Cải cách luật pháp đáp ứng đòi hỏi WTO
WTO: Tên viết tắt của 3 chữ World Trade Organization.
Ngày thành lập: 1/1/1995
Trụ sở chính: Geneva, Thụy Sỹ
Thành viên: 148 nước (tính đến ngày 13/10/2004)
Ngân sách: 162 triệu francs Thụy Sỹ (số liệu năm 2004).
Tổng giám đốc l ần th ứ 5 : ông Pascal Lamy (Pháp )
Chức năng chính:
-
Quản lý các hiệp định về thương mại quốc tế.
-
Diễn đàn cho các vòng đàm phán thương mại.
-
Giải quyết các tranh chấp thương mại.
-
Giám sát các chính sách thương mại
-
Trợ giúp về kỹ thuật và đào tạo cho các quốc gia đang phát triển.
-
Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.
11 nă m lộ trình WTO .
-
1-1995: VN nộp đơn xin gia nhập WTO.
-
9/2003 lập “ Nhóm công tác về gia nhập WTO của Việt Nam “để giúp VN trong lộ trình vào WTO .bắt đầu từ phiên họp 5 của Ban công tác, VN tiến hành đàm phán song phương với một số thành viên trên cơ sở bản chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ.
-
Phiên họp thứ 4 cuối năm 2003 Việt Nam trả lời hơn 1500 câu hỏi của Nhóm Công tác nhằm Minh bạch hóa chính sách thương mại - từ thương mại ở đây có ý nghĩa rộng không chỉ là mua bán và bao gồm mọi vấn đề liên quan kinh doanh , đầu tư ,kinh tế ,dân sự ..
-
Phiên thứ 7 12/2003 Nhóm công tác đưa ra văn bản “ Những nhân tố của dự thảo báo cáo của Nhóm công tác về gia nhập WTO của Việt Nam
VN cam k ết hoàn th ành d ự th ảo v ề th ể l ệ .lu ật ph áp .ch ính s ách th ư ơng m ại ( M ức thu ế b ình qu ân 22% gi ảm c òn 4,5% v à d ịch v ụ (cam k ết cho n ư ớc ngo ài ho ạt đ ộng 10 ng ành /l ĩnh v ực m à tr ư ớc đ kh ông cho ho ặc h ạn ch ế ví d ụ quảng c áo ,truyền thông ,Ngân hàng ,Bảo hiểm phi nhân thọ ,hàng không
-
Phiên 8 7/2004 Nh óm c ông t ác c ơ b ản th ống nh ất l ộ tr ình VN v ào WTO cu ối n ăm 2005 .
-
9-10-2004: Bộ trưởng Thương mại VN Trương Đình Tuyển và Cao ủy Thương mại Liên minh châu Âu Pascal Lamy tuyên bố tại Hà Nội rằng VN và EU đạt thỏa thuận về việc VN gia nhập WTO.
-
Hai năm 2004-2005 VN ký kết các Hiệp định đa phương ,song phương với các nước đã là thành viên WTO .
-
12-6-2005 một phái đoàn đàm phán VN sang Washington trước thềm chuyến thăm Mỹ chính thức của Thủ tướng Phan Văn Khải với quyết tâm đi đến kết thúc đàm phán song phương.
-
27/ 3/2006 Phiên đàm phán đa phương lần 12 , 10g sáng 27-3, tại ở Geneva (Thụy Sĩ) . Nội dung phiên đàm phán đa phương lần này tập trung làm rõ các vấn đề chính sách trợ giá, trợ cấp công nghiệp, dịch vụ, quyền kinh doanh... đã được đề cập trong nội dung bản báo cáo của Nhóm công tác WTO. Trong phiên họp này VN trình bày tiến độ làm luật, chủ yếu là việc cụ thể hóa các luật này bằng các văn bản dưới luật sẽ được thực hiện như thế nào, triển khai ra sao...
-
7/11/2006 VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
Vấn đề rất quan trọng trong quá trình sau khi vào WTO là làm sao pháp luật VN phù hợp với tập quán pháp luật của các nước thành viên WTO .Do đó các nước xin gia nhập WTO cũng ph ải sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật của mình để tuân thủ Hiệp định của WTO cũng như cam kết khác trong Nghị định thư và các văn bản xin gia nhập của nước đó. Các nước đều phải xây dựng một chương trình hành động lập pháp để điều chỉnh hệ thống pháp luật của nước mình nhằm thực hiện nghĩa vụ thành viên củaWTO. Đây là một trong những tài liệu chủ chốt trong đàm phán.
Từ đ ầu n ăm 2005 Giáo sư David A.Gantz, chuyên gia tư vấn của VN trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, c ó ý ki ến r ằng VN s ẽ gặp khó khăn trong việc đàm phán gia nhập với 21 nước còn lại do khoảng thời gian để sửa đổi, bổ sung, thông qua các luật mới . Trong khi đó, yêu cầu của các đối tác ngày càng cao hơn, do Trung Quốc - một nước đã vào WTO trước VN - không thực hiện tốt một số cam kết của mình.
Trong 15 năm đàm phán gia nhập WTO, Trung Quốc có 3.000 đại biểu Quốc hội, và có tới 400 chuyên gia làm luật hỗ trợ. Tại các kỳ họp, đại biểu Quốc hội chỉ biểu quyết một số vấn đề chưa thống nhất
Riêng Việt Nam 89 văn bản luật phải ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung.Trong năm 2005 , 22 luật đã được Quốc hội thông qua trong 2 hai kỳ họp năm 2005 . Vào WTO còn phải thông qua hoặc cam kết thông qua 67 luật .Tuy nhiên cái khó nhất là làm sao để luật đi vào cuộc sống.
Thời gian ngắn ngủi hơn một năm để xây dựng hàng loạt bộ luật, nhờ có số lượng đại biểu chuyên trách của Quốc hội hiện chiếm 20%,giúp Quốc hội dễ dàng thống nhất ý kiến hơn. V í d ụ các vấn đề lớn của Bộ Luật dân sự đều đã được thống nhất, đại biểu chỉ thảo luận xoay quanh một số nội dung như quyền nhân thân, quyền sở hữu, vấn đề giới tính... chứ không tranh luận rải rác nhiều như trước.
Vấn đ ề cần quan tâm nhất là người dân và doanh nghiệp phải hiểu và thực hiện đúng theo luật. Công ước Berne đã được VN ký kết từ lâu, nhưng khi có hiệu lực vẫn còn rất nhiều vi phạm. Khi muốn dùng hình ảnh trên các phương tiện truyền thông để xuất bản thì phải trả tiền bản quyền. Do vậy ai không hiểu công ước, tự ý xuất bản nhuận bút chỉ được một vài trăm nghìn đồng mà tiền phạt vi phạm có khi lên đến 1-2 triệu USD.
Đ iều khó khăn hơn là việc chấp nhận thay đổi về thể chế, cách sống, chuẩn mực và cả những lợi ích không nhỏ của người dân, doanh nghiệp để đổi lấy những cơ hội do việc gia nhập WTO mang lại.
WTO là một “xa lộ kinh doanh” theo luật lệ minh bạch .Thật là đ áng ng ại khi đi trên “xa lộ “ với tốc độ chóng mặt mà thiếu luật .
M ột v ấn đ ề r ất c ụ th ể s ẽ ph ải đ ối m ặt ngay v ới c ác Doanh nghi ệ p sản xuấ t hàng hóa
xu ất kh ẩu v à kinh doanh h àng nhập kh ẩu là Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT Technical Barriers to Trade ) của WTO Hiệp định quy định rất rõ rằng việc áp dụng các “rào cản” không được dựa trên sự phân biệt đối xử, không được cản trở thương mại quá mức, và phải minh bạch hóa.
Ví dụ, khi là thành viên WTO thì tiêu chuẩn của ô tô đã qua sử dụng nhập vào VN không được cao hơn tiêu chuẩn ô tô đang lưu hành trong nước, rồi các tiêu chuẩn đề ra không được quá cao so với mức độ phát triển của VN v.v...
Qua câu chuyện “ô tô cũ” , dễ dàng nhận thấy các cơ quan n h à n ư ớ c đang bắt đầu vận dụng và tuân thủ Hiệp định có thể xem đó là một trong những động thái để “mở đường” cho việc gia nhập WTO của nước ta.
Hi ệ n nay chỉ có khoảng 24% các tiêu chuẩn của VN hài hòa với hệ thống tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và thế giới. Liệu sau khi trở thành thành viên WTO, Hiệp định TBT s ẽ là một trở ngại lớn của hàng hóa nước ta khi muốn xâm nhập thị trường thế giới.
Đây là một quan ngại có cơ sở bởi hàng hóa làm ra càng tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế thì khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới càng được cải thiện hơn. Nhưng, không nhất thiết là bất cứ nước nào cũng phải vươn tới 100% các tiêu chuẩn hài hòa với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế. Trung Quốc và Singapore hiện nay mới đạt mức độ khoảng 40%. Thông thường, mức độ tiêu chuẩn như thế nào là do nhu cầu của nền kinh tế đặt ra.
Với tình hình xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước của VN, có thể khẳng định cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp mức độ tiêu chuẩn của nước ta đang được cải thiện mạnh mẽ.
Mục tiêu đặt ra trong năm 2006 là nâng tỷ lệ nói trên lên đến 28-30%, cũng như xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu phù hợp với các quy định của WTO.
Hiệp định TBT quy định là các văn bản của Nhà nước về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa là bắt buộc áp dụng, trong khi đó ở VN thì quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa chỉ là văn bản tự nguyện áp dụng, VN đ ang so ạ n th ả o Luật tiêu chuẩn hóa sẽ được Quốc hội xem xét .Trong dự luật này s ẽ làm rõ thế nào một văn bản quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn chất lượng, tính bắt buộc của nó ra sao, ai có quyền ban hành.v.v.
Vấn đề mà c ác Doanh nh ân đau đầu hơn là việc thực thi nghĩa vụ minh bạch hóa theo Hiệp định TBT.
Theo Hiệp định này, khi đưa ra các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, quy định đó phải phù hợp với các lợi ích của các bên khác nhau, trong đó có nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, nhà sản xuất, người tiêu dùng..., chứ không chỉ đảm bảo lợi ích của bất kỳ nhóm nào.
Những quy định “kiểu” như vậy là chặt chẽ hơn so với các văn bản pháp luật của chúng ta hiện nay. Hiệp định TBT cũng quy định là khi xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải thông báo cho các bên liên quan 60 ngày trước khi ban hành, để kịp thời phát hiện ra những “rào cản quá mức” (nếu có) để kịp thời “can thiệp” theo quy định của WTO.
Hiện nay, quá trình soạn thảo văn bản pháp luật ở nước ta chưa được công khai đủ để tương thích với yêu cầu nêu trên. Ngoài ra, thời điểm văn bản pháp luật có hiệu lực của nước ta là 15 ngày sau khi đăng công báo, nhưng Hiệp định TBT lại quy định là “hiệu lực sau 6 tháng kể từ khi ban hành”.
Vào WTO là có lợi.
Từ năm 2000, khi VN dự định sẽ ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã dự đoán năm 2001 xuất khẩu của VN sang Mỹ sẽ tăng 100%, các năm sau cũng vậy. Nhưng ta đã không ký với Mỹ vào năm 2000, sang năm 2001 mới ký. Và vẫn đúng như dự đoán, xuất khẩu của VN sang Hoa Kỳ năm 2002 đã tăng 100% so với 2001. Như vậy là ta bỏ lỡ một năm. Nếu không vào WTO nhanh, ta cũng kéo chậm chính chúng ta lại.
Cũng như trước đây, ta đổi mới chậm thì thịnh vượng chậm. Nhật Bản phải mất 66 năm công nghiệp hóa, Hàn Quốc 40 năm; nếu chúng ta không mở cửa mạnh, cứ đi như hiện nay chắc phải đến 2050 mới công nghiệp hóa được chứ không phải 2020 đâu. Hiện mức tăng trưởng GDP của VN mới ở mức 7-8%/năm, nhưng nếu vào WTO, cơ chế cho hoạt động của doanh nghiệp và đầu tư thông thoáng hơn, xuất khẩu không cần hạn ngạch, thuế lại thấp thì tăng trưởng 9-10%/năm là trong tầm Tay