TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 9
  • Hôm nay: 542
  • Tháng: 10991
  • Tổng truy cập: 5144309
Chi tiết bài viết

Văn bản bắt tạm giam bị can Lương Huệ Đạt

  Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

------------

 

  TP. Hồ Chí Minh, ngày 09  tháng 12 năm 2009

                 

Kính thưa Quí cơ quan 

Luật sư Huỳnh Tấn  Cường thuộc Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh, được sự yêu cầu của gia đình của bị can LƯƠNG HUỆ ĐẠT tạm giam theo Lệnh bắt bị can để tạm giam số 832-04  ngày 11/11/2009 do phó thủ trưởng cơ quan điều tra Thượng tá Nguyễn Minh Thông ký và Quyết định phê chuẩn lệnh bắt  số 111/ Q Đ –PCLBBCTG-P1 ngày 18/11/2009  do Phó Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân TPHCM ký.

I. Nhân thân bị can: - bị  can LƯƠNG HUỆ ĐẠT   

 Sinh : 01/08/1974 CMND số : 023010172 cấp ngày 04/06/2009

Thường trú : 477/10/3/14 E Âu Cơ ,P Phú Trung ,Q Bình Tân . Dân tộc  Hoa

Quốc tịch: Việt Nam.

Trình độ văn hoá: không biết đọc viết  tiếng Việt  chỉ biết ký tên ,biết nghe nói thông thường .

Bản thân và gia đình thuộc thành phần nhân dân lao động.

Không có tiền án tiền sự.

II. Phần nội  dung

Ngày 11/11/2009 Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC15), Công an TPHCM bắt  bị can  Huệ Đạt và khởi tố bị can Đạt về tội  “ sản xuất hàng giả là phân bón : Điều 158 BLHS ( Bộ luật hình sự) để điều tra làm rõ hành vi sản xuất phân bón giả

Qua nghiên cứu vụ việc  xin  đề nghị quý Cơ quan có liên quan xem xét  các vấn đề sau đây :

Trước hết cần xác định xem số lượng gọi là hang tạm giử tại C4/20D ấp 3, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh có phải là hàng hóa hay chỉ là bán thành phẩm thử nghiệm trong giai đoạn  chế thử để đem đi thử  nghiệm .  Gia đình Lương Huệ Đạt có trưng ra một văn bản Phiếu thử nghiệm  số KT 3-8977HO9 ngày 29/07 /2009  mẫu Phân bón  của hộ Lương Huệ Đạt .

Số hàng tạm giử gọi là tang vật có phải là hàng hóa để kinh doanh không ? hay chỉ là bán thành phẩm thử nghiệm  .Việc kết luận  phân bón giả  về chất lượng  hoặc công dụng  Cơ quan điều tra  có  trưng cầu  giám định của cơ quan có thẩm quyền trước khi khởi tố vụ án hay không ? Điều này chưa được làm rỏ .

Việc có tiêu thụ hay chưa tiêu thụ hàng bán thành phẩm không thể căn cứ vào lời khai nhận cũa đương sự mà phải có bằng chứng xác thực ( hóa đơn chứng từ hình ảnh ,biên bản giao nhận ,lời khai của người tiêu thu hàng …)

Hơn nữa ,trường hợp Lương Huệ Đạt là người Hoa  chỉ biết ký tên nghe nói tiếng Việt không rành rẽ lại trong tâm trạng bị nhân viên Công an quát nạt-theo phản ánh của gia đỉnh -  thử hỏi giá trị các biên bản khai nhận đó có đủ để làm chứng cứ khách quan  trong tố tụng hình sự hay không ?

Dấu hiệu tội phạm bắt buộc của tội danh : “ sản xuất hàng giả là phân bón : Điều 158 BLHS  được qui định như sau :

“. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 156, 157, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”

Nếu giá trị chưa lớn hoặc chưa chứng minh người vi phạm thu lợi bất chính lớn thì người vi phạm phải đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này

 Cơ quan điều tra đã  suy đoán theo hướng bất lợi cho người vi phạm ,tự định giá hàng số bán thành phẩm thử nghiệm  này có giá trị vượt quá 500 triệu đồng trong khi không có một kết luận thẩm định giá của cơ quan có thẩm quyền,tự suy đoán người vi phạm thu lợi bất chính lớn trong khi không có chứng cứ khách quan về việc mua bán hàng ,tự suy đoán là gây hậu quả rất nghiêm trọng  .Nhưng lại chưa trưng xuất ra hậu quả nào gọi là nghiêm trọng .

Hơn nữa ,Cơ quan điều tra PC 15 Công an TPHCM đã vội vã lại khởi tố vụ án  trong khi chưa có chứng cớ khách quan là bị can Đạt là người chuyên nghiệp sản xuất hàng giả và đã gây hậu quả rất nghiêm trọng ( khoản 2 Điều 158) . Lương huệ Đạt  không phải là người chuyên nghiệp sản xuất và buôn bán phân bón giả để sinh sống .Hộ kinh doanh Lương Huệ Đạt chỉ là đăng ký mua bán phế phẩm phế liệu không kinh doanh phân bón .Việc tiến hành thử nghiệm sản xuất thử phân bón có chăng cũng chỉ là lần đầu và tương tự như  hiện tượng Hai Lúa  thử chế máy bay rãi phân . Ngay cả  nếu cho rằng  số  bán thành phẩm này là phân giả thì đây cũng chỉ là vi phạm lần đầu  không phải là hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần . Nếu có qui mô mức độ như thế nào thì cũng không thuộc trường hợp có tính chuyên nghiệp . 

Lâu nay việc xác định thế nào  là phân bón giả có số lượng lớn  là không đơn giản  đòi hỏi tinh thần khách quan ,thận trọng  và theo tố tụng hình sự phải có kết luận của cơ quan giám định . Bới vì khi xác định trường hợp phạm tội  phải so sánh  số phân bón gọi là giả với số phân cùng chủng loại ,cùng mẫu mã . Các bán thành phẩm này đều chưa hoàn tất về nhãn hiệu hàng hóa , đang trong thử nghiệm thì làm sao so sánh đối chứng ?

Dấu hiệu  thu lợi bất chính lớn là dấu hiệu bắt buộc phải có khi khởi tố vụ án theo Điều 158 BLHS . Số tiền thu lợi là hiệu số của giá trị nguyên liệu làm nên hàng  với số tiền thu được mà người vi phạm bán số hàng gọi là giả đó . Trong trường hợp Lương Huệ Đạt ,việc mua nguyên liệu trôi nỗi theo nhiều loại giá khác nhau   và chưa chứng minh  đã  bán các bán –thành phẩm  thử nghiệm  này cho ai  thì làm sao kết luận số tiền thu lợi bất chính . Hiện nay ,tất cả mẻ thử nghiệm bán thánh phẩm đều đã bị thu giử  hư hỏng thì làm sao gọi là có thu lợi .

Dấu hiệu gây hậu quả rất nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc . Nhưng đến nay  không  có khiếu nại ,chứng cứ về việc sử dụng các bán thành phẩm đang thử nghiệm này  đã hoặc sẽ gây tác hại đến tính mạng ,sức khõe ,tài sản … cho xã hội . Như vậy cơ quan điều tra căn cứ vào chứng cứ nào để  suy đoán rằng số bán thành phẩm này  đã gây hậu quả rất nghiêm trọng  ?!!!             

Qua những phân tích nêu trên cho thấy ,chưa  đủ cơ sở pháp lý để  khởi tố vụ án và tiến hành bắt tạm giam Lượng Huệ Đạt . Hơn nữa theo Phương châm của ngành công an  về công tác bắt  giam giử thì “ bắt cũng được không bắt cũng Điều 88. Tạm giam

1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:

a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;

b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:

a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;

b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;

c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

3. Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.

4. Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết.

Vụ việc kiểm tra hành chính  cơ sở Lượng Huệ Đạt đã xãy ra từ tháng 6/2009  và số gọi là tang vật đã bị tịch thu .Lương Huệ Đạt không bỏ trốn và không tiếp tục phạm tội . Như vậy việc bắt ,tạm giam Đạt có  đúng với Điều 88 BLTTHS và phương châm “bắt cũng được không bắt cũng được thì không bắt” của ngành Công an không ? !!!

III KIẾN NGHỊ :

Kính Thưa các cơ quan có liên quan  

Từ những phân tích trên ,căn cứ vào các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng hình sự cho thấy chưa đủ yếu tố để kết luận   Lương Huệ Đạt phạm tội “ sản xuất hàng giả là phân bón : Điều 158 BLHS  và  tiến hành bắt tạm giam Lượng Huệ Đạt

Vì vậy, tôi kính đề nghị  Cơ  quan tố tụng :

1/  trước mắt,thay đổi biện pháp ngăn chặn trong trường hợp Lương Huệ Đạt bằng cách cho phép bị can Đạt được gia đình bảo lãnh tại ngoại .

2/ tiến hành trưng cầu các cơ quan có thẩm quyền giám định ,thẩm định số bán thành phẩm  gọi là phân bón giả để có cơ sở pháp lý vững chắc  định tội.

Tôi tin tưởng rằng phán quyết công minh của Quý cơ quan sẽ làm cho bị can và gia đình bị can  rơi lệ thật sự, nhưng đó là giọt lệ “vui sao nước mắt lại trào” vì không kìm nổi xúc động vui mừng khi được ánh sáng công lý soi xét!

Trân trọng cảm ơn Quý Cơ quan

                                                                                                                                                     Tphcm Ngày      tháng   Năm  2009

Người bảo vệ quyền lợi                                                                                                                                           Văn phòng Luật Sư Nguyễn Minh Trí

                                                                                                                                                                                    Trưởng Văn Phòng

 

 

 

Luật sư Huỳnh Tấn Cường                                                                                                                                             Luật Sư Nguyễn Minh Trí

Luật sư Huỳnh Tấn Cường  công tác tại VP

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness