TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Chảo lửa tận thế thiêu đốt miền Tây nước Mỹ, nhà máy thủy điện sắp phải đóng cửa

Tại những bang như Nevada hay California, có nơi nhiệt độ đã chạm 54 độ C.

'Chảo lửa tận thế' thiêu đốt miền Tây nước Mỹ, nhà máy thủy điện sắp phải đóng cửa

Một đợt nắng nóng lan rộng tại miền Tây Nam nước Mỹ đang khiến nhiệt độ tại đây lên mức kỷ lục và được giới truyền thông ví như "chảo lửa tận thế" (Apocalyptic). Tồi tệ hơn, nắng nóng kéo dài đã khiến nhà máy thủy điện Edward Hyatt ở bang California có khả năng phải đóng cửa lần đầu tiên trong 50 năm qua vì hồ cạn nước. Trong khi đó, nhiều nhà máy điện khác cũng đang trong tình trạng quá tải vì nhu cầu dùng điều hòa tăng đột biến.

Tình hình hiện nghiêm trọng đến mức các quan chức ngành điện bang California đã phải cảnh báo người dân hạn chế dùng điện vào chiều tối lúc nhiệt độ hạ trước nguy cơ cắt điện.

Chảo lửa tận thế thiêu đốt miền Tây nước Mỹ, nhà máy thủy điện sắp phải đóng cửa - Ảnh 1.

Không dừng lại ở đó, nắng nóng trong bối cảnh hạn hán kéo dài còn đe dọa lây lan cháy rừng ở California và Texas, vốn là thảm họa sẽ khiến nhiệt độ còn tăng hơn nữa. Hiện 89% diện tích khu vực California, Nevada, Utah... đang gặp hạn hán nặng. Nhiều đám lửa nhỏ đã bốc lên và đội cứu hỏa gặp rất nhiều khó khăn trong việc ngăn chúng lan rộng.

"Tôi có cảm giác như đang ở trong ‘chảo lửa tận thế’ với cái nóng chưa từng thấy. Những đám khói từ các vụ cháy rừng như xé toạc bầu trời còn tivi thì tràn ngập những thông tin về hạn hán...Tôi chỉ mất 10 phút đi bộ từ nhà ra ga tàu thôi mà cũng cảm thấy buồn nôn vì nắng nóng rồi", chuyên gia Emily Kirkland của một tổ chức phi lợi nhuận tại Phoenix nói với hãng tin Reuters.

Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ (NWS) đã phải ban hành cảnh báo khẩn cấp đề phòng nắng nóng với 5 bang của Mỹ gồm: California, Nevada, Utah, Arizona và Colorado. Theo đó, AWS cảnh báo nhiệt độ tại các bang này có thể vượt 38 độ C và gây nguy hiểm đến tính mạng người dân.

"Nhiệt độ cực nóng sẽ còn kéo dài đến hết thứ 7 tuần này. Đến khi đó hãy cẩn thận bởi nắng nóng có thể gây chết người. Quan trọng hơn cả là hãy uống đủ nước, đừng bao giờ để quên trẻ nhỏ và thú cưng trên xe hơi ngoài trời", cảnh báo của AWS nêu rõ.

Sắp phá kỷ lục

Theo dự báo của AWS, nhiệt độ có thể lên đến 47 độ C tại một số vùng như thành phố Phoenix, bang Arizona. Riêng tại những bang như Nevada hay California, có nơi nhiệt độ đã chạm 54 độ C. Mức nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận ở Mỹ là 55,2 độ C vào năm 1913 tại khu vực ranh giới giữa 2 bang California và Nevada.

"Thật khốn khổ, chúng tôi chẳng dám ra ngoài nếu không thật sự cần thiết", cô Hannah Knight sống tại Phoenix cho biết.

Chảo lửa tận thế thiêu đốt miền Tây nước Mỹ, nhà máy thủy điện sắp phải đóng cửa - Ảnh 2.

Cho đến thời điểm hiện tại, hệ thống điện của bang California và Texas vẫn chịu được lượng cầu tăng mạnh mùa nóng nhưng các nhà máy điện cho biết nếu tình hình tiếp tục như hiện nay, có lẽ họ sẽ phải tính đến phương án cắt điện luân phiên.

Theo nhà phân phối điện California Independent System Operator, nhu cầu điện tại bang California đã đạt đỉnh 41.364 MGW vào tuần trước và dự kiến sẽ còn tăng mạnh nếu đợt nắng nóng chưa chấm dứt. Mỗi MGW điện có thể cung ứng đủ cho 200 hộ gia đình trong những ngày nắng nóng.

Năm 2020, California và Texas đều đã phải cắt điện luân phiên vì quá tải.

Đáng lo ngại hơn, tình hình nắng nóng đang lan sang cả những bang miền Trung nước Mỹ như Kansas, Missouri, Illionois.

Nhiều chuyên gia nhận định đợt hạn hán và nắng nóng hiện nay là do thay đổi khí hậu khiến lượng mưa giảm mạnh trong 2 năm qua, khiến các con sông cạn khô và làm nhà máy thủy điện đến bờ vực quá tải.

Huyền Băng - Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness