Bài dịch của Đặng Khánh Long
Ánh đèn đang chập chờn ở cường quốc kinh tế thế giới.
Mặc dù, theo các tiêu chuẩn của Châu Âu, triển vọng của Trung Quốc có thể vẫn tích cực, nhưng các số liệu đã cho thấy, động cơ tăng trưởng từng gây tốn nhiều giấy mực đã bị mất số. Các doanh nghiệp đang giảm vay nợ. Sản lượng giảm mạnh. Lãi suất bị cắt giảm một cách bất ngờ. Nhập khẩu đang đi ngang. Dự báo mức tăng trưởng GDP giảm, cùng với một số nhận định là Trung Quốc có thể đã ở trong tình trạng suy thoái. Vào tháng Ba, Thủ tướng Wen Jiabao (Ôn Gia Bảo) đã đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2012 ở mức 7.5 %; vào thời điểm đó mức này được coi là dè dặt, còn nay thì được nhìn nhận như là một con số tiên tri. Nếu tỉ lệ này trở thành hiện thực, đây sẽ là mức tăng trưởng thấp nhất của Trung Quốc kể từ năm 1990, khi đất nước này đối mặt với sự cô lập bởi cộng đồng quốc tế sau vụ thảm sát tại Quảng trường Tiananmen (Thiên An Môn) năm 1989.
Những dấu hiệu cụ thể nào cho thấy Trung Quốc đang trải qua những điều nghiêm trọng hơn cả những số liệu đang đi xuống? Đây là 5 dấu hiệu thực tế của tình trạng suy nhược của kinh tế Trung Quốc.
Từ những chỉ số về thịt lợn cho tới tăng dự trữ than, nền kinh tế Trung Quốc đang phát tín hiệu nguy cấp.
1. TẠM BIỆT BMW
Gói kích thích kinh tế 586 tỉ đô-la, đã giúp Trung Quốc vượt qua suy thoái toàn cầu năm 2009, chỉ làm trì hoãn cơn đau của các chính quyền địa phương. Giờ đây, họ đang bị yêu cầu hoàn trả các món nợ, và điều này có nghĩa là chính quyền địa phương sẽ phải thắt lưng buộc bụng thật chặt.
Các đoàn xe hào nhoáng mà các quan chức địa phương đã vung tay mua sắm một cách thoải mái trong những năm kinh tế phát đạt sẽ là một trong số những thứ đầu tiên phải bán đi. Thành phố Wenzhou (Ôn Châu) đang lên kế hoạch bán đấu giá 80% tổng số ô tô công vụ trong năm nay – với số lượng 1,300 chiếc – cùng với những vụ bán rẻ bán tháo tương tự đang diễn ra trên toàn quốc. Thậm chí Ferrari đang thể hiện lo lắng về sự suy thoái của Trung Quốc, và lý do không chỉ là Bo Guagua (Bạc Qua Qua – con trai Bạc Lai Hy) dường như đã ra khỏi trong danh sách khách hàng tiềm năng của hãng.
Một phần cơn đau đầu đối với các chính quyền đô thị bắt nguồn từ việc giao dịch đất đai đã khô cạn, lời cảm ơn cho sáng kiến của chính quyền trung ương làm nguội bớt thị trường bất động sản đang quá nhiệt của Trung Quốc, cũng như sự thiếu hụt tiền mặt và niềm tin của khách mua tiềm năng. Vào tháng Sáu, giá nhà trung bình tại 100 thành phố lớn ở Trung Quốc
đã nhích lên lần đầu tiên trong 9 tháng, nhưng mức giá vẫn thấp hơn 1.9% so với năm trước. Một số cơ ngơi của chính quyền có thể sẽ được bán đấu giá, một khi những chiếc ô tô công vụ đã được sang tên đổi chủ cho những người chủ tư nhân mới. Sau đó, một chương trình tiết kiệm khổng lồ sẽ bắt đầu: những bữa tiệc thịnh soạn theo nghi thức của Trung Quốc có thể
trở nên buồn tẻ đi rất nhiều.
2. NỔI LOẠN Ở GUANGDONG (QUẢNG ĐÔNG)
Những quan chức chính quyền cấp cao đã cảnh báo trong nhiều thập kỷ là kinh tế suy giảm có thể dẫn đến bất ổn xã hội, và với một số ít ngoại lệ, tỉ lệ tăng trưởng thời kỳ vừa qua của Trung Quốc đã đủ ấn tượng để giúp phần lớn nhân dân hạnh phúc trong phần lớn thời gian. Nhưng khi mức tăng trưởng GDP xuống dưới 8% lần đầu tiên sau nhiều năm, cơ cấu xã hội Trung Quốc có thể bị thử thách, đặc biệt khi hàng ngàn, nếu không muốn nói là hàng triệu, người lao động di cư tìm việc bị đe dọa. “Rõ ràng là, sự chậm lại của tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, hậu quả từ sự yếu kém ở Châu Âu và Mỹ, tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc,” Lu Ting, một kinh tế gia làm việc cho Bank of America Corp. ở Hong Kong gần đây đã nói với Bloomberg Businessweek như vậy. Các nhà xuất khẩu đang rơi vào tình trạng ngừng hoạt động, và một số nhà máy dù vẫn hoạt động nhưng đã chuyển từ 3 ca xuống còn 1 ca.
Những người lao động di cư đã đóng góp sức lao động của họ để làm cho động cơ tăng trưởng Trung Quốc vận hành trơn tru. Nhưng việc những người lao động đó cảm thấy họ đang được chia sẻ những phần thưởng cho sự đóng góp của họ là điều rất quan trọng đối với sự ổn định của Trung Quốc. Sự bất bình của họ có nguy cơ trở thành sự thất bại của Trung Quốc và điều đó đã trở thành hiện thực vào tuần trước, khi thị trấn công nghiệp Shaxi ở tỉnh Guangdong trở thành cảnh tượng của “vụ tụ tập đông người ” lớn gần đây nhất ở Trung Quốc. Vụ biến cố đó có lẽ đã được dẹp yên, nhưng chính quyền chỉ có thể đối phó được với số lượng ngần ấy người Shaxi mà thôi.
3. NGƯỜI GIÀU ĐANG BIẾN MẤT
Khi mọi việc trở nên khó khăn, người giàu sẽ hướng ra sân bay. Kinh doanh hàng hóa cao cấp, hoạt động đã rất phát đạt ở Trung Quốc, bắt đầu chậm lại vào đầu năm nay. Nhưng điều đó không có nghĩa là người giàu Trung Quốc đã ngừng chi tiêu. Họ chỉ ngừng mua sắm ở Trung Quốc. Cuối năm trước, có thể thấy rất rõ là nhiều người giàu Trung Quốc đã mất niềm tin vào thị trường nội địa, khi họ bắt đầu đầu tư vào những tài sản dễ chuyển đổi, như ngoại tệ, hơn là đầu tư vào các tài sản cố định, như bất động sản. Bây giờ họ đang tăng cường hướng ra nước ngoài để đầu tư vào những tài sản cao cấp, một phần vì những cấm cản ở trong nước và những thuận lợi về giá khi mua sắm ở nước ngoài, nhưng cũng là để dự phòng trước sự bất ổn về kinh tế và chính trị trong nước.
Các công tố viên nói rằng gần 19,000 quan chức đã bị bắt trong 12 năm qua khi đang cố gắng chạy trốn ra nước ngoài với số tiền kiếm được một cách bất hợp pháp, họ sử dụng cụm từ “quan không quần áo” để gán cho người đã cất giấu tài sản bất hợp pháp tại nơi ẩn náu ở nước ngoài, đã gây dựng được gia đình một cách an toàn ở đó, và bây giờ đang chờ thời điểm
thuận lợi để nhảy ra khỏi con tàu đang bị lật của Trung Quốc. Những người giàu có và những người có quyền lực về mặt chính trị thường là những thành viên trong cùng một nhà ở Trung Quốc, và nếu Trung Quốc thực sự rơi vào suy thoái, rất nhiều người giàu có thể quyết định tháo chạy.
4. MỘT MÙA HÈ DÀI, NÓNG NỰC
Mức tiêu thụ điện thường tăng mạnh vào mùa hè, vì mọi người bật máy điều hòa không khí để đối phó với cái nóng. Nhưng năm nay, rất nhiều người Trung Quốc dường như đã dũng cảm đối mặt với nhiệt độ cao để tiết kiệm. Các cảng ở Trung Quốc đang chất đầy những đống than cao ngất mà đáng ra phải được chuyển đến các nhà máy điện. Một nguyên nhân nữa là mức sản lượng trong ngành sản xuất đã bị giảm đi. Chỉ mới năm trước, Beijing (Bắc Kinh) còn nói về dự trữ than khẩn cấp để đề phòng thiếu than. Còn bây giờ, có vẻ rằng, Trung Quốc đã nhập khẩu nhiều nhiên liệu hơn cần thiết, khi các công dân, doanh nghiệp và các nhà máy đã bị buộc phải cắt giảm tiêu thụ điện để giảm hóa đơn tiền điện.
Giá than trong nước đã giảm 10% kể từ cuối năm ngoái. Cú giảm này có thể làm xấu thêm nền kinh tế toàn cầu, rồi đến lượt sự xấu đi này sẽ làm hạ nhiệt nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc hơn nữa. Đây là khái niệm toàn cầu hóa cho bạn: một người Trung Quốc tắt máy điều hòa không khí, và nền kinh tế thế giới sẽ bị cảm cúm.
5. CÁC CHỈ SỐ VỀ THỊT LỢN VÀ NHỮNG QUẢ “TRỨNG TÊN LỬA”
Khi Trung Quốc tiêu thụ nhiều thịt hơn, giá của thịt lợn và thịt bò đã tăng lên, sự tăng giá này được bồi thêm bởi lượng cầu không ngừng tăng. Điều này đã gây ra lạm phát, mối bận tâm của những người làm chính sách ở Trung Quốc. Cho tới năm 2007, Trung Quốc đã ăn 1.7 triệu con lợn mỗi ngày; năm 2011, Cục Thống kê Quốc gia đã nói rằng giá thị lợn đã tăng
57% qua mỗi năm. Nhưng hơn 4 tháng vừa qua, cầu đối với thịt lợn đã hạ xuống. Dẫn tới thừa cung làm cho chỉ số giá thịt lợn/giá ngô rớt xuống dưới mức có thể sinh lời, và chính phủ Trung Quốc đã phải can thiệp và tăng mua thịt lợn để bình ổn giá.
Trong khi thịt lợn rớt giá, giá trứng đã tăng vọt – một cách rất nhanh đến nỗi những người mua hàng đã dùng cụm từ “trứng tên lửa” thay cho từ “trứng”. Thêm nữa, người tiêu dùng Trung Quốc với niềm tin đã bị lung lay không chỉ bởi kinh tế sút kém mà còn bởi một loạt các vụ tai tiếng về an toàn thực phẩm, đang tăng cường lựa chọn tự trồng rau và quả để a) họ không bị mua đắt và b) họ không phải ăn dưa chuột bị phun đầy những thứ mà đáng ra không bao giờ được sử dụng.
Phó Chủ tịch Xi Jinping (Tập Cận Bình) là người được trông đợi sẽ nắm giữ chức Chủ tịch trong kỳ chuyển giao quyền lãnh đạo 10 năm một lần vào mùa Thu này. Nhưng khi những rạn nứt xuất hiện trong nền tảng kinh tế của đất nước ông ấy, bạn phải đặt ra câu hỏi xem liệu ông ấy có còn thích vị trí đó nữa hay không.
The lights are flickering in the world’s economic powerhouse.
Although China’s outlook may still be positive by, say, European standards, the numbers show that the country’s storied growth engine has slipped out of gear. Businesses are taking fewer loans. Manufacturing output has tanked. Interest rates have unexpectedly been cut. Imports are flat. GDP growth projections are down, with some arguing that China might already be in recession. In March, Premier Wen Jiabao put the 2012 growth target at 7.5 percent; then seen as conservative, it’s now viewed as prescient. If realized, it would be China’s lowest annual growth rate since 1990, when the country faced international isolation after the 1989 Tiananmen Square massacre.
What are the concrete indications that China is experiencing something more than just a spreadsheet slowdown? Here are five real-world signs of China’s economic malaise.
From hog ratios to growing coal stockpiles, the Chinese economy is blinking red.
- PHILIPPE LOPEZ/AFP/GettyImages
1. BYE-BYE BMW
The $586 billion stimulus package that enabled China to sail through the 2009 global downturn only deferred the pain for local governments. Now they’re being asked to repay their debts, and that means some serious belt-tightening at City Hall.
The fleets of flashy cars that local officials indulgently amassed during the boom years will be among the first things to go. The city of Wenzhou is planning to auction off 80 percent of its vehiclesthis year — that’s 1,300 cars — with similar fire sales occurring nationwide. Even Ferrari issounding nervous about the Chinese downturn, and not only because Bo Guagua is seemingly off its list of potential customers.
Part of the headache for municipal governments is that land sales have dried up thanks to a central government initiative to cool China’s overheating property market, as well as a shortage of cash and confidence among potential buyers. In June, the average housing price for 100 major Chinese cities rose for the first time in nine months, but prices are still down 1.9 percent from last year. Some government premises could be next on the block, once those official cars have been driven away by their new, private owners. Then the extreme economizing begins: China’s elaborate official banquets could become a lot more prosaic.
- STR/AFP/GettyImages
2. RIOT IN GUANGDONG
Senior government officials have warned for decades that economic slowdown could spell social unrest, and with few exceptions, China’s modern growth rate has been impressive enough to keep most people happy most of the time. But as GDP growth dips below 8 percent for the first time in years, China’s social fabric could come under strain, especially as thousands, if not millions, of migrant workers find their jobs under threat. “It’s clear the slowdown of export growth as a result of weakness in Europe and the U.S. continues to weigh on the Chinese economy,” Lu Ting, an economist at Bank of America Corp. in Hong Kong recently told Bloomberg Businessweek. Exporters are going bust, and some factories that remain open have switched from three shifts to just one.
Migrant workers have always supplied the elbow grease that enables China’s growth engine to purr. But it’s critical to China’s stability that those workers feel they are sharing in the rewards. Their disaffection has the potential to be China’s undoing, as the southern manufacturing town of Shaxiin Guangdong came to realize last week when it became the scene of China’s most recent large “mass incident.” That incident appears to have been contained, but the authorities can only cope with so many Shaxis at once.
- STR/AFP/GettyImages
3. VANISHING RICH PEOPLE
When the going gets tough, the rich head to the airport.
Luxury goods sales, which have been booming in China, began to slow earlier this year. But that doesn’t mean that rich Chinese people have stopped spending. They’ve just stopped spending in China. Late last year, it became apparent that many wealthy Chinese were losing confidence in the domestic market, as they began investing in convertible assets, like foreign currency, rather than in fixed assets, such as real estate. Now they are increasingly looking overseas to invest in high-end property, partly because of domestic restrictions and bargains overseas, but also as a hedge against political and economic uncertainty at home. This dovetails with the revelation in late 2011 that over half of China’s millionaires are thinking about skipping the country and setting up permanently abroad.
Chinese prosecutors have said that close to 19,000 officials have been caught in the last 12 years while trying to flee overseas with money earned illegally; they use the term “naked official” for one who has squirreled away an illicit fortune in some overseas bolt-hole, has already safely installed his family there, and is now waiting for the opportune moment to jump China’s listing ship. China’s wealthy and politically powerful are often members of the same family, and if China really does go into recession, a lot of rich people may decide to cut and run.
- STR/AFP/GettyImages
4. A LONG, HOT SUMMER
Electricity consumption usually spikes over the summer, as people turn on their air-conditioners to cope with the seasonal heat. But this year, many Chinese appear to be braving the high temperatures to economize. China’s ports are piled high with coal that should be roaring in the country’s power plants. Lower manufacturing output is also to blame. Only last year, Beijing talked about amassing anemergency coal stockpile to prevent the stuff from running out. Now it looks as if China has importedmore fuel than it needs, as hard-pressed citizens, businesses, and factories cut their electricity consumption in order to reduce their bills.
The national price of coal has already dropped 10 percent since late last year. This drop could further dent the global economy, which would in turn cool demand for Chinese exports even more. That’s globalization for you: A Chinese person turns off the air-conditioning, and the world economy catches a cold.
- LIU JIN/AFP/GettyImages
5. HOG RATIOS AND “ROCKET EGGS”
As China consumes ever larger quantities of meat, the prices of pork and beef have risen, fueled by the relentless demand. This has made inflation a preoccupation of Chinese policymakers. By 2007, China was eating 1.7 million pigs every day; in 2011 the country’s National Bureau of Statistics said pork prices had risen 57 percent year on year.
But over the last four months, demand for pork has dipped. The resultant oversupply has caused the all-important hog-to-corn price ratio to fall below the point where rearing pigs becomes profitable, and the Chinese government had to step in and buy up pork to stabilize prices.
Even as the pork price has dropped, the price of eggs has shot up — so quickly that shoppers have started to use the term “rocket eggs.” Furthermore, Chinese consumers, their confidence shaken not only by the faltering economy but by a long string of food safety scandals, are increasingly opting to grow their own fruit and vegetables so that they a) won’t be ripped off, and b) won’t be eating cucumbers pumped full of things that no cucumber should ever be subjected to.
Vice President Xi Jinping is expected to assume China’s presidency in a once-in-a-decade leadership transition this fall. As the cracks appear in his country’s economic foundations, you have to wonder whether he still fancies the job.