TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Cháy rừng Australia: Vì sao kéo dài và khó dập?

Câu trả lời cho 5 vấn đề lớn dưới đây sẽ lý giải vì sao thảm họa năm nay trở nên kinh hoàng, không tưởng tượng nổi ngay cả với người dân một đất nước đã quen với cháy rừng hàng năm.

Australia là quốc gia đối mặt với cháy rừng hàng năm. Tuy nhiên, thảm họa cháy rừng năm nay, bắt đầu từ tháng 9/2019, đã bùng phát với quy mô rộng và mức độ khốc liệt chưa từng thấy.

Theo BBC, tính đến 6/1, ít nhất 24 người thiệt mạng (trong đó có 3 lính cứu hỏa), 6,3 triệu ha rừng cùng hơn 2000 ngôi nhà bị phá hủy. Ước tính hơn 500 triệu con vật bị giết hại. Các vụ hỏa hoạn lan rộng, tiếp tục tàn phá bang New South Wales và Victoria, thu hút sự quan tâm của cả thế giới.

1. Quy mô của thảm họa?

Hầu hết các bang tại Australia đều chịu ảnh hưởng của vụ cháy rừng, trong đó nặng nề nhất là New South Wales.

Những thành phố Sydney hay Melbourne, thủ phủ bang Victoria cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ những đám cháy ở khắp mọi nơi trên đất nước.

Tại thủ đô Canberra, thuộc bang New South Wales, chỉ số chất lượng không khí được đánh giá tồi tệ ở mức thứ ba trong tất cả thành phố lớn trên toàn cầu, theo AirVisual.

Phần lớn thị trấn Balmoral, phía tây nam Sydney bị phá hủy, trong đó hàng loạt ngôi nhà bị đốt trụi trong điều kiện thảm khốc ngày 22/12. Chỉ số chất lượng không khí cũng vượt gấp 11 lần ngưỡng độc hại.

Hình ảnh vệ tinh từ ngày 4/1 cho thấy sự lan truyền khói từ các đám cháy ở Victoria và New South Wales đã ảnh hưởng đến chất lượng không khí ở quốc gia gần Australia như New Zealand.

2. Nguyên nhân gây cháy?

Lửa thiêu rụi một ngôi nhà ở Buxton, New South Wales. Ảnh: EPA

Trung úy Darrel Rowe trong chuyến bay tới Omeo, Australia, để sơ tán cư dân dân sự địa phương. Ảnh: Sở cứu hỏa Australia.

Mùa hè hàng năm, các đám cháy rừng thường bùng lên tại Australia do thời tiết khô nóng, hạn hán khiến hỏa hoạn dễ dàng lan rộng. Nguyên nhân ban đầu thường xuất phát từ tự nhiên, do sét đánh vào những thảm thực vật khô, tạo thành những đám cháy nhỏ.

Tuy nhiên, một số đám cháy lớn bùng lên ở khu vực Đông Gippsland, Victoria cuối tháng 12/1019, và lan rộng 20 km chỉ trong vòng năm giờ, dẫn đến tình trạng báo động đỏ tại bang Victoria. Hỏa hoạn lan nhanh tại 7/9 quận bang này và làm tê liệt tuyến đường cao tốc huyết mạch Princes. Bầu trời trên khắp miền đông nam Australia chuyển sang màu cam, đỏ và đen như những tấm chăn khói khổng lồ bao phủ khắp đất nước.

Một khi đám cháy bắt đầu, than hồng bị gió thổi bay xa làm lan cháy sang các khu vực mới. 

Hoạt động của con người cũng là một phần nguyên nhân - khi mà hồi tháng 11/2019, Sở Cứu hỏa Quốc gia bang New South Wales đã bắt giữ một thanh niên 19 tuổi vì nghi ngờ đốt phá rừng. Người này sau đó bị buộc 7 tội danh cố ý gây ra hỏa hoạn trong khoảng thời gian 6 tuần.

3. Vì sao cháy năm nay nghiêm trọng?

Nhiệt độ cao kỷ lục, hạn hán kéo dài và gió mạnh đã cùng xuất hiện làm trầm trọng thêm các điều kiện bùng phát hỏa hoạn. Sau mùa xuân khô hạn nhất trong lịch sử (2019), phần lớn Australia trải qua một đợt nắng nóng nghiêm trọng, nhiều nơi vượt ngưỡng 40 độ C.

Các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo rằng khí hậu nóng, khô hơn sẽ góp phần khiến các đám cháy bùng phát thường xuyên và dữ dội hơn. Nhiều vùng của nước này đã ở trong điều kiện khô hạn nhiều năm, là nguyên nhân khiến cho các đám cháy dễ dàng lan rộng. Theo dữ liệu từ Bureau of Meteorology (Cục Khí tượng học), Australia đã ấm lên một độ C kể từ năm 1910, và hạn hán xảy ra từ 1950.

Australia cũng phá vỡ kỷ lục nhiệt độ mọi thời đại hai lần vào tháng 12. Nhiệt độ cao nhất ngưỡng 40,9 độ C được ghi nhận ngày 17/12, sau đó bị phá vỡ vào ngày hôm sau 41,9 độ. Cả hai mức nhiệt này đều phá kỷ lục năm 2013 (40,3 độ C).

Các chuyên gia cho rằng biến đổi khí hậu khiến nạn cháy rừng ở Australia diễn biến phức tạp hơn, với tần suất cao hơn. Thiệt hại do hỏa hoạn dự kiến còn tồi tệ hơn trong tương lai. Chưa kể, các báo cáo khoa học chỉ ra rằng, Australia là một trong những quốc gia phát triển dễ bị tổn thương nhất trên thế giới về vấn đề biến đổi khí hậu.

4. Thiệt hại đến nay?

"Ngọn lửa khổng lồ" từ các vụ cháy rừng khiến Bộ trưởng Giao thông Vận tải Andrew Constance so sánh chúng như "một quả bom nguyên tử".

Tại New South Wales, hỏa hoạn đã thiêu cháy gần 5 triệu ha đất rừng. Khoảng 130 đám cháy bùng lên trên khắp toàn bang vào hôm 6/1, khắp các bụi rậm, rừng và công viên quốc gia.

Tại Victoria, hơn 800.000 ha đất rừng bị đốt cháy. Hỏa hoạn hoành hành từ cuối tháng 11 đã gây sự tàn phá nghiêm trọng, khiến hai người thiệt mạng và phá hủy khoảng 43 ngôi nhà ở East Gippsland. 80 ngôi nhà thuộc khu vực Cudlee Creek, Adelaide Hills bị phá hủy.

Theo BBC, một thống kê so sánh đơn giản tại bang New South Wales cho thấy thiệt hại 5 triệu ha đất rừng, kể từ ngày 1/7. Trong khi con số này là khoảng 900.000 ha trong vụ cháy Amazon năm 2019 và 800.000 ha trong vụ cháy rừng ở California năm 2018.

Tổng diện tích đất bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn ở bang New South Wales có thể bao trùm hầu hết miền nam nước Anh. Độ cao của ngọn lửa cháy rơi vào khoảng 70m, cao hơn độ cao Nhà hát Opera Sydney (65m).

Đảo Kangaroo sau hỏa hoạn. Ảnh: Reuters.

Một chiếc ô tô bị phá hủy ở Quaama, New South Wales. Ảnh: AFP.

Một con trăn bị cháy đen.

Một con bò bị chết cháy ở Coolagolite, bang New South Wales. Ảnh: AAP.

Phần còn lại của một ngôi nhà bị cháy được nhìn thấy ở Cobargo, Australia. Ảnh: Reuters.

Một xưởng gỗ bị thiêu rụi ở Quaama, New South Wales, Australia. Ảnh: AFP.

Sheryl Turner không thể sơ tán khỏi nhà vì hết xăng. Bà khóc khi cuối cùng cũng đến được trung tâm cứu nạn Bomaderry, Australia. Ảnh: Reuters.

Hơn 2000 ngôi nhà trở thành đống đổ nát, theo thống kê của BBC. Nửa tỷ động vật hoang dã cũng trở thành nạn nhân của vụ cháy rừng.

Theo ước tính, khoảng 8.000 gấu Koala tại New Wales bị thiêu cháy. Tổng diện tích cháy tại nước này đã lớn hơn tổng diện tích của Bỉ và Haiti.

Số người thiệt mạng kể từ tháng 9/2019 cũng cao hơn so với những năm gần đây. Trong quá khứ, vụ cháy rừng "ngày thứ bảy đen tối" hồi tháng 2/2009 lấy đi tính mạng của 180 người tại bang Victoria, trở thành thảm họa cháy rừng kinh hoàng, gây thiệt hại nghiêm trọng nhất về người trong lịch sử quốc gia này.

Động vật chết la liệt do cháy rừng Australia

Động vật chết hàng loạt, xác phủ kín cánh rừng.

5. Australia đã làm gì?

Từ cuối tháng 11/2019, chính quyền tại New South Wales đã ban bố tình trạng khẩn cấp, cho phép lực lượng phòng cháy chữa cháy huy động trực tiếp nguồn kinh phí từ chính phủ cho các hoạt động kiểm soát, khống chế và dập tắt lửa. 

Thủ tướng Scott Morrison bị chỉ trích vì đi nghỉ ở Hawaii vào tháng 12 ngay khi đám cháy ngày càng tồi tệ và tàn phá đất nước. Sau đó, ông đã phải lên tiếng xin lỗi về điều này. "Tôi vô cùng hối hận vì bất cứ hành động nào gây ra với những người dân Australia đang chịu ảnh hưởng của đợt cháy rừng tồi tệ này vì tôi đi nghỉ cùng gia đình. Tôi đã trở về sau khi nghỉ phép và tôi biết điều đó đã gây ra một số tranh cãi lớn ở Australia, tôi và vợ tôi, Jenny, thừa nhận điều đó", Morrison nói.

New York Times cho hay, chính phủ Australia đã ban bố huy động lực lượng cứu hộ quy mô lớn để chiến đấu với khủng hoảng.

Chỉ tính riêng bang New South Wales có ít nhất 2.300 lính cứu hỏa tham gia. Đến ngày 4/1, Australia tiếp tục điều thêm 300 binh lính và 23 xe quân sự tham gia vào việc dập lửa. Phía New Zealand cũng gửi 157 lính cứu hỏa tham gia cứu hộ. Theo ông Morrison, 2 tỷ AUD (1,4 tỷ USD) được huy động để cứu trợ.

Những cơn mưa nhẹ dự báo kéo dài trong khoảng 3 ngày ở tiểu bang Victoria, tạo hy vọng giảm nguy cơ cháy rừng tiếp tục lan rộng. Song đó "không phải là thứ chúng ta cần để đưa các đám cháy vào tầm kiểm soát, hay dập tắt được lửa". Chính quyền Australia vẫn kêu gọi mọi người hãy cảnh giác.

Cộng đồng khắp thế giới cũng đang ra sức quyên góp, ủng hộ cho các quỹ hỗ trợ chữa cháy tại Australia với hy vọng có thể đẩy lùi đám cháy càng sớm càng tốt.

Huyền Anh (Theo BBC, CNN, NYTimes)

Việt hóa đồ họa: Tùng Đinh

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness