TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

ÔNG 10 HƯƠNG: TRÁCH NHIỆM - GÁNH VÁC – NHÂN VĂN

Cuộc đời đầy sóng gió của Ông 10 Hương tức Trần Quốc Hương đã được nói đến khá nhiều trong những quyển sách ,bài viết . Một nét đặc sắc  nổi lên  trong cuộc đời  chiến  đấu  gần 70 năm  ấy là sẵn sàng nhận việc khó ,nhận gánh nặng ,nhận những chuyện thập tử nhất sinh  tưởng chừng không ai làm nổi  mà  sau cùng cũng  đâu vào đấy  hoặc đi vào chổ hiểm nguy ,lạ lẫm chông gai  nhưng lại “ đi sao nhớ về vậy “ như Bác Hồ dặn lúc từ Bắc vào Nam . 1954 khi  miền Bắc sắp hoàn toàn giải phóng thì Ông 10  thay vì về Hà nội tiếp quản để giử những vị trí này ,chức vụ nọ, đi xe ô tô , trong mái ấm gia đình dưới chế độ mới  Xã hội chủ Nghĩa   thì Ông lại khăn gói lẳng lặng đi  vào Nam  . Đi vào mãnh đất mà đối với Ông hoàn toàn mới ,để làm một công việc cũng chưa được đào tạo từ trường lớp nào : tổ chức hoạt động Tình báo .

            Ông vẫn còn nhớ rõ:  “Sau hiệp định Geneve 1954 ( 20/7/1954 ) Khoảng tháng 7/1954, Xứ ủy Nam Kỳ cử đồng chí Lê Đức Thọ ra gặp Trung ương để bàn về chiến lược cách mạng và xin Trung ương cử tôi vào đó. Tổng Bí thư Trường Chinh xin ý kiến và được Bác Hồ đồng ý. Anh Trường Chinh gặp tôi giao nhiệm vụ và nói: “Khó khăn nhiều lắm đấy, đi không biết bao giờ trở lại. Phải suy nghĩ cho kỹ, nếu thấy đi không được thì cứ báo cáo, Trung ương không ép”. Bác Hồ cũng gặp tôi dặn dò: “Công việc thì các chú khác đã dặn chú kỹ rồi, xem làm được thì nhận và đã nhận thì đừng phụ lòng Trung ương, đi sao nhớ về vậy!”..

        Sau này  càng về già Ông 10 mỗi khi ngẫm lại cuộc đời càng thấm thía  lời dặn của Bác Hồ “ đi sao nhớ về vậy “ .Phải chăng đó không  chỉ là 1 câu dặn dò  của 1 lãnh tụ cách mạng nói với cán bộ cấp dưới,mà   dường như là câu nói của cha  nói với người con đi xa vậy .Mối quan hệ giữa Bác và Ông 10  trãi qua thời gian  làm việc và sinh hoạt chung gần gụi  từ trước trong và sau Cách mạng  tháng 8 1945 gần như là cha con kết nghĩa  vậy .Cho nên  Bác Hồ nói : miền Nam trong trái tim tôi “ rất thật lòng . Chính đấy  phải chăng là nốt đầu của Bản giao hưởng mùa xuân 1975 .

             Thím  Thu ,vợ Ông 10  Hương  có lần đã kể  : khi Ông 10 bị đột quị vào khoảng  năm  1990  gần như chết rồi ,chỉ còn hơi thở mà thôi . TW đã đưa Ông 10 qua  Pháp chữa trị .Khi hồi phục ,Ông 10 kể rằng giống nằm mê thế thôi ,Trong mơ  ông gặp Ông cụ giống như Bác Hồ mà ông gặp năm  1967,1968  ở Hà nội . Ông cụ  bảo “này cậu cố  ở lại  mà làm những gì còn  dang dở “ . Chuyện như vậy của giấc chiêm bao dẫu sao cũng nói lên phần nào mối quan hệ tâm linh giữa Bác Hồ và ông 10 Hương .

           Ông 10 Hương là người sống tình cảm . Mà trước tiên là cái cách ông đối với mẹ “Thế là ông nhận nhiệm vụ. Rồi ghé về thăm mẹ, bởi ông hiểu rằng, với việc ra đi của ông, không ai khổ hơn mẹ. Thấy con đột ngột trở về, linh cảm của người mẹ cho bà cụ biết sẽ là khởi đầu một cuộc chia tay dằng dặc, nên cụ lặng lẽ nấu một nồi cháo thịt cho con ăn, rồi giục ông đi ngủ. Ông nghẹn ngào nhớ lại: “Tôi nằm nghỉ trên tấm phản, mẹ ngồi bên cạnh âu yếm rờ nắn khắp mặt mũi, chân tay tôi. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn còn cảm thấy hơi ấm nóng từ những giọt nước mắt của bà rơi trên mặt tôi đêm đó”. Không ai ngờ chuyến đi ban đầu dự định chỉ 6 tháng, đã kéo dài tới 10 năm. ( trích  công an nhân dân –Thanh Hằng 01/08/2008 )

          Vào Nam ,Ông  tham gia lãnh đạo Ban Địch tình Xứ Ủy ,môt cơ quan cực kỳ quan trọng  để đối phó với  hệ thống Cảnh sát tình báo Mỹ và nhà cầm quyền sài gòn .Năm 1958, ông sa vào tay giặc. Biết ông là cán bộ cao cấp, anh em họ Ngô tìm cách “chuyển hướng” tư tưởng để sử dụng. Đích thân Ngô Đình Nhu bố trí gặp ông tại nhà nghỉ mát của Ngô Đình Cẩn ở cửa Thuận An (Huế) để hòng lung lạc. Không khuất phục được, chúng đã đưa ông vào danh sách 200 tù nhân cần thủ tiêu, nhưng chưa kịp thực hiện thì cuộc đảo chính Diệm xảy ra.

               Ông nhớ lại những ngày tháng ấy: Chúng liên tiếp hỏi cung cả ngày lẫn đêm, không cho ngủ, nếu ngủ gật là chúng đánh, nhằm làm cho ông căng thẳng tinh thần đến không chịu nổi. Ông bảo, nó muốn thế thì mình phải trụ vững. Cơm tù chỉ có một đĩa nhỏ, chúng còn trộn muối sống vào, thì ông lựa từng hạt cơm để ăn có sức mà tranh đấu. Hơn nữa, “đôi mắt trong veo của cậu con trai đầu lòng nhìn tôi lúc chia tay thường hiện về, góp phần động viên tôi đủ nghị lực không sa ngã trước quân thù. Chỉ vì một lẽ đơn giản đến khó tin là, tôi sợ mình không dám nhìn vào đôi mắt đó khi gặp lại, nếu không giữ được khí tiết cách mạng”.

                  Cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963 đã kết liễu chế độ gia đình trị của anh em nhà họ Ngô. Tin tức về cuộc đảo chính lan đi rất nhanh và những người tù cũng sớm nhận được tin này. Trong tù .Mười Hương biết là mình sống rồi. Ông trao đổi với anh em tù tiến hành liên hệ ra ngoài, đặc biệt là với Giáo hội Phật giáo và giới báo chí lên tiếng tố cáo chế độ Diệm đang giam giữ rất nhiều những người bất đồng chính kiến, khi nhà cầm quyền xem xét lại họ sẽ đảo cung.

                   Đây cũng là cơ hội tốt để móc nối lại liên lạc với tổ chức. Lúc bấy giờ, anh em ở ngoài mới biết Mười Hương vẫn còn sống. Đồng chí Mai Chí Thọ chỉ thị phải cứu bằng được Mười Hương ra. Khi đó, chính quyền mới có chủ trương dùng tàu hỏa đưa tất cả số tù nhân bị Ngô Đình Cẩn giam cầm ở Huế vào Sài Gòn để phúc tra.

               Một số anh em bàn bạc với nhau, lập kế hoạch khi đoàn tàu đi qua vùng rừng núi thì sẽ trốn. Tuy nhiên, Mười Hương không ủng hộ kế hoạch trên vì ông thấy nó quá phiêu lưu. Mười Hương tin rằng, về đến Sài Gòn, ông sẽ có cách thoát được bởi lẽ các đồng chí không bao giờ bỏ rơi ông.

                  Đúng như dự đoán, khi bị đưa về Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn, tổ chức đã bố trí một cơ sở của ta là bà Lê Thị Nhiễm, người sau này trở thành Anh hùng quân đội, nhận Mười Hương là con mình và thường xuyên đến thăm nuôi. Một chi tiết hết sức thuận lợi và chồng bà Nhiễm cũng mang họ Trần, tạo cho ông một lý lịch hợp pháp nên địch không phát hiện điều gì đáng ngờ.

                   Mười Hương khai mình chỉ là một giáo viên dạy tư tên là Trần văn Trí  bị đặc vụ của Ngô Đình Cẩn bắt oan. Ông nằm trong danh sách 22 người được đưa lên Hội đồng an ninh xét thả đợt ấy. Hôm đưa ra Hội đồng an ninh phúc tra, Mười Hương trả lời khớp với những gì đã khai trước đây và một mực kêu oan. Vì thế ông được tha.

                 Sau khi ra tù, Mười Hương về ở nhà bà Nhiễm tại quận 3, hàng tháng phải tới đồn cảnh sát gần nhất trình diện. Mười Hương “ngoan ngoãn” nằm ở đó một tháng, tháng sau ông được tổ chức bố trí đưa về căn cứ Củ Chi gặp các đồng chí lãnh đạo miền lúc bấy giờ như Nguyễn Văn Linh, Trần Văn Trà

                 Mọi người đều rất mừng vì sự trở về của Mười Hương.  đồng chí Trường Chinh  biết tin Mười Hương vẫn còn sống đều vui mừng khôn xiết, mặt khác vì ông đã giữ vẹn tròn uy tín cho Trung ương.

                Đồng chí Nguyễn Chí Thanh lúc đó là Bí thư TW cục  rất muốn giữ Mười Hương ở lại nhưng Bác Hồ nói: “Chú ấy vừa trải qua một cuộc đấu tranh vô cùng gay go, quyết liệt. Phải để chú ấy nghỉ ngơi một thời gian”. Sau đó, Mười Hương nhận chỉ thị của Trung ương gọi ra miền Bắc.

               Sau khi được trên sắp xếp đi nghỉ ở Châu Âu, mục đích chính là để gặp người vợ đang học ở bên đó sau 10 năm cách biệt, Mười Hương lại xin đi Nam. Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn nói: “Anh cứ nghỉ ngơi thêm một thời gian đi đã, ở ngoài này cũng không thiếu gì việc cho anh làm đâu”. Từ năm 1964 đến 1968, Mười Hương được cử làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật Bộ Công an, đảm trách việc liên lạc với lực lượng An ninh miền Nam.

                Ra miền Bắc ,thay vì tiếp tục nghề củ là nghề lãnh đạo tình báo  thì do yêu cầu mới của Ngành Công An là phụ trách một ngành mới mẻ hoàn toàn đối với ngành Công an Việt Nam  : Trinh sát kỹ thuật .

             Giữa năm  1972   sau  cuộc tổng tấn công Mậu Thân ,Địch triển khai phá vở tổ chức phong trào CM  ở Sài gòn . Lực lượng  gần như trắng .kể cả Trưởng ban an Ninh cũng bị bắt .Ông Mười lại khăn gói cùng Ông 10 Cúc  ( Nguyễn Văn Linh – Ủy viên Trung ương Đảng -Phó Bí thư TW cục )xuống T4 để củng cố xây dựng lại Thành Ủy và lực lượng Phong trào nội đô  một cách cấp bách   vì  tình hình cục diện thế giới và trong nước không cho phép dần dà nữa TW đã quyết định đưa Cách mạng miền Nam vào giai đoạn cuối vủa cuộc chiến tranh .

 

 

Ông  10 Hương và Ông Lê Hồng Anh ,Ủy viên Bộ Chính Trị ,Bộ trưởng Bộ Công An  gặp anh chị em Cụm  A 10 .ảnh 2002

 

  Cuộc tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968) là một bước ngoặt trong cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở VN. Chiến lược chiến tranh cục bộ bị phá sản, giới cầm quyền Mỹ bác bỏ đề nghị của tướng Wheeler và Westmoreland tăng thêm 206.756 quân tham chiến ở VN ( vào tháng 2.1968 đã có 540.000 quân), Johnson phải tuyên bố rút lui khỏi cuộc tranh cử tổng thống nhiệm kỳ II (31.3.1968) trong một bài diễn văn được coi là bi thảm nhất trong sự nghiệp chính trị của mình: Nixon được bầu làm tổng thống mới nhờ hứa hẹn với cử tri Mỹ sẽ sớm đem lại một giải pháp hòa bình, nhưng sau khi đắc cử đã triển khai chiến lược : “Việt Nam hóa chiến tranh”, tăng cường viện trợ để xây dựng quân đội và chính quyền Sài Gòn, đẩy mạnh chương trình bình định với chiến dịch Phượng hoàng đẫm máu nhằm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho chúng.

Trong khuôn khổ chiến lược mới, Mỹ đã tăng cường công tác tình báo, gián điệp hòng đánh phá cơ sở cách mạng ở nông thôn và thành thị. Sau Mậu Thn ,Riêng ở Sài Gòn, chỉ trong năm 1969, đã có hơn 7.000 cuộc hành quân cảnh sát. Chỉ một đêm 20.1.1969, chúng đã khám xét 9.700 người, nhiều người trong số này đã bị bắt. Phong trào yêu nước của quần chúng ở đô thị đã bị đàn áp dã man.

Lực lượng AN.T4 cũng bị những tổn thất nặng . Hàng chục cán bộ điệp báo trung, cao cấp được miền Bắc chi viện và tại chỗ đã bị bắt, hy sinh hoặc bị lộ phải rút về căn cứ. Đầu năm 1969, thực hiện Nghị quyết 9 của Trung ương Cục về tăng cường công tác an ninh vùng trọng điểm, AN.T4 được tăng cường  phó ban: Lê Thanh Vân ( Sáu Ngọc), Thành ủy viên ,là   cán bộ chủ chốt của Bộ Công an( Cục trưởng Cục Phái khiển – tức là Cục Tình Báo )  tăng cường cho Sài Gòn – Gia Định dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Tài ( Tư Trọng ), nguyên Cục trưởng Bảo vệ chính trị của Bộ Công an, Trưởng ban AN.T4.

        Ngày 23 tháng 12 năm 1970 trên đường đi công tác, Nguyễn Tài ( Tư Trọng ) bị bắt. là một tổn thất rất lớn đối  Ngành An Ninh Miền Nam  cũng như của Thành Ủy .Mặc dầu Ông Tư Trọng đã giữ hoàn toàn những bí mật  rất quý báu và cực kỳ quan trọng của Đảng và của ngành  An Ninh ,nhưng sự mất mát đó là không thể khắc phục một sớm một chiều .

             Tháng 11 năm 1971, Bí thư thành ủy Sài Gòn - Gia Định Trần Bạch Đằng viết thư nhân danh Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam gửi sứ quán Mỹ tại Sài gòn đặt vấn đề trao đổi Nguyễn Tài với một tù binh Mỹ là Douglas Ramsey - nhân viên bộ ngoại giao Mỹ bị bắt từ năm 1966[1].

             Người Mỹ * từ chối vì cho rằng "Nguyễn Tài quá quan trọng để đáng đổi lấy Ramsey".

              Sau này, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn nói rằng đó là một hình thức ngăn cản Mỹ và Việt Nam Cộng hòa thủ tiêu Nguyễn Tài[2].

                Kết quả là các cuộc tra tấn đối với Nguyễn Tài lập tức chấm dứt, mạng sống của ông trở thành quá giá trị đối với CIA để có thể rủi ro, "ông trở thành một con tốt trong một ván cờ chính trị cấp cao"[1].

*Người Mỹ trong bài này là nói những cá nhân ,tố chức chủ chiến ở Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam . Không là Người Mỹ nói chung càng không là  người Mỹ phản chiến yêu hòa bình .

                

       Đầu năm 1972, Ông Nguyễn Tài được chuyển đến Trung tâm Thẩm vấn Quốc gia tại Sài Gòn, biệt giam suốt 3 năm sau đó trong một xà lim  sơn trắng toàn bộ, đèn bật sáng suốt ngày đêm, làm lạnh bởi một máy điều hòa nhiệt độ công suất cao - căn phòng được thiết kế để làm ông mất định hướng. Tại đây, người Mỹ đảm nhận hoàn toàn việc thẩm vấn ông. [3]

Chuyện của Ông Nguyễn Tài đã được nói nhiều trên  báo chí  và sách  trong và ngoài nước . Đến nỗi CIA đã viết về ông như điễn hình của ý chí con người trước hình thức thẩm vấn tinh vi . Nhưng điều cần nhắc đến ở đây là nếu không có những người lãnh đạo an ninh tình báo kiên trung như thế liệu những tổ chức ,màng lưới v.v của điệp báo an  ninh Việt Nam có tồn tại để hoạt động hữu hiệu như đã diễn ra để dẫn đến ngày đại thắng 30/4/1975 .

          Nhân Ông Nguyễn Tài   liên hệ đến trường hợp Ông 10 Hương .

Sự kiên trung và khéo léo đối phó với  đối phương   của ông đã đạt đến  một nghệ thuật hoàn hảo đến mức ở trong lao Thừa phủ mà gợi ý hướng dẫn Ông Vủ Ngọc Nhạ sắm vai nào để được Ngô đình Cẩn ,Ngô Đình Diệm ,Ngô đình Nhu tín cậy . Và Ông Nhạ đã làm theo  để đạt được một kết quả trở thành cố vấn của hai đời Tổng Thống Sài gòn . 

            Trong sự an toàn và vỏ bọc bí mật của Điệp viên hoàn hảo Phạm xuân Ẩn ,người ta ít nhắc đến sự kiên trung  của Ông 10 Hương trong Địa ngục 9 Hầm  .Nhưng đó là một sự thật  nên Ông Ẩn vẫn thường tâm sự :Lúc đó  Ông 10 mà có gì thì không có Ẩn này đâu .Làm sao có ai  biết rằng đằng sau những bản tin tình báo cực kỳ giá trị của Ông Ẩn là những vệt máu ,những nhọc nhằn của Người Thầy Tình Báo 10 Hương trong địa ngục 9 Hầm …

             Từ tháng 4/1972  Ông 10 hương vừa là Trưởng ban an ninh T4  vừa là Phó bí thư Thường Trực còn phải  nhận  nhiệm vụ của Đảng phân công  phụ trách Thành Đoàn trong  một tình hình cực kỳ khó khăn :Phong trào đô thị  do thành đoàn là xung kích ngòi pháo đang im lặng .

         ‘…từ năm 1972, địch đã ra tay khủng bố, càn quét, hòng đè bẹp các phong bị trào đấu tranh. Hầu hết những trụ sở tập họp công khai của thanh niên, sinh viên, học sinh đều chúng phá hủy hoặc chiếm đóng…Tình hình im ắng, căng thẳng, không một cuộc đấu tranh công khai lớn nhỏ nào nổ ra được’. (Hàng Chức Nguyên. Trui Rèn Trong Lửa Đỏ. Nxb Trẻ, 2005. Trang 186).

             Frank Snepp đã viết về việc tăng cường hoạt động của CIA tại Việt Nam từ 1968-1972 như sau :

“Trước khi báo chí tố cáo sự lạm dụng của chương trình Phượng Hoàng, CIA vội vàng tìm cách che giấu. Năm 1969, lúc chính sách Việt Nam hóa mới được thực hiện, T. Shackley, giám đốc chi nhánh ở Sài Gòn bắt đầu rút các nhân viên CIA làm việc ở cơ quan CORDS cho chương trình kiến thiết quốc gia về để ông ta tập trung vào những nhiệm vụ cũ, thí dụ như lấy tin tức về những người cộng sản  và về chính phủ Nam Việt Nam.

            Chi nhánh có khả năng đạt mục tiêu thứ nhất vì từ lâu, chúng tôi tin đã có nhiều nhân viên tình báo đắc lực ở ngay trong bộ chí huy tối cao cua cộng sản(!). Nhưng Shackley, chuyên gia đầy tham vọng chưa bằng lòng với công việc đã làm. Trong thời gian hoạt động, từ năm 1968 đến năm 1972, ông thúc giục nhân viên "tuyển lựa tuyển lựa, tuyển lựa" nghĩa là lôi kéo, dọa nạt, mua chuộc bất cứ ai có thể trở thành người giúp việc.. “
          Năm 1972, VNCH  lập thêm Ban Đặc trách sinh viên, học sinh (kí hiệu Ban A17) thuộc Cục Tình báo Quốc nội. Phủ Đặc ủy Trung Ương Tình Báo không có hệ thống tổ chức ngành dọc các cấp. Ở trong nước, mỗi vùng chiến thuật có 1 Đoàn công tác đặc biệt, thuộc Cục Tình báo Quốc nội. Ở nước ngoài, có lập các biệt cục trực thuộc Cục Tình báo Quốc ngoại, mang các tên gọi khác nhau: Biệt cục Phú Xuân ở Pháp, Lam Sơn ở Anh, Thái Bình Dương ở Nhật, Tiền Giang ở Thái Lan, Phú Quốc ở Cămpuchia... Phủ Đặc ủy Trung Ương Tình Báo là cơ quan tình báo lớn, được Hoa Kì và chính quyền Sài Gòn coi trọng, tăng cường ngân sách và tổ chức; là cơ quan trực tiếp phối hợp với CIA đề ra và tiến hành kế hoạch hậu chiến phục vụ ý đồ phá hoại lâu dài cách mạng Việt Nam.

               Cơ quan tình báo ,điệp báo cũng đã báo cáo về  Thành Ủy tin tức  về Tướng Nguyễn Khắc Bình sau 2 vụ ám sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật ngày 28 tháng 6 năm 1971 và Gs.Nguyễn Văn Bông ngày 10 tháng 11 năm 1971  , đầu năm 1972 quyết định  thành lập của Ban A 17 chỉ đạo  bởi  Tướng Nguyễn Khắc Bình (Đặc ủy trưởng Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo và Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia) . Bình  quyết tâm đối phó với mặt trận trí vận nói chung và mặt trận tại các trường đại học,trung học  nói riêng.Bình giao  trọng trách  cho Ban A 17 thuộc Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo, nhiệm vụ là ổn định đại học, đặt dưới quyền của ông Nguyễn Thành Long (hỗn danh Long Quắn).

             Từ tháng  12/1971  Đến 12/1972  F5 Cảnh sát đặc biệt và A 17 Phủ đặc ủy TW Tình Báo đã thực hiện lệnh của Nguyễn Khắc Bình quét sạch màng lưới cán bộ nội đô của Thành Ủy T4  chủ yếu là Thành Đoàn .  Chúng bắt cơ sở rồi không chế thả ra để trở thành bẫy chim mồi các “con chim” – từ chúng ám chỉ các cán bộ ta- . Chúng biết  1 vài cán bộ nòng cốt chỉ đạo cở phụ trách Đoàn Ủy SVHS .. rồi dùng ngoại tuyến theo dõi  rắc lông ngỗng  - giống như Mỵ Châu được Trọng Thủy tặng áo lông ngỗng rồi chạy trốn cùng Vua Thục ,lông ngỗng bị rơi để lại tung tích cho  quân Triệu    theo dấu tiêu diêt vua Thục .

          Nói tóm tắt ,là chúng dùng biện pháp nghiệp vụ an ninh chuyên nghiệp để đối phó với những anh  chi em SVHS yêu nước còn quá ngây thơ trong trắng . Anh chị em sinh viên  chỉ mơ  ước :

                   Nếu là chim tôi sẽ là  chim bồ câu trắng

                    Nếu là hoa tôi sẽ là đóa hướng dương

                    Nếu là mây tôi sẽ là vầng mây ấm

                    Nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương

                                                       ( Lời nhạc Trương Quốc Khánh )

        10 Thắng   từng thấy Ông 10 Hương ,Ông 6 Ngọc rơm rơm nước mắt  khi nghe anh chị em thành đoàn báo cáo về tình hình săn  và diệt  ở ngay nội đô ,tra tấn dã man , rồi thả ra  thực hiện úp bộ ,bôi lem  đ/c nghi ngờ từ đó khống chế buộc phải cọng tác với chúng theo nhiều cấp độ . Những bài bản kinh nghiệm mà  tướng Nguyễn Khắc Bình ,Nguyễn Thành Long  và A 17 được cán bộ CIA  huấn luyện  đều đem ra áp dụng  tấn công những tâm hồn trong trắng non dại của tuổi trẻ  Sài gòn .

 

                  Ban A 17 nhập cuộc thì thế trận mau chóng trở nên bất lợi cho Thành Đoàn . Lực lượng Ban A 17 bao gồm các cán bộ chọn lọc, phân nửa đã tốt nghiệp từ các phân khoa đại học, phần còn lại sắp tốt nghiệp hoặc đã có vài năm đại học. Tất cả khá  am tường môi trường đại học, lại được sự cộng tác chặt chẽ, đắc lực của ngành Cảnh sát Đặc biệt tại Đô thành, cho nên chỉ trong một thời gian ngắn  Lần lượt Tổng hội Sinh viên Saigon và các Ban đại diện sinh viên các phân khoa đại học đã thuộc về tay sinh viên quốc gia

        Nhiều sinh viên Thành đoàn  bị bắt giữ, một số chạy thoát vào căn cứ. Chẳng những các tổ chức hợp pháp, công khai của Thành Đoàn bị phá vỡ, Thành đoàn còn bị thiệt hại khá lớn về cán bộ, nhân sư    tại chổ .

            Sinh viên Thành đoàn  dù kiên quyết áp dụng công thức ‘nhất lí, nhì lì, tam suy, tứ tử’ (cố mà cãi lí hoặc phản cung, cãi lí không xong thì dở chiêu lì đòn, lì không được thì giả đò bệnh hoặc tự làm cho ra bệnh để được đi bệnh viện, cuối cùng, giả làm như chết đến nơi, cũng là để được đi bệnh viện, đi bệnh viện mới có nhiều cơ hội đào thoát) nhưng do người khác  khai báo  thì chính quyền VNCH  vẫn có bằng chứng để giam giữ đối tượng  ấy và Ủy Ban An ninh Đô Thành (gồm đại diện Đô trưởng, đại diện  Chưởng lí và đại diện Tổng Giám đốc Cảnh sát Đô thành) không thể thả  ra như lúc trước được nữa.

     Báo cáo năm  1972   của   A 17  viết     “ Chỉ trong một thời gian ngắn, được sự cộng tác tích cực của lực lượng Cảnh sát Đặc biệt Thủ đô, Ban A 17 đã gặt hái thắng lợi nhanh chóng và tuyệt đối: Giải tỏa áp lực của Thành Đoàn Cộng sản, giúp cho hàng ngũ sinh viên quốc gia lần lượt giành lại quyền kiểm soát Tổng Hội Sinh viên Sài Gòn và Ban đại diện Sinh viên các Phân khoa Đại học, phát hiện và bắt giữ được một số khá lớn các cán bộ Thành đoàn với đầy đủ tang chứng có giá trị pháp luật. Số chạy thoát, phải trốn ra căn cứ hoặc là phải lặn thật sâu.”   

                 Sự ím lặng của Phong trào đô thị lẽ nào lại là  cái chết dần của Phong trào Cách mạng Sài gòn ?   hay chỉ là  cái im lặng trước cơn bão lớn .? ??

           Thiệu , Đặng văn Quang và  Nguyễn Khắc Bình  càng tỏ ra hí hững nâng cốc sâm banh mừng  đã dập được Phong trào “VC “ngay trong lòng  thành phố trước khi  phải ký Hiệp định Pa-ri   theo sức ép của Mỹ .Nhưng cốc sâm banh mừng thành quả đàn áp phong trào của chúng còn chưa cạn thì Sài gòn lại tiếp tục bùng lên những đợt bão mới , Đợt sau cao hơn đợt trước …

                   Cuộc Họp của Thành Ủy  có sự tham dự  của đ/c Nguyễn văn Linh ( 10 Cúc ) Phó Bí thư TW Cục  đã phân tích đánh giá toàn diện những mặt yếu mặt mạnh của sự Lãnh đạo của Thành Ủy trước tháng 4/1972  và đề ra những chủ trương biện pháp hoạt động cùng yêu cầu nhiệm vụ Đô thị và vùng ven đô trong tình hình mới .                  

               Ông 10 Hương, Ông 6 Ngọc và các đồng sự của ông đã  cùng một lúc thưc hiện 3 công viêc năng nề là

1/  phải gầy dựng lại lực lượng ở Sài gòn đã bị địch càn quét ,bắt bớ ,khủng bố ,đánh phá co cụm lại  

2/   phải nhanh chóng phát triển phong trào để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn trước    trong và sau Hiệp Định Paris

3/ nhưng lại vừa phải giữ cho lực lượng nội đô  an toàn vững chắc ,không bộc lộ

         Vậy nhưng chỉ trong ngần ấy thời gian  Thành Ủy  T4 đã gặt hái kết quả thực sự phấn khởi nếu không nói là tuyệt vời .

           Qua kiểm điểm hoạt động toàn diện các cán bộ ,cơ sở Thành Đoàn thoát khỏi cuộc bố ráp của địch và chạy ra căn cứ ở Ti fa lơn và Ô nàng ơi  Kampuchia .Ông 10 Hương và Ông Lê Thanh vân cùng các cán bộ công an cách mạng đã phát hiện ra âm mưu ,tổ chức ,phương thức hoạt động phá hoại phong trào công khai ,tiêu diệt từ trong trứng các tổ chức cá nhân mà chúng theo dõi và có chứng cứ hoat  động có lợi cho Cách mạng .

 

 

 

Ông 10 Hương,Ông Nguyễn Tài ,Ông Nguyễn đình Ngọc với Cụm A 10 năm 2001

 

 

Bản tự kiềm của một  Sinh viên là cán bộ Thành đoàn bị  địch bắt  1972 do  10 Thắng lưu

            Phải nói rõ và   thực  những tổn thất của Phong trào đô thị trước khi đi vào Hiệp định Pa-ri ,cũng như âm mưu ,tổ chức và khả năng hoạt động khá hữu hiệu của CIA và Cảnh sát VNCH  thì mới rõ ra vai trò lãnh đạo của   Thành Ủy mà cụ thể hơn là Ông  10 Hương ,Ông 5 Xuân ,Ông 6 Ngọc đã  “làm ăn”  - chữ Ông 6 Ngọc hay dùng – như thế nào để gầy dựng lại   lực lượng ,gầy dựng  phong trào đô thị trong một thời gian phải nói là quá ngắn ngủi .

    Là bậc Thầy về công tác bí mật  cũng như sử dụng công tác bí mật để tạo điều kiện cho hoạt động  công khai và ngược lại,Ông  10  Hương và  Ông 6 Ngọc Cục trưởng cục phái triển cùng các cán bộ An Ninh  đã nhiêu đêm suy nghĩ  chỉ đạo Phong trào đô thị lên  1 bước mới vững chắc mà nòng cốt  là những Cụm Điệp báo An Ninh  trong đó có A 10 …. có những cơ sở  làm lõi trung tâm cho những hoạt động công khai rất sôi động của phong trào đô thị .

          Rõ ràng ,an ninh đã tham gia trực tiếp để gầy dựng ,tổ chức ,phát triển Phong trào  rồi bảo vệ Phong trào  quần chúng đô thị ở Sài gòn . Đó là điểm độc đáo của hoạt động An Ninh T4  từ sau 1972: Tình báo gắn với Phong trào quần chúng  đấu tranh ,gắn với xuống đường biểu tình ,gắn với mặt trận báo chí  công khai ……  Lấy Quần chúng đễ xây dựng ,phát triễn lực lượng và bảo vệ mình tấn công địch ngay hang ổ của chúng . Cán bộ phải xã hội hóa và nắm được quần chúng thì mới tồn tại .Nghiệp vụ an ninh phải phục tùng quan điểm đường lối của Đảng . Tuyệt đối không thoát ly.

        Ông 10 Hương  và Ông  6 Ngọc đã  đã “ làm ăn “ như  vậy . Bộ Công an cũng đồng thuận  vì đó là sự nghiệp chung không còn cách nào khác .

          Nhân đây ,tưởng sẽ thiếu sót nếu không nhắc qua về sự lãnh đạo của Bộ Công An , Ban an Ninh TW cục đối với mặt trận phong trào đô thị  ở Sài gòn .Nói rõ  điều này là một việc ngoài tầm với của của Quyển sách này  nhưng chỉ một việc Bộ Công An kịp thời cử 2 Ông 10 Hương  và Ông  6 Ngọc và hàng loạt các bộ an ninh , 2 nhân vật cán bộ cao cấp dày dạn kinh nghiệm  về công tác đô thị ,xuất thân từ phong trào  để bổ sung cho Thành Ủy T4 là một quyết định đúng lúc rất kịp thời .

             Đến tháng 4/ 1974 trong bản thống kê của Ban An Ninh về lực lượng chính trị nội thành  mà Ông 10 Hương ,Ông 6 Ngọc còn giao cho 10 Thắng giử , ghi rõ :

 

 

Bản chụp tờ thống kê lực lượng chính trị nội thành  4/1974

 

THANH AN ,LÀNG  18 ,NGÃ BA BÔNG GIẤY 9/1973

 

 

Nơi làm việc của Ông 10 Hương ở Rừng Làng 18 Thanh An  1974

 

 

 

d/c Nguyễn văn Linh  cùng các d/c bảo vệ  đi công tác 1973

đến  Căn cứ làng 18  chổ  Ông  10 Hương

 

           Khúc nhạc sonata ánh trăng ,Mozart êm đềm  như vang lên  giữa cánh rừng mượt mà  vừa hồi sinh sau những  năm tháng bom đạn , thuốc khai quang … âm hưởng hơi trầm dịu thong thả như hai người  đi dạo bên bờ hồ hay bên cánh đồng lúa mát mẽ

          Từ bến đò Bến súc  theo lộ lớn là vào làng 18 Thanh an  đi khoảng 10  cây số  .Hai bên dân cư vùng giải phóng  còn thưa thớt . Những khoảnh ruộng ,thửa vườn mới trồng  chen lẫn vừa rừng chồi ,rừng cao su bị tàn phá bởi chiến tranh .  Nếu Hiệp Định Pa-ri là ngưng bắn da beo nữa này nữa nọ ,lấn qua lấn lại  thì Vùng nông thôn giải phóng cũng còn mới mẻ nữa như rừng quê hoang sơ bởi bom đạn  nữa có một phần sinh khí của sinh hoạt người dân ,của bộ đội ..

            Chừng 10 cây số  thôi rẽ phải đi khoảng 5 cây số về hướng Lộc Ninh ,Lò gò ,Xóm giữa là rừng cao su ,rừng le  ,những đồng trống cây xanh bị hủy hoại bởi bom  ,bởi chất diệt cỏ..

           Căn cứ    của Ông  10 Hương ở trên một gò cao  nhiều cây lớn gần suối róc rách . Từ lộ lớn đi vào vòng vèo chừng 200 m.

         Ông 10 và Trung đôi bảo vệ ,văn phòng ở đó khá lặng lẽ ,khá bính yên .

 Mỗi lần từ Củ chi về chổ Ông 10  thật sự có cảm giác như về một nơi yên ổn . Không biết Ông cố ý hay không nhưng cảnh vật và phong cách ,thái độ của con người ở Chổ này không có vẽ gì là hối hả .

Giữa rừng mà  Ông có cả  máy nghe nhạc chạy pin  để phát lên những bài nhạc êm dịu của Mozart ,Chopin ,hay Beethowen ,Traiskosky ..

Một điều không có căn cứ nào có  là ở đây có một thư viện nhỏ  khoảng vài trăm đầu sách từ miền Bắc  cũng như từ Sài gòn gởi vào .

Từ quyền  Bất khuất của Nguyễn Đức thuận đến Rihac goocgie ,Eli cohen  do Tướng Nguyễn Sĩ Huynh dịch đều có . Lạ hơn nữa là những cuốn như sống lại của Tolstoi , hoặc Cuốn theo chiều gió .

       Phải chăng Ông 10 đang tự mình cùng các cán bộ của mình thực hiện cái mà Ông đã chỉ cho Phạm Xuân Ẩn năm 1958 trước khi  bố trí Ẩn đi Mỹ :

          "Phải học cho giỏi về nghiệp vụ, đồng thời tìm hiểu kỹ về nước Mỹ, về nền văn hóa Mỹ, về phong tục tập quán, về cách làm việc, về tâm lý, cá tính của người Mỹ. Phải tư duy và làm việc như người Mỹ".( giải mã Phạm Xuân Ẩn kỳ 3 – Báo Thanh Niên – Hoàng Hải Vân ),

       “ Tất cả chúng ta đều phải học để hiểu xã hội sài gòn ,về văn hóa ở Sài gòn , cách làm việc, về tâm lý. Pháp luật ,hành chính ,guồng máy cai trị ở Sài gòn  xã hội người dân ở đó thì mới giải phóng được rồi  tiếp quản  được  Sài gòn –nếu không làm được như vậy thì chỉ có toi -“Ông  10 hương .

        Cụm trưởng 10 Thắng là người hay mượn sách từ Khoa cần vụ của Ông 10 .Từ Củ Chi ,Tràng bảng  lên ,khi nào cũng có một cái gì tươi ,mới  hoặc trà  hoặc thuốc lá ,hoặc đế nếp ,hoặc vài ba hộp sữa .. anh em vui vẻ  là  Cụm Trưởng có thể moi móc xem tủ sách của Thầy Mười Hương có gì mới từ Bắc vào hay từ A ra . Cụm trưởng gối đầu võng trong cả tháng đi lên  Ban an ninh R công tác   cuốn Rihac gioc  và Eli cohen ( điệp viêp do thái  ) của Tướng Nguyễn Sĩ Huynh dịch.

       Thật không gì thú vị hơn giăng võng giữa rừng ,giữa tiếng chim  hót vang  ,suối chảy róc rách mà lần mấy trang sách .Hiệp Định Paris quả đã giúp cho Lực lượng Cách mạng ở miền Nam này một không gian và  thời gian thật là yên ổn – dầu rằng tạm – để tỉnh táo ,xem trước trông sau ,dồn sức đánh trúng vào huyệt của kẻ thù  .

       Căn cứ của người Thầy Tình Báo Việt Nam ở Thanh an ,Sông Bé  cách Sài gòn sào huyệt  của đối phương ,mục tiêu đối tượng hoạt động của Ngành Tình báo  chỉ khoảng 50 cây số đường chim bay . Đêm nhìn về hướng Tây là cả một vừng sáng .

Cái vầng sáng bồn chồn thương nhớ đó

 

Cứ đêm đêm nức nở gọi ta về”

 

        Khoảng tháng  cuối 1973 đầu 1974 khi qua Cứ của Ông Mười   thì nghe có tiếng phụ nữ và tiếng con nít khóc . Thật lạ , Ông già thủ trưởng này  ở rừng thời chiến tranh mà dám gánh phụ nữ ,con nít vướng vít  thế này . Ngộ nhỡ ,địch càn ,xử lý làm sao ?

        Hỏi Anh Khoa ,phụ trách bảo vệ của Ông 10  thì anh ấy  nói : Ông già muốn gánh thì anh em phải lo thôi .

       Chị Lan –vợ Anh 6 Tĩnh bên Thành Đoàn  và Chị Tư vợ Anh Hai bên An Ninh cả hai vừa có cháu bé ở  A ra cả .

           - sao không gởi qua Bệnh Xa dân y .

           - Hai chị này còn vào  Thành ..

  Quả là ,Ông già  quá ư chu đáo  và thương lo anh em chiến sĩ   như ruột thịt .

        Có thấy những việc tuy nho nhỏ như thế mới hiểu ra vì sao mà Ông Phạm Xuân Ẩn, Ông Vũ Ngọc Nhạ ,Ông Lê Đức Thúy ,Ông Hoàng Trung Tiếu  vừa   thương   yêu vừa kính trọng người Thầy của họ như vậy .Phải chăng Ông 10 trong thời gian ở ATK Việt Bắc không những đã  học chử nghĩa của Cách Mạng ,những lời dạy của Bác Hồ mà còn học được ,thấm nhuần được cái cốt lõi tinh túy  của Bác Hồ là  tác phong ,đối xử thường ngày chứ không dừng lại ở những khẩu hiệu kêu to mà lắm khi  sáo rỗng .

           Ban an Ninh T4 thời  kháng chiến quả là quá may mắn khi được lãnh đạo bởi  những  người học trò sống gần Bác Hồ là Ông  Mười Hương và Ông Nguyễn Tài  rồi  Ông Lê Thanh Vân ( 6 Ngọc ) . Do vậy ,thật không lạ khi Ban An Ninh T4 đã làm nên những thành tích tuyệt vời trong cuộc kháng chiến cực kỳ gian nguy .

 

từ sài gòn ra đọc báo Giải Phóng dưới hầm –  ảnh phục dựng 1977

           Để thuận tiện cho anh em trong Thành phố ra , nhất là anh em không có điều kiện đi vài ba ngày dễ lộ hoặc   công việc trao đổi nhanh gọn ,  Ông 10 Hương thường qua Sông Sài gòn về Củ chi  vùng Bến dược ,Phú Mỹ Hưng  . Đó là ở vùng đất thép Củ Chi năm 1973. Địch càn quét khiến lãnh đạo Ban an ninh  phải chạy sâu vào trong rừng già phía đông bắc… Căn cứ Ban An ninh Y4 đóng ở đây, trên mảnh đất không còn sự sống, không còn một cây nào cao quá đầu gối. Đứng từ xa nhìn muốt mắt đến tận chân trời toàn là cỏ lau.Căn cứ ở vùng này  nằm gần địa đạo ,cách bờ sông chừng gần cây số ,có đường hầm  dẫn ra sông  . Đó là những hầm rất kiên cố ,trên là cây cỏ um tùm ,dưới là 3 tầng  gồm 6  lớp thép đan mà Mỹ làm sân bay dã chiến ,rồi gổ tấm .Trụ chống là những khối gỗ  dày  3 tấc vuông hoặc trụ thép cầu dã chiến của Mỹ để lại trong trận càn Jointion City  . Phần sâu nhất của hầm dưới  đất hơn 7 thước .Các đ/c phu trách căn cứ cho biết ngay cả nếu B 52 thả trúng cũng không sập nỗi hầm .Điều  này ,giải thích vì sao , các đ/c lãnh đạo khi đi về Củ chi làm việc vẫn an toàn trước các trận B52 của Hoa Kỳ . Đó là chưa nói về  việc TW cục đã biết trước khả năng B52 thả vùng nào khoảng 5 – 10 ngày để phòng bị .

      Ở căn cứ này , 3 Hoàng và các  nhà báo  Huỳnh Bá Thành ,Luật sư Sơn .Ông Dân biểu Hàm , đã từng đến gặp Ông 10  trao đổi công việc .Buổi tối ,đôi khi có chiếu phim.

         3 Hoàng còn nhớ đã gặp Ông Mười Hương, trong một đêm không tiếng máy bay, chỉ có trăng và sao. Thỉnh thoảng  có những tiếng rít nghe rợn người của phi pháo bắn qua, bên đống lửa nhỏ bập bùng để xua tan cái lạnh về đêm. Chiến tranh hủy diệt tàn khốc đau thương . Những cán bộ điệp báo ,học trò của Thầy Mười Hương ,đã làm theo chỉ đạo để có một mùa xuân 30.4 tphcm nguyên vẹn trong hòa bình .

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness