Theo quyết định mới đây của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016 - 2020”, dự kiến khoảng 39,5 tỷ USD.
Trong đó nhu cầu của các bộ, ngành trung ương khoảng 21 tỷ USD, các địa phương khoảng 18,5 tỷ USD cho nhu cầu 1.203 dự án. Trong đó, vốn cho các dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giao thông vận tải, phát triển đô thị, nông nghiệp và phát triển nông thôn, môi trường, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ.
Thế nhưng, đề án dự báo khả năng cung cấp vốn của các nhà tài trợ và tình hình cân đối các nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, công tác lựa chọn, tiến độ thẩm định, phê duyệt văn kiện, đàm phán và ký kết các điều ước quốc tế, tổng giá trị hiệp định ODA và vốn vay ưu đãi ký kết thời kỳ 2016-2020 dự kiến đat khoảng 20-25 tỷ USD.
Trước đó, thời kỳ 2011-2015, tổng vốn vay ODA và vốn vay ưu đã được ký kết đạt trên 27,7 tỷ USD
Về công nợ đối với vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi, theo tính toán của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2020 dư nợ vay ODA và vốn vay ưu đãi dự kiến đạt khoảng 55 tỷ USD, chiếm khoảng 26% dư nơ công và 15% GDP.
N.ẨN