TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Cơ Hội Lớn Cho Bánh Mì Việt Nam tại Mỹ và Thế Giới?

banh mi

Một tin khá tốt cho ẩm thực Việt Nam: Công ty đa quốc fast-food Yum, chủ nhân của hệ thống Taco Bell, Pizza Hut, KFC…đã trình làng một thử nghiệm mới tại Texas, mang tên “Banh” shop. Món chính là các loại bánh mì Việt Nam.

Nếu thành công, “Banh” shop sẽ gây nên một làn song quảng cáo vô cùng giá trị cho món ăn và các tiệm ăn Việt Nam.

Đã đến lúc các bạn trẻ xách ba lô qua Mỹ mở tiệm bánh mì? Theo một ước tính trong ngành fast food, tiệm sandwich tương đối đòi hỏi một vốn đầu tư nhỏ nhất trong ngành ẩm thực, khoảng 100 ngàn đến 200 ngàn đô la (ít hơn tại các đô thị nhỏ). Thu nhập hàng năm, nếu quản lý hiệu quả và dùng sức lao động gia đình, có thể lên đến từ 70 ngàn đến 150 ngàn đô la (nhiều hơn 20% các công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam).

Hãy lên đường. Chúng ta chẳng có gì để mất…ngoài ổ bánh mì?

Alan Phan

The company that brought you Pizza Hut and KFC is now bringing you… Vietnamese sandwiches?

By Shawna Ohm – Hot Stock Minute – 15 Sep 2014

Người dịch: Kevin Bùi

Công ty đã mang lại Pizza Hut và KFC giờ đây mang đến cho bạn…bánh mì Việt nam?

Yum Brands (YUM) đã mở ra một tiệm “ Banh mi” (một loại bánh kẹp thịt Việt Nam) ở Texas vào cuối tuần qua (gọi một cách sáng tạo là Banh Shop) bán sáu loại bánh mì châu Á cộng với cơm và mì ống kèm salads. Giá khởi điểm chỉ dưới 7 đô la một chút – đặt chuỗi sản phẩm này lên thang giá cao hơn so với những người anh em (cùng nhãn hiệu)YUM khác.

Banh Shop là phiên bản mới nhất của fast-casual (nhanh- giản dị) – xu hướng ẩm thực không thể ngăn cản kết hợp giữa phong cách fast-food với các thực đơn tùy biến và các nguyên liệu cấp cao. Giá cả cao hơn so với McDonald (MCD) hoặc Burger King (BKW) nhưng không cao như giá cả của các nhà hàng ăn tại chỗ.

Trong năm năm qua, fast-casual đã chứng kiến sự gia tăng lưu lượng hơn bất kỳ loại hình nhà hàng nào khác – tăng 8% trong năm 2013.Trong khi đó các chuỗi như McDonald bị trượt giảm doanh thu- giảm 2.8% tại Mỹ vào tháng 8.

Đặt cược mới nhất của Yum vào lĩnh vực fast-casual thể hiện vài điều. Đầu tiên- fast-casual sẽ còn tồn tại và để các cỗ máy fast food khổng lồ có thể tiếp tục cạnh tranh, họ phải tham gia vào trò chơi.

“ Yum brands, với vai trò một tổ chức, phải nghĩ tới “ Đâu là cơ hội phát triển tiếp theo?” Và họ nhắm tới bánh mì và các loại fast casual phong cách Mexico khác nhau như một cơ hội cũng như một khả năng”. Theo trưởng biên tập của Yahoo Finance – Aaron Task. “Và tại sao không chứ? Họ cần thử nghiệm với các kiểu định dạng khác nhau”.

Đây không phải cuộc đua tài đầu tiên của Yum trong lĩnh vực fast casual. Chuỗi Taco Bell của họ giới thiệu thực đơn Cantina Bell vào năm 2012. Nhà đầu cơ khổng lồ David Einhorn đã nói trước công chúng rằng ông nghĩ thực đơn mới này sẽ ăn vào sự thống trị thị trường của Chipotle (CMG).

Chipotle, mặt khác, cho biết doanh số bán hàng không bị ảnh hưởng, và việc bán khống cổ phiếu này của Einhorn là một trong những màn trình diễn tệ nhất của ông trong quý đầu tiên. Nhưng điều đó không nhất thiết thể hiện ở Taco Bell. Doanh thu của chuỗi tăng 1% trong năm 2014, nhưng đã tăng trưởng 3% năm ngoái.

Các cửa hàng Bánh (Banh Shop) có nghĩa là cuộc chiến của fast casual đã dịch chuyển ra ngoài đồ ăn kiểu Mexico. Trong thực tế, đồ ăn Việt có thể là đồ ăn Mexico mới. Một lần nữa, có vẻ Yum đang theo chân Chipotle.

Đã từ lâu được cho là cha đỡ đầu của phong trào fast casual, Chipotle đã mở một nhà hàng phong cách Việt Nam gọi là ShopHouse DC vào năm 2011, và đã mở rộng kể từ đó. Chuỗi này hiện có 8 địa điểm trong khu vực tàu điện ngầm ở DC và Los Angeles và hai cơ sở khác được dự kiến sẽ mở sớm.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Nước Mỹ hôm nay ( USA Today), người đứng đầu các khái niệm mới (new concepts) của Yum, Christophe Poirier từ chối bình luận về Chipotle hay ShopHouse, và nhấn mạnh rằng Yum đã nghĩ ra kiểu nhà hàng của họ từ “một mảnh giấy trắng” chứ không phải từ đối thủ cạnh tranh.

Ông nói với tờ báo, “ Chúng tôi ở ngay mặt cắt ngang của các kỳ vọng thiên niên kỷ mới về nguyên liệu tươi sống và xu hướng lớn của ẩm thực Đông Nam Á”.

Nhưng mối quan hệ của Yum với Đông Nam Á không chỉ đơn giản là vậy. Công ty này nổi tiếng với sự đặt cược và đã thành công trong thị trường Trung Quốc. Nhưng họ cũng phạm vài sai lầm lớn ở đó.

“Họ có vẻ đã đụng phải tường ở Trung Quốc”, Task cho biết.

Cũng những cửa hàng đã tăng trưởng tới 15% năm 2014, đã bị sụt giảm tới 20% năm ngoái sau một vụ bê bối về an toàn thực phẩm đánh vào một loạt các chuỗi đồ ăn nhanh nước ngoài hoạt động ở đất nước này.

“ Tôi phân vân liệu người Trung Quốc sẽ nói rằng: Liệu tôi muốn mua một món đồ ăn nhanh của Mỹ hay là mua hàng của một công ty địa phương, của các công ty trong nước? Vì anh biết là họ cũng đang tới.”

Yum Brands đang chuẩn bị mở tiệm Banh Shop thứ hai ở Dallas vào tháng tới.

Bánh mì kẹp Việt Nam được bán tại Mỹ

banh shop

Theo Hà Thu – VNExpress – 16/9/2014

Cuối tuần trước, Yum! Brands – công ty mẹ chuỗi đồ ăn nhanh KFC, Pizza Hut đã khai trương cửa hàng bánh mỳ kẹp Việt Nam – Banh Shop đầu tiên tại Dallas (Texas, Mỹ) với giá mỗi chiếc gần 7 USD.

Công ty mẹ KFC bán bánh mỳ kẹp Việt Nam

Kế hoạch bán bánh mỳ kiểu Việt Nam đã được người phát ngôn của hãng cho biết trên Business Week từ đầu tháng 4. Mỗi chiếc kẹp xúc xích hoặc thịt nướng, dưa góp, rau mùi và được bán với giá 5,95-6,95 USD

Cuối tháng này, Yum sẽ mở một cửa hàng Banh Shop nữa tại sân bay Dallas/Fort Worth International Airport. Năm 2011, New York Times từng nhận xét: “Loại sanchwich này rất phổ biến tại Việt Nam. Thành phần của nó rất dễ cải biến và giá cả cũng không đắt nữa”.

Andrea Nguyen – tác giả cuốn sách nấu ăn The Bánh Mì Handbook cho biết trên Huffington Post: “Một công ty như Yum lại nhìn thấy tiềm năng bán bánh mỳ kẹp là điều rất tuyệt vời. Ẩm thực Việt tại Mỹ không lâu đời như đồ ăn Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng nó đang là xu hướng đấy”.

Cuối tháng này, Yum sẽ mở một cửa hàng Banh Shop nữa tại sân bay Dallas/Fort Worth International Airport. Năm 2011, New York Times từng nhận xét: “Loại sanchwich này rất phổ biến tại Việt Nam. Thành phần của nó rất dễ cải biến và giá cả cũng không đắt nữa”.

Andrea Nguyen – tác giả cuốn sách nấu ăn The Bánh Mì Handbook cho biết trên Huffington Post: “Một công ty như Yum lại nhìn thấy tiềm năng bán bánh mỳ kẹp là điều rất tuyệt vời. Ẩm thực Việt tại Mỹ không lâu đời như đồ ăn Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng nó đang là xu hướng đấy”.

Trên Huffington Post, một nhân viên Banh Shop cho biết cửa hàng từ hôm mở cửa đến nay rất bận rộn. Yum! Đang kỳ vọng Banh Shop có thể thành công như chuỗi đồ ăn Mexico 52 tuổi của họ – Taco Bell.

Thị trường đồ ăn nhanh tại Mỹ đang rất khó khăn khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Vì vậy, các cửa hàng đều cố tìm ra ý tưởng mới giúp họ trở nên khác biệt. Ngoài chuỗi taco cao cấp – U.S. Taco và Banh Shop, Yum còn mới mở một hàng sandwich gà có tên Super Chix và thử nghiệm mô hình KFC cao cấp -  KFC Eleven.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness