Tội buôn lậu theo luật hình sự
ĐỀ CƯƠNG PHÁT BIỂU QUAN ĐIỂM PHÁP LÝ BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO VÕ HOÀNG DŨNG VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI HỢP PHÁP CHO BÀ VƯƠNG MỸ NGUYỆT TRONG VỤ ÁN “BUÔN LẬU” DO TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG XÉT XỬ SƠ THẨM NGÀY 14-15/5/2012
- Kính thưa Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang!
- Kính thưa ĐD Viện KSND tỉnh Kiên Giang thực hành quyền công tố tại Tòa!!
- Kính thưa quý đồng nghiệp tham gia tố tụng bào chữa cùng vụ án!!!
Tôi, Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, là người bào chữa cho bị can - bị cáo Võ Hoàng Dũng, bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang khởi tố, bắt tạm giam để điều tra, Viện KSND tỉnh Kiên Giang truy tố và TAND tỉnh Kiên Giang đưa ra xét xử về tội “Buôn lậu”; đồng thời cũng là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bà Vương Mỹ Nguyệt (vợ bị can Võ Hoàng Dũng), người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
Tôi xin trình bày quan điểm pháp lý bào chữa cho bị cáo Võ Hoàng Dũng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bà Vương Mỹ Nguyệt, qua nội dung sau đây:
A. PHẦN BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO VÕ HOÀNG DŨNG:
Cáo trạng số 03/KSĐT-KT ngày 23/02/2012 của Viện KSND tỉnh Kiên Giang truy tố bị cáo Võ Hoàng Dũng tội “Buôn lậu” theo điểm a khoản 4 Điều 153 BLHS; về trách nhiệm dân sự, áp dụng Điều 41 BLHS và Điều 76 BLTTHS đề nghị tịch thu khoản tiền thu lợi bất chính 1.303.484.910đ và tiền nợ bà Ánh ở Thái Lan 18.762.088.02000đ; đồng thời tiếp tục kê biên tài sản gia đình bị can Võ Hoàng Dũng.
Tại phiên tòa, trong phần luận tội đại diện Viện Kiểm sát vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố đối với bị cáo Võ Hoàng Dũng và đề nghị xử phạt bị cáo mức án từ 11-12 năm tù và tịch thu khoản tiền thu lợi bất chính 1.303.484.910đ và tiền nợ bà Ánh ở Thái Lan 18.762.088.000đ, tiếp tục kê biên tài sản gia đình bị can Võ Hoàng Dũng để đảm bảo thi hành án.
Căn cứ vào hồ sơ vụ án, căn cứ vào lời khai nại của bị cáo Võ Hoàng Dũng, căn cứ vào diễn biến phiên tòa với phần thẩm vấn của Hội đồng xét xử, đại diện Viện Kiểm sát và của các luật sư; qua ý kiến phát biểu nêu quan điểm luận tội của đại diện Viện Kiểm sát, chúng tôi nhận thấy:
Việc quy kết Võ Hoàng Dũng còn nợ tiền dầu bà Ánh ở Thái Lan để đề nghị tịch thu sung công số tiền 18.762.088.000đ của gia đình bị cáo Võ Hoàng là không hợp lý, chưa đủ chứng cứ pháp lý và vi phạm nguyên tắc suy đoán có lợi cho bị cáo.
Trong vụ án này, có lẽ có một đặc điểm nổi bật, đáng chý ý là sự phản cung của bị cáo đầu vụ Võ Hoàng Dũng. Thường thì các bị cáo đợi đến khi ra Tòa mới phản cung, với bị cáo Võ Hoàng Dũng, việc phản cung đã xảy ra ngay khi kết thúc điều tra, hồ sơ chuyển sang Viện Kiểm sát và không phải 1 lần mà đến 2 lần. Tức là khi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang kết thúc điều tra bằng Bản Kết luận điều tra số 08/KLĐT(PC46) ngày 12/9/2011 kết luận bị can Võ Hoàng Dũng còn nợ tiền dầu bà Ánh ở Thái Lan số tiền 18.762.088.000đ, bị can Võ Hoàng Dũng đã khiếu nại, tường trình, khai với Viện Kiểm sát mình đã chuyển trả tiền dầu, tất toán với bà Ánh. Việc phản cung của bị can khiến Viện Kiểm sát phải trả hồ sơ lại Cơ quan điều tra. Khi hồ sơ được chuyển trả lại Cơ quan điều tra gắn với thân phận pháp lý của bị can, nói cách khác bị can được đặt lại vào tay điều tra viên, thì một lần nữa Võ Hoàng Dũng trở lại lời khai y như cũ, thậm chí ngoài lời khai bằng Biên bản lấy cung bị can thì Võ Hoàng Dũng còn có Tờ tường trình gửi Cơ quan CSĐT nhận mình có lời khai sai sót, tức phản cung không đúng và cả một lá thư gửi ông Đỗ Minh Dũng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang để xin lỗi vì đã lỡ “phản cung” làm phiền lòng các anh lãnh đạo Cơ quan điều tra (!!!). Nhờ sự “phản tỉnh” của bị can Võ Hoàng Dũng mà Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang ra được Bản kết luận điều tra bổ sung số 14/KLĐT-PC46 ngày 27/12/2011, với lời tái khẳng định sự đúng đắn của Bản Kết luận điều tra số 08/KLĐT(PC46) ngày 12/9/2011 trước đó. Thế rồi, khi hồ sơ vừa chuyển qua Viện KSND tỉnh Kiên Giang (lần 2), bị can Võ Hoàng Dũng lại một lần nữa phản cung, phủ nhận nội dung lời khai nhận tại Cơ quan CSĐT…
Vấn đề đặt ra là vì sao lại có việc phản cung của bị can Võ Hoàng Dũng, không phải 1 lần mà đến 2 lần, nói chính xác hơn là có 4 lần “khai lại” nhưng trong đó có 2 lần phủ nhận lời khai tại Cơ quan CSĐT? Việc phản cung này nó có giá trị và ý nghĩa như thế nào? Giữa lời khai của bị can - bị cáo tại Cơ quan điều tra với lời khai phúc cung tại Viện Kiểm sát, cái nào có giá trị pháp lý hơn, nhất là lời khai tại Viện Kiểm sát cũng chính là lời khai nhận tại Tòa???
Cần minh định: Trong 30 biên bản lấy lời khai và biên bản lấy cung của bị can Võ Hoàng Dũng do Cơ quan CSĐT tiến hành, vẫn có 2 bản cung ghi nhận ý kiến đúng với ý chí của bị cáo như bị cáo trình bày tại phiên tòa. Đó là Biên bản hỏi cung bị can vào lúc 14 giờ ngày 28/11/2011 (BL: 1693-1694) và Biên bản hỏi cung bị can lúc 14 giờ ngày 30/11/2011 (BL: 1695-1696) trong đó Võ Hoàng Dũng khai về khoản tiền 18.762.088.000đ mua dầu của bà Ánh đã trả xong và nêu rõ tiền dùng để mua dầu của Công ty Tấn Phát và tiền mua chiếc xe Totota Sienna 7 chỗ là từ nguồn tiền kinh doanh mua bán cá của gia đình…
Cụ thể:
-Biên bản hỏi cung bị can ngày 28/11/2011 (BL: 1693 -1694), Võ Hoàng Dũng khai:
“Số tiền 18.762.088.000đ tôi mua dầu của bà Ánh từ ngày 21/11/2010 đến ngày 03/12/2010 để bán cho các chủ ghe, tôi đã trả cho bà Ánh vào thời điểm ngày 28 hoặc 29 âm lịch (tháng 01 âm lịch năm 2011). Tôi trả tại TPHCM. Trước thời gian này khoảng 1 tuần, bà Ánh điện thoại cho tôi, nói với tôi là khoảng 1 tuần nữa có người qua nhận tiền tại TPHCM”.
“Người đàn ông này kêu tôi lại 1 khách sạn gần chợ Bến Thành, Quận 1… tại đây tôi đã trả tiền cho người đàn ông này, người này không đếm tiền”.
“Nguồn gốc số tiền này là tiền của tôi, tôi để trong tủ quần áo. Do tôi gom của các chủ ghe cá vào dịp cuối năm, trả dần cho tôi và cộng thêm tiền Phụng, Chín Cà trả tiền dầu cho tôi… Như vậy tôi đem đi là 18,5 tỷ đồng”.
-Biên bản hỏi cung bị can ngày 30/11/2011 (BL: 1696), Võ Hoàng Dũng khai:
“Đặc điểm người đàn ông do tôi trả tiền là hơi mập, nước da hơi trắng, cao khoản 1m65, tóc ngắn, không đeo mắt kính, người Hoa, nói tiếng Việt không rành, mặc quần sọt sọc, áo thun trắng. Lúc giao tiền tại phòng người này ở. Lúc giao tiền ông này không đếm, tôi lấy ra từng cọc đưa cho người này. Tiền mệnh giá 500.000đ nhiều nhất, tiền mệnh giá 200.000đ, 100.000đ có vài cọc. Tổng cộng 18,5 tỷ. Tôi và Tú đi trong ngày về”.
Người làm chứng Huỳnh Thiện Trung, tên thường gọi là Tú, là tài xế lái xe đưa Võ Hoàng Dũng lên TP. Hồ Chí Minh tại Biên bản lấy lời khai ngày 13/10/2011 (BL: 1611) cũng như tại phiên tòa cũng xác định trùng khớp với lời khai của bị cáo Võ Hoàng Dũng.
Tại 9 Biên bản hỏi cung bị can do Viện Kiểm sát tiến hành đối với Võ Hoàng Dũng qua 2 đợt từ ngày 27/9/2011 đến ngày 04/01/2012, với sự tham gia của nhiều Kiểm sát viên: bà Bùi Thị Thủy, bà Bùi Thị Kim Anh và ông Mai Hoàng Sơn, với sự tham dự của Điều tra viên chính trong vụ án là ông Bạch Ngọc Quang và của Luật sư bào chữa cho bị can - bị cáo là Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, nội dung sự việc đã được xác định. Theo đó, Võ Hoàng Dũng đã khai nhận:
-Biên bản hỏi cung bị can ngày 04/01/2012 (BL: 1740-1741), Võ Hoàng Dũng khai:
“Đến thời điểm này tôi đã trả đủ tiền mua dầu cho bà Ánh, tôi không còn thiếu nợ bà Ánh”.
“Sau khi bị bắt lúc đầu tôi khai với CQĐT số tiền này tôi đã trả cho bà Ánh nhưng cán bộ điều tra đã lớn tiếng với bị can, hù dọa sẽ bắt vợ và em bị can. Tôi sợ vợ và em tôi bị bắt, nhà nước thu hồi tài sản của gia đình nên tôi khai lại là còn thiếu bà Ánh số tiền trên với mục đích là thiếu nợ thì tài sản sẽ không bị thu hồi. CQĐT nói nếu tôi nhận thì sẽ không bắt vợ và em tôi, nếu khắc phục được 2/3 thì sẽ cho tôi về”.
“Thực sự tôi đã trả đủ tiền mua dầu cho bà Ánh”.
“Khi viết thư cho anh Dũng tôi có nói với cán bộ điều tra Bạch Ngọc Quang là trong thư tôi sẽ nói sự thật là số tiền tôi đã trả cho bà Ánh, nhưng cán bộ Quang nói không cần phải nói như vậy nên cán bộ Quang đã đọc nội dung thư để cho tôi viết cho ông Đỗ Minh Dũng”.
“Tôi xác định tôi đã trả đủ tiền cho bà Ánh, hiện tại tôi không còn thiếu… Tôi đề nghị cơ quan pháp luật xem xét cho gia đình tôi được nhận lại số tiền CQĐT đã thu hồi 10.678.226.677đ, trừ đi khoản tiền thu lợi bất chính 1.303.484.910đ, số còn lại trả cho gia đình tôi vì đây là tài sản của vợ chồng tôi tạo lập nhiều năm mà có”.
-Biên bản hỏi cung bị can ngày 12/01/2012 (BL: 1749-1750), Võ Hoàng Dũng khai:
“Nội dung bản Kết luận điều tra tôi không đồng ý. Tôi khẳng định tôi đã trả đủ tiền cho bà Ánh bên Thái Lan, hiện tại tôi không còn thiếu”.
“Nội dung bản cunng do VKS ghi ngày 04/01/2012 là đúng nội dung tôi đã khai”.
-Biên bản hỏi cung bị can ngày 29/12/2011 (BL: 1775-1776), Võ Hoàng Dũng khai:
“Từ ngày 21/11/2010 đến ngày 03/12/2011 tôi đã mua dầu của bà Ánh để tiếp tục bán ra cho các chủ ghe với số tiền 18.762.088.000đ. Số tiền này thực chất tôi đã trả cho bà Ánh ở Thái Lan”…
“Riêng bản cung do CQCSĐT Công an Kiên Giang ghi ngày 23/12/2011 tôi khai số tiền trên tôi chưa trả cho bà Ánh, đồng thời tôi có viết Tờ tường trình số tiền trên tôi chưa trả cho bà Ánh lý do muốn được CQĐT cho hưởng tình tiết giảm nhẹ đặc biệt. Nếu như vậy tôi chấp nhận mất số tiền do CQĐT đã thu 10.678.226.677đ mà thôi.
Nay tôi nhận thức được nếu nộp số tiền 10.678.226.677đ không được hưởng tình tiết giảm nhẹ đặc biệt, CQĐT không đáp ứng nguyện vọng xin giảm nhẹ cho tôi nên tôi không đồng ý và khẳng định tôi không còn nợ bà Ánh. Số tiền 18.762.088.000đ tôi đã trả đủ cho bà Ánh ở Thái Lan”.
Tất cả nội dung được trích dẫn từ các lời khai trên, hoàn toàn trùng khớp với nội dung lời khai của bị cáo Võ Hoàng Dũng tại phiên tòa.
Xin hãy nghe lời khai của bị can Hoàng Vĩnh Giang, là em bà con bạn dì ruột với bà Ánh, là người đại diện cho bà Ánh ở Việt Nam, cũng là người giúp Võ Hoàng Dũng chuyển tiền mua dầu trả bà Ánh:
-Biên bản hỏi cung bị can ngày 04/10/2011 (BL: 1595 -1596), Hoàng Vĩnh Giang khai:
“Tài khoản số 0036100000130002 tại Ngân hàng Phương Đông - Chi nhánh Duy Tân Quận 3, TPHCM. Dũng chuyển trả tiền cho bà Ánh tổng cộng 201.402.550.000đ”.
“Tài khoản thứ 2 số 101010002758731, tại Ngân hàng Công thương TPHCM. Tài khoản này Dũng chỉ định cho Nguyễn Quốc Kiệt và Võ Thị Sang ở Cà Mau chuyển vào tài khoản này với tổng số tiền là 9.453.585.000đ (Chín tỷ, bốn trăm năm mươi ba triệu, năm trăm tám mươi lăm ngàn)”.
“Nhận tiền mặt 2.000.0000.000đ (Hai tỷ)”.
“Giang nhận tiền từ Dũng chuyển đến để giao cho bà Ánh là 212.562.135.000đ (Hai trăm hai mươi tỷ, tám trăm sáu mươi hai triệu, một trăm ba mươi lăm ngàn)”.
-Biên bản hỏi cung bị can ngày 12/10/2011 (BL: 1606-1607), Hoàng Vĩnh Giang khai:
“Võ Hoàng Dũng mua dầu của bà Ánh, người Việt Nam, quốc tịch Thái Lan. Chị Ánh là chị bà con bạn dì ruột với bị can. Chị Ánh nhờ bị can đại diện cho chị Ánh nhận tiền do Võ Hoàng Dũng chuyển đến, sau đó bị can sẽ giao lại cho chị Ánh”.
“Trong thời gian khỏang tháng 11/2010 chị Ánh đã nhận tiền đủ do tôi chuyển cho chị, sau khi nhận tiền do tôi giao cho chị Ánh, chuyển cho công ty của chị ở Thái Lan; không hiểu lý do gì công an bảo còn thiếu. Lúc chị Ánh nói thiếu 1 triệu USD, lúc thì chị nói thiếu 700.000USD, lúc nói thiếu 400.000USD. Chị Ánh có điện cho tôi yêu cầu tôi điện cho người chị Ánh giao tiền xem đã nhận được chưa. Tôi được biết chị Ánh giao tiền cho người phụ nữ quốc tịch Singapore, người này nói tiếng Việt rất rành. Tôi có điện thoại hỏi thì người này trả lời đã nhận đủ”.
“Theo tôi nhận định là Dũng đã trả đủ cho chị Ánh nên trước khi tôi (Giang) bị bắt, tôi không thấy chị Ánh điện cho tôi nói gì về việc Dũng còn thiếu tiền chị Ánh. Trước tết âm lịch năm 2011, khoảng tháng 1 dương lịch năm 2011, chị Ánh qua VN gặp tôi, nhưng không nghe chị Ánh nói gì về việc Võ Hoàng Dũng thiếu tiền chị Ánh”.
Tại phiên tòa, bị cáo Hoàng Vĩnh Giang khai nội dung tương tự như đã khai trong quá trình điều tra, tái khẳng định nội dung đã khai trước đó, điều này củng cố thêm những chứng cứ đã trình bày ở phần trên, qua đó cho thấy Võ Hoàng Dũng không còn nợ tiền dầu với bà Ánh.
Thế nhưng, có 1 chứng cứ chống lại việc xác quyết bị cáo Võ Hoàng Dũng không còn nợ tiền dầu bà Ánh, đó là Lá thư không đề ngày của Võ Hoàng Dũng gửi vợ (Vương Mỹ Nguyệt). Vậy, tài liệu này có ý nghĩa gì, có giá trị pháp lý ra sao, chúng tôi thấy cần phải được bàn tới.
Lá thư 6 trang không đề ngày (BL: …), tuy nhiên, căn cứ vào Công văn số 61/PC81B ngày 12/8/2011 của Trại tạm giam do Giám thị Huỳnh Việt Hùng ký (BL: 306) có nội dung báo cáo thu giữ tài liệu nghi có liên quan vụ án chuyển Cơ quan điều tra xem xét, cho chúng ta biết được thời điểm xuất hiện lá thư là ngày 26/5/2011.
Trong thư, Võ Hoàng Dũng có đề cập tới việc còn nợ tiền dầu bà Ánh, có lời lẽ gay gắt với vợ, nằng nặc đòi vợ phải giúp nộp tiền khắc phục hậu quả… Nội dung thư còn mạt sát luật sư mà mình chưa biết mặt với lời lẽ thô tục, tỏ ra nghi ngờ vợ… Điều này, theo chúng tôi là có uẩn khúc, rất có thể bị can Võ Hoàng Dũng từng là nạn nhân của một âm mưu ly gián!!! Tôi xin được thứ lỗi, khi phải trích dẫn vài dòng lá thư này (…).
Chúng tôi nhận thấy việc thu thập lá thư trên chưa tuân thủ quy định về thu thập vật chứng theo Điều 75 BLTTHS và nó cũng chưa hội đủ yếu tố trở thành chứng cứ theo quy định tại Điều 64 BLTTHS, nói cách khác, từ tài liệu là lá thư thu thập được này chưa được chuyển hóa thành chứng cứ trong quá trình điều tra vụ án.
Vì sao, vụ án đã kết thúc điều tra khá lâu, thậm chí hồ sơ đã chuyển sang Tòa án, đến ngày 15/3/2012, Trưởng Phòng PC46 vẫn còn vào Trại giam gặp bị can Võ Hoàng Dũng để tiếp tục đưa ra những lời thuyết phục quay trở lại với lời khai nhận tại Cơ quan điều tra?
Chỉ dựa vào nội dung kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang, bỏ qua vấn đề cốt lõi phát sinh được làm rõ trong khi phúc cung, rõ ràng Viện KSND tỉnh Kiên Giang đến lượt mình đã tự mâu thuẫn với chính mình khi xác định Võ Hoàng Dũng còn nợ tiền dầu bà Ánh và buộc phải giao nộp số tiền này!!!
Khi sự việc không được chứng minh bằng chứng cứ pháp lý rõ ràng, lại xác định số tiền 18.762.088.000đ là tang vật vụ án, buộc bị can phải giao nộp, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang và Viện KSND tỉnh Kiên Giang có khả năng gây ra nỗi oan sai và làm thiệt hại nghiêm trọng về tài sản đối với bị can Võ Hoàng Dũng và gia đình.
- Kính thưa Hội đồng xét xử!
Vụ án “Buôn lậu” dầu xảy ra năm 2010 trên vùng biển Kiên Giang với bị cáo Võ Hoàng Dũng là đầu vụ cùng 7 bị cáo khác, từng gây chú ý của công luận báo chí, thậm chí có báo đưa tin, gọi Võ Hoàng Dũng là “ông trùm buôn lậu”… Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu vụ án và nghiên cứu hồ sơ, nhất là khi vụ án được đưa ra xét xử công khai, chúng tôi nhận thấy vụ án này “tiền hung, hậu kiết”. Tức là nó không như những gì mà nhiều người cảm nhận ban đầu. Các bị cáo ra Tòa hôm nay cho thấy họ không phải là“thành phần bất hảo”, là những dân buôn lậu chuyên nghiệp, mà vốn là những người có tư cách công dân tốt; Võ Hoàng Dũng chắc chắn cũng không phải là một “ông trùm”, mà vốn là một người làm ăn chân chính, xuất thân trong một gia đình có đạo đức và tử tế…
Do vị trí địa lý (vùng biển Kiên Giang tiếp giáp Vịnh Thái Lan), do đặc điểm làm nghề đánh bắt hải sản của gia đình (gia đình của Võ Hoàng Dũng có truyền thống làm nghề đánh bắt hải sản với đội tàu đánh bắt xa bờ trên 20 chiếc với sức tiêu thụ lượng dầu DO thường xuyên rất lớn), do có sự chênh lệch giá dầu giữa Việt Nam và Thái Lan (mua dầu trên biển vừa tiện vừa rẻ) và cả do thiếu hiểu biết thấu đáo về mặt pháp luật, nên đã dẫn bước Võ Hoàng Dũng vào việc mua - bán dầu trên vùng biển tiếp giáp giữa 2 nước Thái Lan và Việt Nam. Như Võ Hoàng Dũng khai và đó cũng là thực tế, ban đầu mua dầu để sử dụng cho tàu nhà, kế đến cho tàu bạn và họ hàng… dần dần mở rộng đối tượng người mua và hình thành đường dây mua - bán.
Và trong thực tế, Võ Hoàng Dũng đã chấm dứt hành vi phạm tội trước khi bị phát hiện. Tài liệu thu thập có trong hồ sơ vụ án và lời khai của bị cáo tại phiên tòa đã minh chứng rõ ràng điều ấy. Võ Hoàng Dũng mua bán dầu DO với bà Ánh từ tháng 4/2010 đến ngày 03/12/2010 và bị khởi tố, bắt tạm giam vào ngày 10/3/2011.
Bị cáo Võ Hoàng Dũng có nhiều tình tiết cần được cứu xét để giảm nhẹ:
- Thành khẩn khai báo (được ghi nhận qua Bản kết luận điều tra và Bản kết luận điều tra bổ sung).
- Khắc phục hậu quả (gia đình bị cáo đã nộp vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan CSĐT tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Kiên Giang số tiền 800 triệu đồng).
- Chấm dứt hành vi phạm tội trước khi bị phát hiện.
- Có thành tích giúp Cơ quan điều tra phá án trong một vụ án khác.
Kính đề nghị Hội đồng xét xử vận dụng quy định tại điểm b, điểm p, điểm q Điều 46 BLHS ghi nhận bị cáo Võ Hoàng Dũng có nhiều tình tiết giảm nhẹ và vận dụng Điều 47 BLHS để xử bị dưới khung hình phạt. Theo đó, bị cáo có thể được hưởng mức án ở mức khởi điểm của khoản 3 Điều 153 BLHS.
B. PHẦN BẢO VỆ CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO NQLNVLQ VƯƠNG MỸ NGUYỆT:
Vì Võ Hoàng Dũng và Vương Mỹ Nguyệt là vợ chồng, nên quyền lợi của bị cáo Võ Hoàng Dũng cũng là quyền lợi của Vương Mỹ Nguyệt; ngược lại xác định quyền lợi bà Vương Mỹ Nguyệt cũng liên quan đến quyền lợi của bị cáo Võ Hoàng Dũng.
Trong quá trình điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang đã tiến hành kê biên toàn bộ tài sản của gia đình bị can Võ Hoàng Dũng, gồm:
1. 2 căn nhà số 544 và số 546 đường Nguyễn Trung Trực, phường Vĩnh Lạc, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
2. Căn nhà số 02 đường 3/2, phường Vĩnh Thanh, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
3. Căn nhà số 59A đường Lê Thị Hồng Gấm, phường Vĩnh Thanh, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
4. 1 lô đất rẫy diện tích 528m2 tại đường Quang Trung, Khu phố Võ Trường Toản, phường Vĩnh Quang, TP. Rạch Gíá, tỉnh Kiên Giang.
5. 1 lô đất rẫy diện tích 635m2 tại ấp Minh Long, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.
6. 1 lô đất rẫy diện tích 859,5m2 tại ấp Minh Long, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.
7. 1 xe TOYOTA SIENNA mua ở TPHCM giá 115.000USD (Công ty Phú Hưng đứng tên mua).
8. Số tiền thu từ Ngân hàng do Võ Hoàng Dũng đứng tên tài khoản là 10.678.226.677.
Đây là tài sản chung của vợ chồng ông Võ Hoàng Dũng - bà Vương Mỹ Nguyệt, cho nên việc kê biên toàn bộ tài sản chung của vợ chồng cần được xem xét về tính hợp pháp và quyền lợi của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Bà Vương Mỹ Nguyệt có Đơn xin cứu xét đề ngày 26/4/2012 và Đơn kiến nghị đề ngày 09/5/2012 gửi lên Ban lãnh đạo Tòa án và Viện Kiểm sát tỉnh, đề nghị xem xét việc kê biên tài sản và xin trả lại phần tiền đã bị thu giữ, kèm với đơn là tài liệu chứng minh thu nhập và số dư từng có trong tài khoản tại một số ngân hàng…
Nếu như vấn đề nêu ở phần A (phần bào chữa cho bị cáo Võ Hoàng Dũng) được giải quyết, tức loại trừ trách nhiệm dân sự của bị cáo Võ Hoàng Dũng đối với số tiền 18.762.088.000đ, bị cáo chỉ còn chịu trách nhiệm về phần thu lợi bất chính số tiền 1.303.484.910đ, thì việc kê biên khối tài sản lớn như trên là không còn cần thiết và không phù hợp với quy định tại Điều 146 BLTTHS. Do đó, chúng tôi đề nghị Hội đồng xét xử tuyên xử hủy bỏ các lệnh kê biên đối với các tài sản bị kê biên và quyết định trả lại các tài sản bị thu giữ là chiếc xe Toyota Sienna 7 chỗ và số tiền 10.678.226.677cho gia đình bị cáo Dũng (giao cho bà Vương Mỹ Nguyệt).
Chúng tôi kính đề nghị Hội đồng xét xử TAND tỉnh Kiên Giang xem xét thấu đáo các vấn đề nêu trên, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bị cáo Võ Hoàng Dũng và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan Vương Mỹ Nguyệt, theo quy định pháp luật.
Thay mặt bị cáo và gia đình, chúng tôi trân trọng biết ơn quý Tòa.
Luật sư TRỊNH VĨNH PHÚC
Bán buôn xuất nhập khẩu Tre, Nứa, Gỗ cây, gỗ chế biến”.
Như vậy nhập khẩu gỗ từ Lào về Việt Nam rồi xuất thẳng sang Hồng Kông Trung Quốc của Công ty Ngọc Hưng là hoạt động kinh doanh hợp pháp đã được đăng ký kinh doanh.
b/ Hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu, cụ thể (Lô gỗ trắc có lẫn một ít gỗ giáng hương không thuộc danh mục bị nhà nước CHXHCN Việt Nam cấm nhập, cấm xuất được chứng minh tại công văn số 1328/BCT-NNK ngày 06/02/2013 của Bộ Công thương gửi Tổng Cục hải quan (Bút lục số 10) đã xác định rõ). Theo quy định tại Nghị định 12/2006 /NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên trong nước thuộc mặt hàng cấm xuất khẩu.“Gỗ nhập khẩu, tạm nhập tái xuất từ các nước vào Việt Nam (Trừ Campuchia) cũng như gỗ xuất khẩu từ nguồn nhập khẩu không thuộc danh mục cấm nhập khẩu xuất khẩu, tạm nhập tái xuất” Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan không phải xin phép Bộ Công thương.
Theo kết luận điều tra vụ án và cáo trạng VKSND tối cao xác định lô gỗ của Công ty Ngọc Hưng có nguồn gốc từ Lào, nên theo văn bản nêu trên khẳng định được không thuộc đối tượng “Cấm nhập, cấm xuất” nên không thể là “Hàng lậu”.
c/ Lô hàng xuất khẩu theo tờ khai 849/XKD/C32D ngày 19/12/2011 của Công ty Ngọc Hưng là lô hàng xuất nguyên lô có nguồn gốc nhập khẩu tại Lào theo tờ khai nhập khẩu số 1505/NKD ngày 17/12/2011 mở tại Chi cục hải quan cửa khẩu Lao Bảo. Vì vậy theo khoản 8 Điều 113 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 hướng dẫn thủ tục hải quan, thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì không phải nộp thuế nhập khẩu và xuất khẩu, riêng thuế giá trị gia tăng được hoàn thuế. Theo kết luận điều tra vụ án bổ sung số 04/KLĐTBS C44 (P4) ngày 10/03/2014 (Bút lục số 5) của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã kết luận: “Toàn bộ số tiền ứng trước của Công ty Ngọc Hưng là 3.246.503.717 đồng nộp thuế GTGT đã được hoạch toán vào ngân sách nhà nước”. Như vậy việc nhập và xuất lô hàng đến thời điểm hiện tại đã đem đến nguồn lợi cho ngân sách, không có bất cứ thiệt hại hậu quả nào xảy ra đối với thuế xuất phải nộp. Ngân sách nhà nước đang hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh hợp pháp của Doanh nghiệp chưa tính tới số thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng của Công ty Ngọc Hưng sau khi hoàn thành hợp đồng với khách hàng. Số tiền mà cơ quan cảnh sát điều tra và VKSND tối cao xác định là 30.060.814.616 đồng không phải là số tiền thiệt hại hoặc hậu quả của vụ án buôn lậu, thiếu trách nhiệm thực chất là giá trị hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu. Do vậy, không có cơ sở pháp lý để kết luận “Buôn lậu”.
d/ Cần lưu ý rằng trong vụ việc xảy ra Bộ Công an đã giao cho Cục cảnh sát điều tra án kinh tế và tội phạm chức vụ (C46) Bộ Công an tiến hành xác minh điều tra dấu hiệu phạm tội sau quá trình tiến hành xác minh trao đổi với Vụ 1 VKSND tối cao, TAND tối cao, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có văn bản gửi Tổng Cục hải quan nội dung văn bản số 231/C46/P10 ngày 06/06/2012 nêu rõ “Công ty Ngọc Hưng có hành vi khai báo không đúng số lượng chủng loại gỗ so với thực tế xuất khẩu theo quy định trách nhiệm của người khai báo tại Điều 23 Luật hải quan. Nhưng những sai phạm này không trái quy định nhà nước về công tác quản lý xuất nhập khẩu những sản phẩm này. Do vậy chưa đủ yếu tố cấu thành tội buôn lậu quy định tại Điều 153 Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam mặc dù lô hàng đã được thông quan”.(Bút lục số 7)
e/ Cũng theo tài liệu điều tra thu thập thì việc nhập khẩu gỗ của Công ty Ngọc Hưng từ nước bạn Lào dựa trên hợp đồng kinh doanh thương mại với nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào và nhà máy chế biến gỗ Sa Sy. Sau đó xuất khẩu cho Công ty EAST WELL (FAR EAST) Co.LTD Hồng Kông Trung Quốc cũng thông qua hợp đồng kinh doanh thương mại. Hồ sơ vụ án không có bất cứ kết luận nào của cơ quan chuyên môn (Chẳng hạn Trung tâm trọng tài quốc tế phòng thương mại công nghiệp Việt Nam) cho rằng các hợp đồng nhập khẩu xuất khẩu nêu trên của Công ty Ngọc Hưng là vi phạm pháp luật về kinh doanh thương mại của Việt Nam. Đương nhiên các hợp đồng nhập khẩu và xuất khẩu phải được xem là hợp pháp, điều này hoàn toàn phù hợp với công hàm của đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và văn bản của Bộ an ninh nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đề nghị Chính phủ và Bộ Công an Việt Nam trả lại số gỗ nêu trên cho Công ty EAST WELL hoặc cho Chính phủ Lào (Có văn bản tại hồ sơ vụ án) (Bút lục số 11).
Tóm lại: Với những căn cứ nêu trên có cơ sở pháp lý chắc chắn để kết luận Công ty Ngọc Hưng không có buôn lậu mà là hoạt động thương mại xuất nhập khẩu gỗ hợp pháp.
Thứ hai: Về việc truy tố Đỗ Lý Nhi và Lê Xuân Thành tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 2 Điều 185 Bộ luật hình sự là không có căn cứ. Bởi các lý do sau đây:
a/ Công ty Ngọc Hưng (Trương Huy Liệu và Trần Thị Dung) không phạm tội buôn lậu như trên đã phân tích, nên Đỗ Lý Nhi, Lê Xuân Thành không phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
b/ Không chứng minh được hậu quả nghiêm trọng xảy ra đối với hành vi của công chức hải quan Đỗ Lý Nhi, Lê Xuân Thành (Kết luận điều tra, cáo trạng chỉ chứng minh giá trị lô hàng xuất nhập khẩu mà không chứng minh hậu quả nghiêm trọng là gì).
c/ Không có căn cứ để cho rằng Đỗ Lý Nhi, Lê Xuân Thành vi phạm Điều 16 điểm b khoản 1 và Điều 17 Luật hải quan (Kiểm hóa ngoài địa điểm) như mục thứ 4 Điều 1 Luật sư đã phân tích.
d/ Điều quan trọng nhất mà cáo trạng quy kết hành vi thiếu trách nhiệm của Đỗ Lý Nhi và Lê Xuân Thành là vi phạm Điều 11 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật hải quan. Cụ thể Điều 11 Nghị định quy định về kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định này thì có 3 mức độ kiểm tra:
a/ Miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
b/ Kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng.
c/ Kiểm tra xác suất để đánh giá về chấp hành pháp luật hải quan của chủ hàng không quá 5% tổng số tờ khai hải quan.
Đối với lô hàng nhập khẩu xuất khẩu của Công ty Ngọc Hưng thì rơi vào điểm c (Tức hải quan cửa khẩu chỉ kiểm tra xác suất lô hàng không quá 5% tờ khai hải quan, hải quan cảng Cửa Việt cụ thể là công chức hải quan Đỗ Lý Nhi, Lê Xuân Thành đã thực hiện đúng quy định này).
e/ Cáo trạng của VKSND tối cao cho rằng Đỗ Lý Nhi, Lê Xuân Thành vi phạm bước 2 Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/06/2009 của Tổng Cục hải quan về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại là không có căn cứ. Cụ thể quy trình kiểm tra hàng hóa thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/06/2009 quy định các bước như sau:
1/ Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu (Công ty Ngọc Hưng không có yêu cầu khai bổ sung) nên cán bộ kiểm hóa không có căn cứ để tiến hành.
2/ Kiểm tra thực tế hàng hóa được quy định từ mục 2.1 đến 2.5 kết quả điều tra và cáo trạng không xác định Đỗ Lý Nhi và Lê Xuân Thành vi phạm mục nào mà chỉ kết luận chung chung là vi phạm bước 2 quyết định số 1171/QĐ-TCHQ. Thực tế như phần trên đã phân tích lô hàng hóa Công ty Ngọc Hưng chỉ phải kiểm tra theo tỷ lệ không quá 5% tờ khai hải quan, cụ thể có 22 container = 535,8m3 5% là 26,44m3. Công chức hải quan Đỗ Lý Nhi và Lê Xuân Thành đã kiểm tra đủ số lượng trên (Tức 5% lô hàng) theo quyết định số 1171/QĐ-TCHQ thì được quy định tại mục c “Hàng được kiểm tra theo tỷ lệ”thủ tục kiểm tra thực hiện đúng quy định tại tiểu mục c1, c2, c3 không có vi phạm gì.
f/ Trong quá trình điều tra, truy tố cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an và VKSND tối cao đã không xem xét đến quy định tại Điều 9 Quyết định số 48/QĐ-BTC ngày 04/07/2008 của Bộ tài chính quy định về loại trừ trách nhiệm cho công chức kiểm hóa của hải quan. Cụ thể là “Khi đã thực hiện đúng các quy định tại quyết định này và quy trình, quy định của Tổng Cục hải quan nhưng không phát hiện được vi phạm pháp luật về hải quan thì công chức hải quan kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu quá cảnh, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy trình quản lý rủi ro được miễn trừ trách nhiệm cá nhân”.
Tóm lại: Với các căn cứ nêu trên xác định được Đỗ Lý Nhi, Lê Xuân Thành không có hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” như cáo trạng VKSND tối cao truy tố.
Khi tiến hành xét xử vụ án, chúng tôi đề nghị TAND TP.Đà Nẵng cho triệu tập thêm đồn biên phòng cảng Cửa Việt, tham tán thương mại đại sứ quán Lào và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam cũng như đại diện của Cục cảnh sát điều tra kinh tế (C46) Bộ Công an để làm rõ thêm các vấn đề liên quan đến vụ án. Đồng thời khi xem xét vụ án có quan tâm đến ý kiến của cơ quan công luận báo chí, đặc biệt là phóng sự điều tra của báo bảo vệ pháp luật thứ 7 của VKSND tối cao về vụ án để có phán quyết công bằng đúng pháp luật.
Trên đây là đề nghị của Luật sư kính mong TAND TP.Đà Nẵng, VKSND TP.Đà Nẵng quan tâm để tránh việc truy tố xét xử oan sai.
Trân trọng.
Nơi nhận:
- Như trên.
- Đỗ Lý Nhi, Lê Xuân Thành.
- Cục hải quan Quảng Trị.
- Lưu HSBC.
|
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ VẠN LÝ
Trưởng Văn Phòng
(Đã ký)
LS: Nguyễn Trường Thành
|
Kỹ năng của Luật sư khi nghiên cứu vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Tội buôn lậu theo luật hình sự
Tội buôn lậu được quy định tại điều 153, luật hình sự năm 1999:
Điều 153, luật hình sự năm 1999 quy định về tội buôn lậu :
1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;
b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;
c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
đ) Hàng cấm có số lượng rất lớn;
e) Thu lợi bất chính lớn;
g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác;
h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
i) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
k) Phạm tội nhiều lần;
l) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;
b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;
c) Thu lợi bất chính rất lớn;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo quy định của luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì:
1. Bỏ hình phạt tử hình ở các điều 111, 139, 153, 180, 197, 221, 289 và 334.
Sửa đổi cụm từ “hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình” thành cụm từ “hai mươi năm hoặc tù chung thân” tại khoản 3 Điều 111, khoản 4 Điều 139, khoản 4 Điều 153, khoản 3 Điều 180, khoản 4 Điều 197, khoản 3 Điều 221, khoản 4 Điều 289 và khoản 4 Điều 334.
2. Điều 161 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 161. Tội trốn thuế
1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.
PHÂN TÍCH & BÌNH LUẬN TỘI DANH BUÔN LẬU THEO LUẬT HÌNH SỰ
Định Nghĩa: Buôn lậu là buôn bán hàng hoá qua biên giới một cách trái phép.
Tội buôn lậu là tội phạm được tách ra từ tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới được quy định tại Điều 97 Bộ luật hình sự năm 1985, là tội xâm phạm an ninh quốc gia. Nay Bộ luật hình sự năm 1999 coi tội phạm này là tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc xuất nhập khẩu hàng hoá và những vật phẩm khác của Nhà nước.
So với Điều 97 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội phạm này, thì Điều 153 Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều sửa đổi, bổ sung lớn, cụ thể là:
- Nếu Điều 97 quy định: buôn bán trái phép qua biên giới hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá không kể giá trị bao nhiêu cũng bị coi là tội phạm, thì Điều 153 quy định, nếu là hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý thì phải có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng mới cấu thành tội phạm; nếu dưới một trăm triệu đồng thì người phạm tội phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu hoặc là hành vi quy định tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật hình sự, hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì mới cấu thành tội buôn lậu. Nếu là hàng cấm thì phải có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu hoặc hành vi quy định tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm mới cấu thành tội phạm.
- Nếu Điều 97 Bộ luật hình sự năm 1985 chưa phân biệt hàng hoá với hàng cấm, thì Điều 153 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định nếu là hàng cấm thì không phải xác định giá trị mà chỉ cần xác định số lượng lớn, thì người phạm tội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu có số lượng chưa được coi là lớn thì người có hành vi buôn lậu phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu hoặc là hành vi quy định tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật hình sự, hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì mới cấu thành tội buôn lậu.
- Nếu Điều 97 Bộ luật hình sự năm 1985 chưa quy định, thì Điều 153 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hành vi buôn lậu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, thì mới là hành vi phạm tội buôn lậu. Quy định này cho phép chúng ta phân biệt với các hành vi buôn lậu nhưng hàng lậu là đối tượng phạm tội đã được quy định thành tội phạm riêng. Ví dụ: buôn lậu ma tuý qua biên giới sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 193; nếu buôn lậu vũ khi quân dụng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 230; nếu buôn lậu chất cháy, chất độc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 238 Bộ luật hình sự.v.v...
- Nếu Điều 97 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định ba khoản tương ứng với ba khung hình phạt, thì Điều 153, ngoài khoản 5 quy định hình phạt bổ sung thì quy định bốn khoản tương ứng với bốn khung hình phạt.
- Các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt quy định tại Điều 153 Bộ luật hình sự năm 1999 cũng được sửa đổi, bổ sung như: Quy định giá trị vật phạm pháp bằng một số tiền cụ thể thay cho tình tiết vật phạm pháp có giá trị lớn, phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; bổ sung các tình tiết: Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác; hàng phạm pháp có số lượng rất lớn, đặc biệt lớn; thu lợi bất chính rất lớn, đặc biệt lớn; gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng là yếu tố định khung hình phạt.
- Do cấu tạo lại thành bốn khoản nên khung hình phạt ở mối khoản cũng được sửa đổi, bổ sung như: Khoản 1 Điều 97 Bộ luật hình sự năm 1985 có khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm, thì khoản 1 Điều 153 là sáu tháng đến ba năm; khoản 2 Điều 97 có khung hình phạt từ năm năm đến mười hai năm, thì khoản 2 Điều 153 là ba năm đến bảy năm; khoản 3 Điều 97 có khung hình phạt từ mười năm đến hai mươi năm tù, tù chung thân hoặc tử hình, thì khoản 3 Điều 153 là bảy năm đến mười lăm năm; hình phạt từ mười hai năm đến hai mươi năm tù, tù trung thân hoặc tử hình được quy định tại khoản 4 Điều 153 Bộ luật hình sự năm 1999.
Trân trọng./.
Trích báo: BÀI BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO BUN KISS SINA, BỊ XÉT XỬ VỀ TỘI”MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ”, TẠI PHIÊN TOÀ PHÚC THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TẠI TP.HCM.
Bài bào chữa cho bị cáo Bun Kiss Sina, bị xét xử về tội”Mua bán trái phép chất ma tuý”, tại phiên toà phúc thẩm Toà Án Nhân dân Tối cao tại TP.HCM.
– Kính thưa Hội đồng xét xử Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TPHCM.
– Kính thưa đại diện Viện KSXXPT Viện KSNDTC tại TPHCM.
Tôi, Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, Công ty Luật HD Phúc Đức, là người bào chữa cho bị cáo Bun Kiss Sina, bị xét xử về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”, xin được trình bày trước quý Tòa và quý Viện các vấn đề liên quan đến nội dung kháng cáo của bị cáo Bun Kiss Sina, như sau:
1. Về ý thức chủ quan của Bun Kiss Sina.
– Bị cáo Bun Kiss Sina một mực khai không biết loại thuốc đã mua bị xem là chất ma túy, chỉ nghĩ đơn thuần đó là thuốc chữa trị bệnh mà theo các sách hướng dẫn sử dụng thuốc đều ghi rõ công dụng của viên Rivotril và Valium là: “chống co giật, an thần, giản cơ và giải lo âu…”. Chính bị cáo trong suốt nhiều năm qua được bác sĩ chữa trị bệnh bằng loại thuốc này, bản thân bị cáo cũng tự biết sử dụng để ngăn chặn các cơn đau thắt. Ngay trong thời gian bị giam giữ, Bun Kiss Sina vẫn được bác sĩ điều trị chỉ định uống thuốc “Rivotril 2mg: 2 viên sáng, 2 viên tối”.
– Điều không thể phủ nhận được là loại thuốc mà Bun Kiss Sina mua từ Phnompenh định mang về TP. Hồ Chí Minh, bị bắt tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh là loại thuốc chữa trị bệnh. Chỉ có 1 thành phần của viên Rivotril có chứa hoạt chất Clonazépam và 1 thành phần của viên Valium có chứa hoạt chất Diazépam mà thôi ! Song cũng cần nhìn nhận, Clonazépam và Diazépam tuy nằm trong danh mục chất ma túy và tiền chất theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ nhưng được xếp vào bảng III là loại tiền chất được dùng trong y tế và về mặt dược lý nó không phải là chất gây nghiện mà chỉ là chất hướng tâm thần. Cho nên, nếu xem nó là chất ma túy thì mức độ tác hại của nó thấp và khác xa các chất độc dược và gây nghiện nằm được xếp ở bảng I và bảng II.
– Việc bị cáo khai mua thuốc về sử dụng cho bản thân, cho tặng người thân, giúp các tổ chức từ thiện là có căn cứ. Số lượng thuốc mà bị cáo mua bao gồm 4 loại, trong đó chỉ có 2 loại được xác định có chứa chất ma túy là Rivotril và Valium, 2 loại còn lại là thuốc giúp tăng cường trí nhớ và trợ tim là Tanakan và Vastarel. Trong thực tế, Bun Kiss Sina thường lui tới các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em tàn tật, từng giúp đỡ các nạn nhân chất độc dioxin… Điều này xét ra cũng dễ hiểu và rất tự nhiên về mặt tâm lý tình cảm, vì Bun là một người tàn tật nên dễ gần gũi và chia sẻ với những người tật nguyền…
– Vì nghĩ là thuốc chữa bệnh, nên Bun Kiss Sina không có ý thức giấu giếm. Bị cáo mang 2 thùng thuốc một cách công khai qua cửa khẩu, trước mặt cán bộ Hải quan, mang lên xe taxi một cách bình thường như một loại hàng hóa bình thường, không có sự ngụy trang và thủ đoạn đối phó nào cả. Bun Kiss Sina là người tàn tật, di chuyển bằng xe lăn nên hoàn toàn không có khả năng để đối phó với sự kiểm soát của lực lượng làm nhiệm vụ…
– Vì không nghĩ rằng việc mua, mang thuốc tân dược như trên là phạm tội hình sự, bị khép vào hành vi mua bán trái phép chất ma túy nên khi bị lực lượng Cảnh sát kinh tế dừng xe, khám xét và thu giữ lô hàng thuốc, Bun Kiss Sina không né tránh, không chối cãi mà nhận ngay hàng của mình, ký tên vào Biên bản vi phạm hành chính về hành vi “Vận chuyển hàng hóa nhập khẩu trái phép (thuốc Tây ngoại nhập)” vào ngày 27/7/2004 rồi được cho về, hẹn có mặt vào lúc 7h30’ ngày 29/7/2004 tại Đội chống buôn lậu Phòng Cảnh sát kinh tế để giải quyết vụ vi phạm. Hai ngày sau, Bun Kiss Sina từ TP. Hồ Chí Minh ngồi xe lăn nhờ người đón xe đò lên Tây Ninh theo đúng hẹn và tại đây Bun Kiss Sina đã bị bắt giữ với tội danh “Mua bán trái phép chất ma túy” !!! Nếu là người có ý thức phạm tội, chắc chắn Bun Kiss Sina sẽ không có cách ứng xử như thế !!!
– Trong quá trình kiểm sát hoạt động điều tra, Viện KSND tỉnh Tây Ninh từng có văn bản gởi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tây Ninh yêu cầu điều tra làm rõ đường dây mua bán chất ma túy mà Bun Kiss Sina tham gia với lập luận bị can là người tàn tật ngồi xe lăn, phải có người giúp sức mới có thể thực hiện được hành vi tội phạm. Thế nhưng qua kết quả điều tra cho thấy Bun Kiss Sina không có dính dáng vào bất cứ đường dây mua bán, vận chuyển chất ma túy nào. Việc Bun Kiss Sina mua thuốc và chở thuốc từ Phnompenh về TP. Hồ Chí Minh chỉ là lần đầu tiên, không hề có mưu toan. Điều này càng phù hợp với xác nhận của Tổng Lãnh sự Pháp về lý lịch tư pháp của Bun Kiss Sina là hoàn toàn trong sạch!
Tóm lại, Bun Kiss Sina khi mua và mang thuốc từ Phnompenh về TP. Hồ Chí Minh không nhận thức được đó là chất ma túy, chỉ nghĩ là thuốc chữa bệnh mang về giúp người, chớ không phải để đầu độc con người!!!
2. Về vấn đề giám định trọng lượng chất ma túy trong lô hàng thuốc tân dược thu giữ của Bun Kiss Sina.
Các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Tây Ninh dựa vào Kết luận giám định số 3874/C21(CIII) ngày 30/7/2004 của Phân viện Khoa học Hình sự – Bộ Công an, xác định 27.985 viên thuốc tân dược gồm 2 loại thuốc: Rivotril và Valium chứa thành phần chất ma túy có trọng lượng 4.357,2863 gam để truy tố và xét xử Bun Kiss Sina theo điểm e khoản 4 Điều 194 Bộ luật Hình sự là chưa chính xác.
Theo chúng tôi phải xác định lại trọng lượng chất ma túy có trong lô hàng, tính hàm lượng hoạt chất Diazépam và Clonazépam hiện diện trong mỗi viên thuốc Valium loại 5mg, 10mg và Rivotril loại 2mg…
Nếu tính trọng lượng của một viên thuốc loại Valium thì nó là Valium, chứ không phải là Diazépam, mà thuốc Valium thì không có tên trong danh mục cấm; còn nếu tách ra từng chất trong viên thuốc Valium thì hoạt chất Diazépam là trọng lượng chứ không còn là hàm lượng trong một viên thuốc.
Tương tự như vậy, nếu tính trọng lượng của một viên thuốc loại Rivotril thì nó là Rivotril, chứ không phải là Clonazépam, mà thuốc Rivotril thì không có tên trong danh mục cấm; còn nếu tách ra từng chất trong viên thuốc Rivotril thì hoạt chất Clonazépam là trọng lượng chứ không còn là hàm lượng trong một viên thuốc.
Theo chúng tôi cần thiết cho giám định lại, theo đó phải tính trọng lượng chất ma túy trên cơ sở hàm lượng chất Clonazépam và chất Diazépam hiện diện trong mỗi viên thuốc (2mg, 5mg, 10mg) và phải giám định toàn bộ lô hàng tân dược chớ không phải giám định theo kiểu chọn đại diện cho từng nhóm, loại thuốc… như đã tiến hành.
Căn cứ vào hàm lượng được ghi trên từng viên thuốc, qua tính toán kết quả cho thấy: tổng trọng lượng hoạt chất Diazépam và Clonazépam trong số 27.985 viên thuốc Valium và Rivotril thu giữ của Bun Kiss Sina chỉ có 63,87 gam, chứ không tới 4.357,2863 gam như Kết quả giám định, Kết luận điều tra, Cáo trạng và Bản án sơ thẩm.
Như vậy, nếu truy tố và kết án Bun Kiss Sina thì chỉ có thể áp dụng điểm m khoản 2 Điều 194 Bộ luật Hình sự, chớ không thể truy tố và kết án theo điểm e khoản 4 Điều 194 Bộ luật Hình sự như đã áp dụng.
Trong thực tiễn giải quyết vụ án, vấn đề giám định chất ma túy ở dạng thuốc tân dược từng được đặt ra. Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP. Hồ Chí Minh thông qua Bản án số 2606/HSPT ngày 09/11/2004 đã hủy toàn bộ Bản án số 179/HSST ngày 09/7/2004 của TAND tỉnh Tây Ninh xét xử vụ án “Mua bán trái phép chất ma túy” với bị cáo Lê Thị Hằng và Trần Thị Thanh Thảo, là một minh chứng điển hình…
Theo nhận thức của chúng tôi, bản án của Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP. Hồ Chí Minh nêu trên có hiệu lực pháp luật, có thể xem đó như một căn cứ để vận dụng với ý nghĩa như một án lệ. Bản án trên đã gần 1 năm, không bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, càng khẳng định tính đúng đắn và có căn cứ pháp luật của phán quyết !!!
Mặt khác, trong những trường hợp như trên, cần thiết phải vận dụng pháp luật theo nguyên tắc áp dụng điều luật có lợi cho bị can – bị cáo…
3. Về bệnh trạng của bị cáo – bệnh nhân Bun Kiss Sina.
Tổ chức COTOREP tại Thông báo số 14.2B đề ngày 15/4/1996 gởi đến Bun Kiss Sina, xác định: “Cotorep họp ngày 11/4/1996 đã tuyên thừa nhận tỷ lệ mất năng lực của ông là 100%”. Điều đó cho thấy: Bun Kiss Sina là người tàn phế hoàn toàn, cần được chăm sóc đặc biệt.
Bác sĩ phụ trách y tế của Tổng Lãnh sự quán Pháp có Biên bản y khoa đề ngày 04/10/2004 và Bác sĩ phụ trách Bệnh xá Trại tạm giam Công an tỉnh Tây Ninh có Giấy xác nhận đề ngày 14/6/2005 xác định tình trạng bệnh của Bun Kiss Sina cần được quan tâm chữa trị.
Bun Kiss Sina hiện rất yếu, phải nằm điều trị tại Bệnh xá của Trại tạm giam trong nhiều tháng qua. Bệnh xá cũng đã 1 lần chuyển bệnh nhân Bun Kiss Sina đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh để tiến hành một số xét nghiệm và chữa trị.
Yếu tố bị cáo Bun Kiss Sina là người có nhược điểm về thể chất, bị hạn chế rất nhiều về năng lực hành vi, thậm chí bị mất năng lực 100%, chưa được Hội đồng xét xử TAND tỉnh Tây Ninh ghi nhận đúng mức. Với tình trạng bệnh tật hiện nay, e rằng bị cáo Bun Kiss Sina không còn đủ sức sống nổi để mà thụ hình!!!
Bên cạnh đó, Bun Kiss Sina là người có quốc tịch Pháp, vì mối quan hệ ngoại giao và tình hữu nghị giữa hai nước Việt – Pháp, cần nên có mức án nương nhẹ đối với bị cáo…
4. Kiến nghị.
Chúng tôi kiến nghị Hội đồng xét xử Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP. Hồ Chí Minh chấp nhận kháng cáo của bị cáo Bun Kiss Sina, qua đó xem xét lại Bản án số 118/HSST ngày 28/7/2005 của TAND tỉnh Tây Ninh đã tuyên phạt bị cáo với mức án 20 năm tù, để qua đó quyết định hủy án sơ thẩm điều tra lại hoặc nhất thiết phải có sự giảm nhẹ mức án phạt đối với bị cáo, nhằm đảm bảo việc xét xử vụ án đúng pháp luật, đảm bảo tính pháp chế và công bằng, công lý cho bị cáo!!!
Thay mặt người mẹ già đau khổ của bị cáo Bun Kiss Sina, tôi trân trọng biết ơn quý Tòa và quý Viện.
_________________
Đôi lời bộc bạch của Luật sư bào chữa cho bị cáo Bun Kiss Sina:
Đây là vụ án rất đặc biệt xảy ra đã nhiều năm, bởi ra trước Tòa là một thanh niên tật nguyền ngồi xe lăn, mà theo một tổ chức y tế ở Pháp có tên COTOREP xác định bằng văn bản là mất năng lực đến 100%. Công dân Pháp gốc Việt đó đã bị TAND tỉnh Tây Ninh kết án 20 năm tù và Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP. Hồ Chí Minh sửa án giảm xuống còn 18 năm tù về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Sau đó gia đình phạm nhân với sự trợ giúp của luật sư phối hợp với cơ quan ngoại giao Pháp xin Chính phủ Việt Nam cho di lý về Pháp thụ hình và đã được giải quyết theo nguyên tắc “có đi – có lại”. Điều đáng nói, khi trở về đến Paris, chàng thanh niên lập tức được tại ngoại để chữa trị bệnh và nhanh chóng trở thành người tự do!!! Hiện nay Bun Kiss Sina rất muốn quay về thăm Việt Nam để giúp cho các trẻ em tật nguyền và người bị chất độc dioxin nhưng e ngại luật pháp Việt Nam không buông tha…(?!). Qua vụ án này, cho thấy pháp luật hình sự nước ta vẫn còn nhiều bất cập và có độ vênh với luật pháp nhiều nước khác…
ÀI BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO PHAN CAO TRÍ TRONG VỤ ÁN CÔNG TY TÂN HOÀNG PHÁT CỦA LS. NGUYỄN ĐĂNG TRỪNG
|
LGT: “Vụ án Công ty Tân Hoàng Phát ở cấp sơ thẩm cũng như phúc thẩm quan điểm giữa Viện kiểm sát và các luật sư hoàn toàn khác nhau. Bị cáo Phan Cao Trí không oan, Luật sư Nguyễn Đăng Trừng và Luật sư Nguyễn Văn Hiệp cho rằng các bị cáo không phạm tội.
Tuy Toà Phúc thẩm Toà án Nhân dân tối cao (TANDTC) tại TP.HCM không chấp nhận hoàn toàn ý kiến của LS. Trừng và LS. Hiệp, nhưng đã giảm án đặc biệt cho bị cáo Trí và bị cáo Yến vợ của Trí: Bị cáo Trí từ 12 năm tù giam xuống còn 5 năm tù giam và bị cáo Yến từ 6 năm tù giam xuống còn 3 năm tù treo.
Bản Tin Luật Sư đăng lại nguyên văn bài bào chữa của LS.Trừng và LS. Nguyễn Văn Hiệp để các đồng nghiệp nhất là các đồng nghiệp trẻ tham khảo”.
Kính thưa Quý toà
Phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Phan Cao Trí và các bị cáo khác có kháng cáo đã mở ra 2 lần: Lần thứ nhất vào ngày 4- 5/8/2011; Lần này từ ngày 8-12/12/2011.
Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, bản án sơ thẩm, nghe các người bị hại, nhân chứng khai tại 2 phiên tòa, tôi thấy có mấyvấn đề nổi lên, đề nghị quý tòa xem xét cho bị cáo Phan Cao Trí bị Tòa sơ thẩm xét xử 2 tội: Bắt giữ người trái phép và cưỡng đoạt tài sản”.
I/- Vần đề thứ nhất:
Về mặt pháp lý và thực tế bị cáo Phan Cao Trí có phải là người đứng sau lưng Phan Việt Hậu để điều hành Công ty Tân Hoàng Phát không? Và Phan Cao Trí có phải là người làm chủ các cơ sở massage: Công ty Kim Thu, Công ty Hoàng Thành, Công ty Newstar, Công ty Hoàng Vân III không?
Theo tôi là không.
Tại sao như vậy: Bởi vì từ tháng 6/2008, Phan Cao Trí đã chuyển cho Phan Việt Hậu đứng tên làm người đại diện pháp luật, là giám đốc Công ty Tân Hoàng Phát, là người quản lý điều hành trực tiếp Công ty Tân Hoàng Phát, bị cáo Trí còn là một thành viên góp vốn.
Công ty Tân Hoàng Phát cũng như các Công ty Kim Thu, Công ty Hoàng Thành, Công ty Newstar, Công ty Hoàng Vân III đều là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn.
Theo Luật Doanh nghiệp thì đối với loại hình công ty TNHH thì người quản lý điều hành là các giám đốc, các thành viên góp vốn không thể tham gia quản lý điều hành mà chỉ được hưởng kết quả kinh doanh căn cứ vào tỷ lệ góp vốn mà thôi.
Chính vì không còn giám đốc Công ty Tân Hoàng Phát nữa nên người ra bản cam kết không phải là Phan Cao Trí mà là Phan Việt Hậu, vì Hậu là giám đốc Công ty Tân Hoàng Phát, là người quản lý điều hành công ty mới có quyền làm việc này.
Tất cả 4 công ty còn lại đều có giám đốc riêng: giám đốc Công ty Kim Thu- Phan Quốc Cường, giám đốc Công ty Hoàng Thành- Ngô Minh Phương, giám đốc Công ty Newstar- Phan Hoàng Sang, giám đốc Công ty Hoàng Vân III -Nguyễn Phước Thiện.
Chính bị cáo Phan Cao Trí không còn là giám đốc Công ty Tân Hoàng Phát từ tháng 6/2008 và không phải là giám đốc các công ty trên, nên Phan Cao Trí không thể xử lý kỷ luật ai và không có điều kiện để thực hiện hành vi bắt giữ người trái phép và cưỡng đoạt tài sản.
II/- Vấn đề thứ hai: Thực tế khu nhà ở của các nhân viên massage có phải là một trại giam trá hình để bị cáo Phan Cao Trí thực hiện hành vi bắt giữ người trái phép không?
Theo tôi hoàn toàn không phải. Trong phiên tòa ngày 4-5/8/2011, 2 nhân viênmassage Đinh Thị Ngoan và Lê Thị Loan đã khai rất rõ mà vị đại diện Viện kiểm sát và quý tòa đều nghe: các nhân viên ở đây không mất tự do, được tập thể dục, uống cà phê, ăn sáng, được đi tham quan, tiền do công ty bỏ ra, mỗi năm 1 lần, không ai bị nhốt vào chuồng chó, cơ quan chức năng kiểm tra thường xuyên, thực tế thì ở đây cũng không có chuồng chó để nhốt người.
Các nhân viên massage được quý tòa thẩm vấn trong phiên toà ngày 4-5/8/2011 đều khai rằng vợ chồng Phan Cao Trí không đánh đập, ép buộc,bắt giữ hoặc buộc họ phải nộp tiền thế chân khi vế nghỉ phép, số tiềnmà vợ Trí còn giữ là tiền lương tháng cuối cùng Tân Hoàng Phát chưa thanh toán do bị bắt.
Nếu khu ở nhân viên massage là nơi có chuồng chó để nhốt người, là nhà giam trá hình để bắt giữ người trái phép, thì tại sao 2 nhân viên massage Ngoan và Loan làm việc cho Trí sau đó nghỉvề quê một thời gian quay rở lại làm việc cho bị cáo trí. Chứng tỏ ở đây không có việc bắt giữ người trái phép.
Nếu ở đây có việc giữ người trái phép thì 2 nhân viên này đã nghỉ luôn chứ không quay trở lại.
III/- Vấn đề thứ ba:
Cái gọi là tiền thế chân hay là tiền mà viện kiểm sát và tòa sơ thẩm cho là số tiền bị cưỡng đoạt thực chất là tiền gì?
Như bị cáo Trí đã khai tại cơ quan điều tra, tại phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm: Tiền đó là tiền dạy nghề massage, mua đồng phục và mỹ phẩm trang điểm mà công ty ứng trước cho các nhân viên massage, nếu các nhân viên massage làm việc tại công ty không đủ 6 tháng thì phải trả lại cho công ty là công bằng và phù hợp.
Hiện nay một số nhân viên massage tiền lương tháng cuối công ty chưa trả cho họ vì lúc đó vụ án xảy ra, không có điều kiện trả lại, chứ không phải vợ chồng Trí chiếm đoạt.
Từ những nội dung tôi đã trình bày trên, tôi cho rằng có đủ cơ sở thực tế và pháp lý để xác định bị cáo Trí không phạm tội.
Quan điểm pháp lý
Bào chữa cho bị cáo Phan Cao Trí, Phan Việt Hậu, Phan Quốc Cường và Phan Thị Yến, về tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và tội “Cưỡng đoạt tài sản” tại phiên tòa phúc thẩm, do tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM xét xử ngày 8, 9 và 12/12/2011.
Kính thưa Hội đồng xét xử,
Kính thưa Vị đại diện Viện kiểm sát,
Tôi Luật sư Nguyễn Văn Hiệp, Văn phòng Luật sư Bảo Anh, thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM.
Là người bào chữa cho các bị cáo Phan Cao Trí, Phan Việt Hậu, Phan Quốc Cường Và Phan Thị Yến.
Bào chữa cho bị cáo Phan Cao Trí còn có Luật sư Nguyễn Đăng Trừng cùng tham gia bào chữa.
Tôi xin trình bày quan điểm bào chữa cho các bị cáo với nội dung, như sau:
+ Tại Bản án Hình sự sơ thẩm số 30/2011/HSST ngày 27.1.2011 của TAND Hồ Chí Minh tuyên xử:
Áp dụng điểm a, d, đ khoản 2 Điều 123 và điểm a,d khoản 2 Điều 135, Điều 50 Bộ luật hình sự.
- Xử phạt: Phan Cao Trí 05 (năm) năm tù về tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và 07 (bảy) năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Tổng hợp, buộc Phan Cao Trí phải thụ hình chung cả 02 tội là 12 (mười hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 08.12.2008.
- Xử phạt Phan Việt Hậu 04 (bốn) năm tù về tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và 06 (sáu) năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Tổng hợp, buộc Phan Việt Hậu phải thụ hình chung cả 02 tội là 10 (mười hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 08.12.2008.
Áp dụng điểm a, d, đ khoản 2 Điều 123 và điểm a khoản 2 Điều 135, Điều 50 Bộ luật hình sự.
- Xử phạt: Phan Quốc Cường 04 (bốn) năm tù về tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và 05 (năm) năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Tổng hợp, buộc Phan Cuốc Cường phải thụ hình chung cả 02 tội là 9 (chín) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 09.12.2008.
Áp dụng điểm a, d khoản 2 Điều 135 Bộ luật hình sự
- Xử phạt: Phan Thị Yến 06 (sáu) năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.
Ngoài ra án sơ thẩm còn tuyên buộc Phan Cao Trí và Phan Thị Yến bồi thường và trả lại cho các người bị hại 230.900.000 đồng và 03 chỉ vàng 18K…
Sau khi xét xử sơ thẩm, các bị cáo có đơn kháng cáo:
1. Ngày 30.1.2011 bị cáo Phan Cao Trí có đơn kháng cáo kêu oan. Bị cáo cho rằng bị cáo không phạm tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và “Cưỡng đoạt tài sản”. Bị cáo yêu cầu tòa phúc thẩm xem xét lại tội danh và hình phạt.
2. Ngày 28.1.2011, bị cáo Phan Việt Hậu có đơn kháng cáo kêu oan, bị cáo yêu cầu tòa phúc thẩm xem xét lại tội danh và hình phạt.
3. Ngày 28.1.2011, bị cáo Phan Quốc Cường kháng cáo kêu oan. Bị cáo cho rằng bị cáo không phạm tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và “Cưỡng đoạt tài sản”. Bị cáo yêu cầu tòa phúc thẩm xem xét lại tội danh và hình phạt.
4. Ngày 29.1.2011, bị cáo Phan Thị Yến kháng cáo kêu oan. Bị cáo cho rằng bị cáo không phạm tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Yêu cầu tòa phúc thẩm xem xét lại tội danh đối với bị cáo.
Tại phiên tòa phúc thẩm các bị cáo vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo kêu oan.
Các bị cáo trình bày thừa nhận một số việc làm của mình trong công ty. Nhưng cho rằng việc làm đó không phải là hành vi phạm tội, mà đó là những việc làm bình thường để quản lý công ty. Việc cho nhân viên công ty ở trọ trong nhà riêng của các bị cáo là do các nhân viên có nhà xa nên xin ở trọ. Do ở tập thể đông người, nên nhà trọ phải có nội quy và các nhân viên phải chấp hành nội quy này. Các bị cáo không có bắt giữ họ như án sơ thẩm đã quy kết. Việc thu lại tiền đào tạo tay nghề, trang phục, son phấn mà công ty đã ứng trước cho các nhân viên khi nhân viên nghỉ việc. Đây là thực hiện theo bản thỏa thuận và cam kết giữa nhân viên với công ty. (Nhân viên sau khi được đào tạo tay nghề nếu nghỉ việc trước 06 tháng hoặc bỏ việc ngang, thì phải nộp lại số tiền đào tạo, son phấn, trang phục mà công ty đã ứng ra trước. Việc làm này của các bị cáo là nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của công ty. Chứ không phải bắt giữ người trái pháp luật hay cưỡng đoạt tài sản của nhân viên, như cáo trạng và án sơ thẩm đã quy kết
Các bị cáo không thừa nhận có phạm tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và “Cưỡng đoạt tài sản”. Các bị cáo đều kêu oan.
Luật sư Nguyễn Đăng Trừng vừa trình bày quan điểm, bào chữa cho bị cáo Phan Cao Trí, tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm bào chữa của Luật sư Trừng.
Sau đây, tôi xin trình bày quan điểm bào chữa bổ sung cho bị cáo Phan Cao Trí, đồng thời trình bày quan điểm bào chữa cho các bị cáo Phan Việt Hậu, Phan Quốc Cường Và Phan Thị Yến, với nội dung như sau:
+ Về hình thức: Các bị cáo Phan Cao Trí, Phan Việt Hậu, Phan Quốc Cường Và Phan Thị Yến làm đơn kháng cáo trong hạn luật định. Kính đề nghị HĐXX xét chấp nhận các đơn kháng cáo của bị cáo là hợp lệ.
+ Về nội dung:
1/ - Tại bản kết luận điều tra số 3125/KLĐT-PC14 (Đ8) ngày 08.12.2009 kết luận đề nghị truy tố đối với các bị cáo về tội “Bắt giữ người trái pháp luật” gồm 02 trường hợp đối với nhân viên Nguyễn Thị Thảo và nhân viên Trần Ngọc Tình. Đề nghị truy tố các bị cáo về tội “Cưỡng đoạt tài sản” với 26 trường hợp của 26 nhân viên.
- Tại Bản Cáo trạng số 92/CT-1A ngày 09.4.2010 của VKS nhân dân Tp. Hồ Chí Minh, thì cáo trang truy tố các bị cáo Phan Cao Trí, Phan Việt Hậu, Phan Quốc Cường Và Phan Thị Yến phạm hai tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và “Cưỡng đoạt tài sản” là trên cơ sở cáo trạng quy kết các bị cáo có hành vi bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản của 09 (chín) người bị hại là: Trần Ngọc Tình, Thạch Thị Lin Đa, Đặng Thị Huyền Trân, Lê Thị Mỹ Nương, Hà Thị Huyền, Phạm Thị Út Nhì, Nguyễn Thị Thùy Trang, Phạm Thị Huỳnh Nga và Nguyễn Thị Thúy Hằng.
Cáo trạng còn nêu rõ: “Những trường hợp còn lại, các bị can không thừa nhận. Cơ quan điều tra đã xác minh làm rõ, nhưng không đủ cơ sở kết luận hành vi bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản theo đơn tố cáo”. (Trang 8 của Cáo trạng)
Mặc dù Cáo trạng chỉ truy tố các bị cáo có hành vi phạm tội đối với 09 trường hợp của 09 người bị hại như nêu trên và khẳng định các trường hợp còn lại không đủ sơ sở kết luận có hành vi “Bắt giữ người trái pháp luật” và “Cưỡng đoạt tài sản”. Nhưng án sơ thẩm lại quy kết và xét xử các Bị cáo phạm tội “Bắt giữ người trái pháp luật” đối với hành vi phạm tội bắt giữ 93 trường hợp của 93 người bị hại và tội “Cưỡng đoạt tài sản” đối với hành vi chiếm đoạt tài sản 09 trường hợp của 09 người bị hại.
Căn cứ điều 196 Bộ Luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định về “Giới hạn việc xét xử”: “Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử.”
Căn cứ quy định của BLTTHS nêu trên, chúng tôi thấy Aùn sơ thẩm đã xét xử vượt quá giới hạn xét xử, vi phạm điều 196 BLTTHS, gây thiệt hại quyền lợi cho các bị cáo. Chúng tôi kính đề nghị HĐXX xem xét lại vấn đề này, chỉ xét xử các bị cáo về hành vi phạm tội đối với 09 trường hợp của 09 người bị hại như Cáo trạng VKS đã truy tố.
2/ Tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa sơ thẩm cũng như tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, các bị cáo Phan Cao Trí, Phan Việt Hậu, Phan Quốc Cường và Phan Thị Yến đều khai: Các bị cáo bị cán bộ điều tra dùng nhục hình, mớm cung, ép cung, như: đánh bị cáo, chích roi điện vào người bị cáo, ghi lời khai buộc các bị cáo khai theo sự hướng dẫn của cán bộ điều tra. Vì quá sợ nên các bị cáo phải khai nhận theo sự hướng dẫn của cán bộ điều tra. Sau đó các bị cáo phản cung khai lại không nhận tội.
Các bị cáo cho rằng lời khai trong thời gian đầu lúc bị nhục hình, ép cung là không đúng sự thật, mà lời khai phản cung sau này mới là lời khai trung thực của các bị cáo.
Chúng tôi thấy rằng việc nhục hình, mớm cung, ép cung của cơ quan điều tra do các bị cáo khai nêu trên, tuy chưa có kết luận của cơ quan điều tra về vấn đề này. Chúng tôi cũng chưa có căn cứ để xác định được vấn đề nhục hình, mớm cung, ép cung của cán bộ điều tra như các bị cáo khai là có thật, hay không?
Nhưng dù sao, chúng tôi cho rằng đây cũng là sự phản ảnh của các bị cáo trong quá trình tiến hành tố tụng của cơ quan điều tra. Chúng tôi kính đề nghị HĐXX xem xét để đánh giá lại lời khai của các bị cáo, lời khai nào là trung thực, chính xác, phù hợp với các chứng cứ khác, để có một phán quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
Kính thưa HĐXX,
Aùn sơ thẩm quy kết các bị cáo Phan Cao Trí, Phan Việt Hậu, Phan Quốc Cường về tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Riêng Phan Thị Yến phạm tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Trên cơ sở cho rằng các bị cáo đề ra các quy định để ràng buộc nhân viên công ty bằng Bản thỏa thuận và Bản cam kết trái pháp luật để bắt giữ và chiếm đoạt tài sản của các nhân viên công ty.
Về vấn đề này tại các lời khai phản cung và lời khai tại các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, các bị cáo đều không thừa nhận.
Qua xem xét Bản thỏa thuận và Bản cam kết do Cơ sở Tân Hoàng Phát ký kết với các nhân viên công ty, chúng tôi thấy đây là Bản thỏa thuận và cam kết có điều kiện, cụ thể là:
- Khi vào làm việc, cơ sở Tân Hoàng Phát phải bỏ chi phí đào tạo tay nghề, lo chỗ ở, trang phục, phấn son và chi phí đi lại cho các nhân viên.
- Khi học nghề xong các nhân viên phải làm việc cho công ty trong một thời gian nhất định. Nếu làm việc chưa được 06 tháng mà nghỉ việc, hoặc nghỉ việc ngang, thì phải trả tiền học nghề 15 triệu đồng, trả tiền ăn ơ,û trang phục, phấn son, chi phí đi lại 09 triệu đồng. Tổng cộng 24 triệu đồng.
Chúng tôi thấy Bản thỏa thuận và Cam kết này là do các Nhân viên và Công ty Tân Hoàng Phát tự thỏa thuận ký kết và cam kết thực hiện, phù hợp với những điều khoản quy định trong Bộ luật lao động. Điều 24 khoản 3 Bộ luật lao động quy định: “Trong trường hợp doanh nghiệp nhận người vào học nghề để sử dụng thì hợp đồng học nghề phải có cam kết về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp và phải đảm bảo ký kết hợp đồng lao động sau khi học xong, nếu không làm việc theo cam kết thì phải bồi thường chi phí dạy nghề.”
Thực tế thực hiện Bản thỏa thuận và cam kết này, Công ty Tân Hoàng Phát do các bị cáo phụ trách đã làm đầy đủ nghĩa vụ, như: bố trí chỗ ăn ở cho các nhân viên (nhân viên ở xa cần chổ ở), bỏ chi phí hợp đồng với trường Cao đẳng Y tế Đồng Nai thuê thầy giáo đến cơ sở Tân Hoàng Phát để đào tạo nghề xoa bóp cho các nhân viên và cho các nhân viên là Tổ trưởng chỉ dạy thêm cách xoa bóp cho các nhân viên mới. Đồng thời cấp trang phục, son phấn và chi phí đi lại cho các nhân viên.
Về chổ ở, các nhân viên hầu hết ở các tỉnh xa đến xin việc làm, không có chổ ở, nên họ xin vào ở tại nhà của Công ty Tân Hoàng Phát và đồng ý thực hiện theo Bản thỏa thuận và cam kết mà hai bên đã ký kết.
Vì là nhà ở tập thể nhiều người (trên 65 người) nên Công ty Tân hoàng Phát phải có nội quy, có bảo vệ, có quy định cụ thể về việc ăn ở nơi nhà trọ, nhằm đảm bảo trật tự an toàn cho nhân viên và bảo vệ tài sản của Công ty. Chúng tôi thấy việc Công ty Tân Hoàng Phát ra nội quy quy định về trật tự an toàn nơi chỗ ở của các nhân viên là một việc làm bình thường, không có dấu hiệu “bắt giữ người trái pháp luật” như án sơ thẩm đã quy kết.
Qua xem xét các Đơn tường trình của các nhân chứng là nhân viên của Tân Hoàng Phát, cũng là người ở trọ tại nhà của Công ty Tân Hoàng Phát, họ làm việc tại Công ty Tân Hoàng Phát với thời gian dài. Các nhân viên này đã khai họ làm việc tại các cơ sở Tân Hoàng Phát đều được tự do đi lại, không bị ai bắt giữ, mỗi buổi sáng các nhân viên được tự do tập thể dục ngoài đường phố, không ai canh giữ, họ tự do đi ăn sáng, uống cà phê ở các tiệm cà phê bên ngoài. Hằng năm các nhân viên được nghỉ phép, được công ty tổ chức cho đi tham quan du lịch ở các tỉnh. Mỗi năm công ty đều có tổ chức phát thưởng và tổ chức sinh nhật cho nhân viên… nói chung toàn bộ nhân viên công ty Tân Hoàng Phát được sinh hoạt tự do, những người quản lý công ty không có bắt giữ và cưỡng đoạt tài sản của nhân viên, như cáo trạng và án sơ thẩm đã quy kết.
Chứng cứ chứng minh vấn đề này là:
- 42 đơn trường trình của nhân viên Công ty Tân Hoàng Phát khai trình về việc các nhân viên làm việc tại công ty đều được đi lại tự do và không bị ai bắt giữ hoặc cưỡng đoạt tài sản.
- 24 hộ dân ở khu phố 3, 4 phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, ở bên cạnh khu nhà ở của nhân viên Tân Hoàng Phát xác nhận: Hàng ngày thấy nhân viên ở trọ tại khu tập thể Tân Hoàng Phát đi tập thể dục ở đường phố và uống cà phê ở các tiệm gần nhà trọ, không thấy ai canh giữ.
- Giấy xác nhận và hợp đồng thuê xe của Công ty dịch vụ lữ hành Sài Gòn Tourist và Trạm điều hành xe du lịch Út Em xác nhận: hàng năm cơ sở Tân Hoàng Phát thuê xe chở nhân viên công ty đi du lịch các tỉnh.
- Tập hình ảnh ghi hình các nhân viên Tân Hoàng Phát đi du lịch , tổ chức phát thưởng và sinh nhật…
- 59 đơn của các nhân viên Tân Hoàng Phát xin ở lại làm việc trong dịp Tết Nguyên đán để được thưởng và tăng thu nhập.
Những chứng cứ nêu trên đã chứng minh nhân viên Tân Hoàng Phát được tự do đi lại không có dấu hiệu bị bắt giữ như cáo trạng và án sơ thẩm đã quy kết. Thực tế mỗi nữ nhân viên xoa bóp của Công ty Tân Hoàng Phát thu nhập hàng tháng từ 7 đến 10 triệu đồng, có nhân viên được lãnh đến 15 triệu đồng. Cho nên họ rất cần ở lại làm việc tại Công ty Tân Hoàng Phát để tăng thêm thu nhập. Chứ hoàn toàn Công ty Tân Hoàng Phát không bắt giữ hay cưỡng đoạt tài sản của nhân viên như Cáo trạng và Aùn sơ thẩm đã quy kết
Ngoài ra, qua xem xét các tài liệu trong hồ sơ vụ án, chúng tôi thấy Công ty Tân Hoàng Phát, Kim Thu, Hoàng Thành, New Star, và Hoàng Vân III do các bị cáo quản lý, đều có giấy phép kinh doanh do cơ quan chức năng cấp phép hoạt động hợp pháp. Các nhân viên làm việc tại các Công ty của Tân Hoàng Phát đều có ký hợp đồng lao động.
Do đặc thù của các cơ sở xoa bóp nêu trên, là một tổ chức xoa bóp phục hồi sức khỏe cho khách hàng, là hoạt động có tính chất nhạy cảm, nên các cơ sở phải đề ra nội quy chặt chẽ để đảm bảo hoạt động không vi phạm pháp luật, như: mại dâm, và nhiều tệ nạn khác. Thực tế, Công ty Tân Hoàng Phát khi phát hiện 03 trường hợp mãi dâm của nhân viên đã xử lý kỷ luật nghiêm khắc và buộc thôi việc. Theo chúng tôi, đây là những quy định có tính chất bắt buộc để đảm bảo sự hoạt động hợp pháp của Công ty, không phải là hành vi vi phạm pháp luật là “Bắt giữ người trái pháp luật” hay “Cưỡng đoạt tài sản” như Cáo trạng và Aùn sơ thẩm đã quy kết.
Tóm lại, về Bản thỏa thuận và Bản cam kết do Công ty Tân Hoàng Phát đặt ra và ký kết với các nhân viên công ty, là sự thỏa thuận có điều kiện đảm bảo quyền lợi của đôi bên, phù hợp theo quy định của điều 24 khoản 3 Bộ luật lao động. Nên mọi sự vi phạm các bản thỏa thuận và cam kết này, các bị cáo phụ trách Công ty Tân Hoàng Phát xử lý theo nội dung thỏa thuận là không có gì trái với thỏa thuận mà hai bên đã ký kết và cũng không trái với pháp luật.
Aùn sơ thẩm cho rằng các bị cáo xử lý sự vi phạm của các nhân viên theo Bản thỏa thuận và Bản cam kết là trái pháp luật, để kết tội các bị cáo Phan Cao Trí, Phan Việt Hậu, Phan Quốc Cường và Phan Thị Yến “Bắt giữ người trái pháp luật” và “Cưỡng đoạt tài sản”, theo chúng tôi là không đúng pháp luật. Các bị cáo kêu oan là có căn cứ.
Đối với 93 trường hợp vi phạm mà án sơ thẩm đã quy kết các bị cáo phạm tội “Bắt giữ người trái pháp luật” như chúng tôi đã trình bày phần trên đây là án sơ thẩm đã xét xử “vượt quá giới hạn xét xử”. Chúng tôi kính đề nghị HĐXX chỉ xem xét có 09 trường hợp vi phạm như cáo trạng đã truy tố.
Sau đây chúng tôi xin trình bày cụ thể 09 trường hợp mà Cáo trạng đã truy tố đối với các bị cáo, như sau:
1/ Đối với Trần Ngọc Tình:
Trần Ngọc Tình vào làm việc tại Công ty Tân Hoàng Phát từ tháng 12/2007. Sau khi học nghề xoa bóp xong thì được bố trí làm việc tại cơ sở Hoàng Thành. Đến tháng 09/2008, Tình điện thoại cho mẹ là bà Đặng Thị Bé Ba lên xin cho Tình nghỉ việc. Nguyễn Minh Phương là người quản lý cơ sở này, yêu cầu Tình viết đơn xin nghỉ rồi từ từ cơ sở sẽ giải quyết. Nhưng do mẹ của Tình và Tình có ý định nghỉ ngay, nên tổ chức cho Tình uống thuốc giảm đau để Tình bị nôn ói và xin đi khám bệnh để nhằm bỏ trốn và nghỉ việc. Khi Tình bị nôn, ói mửa, Nguyễn Hoài Nhanh là phó quản lý đưa Tình đến bệnh viện Hoàn Hảo (ở Dĩ An, Bình Dương) để trị bệnh.
Nhưng khi Tình vào khám bệnh tại bệnh viện thì gia đình của Tình tự ý tổ chức người đưa Tình bỏ trốn, bị cáo Nhanh thấy vậy tưởng có người bắt Tình, nên điện thoại cho các nhân viên công ty và Phan Việt Hậu chở Tình về cơ sở Tân Hoàng Phát.
Hậu đã khai Nhanh chỉ điện thoại báo Hậu đến bệnh viện Hoàn Hảo chở Tình đi khám bệnh về, chứ không có nói là Tình bỏ trốn. Vì lúc đó tài xế đi vắng nên Hậu lái xe đến bệnh viện chở Tình về nhà trọ của Tình. Hậu không thừa nhận có việc tham gia bắt giữ Tình như án sơ thẩm đã quy kết.
Chúng tôi nhận thấy: Do Tình bị bệnh, bị cáo Nhanh hoàn toàn không biết Tình và gia đình tổ chức cho Tình bỏ trốn. Nên khi thấy Tình bị một số người bắt, bị cáo Nhanh và một số người trong Công ty cho rằng Tình bị người khác bắt đi, nên kêu người của công ty đến giải thoát và đưa Tình về nơi nhà trọ của Tình. Hậu là người chỉ đưa xe đến chở Tình từ bệnh viện về nhà trọ, chứ Hậu hoàn toàn không biết Tình trốn thoát để đưa xe đến bắt giữ như án sơ thẩm đã quy kết. Còn Phan Cao Trí hoàn toàn không có tham gia trong việc bắt giữ Tình. Chúng tôi thấy án sơ thẩm quy kết bị cáo Trí và Hậu tham gia trong việc bắt giữ Trần Ngọc Tình, để quy kết Hậu và Trí phạm tội “Bắt giữ người trái pháp luật” là không đúng.
Sau đó, gia đình Tình đến xin cho Tình nghỉ việc. Bị cáo Hậu giải quyết cho Tình nghỉ việc và yêu cầu Tình nộp số tiền 24 triệu đồng (tiền dạy nghề, trang phục, son phấn) theo Bản thỏa thuận mà hai bên đã ký kết. Theo chúng tôi đây là việc thực hiện hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận, không phải là hành vi cưỡng đoạt tài sản. Aùn sơ thẩm xử các bị cáo Trí và Hậu phạm tội “Cưỡng đoạt tài sản” về hành vi này là không đúng pháp luật. (Tại phiên tòa phúc thẩm Trí và Hậu cũng không thừa nhận có nhận 24 triệu đồng của Tình.)
2/ Thạch Thị Lin Đa:
Lin Đa vào làm việc tại cơ sở massage Kim Thu từ 12/2003, sau đó chuyển sang làm việc tại Công ty Tân Hoàng Phát. Đến tháng 11/2007, Lin Đa cho khách quan hệ tình dục có thai nên bị Phan Cao Trí xử lý kỷ luật, tịch thu nữ trang và phạt 20 triệu đồng, và cho Lin Đa nghỉ việc.
Chúng tôi thấy Thạch Thị Lin Đa thực hiện viện mãi dâm trong cơ sở massage là vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, vi phạm bản thỏa thuận và cam kết giữa Lin Đa với công ty. Phan Cao Trí xử lý kỷ luật Lin Đa là thực hiện theo đúng thỏa thuận mà hai bên đã ký kết. Phan Cao Trí và Phan Thị Yến không thừa nhận việc thu nữ trang và tiền của Thạch Thị Lin Đa. Thạch Thị Lin Đa đã bị công ty buộc nghỉ việc về quê từ lâu. Khi nghe tin Công ty Tân Hoàng Phát bị bắt và cơ quan công an mời Lin Đa lên làm việc. Lin Đa muốn lấy lại số tiền 25 triệu đồng, nên khai báo Phan Cao Trí và Phan Thị Yến cưỡng đoạt tài sản của Lin Đa.
Nhưng sau đó ngày 29.5.2011, Thạch Thị Lin Đa đã làm đơn trình bày sự thật là Phan Cao Trí và Phan Thị Yến không có cưỡng đoạt tài sản của Thạch Thị Lin Đa. Chúng tôi thấy án sơ thẩm quy kết Phan Cao Trí và Phan Thị Yến phạm tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và “Cưỡng đoạt tài sản” đối với hành vi các bị cáo xử lý kỷ luật Thạch Thị Lin Đa là không đúng pháp luật.
3/ Đặng Thị Huyền Trân:
Trân làm việc tại cơ sở massage Kim Thu từ tháng 3/2007 đến tháng 8/2007, chưa hết thời hạn 6 tháng, ban đêm Trân leo của sổ bỏ trốn bị trượt chân té ngã. (không rõ lý do vì sao mà Trân leo cửa sổ bỏ trốn). Sáng hôm sau bị cáo Phan Quốc Cường cho nhân viên chở Trân đi khám bệnh và mua thuốc uống. Cường kỷ luật Trân bằng cách chuyển công việc cho làm dọn dẹp vệ sinh cơ sở. Sau đó, Cường đồng ý cho Trân nghỉ việc nhưng phải nộp 15 triệu đồng tiền đào tạo tay nghề theo bản cam kết mà hai bên đã ký kết. Cơ sở tính tiền lương của Trân còn lại 1.500.000 đồng nên Trân phải nộp thêm 13.500.000 đồng.
Do lúc ấy nhân viên đi phép nhiều, nên Cường thỏa thuận với Trân, yêu cầu Trân làm việc dọn dẹp vệ sinh thêm 05 ngày nữa, chờ nhân viên nghỉ phép vào đủ rồi Trân về. Trân đồng y,ù nên tiếp tục làm việc thêm 05 ngày nữa và sau đó ra về. Chứ Cường không có bắt giữ Trân 05 ngày như án sơ thẩm quy kết.
Chúng tôi thấy Trân làm việc chưa đủ 06 tháng mà tự ý bỏ trốn , sau đó xin nghỉ việc, nên công ty thực hiện bản thỏa thuận và cam kết buộc Trân phải trả lại số tiền 15.000.000 đồng là tiền đào tạo tay nghề là đúng với thỏa thuận do hai bên đã ký kết. Còn việc Trân ở lại làm việc thêm 05 ngày nữa là do sự thỏa thuận giữa bị cáo Cường với Trân. Chứ không phải Cường bắt giữ Trân ở lại làm việc 05 ngày. Aùn sơ thẩm quy kết Cường phạm tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo chúng tôi là không có căn cứ.
4/ Lê Thị Mỹ Nương:
Nương vào làm việc tại Công ty Tân Hoàng Phát từ tháng 5/2005. Đến tháng 10/2008, Nương xin Hậu nghỉ việc, nhưng Hậu không giải quyết, Nương tiếp tục xin nghỉ việc, Trí không đồng ý, nhưng nói nếu muốn nghỉ việc phải nộp 50 triệu đồng. Nhưng sau đó Yến bớt chỉ thu một nửa số tiền là 25.000.000 đồng. Anh Nguyễn Văn Việt là bạn của Nương đem nộp cho Yến 25 triệu đồng.
Nhưng Phan Cao Trí hoàn toàn phủ nhận lời khai buộc Nương phải nộp 50 triệu đồng. Còn Yến đã hoàn trả 25 triệu đồng cho Nương. Nương có đơn bải nại. Chúng tôi nhận thấy, căn cứ vào Bản thỏa thuận nếu nhân viên tự ý nghỉ việc không có sự đồng ý của người quản lý thì phải bồi thường toàn bộ số tiền mà công ty đã bỏ ra đào tạo, trang phục, son phấn cho nhân viên. Cho nên bị cáo Hậu là người quản lý không đồng ý cho Nương nghỉ việc nhưng Nương cương quyết nghỉ thì phải bồi thường số tiền đào tạo do hai bên đã cam kết thực hiện.
Bị cáo Phan Thị Yến hoàn toàn không thừa nhận cưỡng đoạt số tiền của Lê Thị Mỹ Nương. Bị cáo Yến chỉ thừa nhận bị cáo là người giữ số tiền 25 triệu đồng do Nương nộp nhưng sau đó Yến đã trả số tiền này lại cho Nương, và Nương có làm đơn bãi nại.
Chúng tôi nhận thấy với hành vi trên đây của bị cáo Hậu, b/c Yến là không cấu thành tội “Cưỡng đoạt tài sản” như án sơ thẩm đã quy kết. Riêng bị cáo Phan Cao Trí không thừa nhận tham gia việc này. Nên án sơ thẩm quy kết Trí phạm tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và “Cưỡng đoạt tài sản” là không đúng.
5/ Hà thị Huyền:
Huyền xin vào làm việc tại Công ty Tân Hoàng Phát từ 10/2007 đến tháng 11/2008, chị của Huyền là Hà Thị Lệ xin cho Huyền nghỉ việc. Hậu không đồng ý, nhưng nói nếu Huyền muốn nghỉ việc phải nộp lại tiền đào tạo 15 triệu đồng.
Chị của Huyền đã nộp đủ số tiền 15 triệu đồng cho Hậu. Hậu đưa số tiền này cho Lê Thị Thanh Nhanh (nhân viên lễ tân), Nhanh đưa cho Phan Thị Yến, sau đó Yến trả lại cho Huyền và Huyền có đơn bãi nại.
Bị cáo Hậu không thừa nhận việc thu tiền của Huyền. B/c Yến khai chỉ là người giữ tiền của Huyền nhưng sau đó trả lại chứ không có cưỡng đoạt tài sản của Huyền.
Chúng tôi nhận thấy, án sơ thẩm quy kết Hậu, Trí và Yến “Bắt giữ người trái pháp luật và “Cưỡng đoạt tài sản” của Hà Thị Huyền là không có căn cứ.
6/ Phạm Thị Út Nhì:
Út Nhì xin vào làm việc tại Công ty Tân Hoàng Phát từ tháng 4/2008, Út Nhì chưa làm việc đủ 06 tháng thì xin bị cáo Hậu cho về phép, Hậu yêu cầu nộp lại 15 triệu đồng Hậu cho Út Nhì về phép. Hậu đưa tiền này cho Lê Thị Thanh Nhanh (nhân viên lễ tân). Nhanh đưa tiền này cho Yến giữ. Sau đó Yến đã trả lại cho Út Nhì 15 triệu đồng này và Út Nhì đã có đơn bãi nại.
Trong vụ việc này Phan Cao Trí khai hoàn toàn Trí không có tham gia về việc cho Út Nhì về phép.
Hậu khai do Út Nhì làm chưa đủ 06 tháng, nên Út Nhì xin đi phép phải nộp số tiền đào tạo là 15 triệu đồng theo thỏa thuận và cam kết mà hai bên đã ký kết. Út Nhì đã xin đi phép 02 lần, lần đầu nộp 15 triệu đồng khi Út Nhì trở lại cơ sở làm việc, Hậu đã trả lại số tiền này cho Út Nhì. Lần thứ 2 Út Nhì xin đi phép nộp 15 triệu đồng nhưng không quay trở lại làm việc nên số tiền này bị cáo Phan Thị Yến vẫn còn giữ và sau đó trả lại cho Út Nhì.
Chúng tôi nhận thấy hành vi trên đây của bị cáo Hậu và bị cáo Yến là hoàn toàn không có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản của Út Nhì. Mà việc Út Nhì đi phép gửi lại 15 triệu đồng là thực hiện theo bản thỏa thuận và cam kết do hai bên đã ký kết. Aùn sơ thẩm quy kết Phan Thị Yến và Phan Việt Hậu phạm tội cưỡng đoạt tài sản là không có căn cứ và không đúng pháp luật.
7/ Nguyễn Thị Thùy Trang:
Trang xin vào làm việc tại Công ty Tân Hoàng Phát từ tháng 10/2006, khoảng 3 tháng sau Trang được điều ra làm tại cơ sở Hoàn Vân III. Đến tháng 11/2007, công ty phát hiện Trân có thai do quan hệ mãi dâm với khách. Phan Việt Hậu đưa Trang về cơ sở Tân Hoàng Phát để xử lý kỷ luật, phạt Trang 20 triệu đồng và buộc Trang thôi việc.
Sau khi bị cáo Yến tính toán tiền lương, Trang còn dư 5 triệu đồng nên buộc Trang nộp thêm 15 triệu đồng.
Chúng tôi nhận thấy, Nguyễn Thị Thùy Trang vi phạm nghiêm trọng nội quy của công ty là thực hiện hành vi mãi dâm trong lúc hành nghề massage, nên Trang bị xử lý kỷ luật phạt tiền và buộc thôi việc là đúng theo bản thỏa thuận mà hai bên đã ký kết. Aùn sơ thẩm quy kết bị cáo Trí, Hậu và Yến phạm tội “Cưỡng đoạt tài sản” là không đúng.
8/ Phạm Thị Huỳnh Nga:
Nga xin vào làm việc tại cơ sở Kim Thu từ năm 2004 đến cuối năm 2005, Nga sang làm việc tại Công ty Tân Hoàng Phát, đến tháng 10/2008 Nga xin nghỉ việc. Nhưng Trí không đồng ý. Theo Nga khai do Nga cương quyết xin nghỉ việc nên Trí nói nếu muốn nghỉ việc phải nộp 50 triệu đồng. Nga biết Trí cố tình không cho Nga nghỉ, nên Nga hỏi xin Yến. Thấy Nga không muốn làm nữa, nên Yến bớt cho Nga 20 triệu đồng. Nga điện thoại cho gia đình mang 30 triệu đồng lên nộp cho Trương Kim Anh (nhân viên phát lương), Kim Anh giao lại cho Yến và Nga nghỉ việc ra về. Sau đó Phan Thị Yến đã trả lại cho Nga số tiền 30 triệu đồng và Nga đã có đơn bãi nại.
Bị cáo Trí khai không thừa nhận việc bảo Nga nộp số tiền này để cho nghỉ việc.
Bị cáo Yến khai bị cáo chỉ là người giữ tiền của Nga nhưng sau đó trả lại cho Nga.
Chúng tôi nhận thấy việc nộp tiền và nghỉ việc của chị Phạm Thị Huỳnh Nga cũng là việc thực hiện theo bản thỏa thuận và cam kết do chị Nga và Công ty Tân Hoàng Phát đã ký kết.
Hành vi của các bị cáo Trí, Yến là không đủ căn cứ về tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và “Cưỡng đoạt tài sản” như án sơ thẩm đã quy kết.
9/ Nguyễn Thị Thúy Hằng:
Hằng xin vào làm việc tại Công ty Tân Hoàng Phát từ tháng 9/2008. Sau khi học nghề khoảng 20 ngày thì Hằng đi làm việc. Hằng làm massage được vài ngày thấy công việc không phù hợp với mình nên Hằng muốn xin nghỉ việc. Hằng sợ nghỉ việc trước 06 tháng thì phải bồi thường cho công ty 24 triệu đồng như Bản cam kết đã ky,ù nên Hằng nói dối với Hậu là gia đình điện thoại báo ông nội của Hằng chết, nên Hằng xin về phép chịu tang. Hậu nói về phép phải nộp 15 triệu đồng. Hằng điện thoại cho cha mẹ Hằng đem 15 triệu đồng lên nộp, sau đó Hằng về phép. Hậu đưa số tiền này cho Lê Thị Thanh Nhanh (nhân viên lễ tân) nộp cho Yến, Yến đã trả số tiền này lại cho Hằng và Hằng đã có đơn bãi nại.
Về trường hợp của Nguyễn thị Thúy Hằng nộp 15 triệu đồng để về phép trong khi chưa làm việc đủ 06 tháng. Chúng tôi nhận thấy đây là việc thực hiện bản thỏa thuận và cam kết mà hai bên đã ký kết. Hành vi của Phan Việt Hậu và Phan Thị Yến nhận tiền 15 triệu đồng sau đó trả lại cho Nguyễn Thị Thúy Hằng là không cấu thành tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và “Cưỡng đoạt tài sản” như án sơ thẩm đã quy kết.
Tóm lại, qua 09 trường hợp với chứng cứ mà chúng tôi vừa nêu trên, án sơ thẩm quy kết các bị cáo Phan Cao Trí, Phan Việt Hậu, Phan Quốc Cường và Phan Thị Yến phạm tội “Bắt giữ người trái pháp luật” theo Điều 123 khoản 2 BLHS và tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo Điều 135 khoản 2 BLHS là không đúng người không đúng tội và không đúng pháp luật. Các bị cáo kháng cáo kêu oan là có căn cứ. Kính đề nghị HĐXX chấp nhận kháng cáo kêu oan của các bị cáo.
Tại phiên toà phúc thẩm Vị đại diện VKS cho rằng căn cứ lời khai nhận tội ban đầu của các bị cáo và đơn tố cáo của các nhân viên Tân Hoàng Phát là đủ căn cứ buộc tội các bị cáo phạm tội với 93 trường hợp của 93 người bị hại như Aùn sơ thẩm đã quy kết. Chúng tôi thấy lời kết luận của Vị đại diện VKS nêu trên là không có căn cứ và không đúng pháp luật. Bởi lẽ:
Căn cứ Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Lời nhận tội của bị can bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án.
Không được dùng lời nhận tội của bị can bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.”
Trong vụ án này các bị cáo có lời khai nhận tội lúc ban đầu (bị cáo khai là bị nhục hình, ép cung, mớm cung nên sợ phải nhận tội). Sau đó các bị cáo phản cung khai lại không nhận tội. Các bị cáo khai rằng lời khai phản cung mới là lời khai đúng sự thật. Chúng tôi thấy lời khai phản cung không nhận tội của các bị cáo phù hợp với lời khai của các nhân viên Công ty Tân Hoàng Phát và phù hợp với các chứng cứ khác có tại hồ sơ như chúng tôi đã trình bày phần trên. Cho nên kết luận của VKS dùng lời khai ban đầu của các bị cáo, mà không xem xét đến các lời khai khác của các bị cáo và các chứng cứ khác của vụ án, để quy kết tội cho các bị cáo, là không đúng pháp luật.
Về phần án sơ thẩm quy kết các bị cáo phạm tội với 93 trường hợp theo chúng tôi là không có căn cư.ù Bởi vì, cáo trạng chỉ kết luận các bị cáo phạm tội với 09 trường hợp còn các trường hợp khác không đủ căn cứ để truy tố kết tội các bị cáo. Nhưng phần kết luận sau cùng của cáo trạng thì nêu các bị cáo bắt giữ người trái pháp luật chỉ có 01 trường hợp đó là nhân viên Trần Ngọc Tình và chiếm đoạt cưỡng đoạt tài sản của 09 nhân viên khác là Trần Ngọc Tình, Thạch Thị Lin Đa, Phạm Thị Út Nhì, Đặng Thị Huyền Trân, Lê Thị Mỹ Nương, Hà Thị Huyền, Nguyễn Thị Thùy Trang, Phạm Thị Huỳnh Nga, Nguyễn Thị Thúy Hằng.
Theo chúng tôi, căn cứ vào Cáo trạng VKS nêu trên, thì chỉ có đủ căn cứ xét xử trong 09 trường hợp mà cáo trạng đã nêu, để xem xét có đủ chứng cứ quy kết tội cho các bị cáo hay không? Chứ không thể lấy 93 trường hợp như án sơ thẩm đã quy kết để xét xử quy kết tội cho các bị cáo Phan Cao Trí, Phan Việt Hậu, Phan Quốc Cường Và Phan Thị Yến phạm tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và tội “Cưỡng đoạt tài sản” như kết luận của Vị đại diện VKS và Aùn sơ thẩm đã tuyên xử là không căn cứ và không đúng pháp luật.
Kính thưa Hội đồng xét xử,
Với những chứng cứ và quan điểm trình bày trên đây,
Chúng tôi kính đề nghị HĐXX
Căn cứ Điều 107 điểm 1, 2; Điều 251 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Chấp nhận đơn kháng cáo của các bị cáo.
Tuyên xử: Hủy bản án sơ thẩm, tuyên bố các bị cáo Phan Cao Trí, Phan Việt Hậu, Phan Quốc Cường và Phan Thị Yến không phạm tội “Bắt giữ người trái pháp luật” và tội “Cưỡng đoạt tài sản” và đình chỉ vụ án đối với các bị cáo.
Căn cứ Điều 227 khoản 1 Bộ luật tố tụng hình sự
Tuyên bố: Trả tự do cho bị cáo Phan Cao Trí, Phan Việt Hậu, Phan Quốc Cường tại phiên tòa. Nếu họ không bị tam giam về một tội phạm khác.
Xin trân trọng cám ơn Hội đồng xét xử!
Người bào chữa cho các bị cáo
|
Những vụ án bây giờ mới kể: 118 ôtô tay lái nghịch và số phận của Việt kiều Nguyễn An Trung
(Dân trí) - Đầu năm 1994, tôi nhận được tập hồ sơ dày cộp về sự việc oan trái của ông Nguyễn An Trung - Giám đốc Công ty Sài Gòn ôtô, Việt kiều Nhật. Đây cũng là một trong những vụ án có nhiều tình tiết ly kỳ. Tâm huyết của ông Trung với đất nước đã biến thành tai hoạ, khiến ông suýt phải trả giá bằng cả mạng sống...
Nguyễn An Trung là người An Giang, sang Nhật học về kỹ thuật từ đầu những năm 1960 và đã tốt nghiệp Tiến sĩ kỹ thuật ở Nhật, Nguyễn An Trung tham gia phong trào yêu nước, phản chiến. Vì các hoạt động này, ông đã bị chính quyền Sài Gòn cũ xử vắng mặt, kết án ông 6 năm tù vì tội chống chính quyền. Năm 1975, ngày thống nhất đất nước, ông Nguyễn An Trung là một trong những Việt kiều đầu tiên được chính quyền mới mời về dự lễ mừng Chiến thắng 30/4. Mặc dù đã ở Nhật hơn 10 năm, ông Nguyễn An Trung vẫn giữ quốc tịch Việt Nam vì yêu đất nước. Mục đích tốt đẹp lại trở thành hoạ Năm 1988, Việt Nam có Luật khuyến khích Đầu tư nước ngoài, ông Nguyễn An Trung nhanh chóng thành lập Công ty Sài Gòn ôtô, tuyển dụng khoảng 400 công nhân. Công ty của ông nhập khẩu các loại xe “secondhand” (xe đã qua sử dụng) như xe buýt, xe tải, xe chở rác, xe hút bùn, xe cần cẩu, xe công trình, giá rẻ, tay lái nghịch, đưa về Việt Nam, chuyển đổi thành xe tay lái thuận, bán phục vụ công cuộc xây dựng đất nước. Công việc của Công ty Sài Gòn ôtô tiến triển tốt đẹp. Ông Nguyễn An Trung đã tặng TP. Hồ Chí Minh một số xe buýt chuyển đổi tay lái và có ý định nếu công việc thuận lợi, sẽ có thể trang bị đủ xe buýt cho TP. Hồ Chí Minh. Cũng vào năm 1994, Công ty của ông Trung nhập về Cảng Sài Gòn lô xe 118 xe tay lái nghịch. Hàng đã về cảng Sài Gòn được 3 ngày, đang làm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu, thì có lệnh cấm nhập khẩu xe ôtô tay lái nghịch, do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký. Như vậy hàng về cảng Việt Nam trước khi có lệnh cấm 3 ngày. Nếu căn cứ trên văn bản của luật pháp thì ông Trung không hề có tội (luật hay các văn bản luôn được coi là “bất hồi tố”, có nghĩa chỉ có hiệu lực từ lúc ban hành trở về sau chứ không có giá trị trở về trước). Tuy nhiên dựa vào lệnh cấm này, Công an TP. Hồ Chí Minh đã lập tức cho khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Nguyễn An Trung vì tội danh buôn lậu. Ông Trung bị bắt tạm giam gần 10 tháng, lô hàng 118 xe ôtô tay lái nghịch trị giá hơn 1 triệu USD nhập khẩu từ Nhật bị Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh ra quyết định tịch thu. Căn cứ vào giá trị của lô hàng thì VKS đã đề nghị mức án “chung thân” với Việt kiều Nguyễn An Trung. Sau này ông Trung kể lại: Những ngày nằm trong nhà giam Chí Hoà, ông cảm thấy có những lúc tuyệt vọng. Bởi mục đích của ông chẳng có gì xấu, nhưng khi vấp rào cản của cơ chế hành chính quan liêu, ông đã phải trả một giá quá đắt. Phiên toà “vô tiền khoáng hậu” Có lẽ số phận còn mỉm cười với ông khi luật sư Nguyễn Thành Vĩnh nhận lời bào chữa cho ông. Luật sư Nguyễn Thành Vĩnh là một luật sư nổi tiếng của Hà Nội và đã từ lâu, ông không nhận bào chữa cho bất kỳ vụ án nào vì lúc đó ông đã xấp xỉ 80 tuổi. Nhưng khi nhận được hồ sơ vụ Nguyễn An Trung do ông Huỳnh Mùi chuyển đến, luật sư Vĩnh đã đọc liền một mạch và ông thấy nếu không bào chữa vụ án này, ông sẽ ân hận. Trong phiên tòa bào chữa cho Nguyễn An Trung, chính luật sư cũng khóc. Ông giơ cao quyển sách ở Nhật viết về Nguyễn An Trung trong phong trào phản chiến, giơ cao những chứng cứ rất thuyết phục về luật “bất hồi tố” và giơ cao tất cả hình ảnh về 118 xe tay lái nghịch mà UBND TP. Hồ Chí Minh vẫn đang giữ. Tất cả đều là xe ép rác, xe hút bùn. Chi tiết này đã làm “bật ngửa” tất cả các vị thẩm phán và Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử. Họ đọc hồ sơ vụ án và đều đinh ninh rằng ông Trung đã nhập gần như toàn bộ là ôtô con để trốn thuế và bán kiếm lời ở VN. Rất nhiều người “thấy sự bất bình” đã lao vào giúp ông một cách hoàn toàn vô tư. Như Giáo sư Huỳnh Mùi, ông cũng nguyên là Việt kiều Nhật, du học ở Nhật trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, đã đỗ Tiến sĩ Toán học ở Nhật. Năm 1975, Giáo sư Mùi về nước với hoài bão đem kiến thức phục vụ đất nước. Giáo sư Huỳnh Mùi là bạn học cũ của ông Nguyễn An Trung ở Nhật, và là người giúp kêu oan cho ông Trung ở Hà Nội. Lúc này ở TP. Hồ Chí Minh, báo chí cũng chia làm 2 phe. Một phe bênh vực ông Trung, còn một phe lại rất hùng hồn kết tội ông Trung. Tất nhiên, tôi bảo vệ ông Trung, bởi dự cảm và lương tâm của người cầm bút khiến tôi hiểu rằng ông Trung hoàn toàn vô tội. Ngày 28/2/1995, phiên tòa sơ thẩm xét xử ông Nguyễn An Trung đã được mở tại TP. Hồ Chí Minh. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy mặt ông Nguyễn An Trung, trán hói, trông phúc hậu và trí thức. Tôi cũng nhìn thấy một số đại diện của 2 hãng ôtô Itochu và Isuzu của Nhật cũng tham dự phiên tòa. Trong suốt hơn 10 tháng ông Trung bị tạm giam, Công ty Sài Gòn ôtô phải đóng cửa, nhưng ông vẫn chỉ đạo công ty trả lương đều cho hơn 400 công nhân, vì ông không muốn cuộc sống của họ bị điêu đứng. Phiên toà diễn ra thật sự căng thẳng. Phía công tố rất hùng hồn đưa ra các chứng cứ, các văn bản để kết tội Nguyễn An Trung, còn luật sư Nguyễn Thành Vĩnh đứng hiên ngang, dáng người nhỏ bé, gầy gò nhưng lời lẽ của ông thật khúc triết, có sức thuyết phục rất mạnh. Tại phiên tòa, Nguyễn An Trung đã phải nhiều lần nhắc đi nhắc lại là: “Tôi chỉ nhập khẩu xe công trình, xe hút bùn, xe chở rác, xe buýt, xe cần cẩu, xe làm đường, làm cầu... chứ không nhập xe du lịch 4 chỗ ngồi”. Tất cả những người ngồi tham dự phiên tòa đều ồ lên ngạc nhiên, nhất là cánh nhà báo chúng tôi. Trước những lập luận hết sức chặt chẽ, Nguyễn An Trung chỉ bị tuyên phạt “Cảnh cáo”, nhưng lô xe của ông lại bị tuyên “tịch thu”. Tôi viết bài tường thuật dài về phiên tòa sơ thẩm, nêu rõ ông Trung cần phải được tuyên không có tội mới đúng, và phải trả lại 118 xe ôtô trị giá hơn 1 triệu USD cho ông. Nhiều tờ báo cũng có các bài viết bênh vực ông Nguyễn An Trung, nêu rõ mức án “cảnh cáo” là vô lý với ông Trung. Tất cả đều hi vọng chờ phiên tòa phúc thẩm. Nhưng phải 5 tháng sau, ngày 5/7/1995, phiên tòa phúc thẩm mới được mở. Một lần nữa, lập luận vững chắc của luật sư Nguyễn Thành Vĩnh lại vang lên: “Hãy vì công lý, vì lương tâm và trách nhiệm của Hội đồng xét xử. Nếu thực tâm các vị biết Nguyễn An Trung vô tội, hãy tuyên trả tự do cho ông ngay tại phiên toà này”. Và cuối cùng, chân lý đã lay động lương tâm các thành viên của Hội đồng xét xử. Phiên tòa này đã tuyên ông Trung “vô tội”. Nguyễn An Trung đứng dậy bật khóc. Những giọt nước mắt của một người đàn ông đã ngoài 50 tuổi thật tội nghiệp. Có lẽ đây là một trong những bản án từ “chung thân” thành “vô tội” rất hiếm hoi trong nền tư pháp của VN từ trước đến nay. Nhưng 118 xe ôtô lại không được trả cho chủ nhân. Phiên phúc thẩm kết thúc được vài tháng, tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 1995, một quan chức cao cấp của Quốc hội gặp tôi và nói là Chính phủ đã bị cơ quan có trách nhiệm báo cáo sai sự thật về vụ ông Nguyễn An Trung, nói rằng ông Trung chuyên nhập lậu xe ôtô 4 chỗ ngồi, nên đã có sự chỉ đạo sai trái về vụ ông Trung. Vị quan chức này nói việc xử lý oan ông Trung quả là điều rất đáng tiếc. Nhưng việc làm oan “đáng tiếc” đó không làm quan chức nào ở TP. Hồ Chí Minh mất chức cả. Về số xe ôtô của ông Trung, trước khi phiên tòa xử ông Trung kết thúc, người ta đã cho hóa giá bán rất rẻ và đã gây ra một vụ án tham nhũng do biển thủ tiền bán xe ôtô của ông Trung. Với giá trị nhập khẩu từ Nhật khoảng trên 10.000 USD một xe, 118 xe ôtô trị giá khoảng trên 1 triệu USD. Nhưng nghe nói, cơ quan định giá ở Sài Gòn chỉ định giá khoảng 8 tỉ và người ta bán cho ai đó với giá khoảng 5 tỉ, ăn chênh lệch khoảng 3 tỉ , thời giá năm 1995. Một kết thúc buồn Cuối năm 2000, tôi sang Nhật và thật tình cờ, tôi gặp thầy giáo tiếng Việt Huỳnh Trí Chánh, nguyên Chủ tịch Hội Việt kiều yêu nước ở Nhật. Thầy Chánh là người đã tập hợp đông đảo ý kiến của các Việt kiều trên toàn thế giới lên tiếng bênh vực ông Nguyễn An Trung. Tôi cũng biết thầy Chánh là người tích cực tham gia phong trào phản chiến trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam cùng với ông Nguyễn An Trung và cũng là người chỉ đạo việc cướp Đại sứ quán Việt Nam của chính quyền Sài Gòn cũ ở Tokyo, khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, để giữ nguyên cơ sở vật chất của Đại sứ quán cho chính quyền mới.
Tôi cũng mới nghe nói là ông Nguyễn An Trung không còn làm việc ở Sài Gòn nữa. Sau khi vụ án kết thúc năm 1994, ông Nguyễn An Trung vẫn ở lại Việt Nam làm đại diện cho hai Hãng Itochu và Isuzu của Nhật ở Việt Nam. Nhưng sau đó ông Trung đã đưa cả gia đình sang Úc sinh sống. Có lẽ suốt bao năm tranh đấu cho sự nghiệp giải phóng nước nhà ông Trung không sợ bắt bớ tù đầy của kẻ địch, nhưng nay trước đòn đánh của cơ chế bảo thủ của thời kỳ đó, ông Trung cảm thấy thực sự sợ hãi.
Những uẩn khúc?
(PL&XH) - Theo kết luận điều tra của CQĐT CA tỉnh Lạng Sơn, Vũ Lương Hoàn là cán bộ Cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan (Cục ĐTCBL-TCHQ) được phân công điều tra tình hình buôn lậu tại tỉnh Lạng Sơn.
Khi Hoàn tiếp cận địa bàn được hơn 10 ngày thì có đơn của bà Sầm Thị Hường (một chủ buôn hàng hóa Trung Quốc) gửi đến CQĐT tỉnh Lạng Sơn tố cáo Hoàn đòi tiền hối lộ.
Ngày 16-4-2012, Hoàn bị CQĐT tỉnh Lạng Sơn bắt. Thời điểm đó, tại ghế phụ lái của xe taxi mà Hoàn đi có một gói giấy. Theo CQĐT, gói này có 60 triệu đồng – tiền mà Hường đưa cho Hoàn. Quá trình điều tra, Hoàn không nhận tội. CQĐT cho rằng, Hoàn không thành khẩn vì đã gọi điện thoại hẹn gặp một số chủ hàng buôn bán tại Lạng Sơn khác với “ý” đòi tiền hối lộ; thực tế, Hoàn đã nhận 60 triệu đồng của Hường.
Do chưa đủ chứng cứ buộc tội, TAND tỉnh Lạng Sơn đã trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung. Ảnh : TL
Tại phiên tòa sơ thẩm, bà Hường khai, tại khách sạn Hoàng Thịnh, TP Lạng Sơn, Hoàn đã đe dọa để đòi tiền bà Hường. Hôm đó, còn có một chị đi cùng Hoàn nhưng chị này không nói gì (nhân chứng Trịnh Thu Hà). Sau đó, Hoàn liên tục gọi điện thoại đòi bà Hường phải đưa 100 triệu đồng nếu không sẽ chặn bắt xe hàng của bà Hường.
Trong khi đó, Hoàn khẳng định, không đe dọa, đòi tiền bà Hường. Hoàn gọi điện và hẹn gặp bà Hường vì muốn thông qua bà Hường để nắm bắt tình hình buôn lậu trên địa bàn mới tiếp cận. Tối 16-4-2012, bà Hường gọi điện cho Hoàn hẹn đi uống nước. Khi đang ngồi, bà Hường đưa cho Hoàn một gói quà, nói là “quà mang tính chất tình cảm” nhưng Hoàn không nhận. Sau đó, bà Hường theo Hoàn ra chỗ xe taxi, cố tình ném tiền vào chỗ Hoàn. Ngoài ra, bị cáo còn khai, bị ép cung.
Tại phiên tòa, anh Tuệ (lái xe taxi) lúc khai có biết, lúc không biết việc đưa tiền như thế nào. Còn chị Trịnh Thu Hà, người chứng kiến cuộc nói chuyện của Hoàn và bà Hường tại khách sạn Hoàng Thịnh, khai: “Hôm đó Hoàn chỉ nói chuyện xã giao và không hề có ý gì đòi tiền”. Hôm Hoàn bị bắt, Hoàn có gọi điện cho tôi, đang nói chuyện thì tôi bỗng nghe thấy Hoàn nói “chị này làm gì đấy”, sau đó thì điện thoại ngắt”.
Đại diện Cục ĐTCBL cho biết, Hoàn có quyền được tiếp xúc với các đối tượng để thu thập thông tin nhưng Hoàn không có thẩm quyền chặn, bắt giữ xe chở hàng hóa, không có quyền quyết định đưa một đối tượng nào đó vào danh sách theo dõi, kiểm soát.
Ngoài lời khai của bà Hường ra không có tư liệu nào chứng minh việc Hoàn đe dọa bà Hường để nhận tiền hối lộ. Do đó, luật sư Nguyễn Quang Anh, Đoàn LS TP Hà Nội, bào chữa cho bị cáo cho rằng không thể căn cứ vào duy nhất lời khai một phía để cho rằng bị cáo có hành vi đe dọa, đòi hối lộ. LS nói, kể cả nếu Hoàn có đe dọa, đòi tiền như bà Hường nói thì Hoàn cũng không có thẩm quyền gì để có thể làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của bà Hường (yếu tố cấu thành tội Nhận hối lộ theo Điều 279 Bộ luật Hình sự) và đề nghị HĐXX tuyên Hoàn không phạm tội.
Do có nhiều tình tiết chưa được làm rõ tại phiên tòa, HĐXX sơ thẩm của TAND tỉnh Lạng Sơn quyết định trả lại hồ sơ để điều tra làm rõ hành vi đe dọa, đòi tiền của Hoàn và mục đích đưa tiền của bà Hường…
LS Nguyễn Quang Anh cho rằng: “Vụ án có nhiều điều vô lý, như CQĐT kết luận Hoàn đã điện thoại nhiều lần để đe dọa, đòi tiền bà Hường, nhất là sau khi bà Hường phối hợp với CQĐT nhưng lại không có bất cứ tư liệu ghi âm, ghi hình nào? Hay tại vị trí Hoàn bị bắt có camera ghi hình của ngân hàng nhưng tư liệu này lại không được thể hiện trong hồ sơ. Trong khi đó, phía ngân hàng khẳng định ngay sau khi sự việc xảy ra, CQĐT đã yêu cầu ngân hàng cung cấp tư liệu này. Phải chăng do có điều gì đó “tế nhị” nên chứng cứ này đã “biến mất”?
Đáng nói, nhân chứng Trịnh Thu Hà tại tòa đã phủ nhận lời khai (“không biết gì về nội dung cuộc nói chuyện giữa Hoàn và Hường”) đã khai tại CQĐT. Làm việc với LS, chị Hà khẳng định: “Trước đây tôi lo sợ ảnh hưởng đến công tác của tôi vì điều tra viên nói là tôi sẽ bị mất việc. Nhưng đến khi phiên tòa diễn ra, đối diện với anh Hoàn, một người tích cực trong công việc mà lại bị oan, lương tâm tôi cắn rứt và tôi đã quyết định là nói đúng sự thật”.
Cho rằng anh trai bị oan, anh Vũ Lương Hiền (em trai Hoàn) đã “gõ cửa” các nơi kêu cứu. Anh Hiền cho biết, trước khi bị bắt, Hoàn đã lập bản báo cáo hồ sơ địa bàn được phân công theo dõi, trong đó đưa ra nhiều nhận định về các đối tượng buôn lậu chuyên nghiệp, và cả tình trạng móc nối, mua chuộc một số cán bộ có chức, có quyền biến chất. Anh này cho rằng, Hoàn bị bắt vì đã nắm được những thông tin bất lợi cho các đối tượng chống buôn lậu và “bảo kê” cho buôn lậu…
T.Ngôn-P.Thảo
trong suốt ngày 24/11/2005, HĐXX đã dành trọn thời gian cho các luật sư phát biểu quan điểm bào chữa cho các thân chủ.
Luật sư (LS) Phan Trung Hoài – người bào chữa cho Nguyễn Gia Thiều cho rằng, quan điểm của cơ quan công tố khi luận tội cho thân chủ của ông thật “khó chia sẻ”.
Bởi lẽ nghĩa vụ chứng minh hành vi phạm tội buôn lậu của Nguyễn Gia Thiều là chức năng của cơ quan tiến hành tố tụng. Nhưng các khái niệm của các cơ quan này đưa ra như: “Hàng hóa không có hồ sơ nhập khẩu”, “hàng không có nguồn gốc” hay “hàng không có giấy tờ hợp pháp” hoàn toàn không trùng khớp với khái niệm “buôn lậu”.
Hơn nữa, LS Hoài còn dẫn chứng, qua lời khai của các bị cáo khi được thẩm vấn cho thấy nguồn gốc hầu hết điện thoại di động (ĐTDĐ) được Cty Thương mại dịch vụ viễn thông Đông Nam (DNA) thu mua trên thị trường trong nước, không rõ nguồn gốc nhập khẩu, mà dấu hiệu đặc trưng của tội danh “buôn lậu” là “qua biên giới” đã chưa được phía cơ quan công tố làm rõ để quy buộc tội này đối với Nguyễn Gia Thiều. LS Hoài cũng bác bỏ nhận định Nguyễn Gia Thiều là người chủ mưu, bàn bạc, chỉ đạo nhập trên 39.000 chiếc ĐTDĐ mà VKS đưa ra.
Về tội “trốn thuế” của Nguyễn Gia Thiều, LS Hoài cho rằng cơ quan điều tra không phải là cơ quan quản lý về tính và thu thuế, nên các số liệu viện dẫn (đã được giám định bởi cơ quan thuế - PV) nhằm qui kết thân chủ ông tội danh này là suy diễn chủ quan. Liên quan đến khoản tiền 200.000 USD thu giữ tại nhà Hà Kiều Anh, LS Hoài đề nghị Toà trả lại cho Hà Kiều Anh và gia đình cô vì khoản tiền trên không phải là tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm.
Phần lớn các LS khác khi bào chữa cho nhóm bị cáo phạm tội “buôn lậu” cũng không đồng tình cáo trạng qui kết vì hành vi phạm tội của các thân chủ của họ đã không được chứng minh rõ ràng. Riêng LS Nguyễn Đăng Vỹ, thừa nhận thân chủ của mình là bị cáo Vũ Hữu Thiều có phạm tội nhưng không phải là tội “buôn lậu”, còn phạm tội gì thì phải xem xét kỹ lưỡng.
Bị cáo Lương Thị Dương không cần LS biện hộ. Bà ta nêu quan điểm tự bào chữa rằng, việc truy tố bà không công bằng vì xuyên suốt quá trình điều tra có nhiều cán bộ hải quan khác cũng có hành vi tương tự như tôi nhưng họ chỉ bị xử lý hành chính.
Còn bị cáo Nguyễn Gia Thiều thì làm cho những người dự khán phải giật mình khi cho rằng, nếu căn cứ vào lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra thì chỉ có thể quy buộc y buôn lậu với số lượng là…5000 chiếc ĐTDĐ chứ không thể là 39.000 chiếc như cáo trạng quy kết(!?). Tương tự, bị cáo Trần Hồng Thái cũng khẳng định: “Tôi đã làm đúng với trách nhiệm của một kiểm hoá viên. Thế nhưng cơ quan điều tra vẫn khởi tố tôi trong khi không hề có chứng cứ”.
Dù sao, đó chỉ là những quan điểm của LS hay cá nhân bị cáo nhằm gỡ tội trong vụ án kinh tế lớn có rất nhiều tình tiết phức tạp này.
Hôm nay (25/11), đại diện cơ quan công tố sẽ tranh luận lại với những quan điểm của luật sư và bị cáo.