông qua lời viện dẫn trên, chúng ta có thể rút ra được nhận xét rằng, thi hành án tù cũng được xem là trở ngại khách quan và thời gian cá nhan không khởi kiện ra Toà mà gửi đơn đến các cơ quna hành chính cũng được xem là thời gian có trở ngại khách quan.

 

2.2.3       Mất quyền khởi kiện.

Khi hết thời hiệu khởi kiện thì quyền khởi kiện không còn và yêu cầu sẽ bị Toà án bác. Thực tiễn áp dụng, Toà án đã có những quyết định theo hướng vận dụng trên như sau:

(1)    Liên quan đến hợp đồng chuyển nhương quyền sử dụng đất giữa bà Liên và bà Phát, hợp đồng được thiết lập vào năm 1980. Năm 1998, hai bên có tranh chấp và bà Liên cho rằng bên mua còn thiếu tiền. Yêu cầu này không được thoả mãn và một trong những lý do mà Toà án đưa ra là việc gia dịch mua bán nhà còn thiếu nợ từ 1980 thì theo Pháp lệnh hợp đồng dân sự thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu giải quyết việc đòi nợ đã hết thời hiệu (thời hiêu khởi kiện là 3 năm kể từ ngày 29-4-1991). Vì vậy, án sơ thẩm bac yêu cầu của bà Liên là có căn cứ.[46]

(2)    Liên quan đến vấn đề thanh toán số vỏ chai đựng bia và nước ngọt phát sinh từ việc mua bán bia, nước ngọt giữa bà Thuỷ và bà Nghếnh chấm dứt từ ngày 25-7-2005, theo Toà án: việc mua bán bia, nước ngọt giữa bà Thuỷ và bà Nghếnh chấm dứt từ ngày 25-7-2005. Ngay tại thời điểm này bà Thuỷ đã không đồng ý với bà Nghếnh về việc bà Nghếnh cho rằng đã thanh toán xong tiền và vỏ chai. Thời hiệu khởi kiện được xác định từ ngày 25-7-2005. Theo quy định tại khoản 1, 3 điều 159 BLTTDS thì nguyên đơn có quyền khởi kiện tranh chấp dân sự về các khoản nợ mua bán với nhau trong khoảng thời gian hai năm từ ngày 25-7-2005 đến 25-7-2007. Tuy nhiên, đến ngày 30-10-2007 bà Thuỷ mới nộp đơn khởi kiện đến Toà án nhân dân quận 6, vụ án lại không thuộc trường hợp bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự theo quy định tại điều 162 BLDS 2005. Do vậy, vụ kiện thuộc trường hợp thời hiệu khởi kiện đã hết theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 168 BLTTDS. Toà án nhân dân quận 6 ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và trả lại tiền tạm ứng án phí cho bà Thuỷ là đúng.[47]

(3)    Vụ việc ngày 7-4-2008, ông Minh có đơn khởi kiện ông Nguon Sambath tại Toà án nhân dân Củ chi, để yêu cầu ông Sambath trả lại tiền vốn góp và tiền lãi phát sinh theo tỷ lệ vốn góp từ hợp đồng hùn mua đất giữa ông Minh và ông Sambath ngày 23-5-2002. Tuy nhiên, Toà sơ thẩm đã quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự về việc “Tranh chấp hợp đồng hùn vốn”. Trả lời kháng cáo, Toà phúc thẩm cho rằng: “Theo quy định tại điểm a, khoản 3, điều 159 của Bộ luật tố tụng dân sự thì: thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Căn cứ lời thừa nhận của ông Minh nêu trên thì quyền và lợi ích của ông Minh đã bị ông Sambath xâm phạm từ năm 2003 nhưng đến ngày 7-4-2008 ông Minh mới có đơn khởi kiện. Như vậy, tính đến ngày ông Minh khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện đã hết theo quy định tại điểm a, khoản 3, điều 159 BLTTDS; điều 427 BLDS 2005. Vì vậy, Hội đồng phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Minh.[48]

 

2.2.4       Viện dẫn mất quyền khởi kiện.

Trong thực tiễn pháp lý Việt Nam, viện dẫn việc mất quyền yêu cầu toà án do hết thời hiệu khởi kiện có thể xuất phát từ một bên trong tranh chấp hợp đồng hoặc từ cơ quan tố tụng.

Về một bên trong tranh chấp hợp đồng viện dẫn, có một ví dụ thực tế như sau: ông Phát và bà Hoa có tranh chấp liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (…) Tháng 8-2000 ông Phát khởi kiện đòi lại số vàng đã giao cho bà Hoa nhưng bà Hoa cho rằng phía ông Phát đã vi phạm hợp đồng và thời hiệu khởi kiện đã hết nên không đồng ý trả vàng cho ông Phát.[49] Trong vụ việc này, môt bên trong tranh chấp đã viện dẫn việc hết thời hiệu khởi kiện.

Về cơ quan tố tụng viện dẫn, thực tế, việc viện dẫn mất quyền yêu cầu Toà do hết thời hiệu khởi kiện cũng có thể xuất phát từ cơ quan tố tụng. Trong kháng nghị số 01/KT-TK ngày 23-3- 1998, theo Chánh án Toà án nhân dân tối cao: “thời điểm phát sinh tranh chấp hợp đồng được tính từ ngày 5-10-1995. Theo quy định tại điều 31 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì thời hiệu khởi kiện là 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp. Trong thời hiệu khởi kiện ( 5-10-1995 đến 5-4-1996) A đã không làm đơn khởi kiện… Do đó, kể từ ngày 6-4-1996 A đã không còn quyền khởi kiện ra Toà án đối với B về việc vi phạm hợp đồng kinh tế nêu trên.” Trong thí dụ vừa nêu, chính Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã viện dẫn việc mất quyền khởi kiện của bên A.

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật các quốc gia khác trên thế giới lại khác rất nhiều Việt Nam. Theo BLDS Pháp, thẩm phán không thể tự viện dẫn việc hết thời hiệu khởi kiện. Tương tự trong pháp luật Bỉ, Lúcxambua, Ý, Tây Ban Nha.[50] Ngoài ra, thực tiễn trên của Việt Nam cũng đi ngược lại với một số bộ nguyên tắc về Hợp đồng được đánh giá cao trên bình diện thế giới. Ví dụ, Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng chỉ cho phép bên có nghĩa vụ hợp đồng viện dẫn việc hết thời hiệu: Điều 14:501, khoản 1, chỉ quy định là khi hét thời hiệu khởi kiện, bên có nghĩa vụ được quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ. Và theo điều 10.9, khoản 1 Bộ nguyên tắc UNIDROIT, việc hết thời hiệu chỉ có hiệu lực nếu bên có nghĩa vụ viện dẫn việc hết thời hiệu như là một biện pháp tự vệ.[51] Qua đó, chúng ta thấy rằng, việc hết thời hiệu không có hiệu lực tự động như trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nó dẫn đến một điều đó là, cơ quan tố tụng không được tự viện dẫn việc hết thời hiệu để từ choois quyền yêu cầu của một bên trong hợp đơng nếu không được bên kia nêu ra, phù hợp với nguyên tắc Toà án không được từ chối bất cứ quyền yêu cầu nào của đương sự.

 

2.2.5       Về việc không mất nghĩa vụ khi hết thời hiệu khởi kiện.

Tại một bản án, toà sơ thẩm nêu “bà Xuân đã mất quyền khởi kiện nrnr mặc nhiên bà Bé không còn nghĩa vụ thanh toán số nợ đã vay.”Như vậy, theo Toà sơ thẩm, việc mất quyền yêu cầu Toà án do hết thời hiệu khởi kiện làm mất quyền làm phát sinh quyền yêu cầu. Cụ thể, theo Toà sơ thẩm, việc mất quyền yêu cầu Toà án giải quyết do hết thời hiệu làm mất quyền đòi nợ của bà Xuân, tức là làm mất đi nghĩa vụ thanh toán nợ của bà Bé. Giải pháp của Toà sơ thẩm đã không được Chánh án Toà án nhân dân tối cao chấp nhận. Trong Kháng nghị số 72/KNDS ngày 3-9-2004, Chánh an TANDTC có nêu: việc giải quyết  như trên là không chính xac vì pháp luật hiện hành chỉ xác định hết thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì Toà án không thụ lý giải quyết. Quan điểm tren của Chánh án TANDTC đã được Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao chấp nhận. Theo TANDTC: Toà án cấp sơ thẩm tuy đã đình chỉ việc giải quyết vụ kiện là đúng pháp luật nhưng trong phần nhận định của bản án, Toà án cấp sơ thẩm cho rằng bà Xuân đã mất quyền khởi kiện nên mặc nhiên bà Bé không còn phải có nghĩa vụ thanh toán số nợ đã vay là không chính xác, vì pháp luật hiện hành chỉ xác định hết thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì Toà án không thụ lý giải quyết.[52] Có thể kết luật là, trong lĩnh vực hợp đồng, theo thực tiễn pháp lý Việt Nam, việc mất quyền khởi kiện không dẫn đến làm mất quyền làm phát sinh quyền yêu cầu Toà án và đây là một hướng giải quyết hợp lý. Giải pháp của Toà án nhân dân tối cao vừa nêu là phù hợp với các quy định hiện hành của, bởi lẽ trong danh sách căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự trong bộ luật dân sự, không tồn tại trương hợp hết thời hiệu khởi kiện.

 

2.2.6       Kết luận

Nếu chúng ta chấp nhận và áp dung theo hướng giải quyết trên, một số hậu quả kéo theo đó là nếu món nợ hết thời hiệu vẫn tồn tại thì món nợ đó có tiếp tục làm phát sinh lãi suất hay không, những biện pháp bảo đảm cho món nợ đó có chấm dứt hay không. Đây là những vấn đề pháp lý quan trọng, và cần sớm được giải quyết bằng những văn bản thực tế thay vì dừng lại ở hướng giải quyết.



[1] Luật thừa kế Việt Nam, Bản án và Bình luận bản án, TS. Đỗ Văn Đại, trang 602.

[2] Bản án số 1531/2005/DS-PT ngày 20-7-2005 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

[3] Quyết định số 244/GĐT-DS ngày 19-11-2002 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao.

[4] Quyết định giám đốc thẩm số 48/2006/DS-GĐT ngày 21-3-2006 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao.

[5] Quyết định số 623/2008/DS-PT ngày 17-6-2008 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

[6] Luật thừa kế Việt Nam, Bản án và Bình luận bản án, TS. Đỗ Văn Đại.

[7] Luật thừa kế Việt Nam, Bản án và Bình luận bản án, TS. Đỗ Văn Đại, trang 608.

[8] Quyết định số 179/2006/DS-GĐT ngày 27-7-2006 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao.

[9] Quyết định số 43/2007/DS-GĐT ngày 26-2-2007 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao.

[10] Quyết định số 220/2006/DS-GĐT ngày 20-9-2006 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao.

[11] Bản án số 27/2008/DS-ST ngày 22-9-2008 của Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà.

[12] Quyết định số 304/2006/DS-GĐT ngày 4-12-2006 của Toà dân sự Toà án nhan dân tối cao.

[13] Quyết định số 303/2007/DS-GĐT ngày 22-10-2007 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao.

[14] Quyết định Giám đốc thẩm số 214/2006/DS-GĐT ngày 18-9-2006 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao.

[15] Quyết định số 37/2004/DS-GĐT ngày 29-3-2004 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao.

[16] Bản án số 126/2005/DSPT ngày 28-6-2005 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội.

[17] Lời tác giả Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam, Bản án và Bình luận bản án, TS. Đỗ Văn Đại, trang 631.

[18] Quyết định Giám đốc thẩm số 186/2006/DS-GĐT ngày 16-8-2006 của Toà án nhân dân tối cao.

[19] Bản án số 190/2008/DSPT ngày 3-4-2008 của Toà án nhân dân tỉnh Tiền Giang.

[20] Luật Hợp đồng Việt Nam, tập I, tái bản lần 3, TS. Đỗ Văn Đại, trang 816.

[21] Bản án số 110/DSPT ngày 10-6-2005 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội.

[22] Bản án số 230/2008/DSPT ngày 18-3-2008 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

[23] Luật Hợp đồng Việt Nam, tập I, tái bản lần 3, TS. Đỗ Văn Đại, trang 823.

[24] Bản án số 95/2006/DSPT ngày 26-4-2006 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội.

[25] Bản án số 75/2006/DS-PT ngày 19-1-2006 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

[26] Bản án số 992/2006/DS-PT ngày 21-9-2006 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

[27] Bản án số 1010/2010/DS-PT ngày 9-9-2010 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

[28] Luật Hợp đồng Việt Nam, tập I, tái bản lần 3, TS. Đỗ Văn Đại, trang 828.

[29] Bản án số 1252/2006/DS-PT ngày 30-11-2006 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

[30] Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam, tập I, trang 831.

[31] Tưởng Duy Lượng, Xử lý các tranh chấp trong một số án dân sự, trang 181.

[32] Bản án số 110/DS-PT ngày 10-6-2005 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội.

[33] Nguyễn Ngọc Khánh, Thời hiệu khởi kiện trong Bộ luật Dân sự, Tạp chí Kiểm sát số 6 (3)-2005, trang 12

[34] Dương Anh Sơn và Nguyễn Ngọc Sơn, Tác động của các hình thức lỗi đến việc xác định trách nhiệm hợp đồng nhìn từ góc độ trung thức và thiện chí, Tạp chí Khoa học pháp lý số 1 (38)/2007.

[35] Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam, tập I, tái bản lần 3, trang 833- 834.

[36] Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam, tập 2, tái bản lần 3, trang 538.

[37] Quyết định số 16/GĐT-DS ngày 28-1-2003 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao.

[38] Quyết định số 10/GĐT-DS ngày 24-1-2002 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao.

[39] Quyết định số 10/GĐT-DS ngày 24-1-2002 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao.

 

[40] Bản án số 118/2007/DS-PT ngày 12-12-2007 của Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà.

[41] Quyết định số 107/2010/QĐĐC-DSST ngày 22-1-2010.

[42] Bản án số 28/2008/DS-PT ngày 14-12-2008 của Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà.

[43] Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam, tập 2, tái bản lần 3, trang 541.

[44] Bản án số 429/2010/KDTM-ST ngày 9/4/2010 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

[45] Quyết định số 24/2010/DS-GĐT ngày 7-5-2010 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

[46] Bản án số 47/DS-PT ngày 14-9-1999 của Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà.

[47] Quyết định số 457/2008/QĐPT-DS ngày 12-5-2008 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

[48] Quyết định số 387/2009/DS-PT ngày 9-3-2009 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

[49] Quyết định số 16/GĐT_DS ngày 28-1-2003 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao.

[50] Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam, tập 2, tái bản lần 3, trang 549.

[51] Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam, tập 2, tái bản lần 3, trang 549.

[52] Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam, tập 2, tái bản lần 3, trang 552.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness