TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

CON SỐ - SỰ KIỆN - KỶ LỤC CỦA BỘ ĐỘI TRƯỜNG SƠN - ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH

16 năm chiến đấu trên Trường Sơn trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc, Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh đã thực hiện:

- Đào đắp, san lấp gần 29 triệu mét khối đất đá.

- Xây dựng hệ thống đường bộ gồm 5 hệ thống trục dọc21 đường trục ngang ở Đông và Tây Trường Sơn với tổng chiều dài gần 20.000 km; 1 tuyến đường kín dài 3.140 km; hệ thống đường sông với 500 km.

- Xây dựng hệ thống đường óng dẫn xăng dầu dài 1.400 km nối từ hậu phương ở Quảng Bình, Vĩnh Linh xuyên Trường Sơn vào tới Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) miền Đông Nam Bộ. Toàn tuyến có 113 trạm bơm đẩy, 33 trạm cấp phát xăng dầu. Từ năm 1968 đến 1975 đã nhập vào tuyến 317.596 tấn, trong đó cấp phát cho các chiến trường 61.064 tấn xăng dầu.

- Xây dựng trên 4.000 km đường dây trần dùng cho máy thông tin tải ba; 11.569 km đường dây bọc thông tin hữu tuyến, 384 km dây cáp và thiết bị như: 299 bộ máy thu phát sóng ngắn, 163 bộ tải ba (loại 1, 3, 6, 12 kênh); 590 tổng đài (10, 30, 100 số); 15 xe điện đài (1W, 50W, tiếp sức 401 và 104 AM).

- San lấp 78.000 hố bom.

- Phá 12.600 quả bom từ trường, 800 bom nổ chậm, 85.100 mìn các loại.

- Đánh 2.500 trận bộ binh, loại khổi vòn chiến đấu 18.740 tên địch, bắt sống 1.190 tên; thu, phá huỷ hơn 100 xe quân sự và hàng ngàn súng các loại.

- Bắn rơi 2.455 máy bay các loại.

- Vận chuyển, tổ chức hành quân cho hơn 2 triệu lượt bộ đội, cán bộ dân chính đảng vào, ra qua Trường Sơn; vận chuyển hơn 1 triệu tấn vật chất, kỹ thuật.

- Trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy Mùa Xuân 1975, ngoài tuyến Đông và Tây Trường Sơn còn bảo đảm giao thông toàn bộ tiyến đường Quốc lộ 1 và 7 tuyến đường ngang khác, bắc lại 88 cầu. Sử dụng trên2.000 xe ô tô của 2 sư đoàn ô tô 571 và 471 chở 10 lượt sư đoàn, 3 quân đoàn chủ lực, hộ tống 90 đoàn binh khí kỹ thuật và chở bổ sung 40 vạn quân hành quân bằng ô tô vào các chiến trường. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh đã cấp phát 4.100 tấn xăng dầu cho các đơn vị tham gia Chiến dịch.

- Gần 20.000 cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Trường Sơn anh dũng hy sinh, hơn 32.000 người bị thương. Đồng chí Nguyễn Minh Thông (quê Nghệ An) là liệt sĩ đầu tiên hy sinh tháng 10/1959.

- Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn hiện là nơi yên nghỉ của hơn 10.300 liệt sĩ Bộ đội Trường Sơn.

- Đồng chí Phan Mài đã gùi nặng 100 kg trong nhiều chuyến liền. Đồng chí Nguyễn Thiều, thồ xe đạp mỗi chuyến 420 kg.

- Chiếc xe đạp thồ đầu tiên được đưa vào Trường Sơn từ năm 1961 là chiếc xe Favorit (do Tiệp Khắc sản xuất), số khung 20220, từ năm 1963-1965, Đại đội 9, Đoàn 70 đã dùng chiếc xe này thồ 1.800 tấn hàng vào chiến trường. Năm 1966, chiếc xe được đưa về trạm 34 do đồng chí Hồng, tiểu đội trưởng sử dụng thồ hàng vào, chở thương binh ra. Hai năm (1969-1970) đã chở được 50 thương binh, 450 ba lô, 1.000 kg lương thực thực phẩm, tiết kiệm được 500 công cán bộ.

- Chiếc bao gùi đầu tiên dùng để gùi hàng vào chiến trường làm bằng vải bạt dài 0,7m, rộng 0,4m đã cũ do đồng chí Thái, Đại đội 3, sử dụng vận chuyển hàng. Tính đến ngày 15/3/1970 (khi đưa về Nhà Truyền thống), chiếc bao đó đã cùng nhiều chủ nhân chuyển được 50 tấn hàng, 915 kg công văn, thư từ đến các chiến trường.

- Ngày 20/8/1959, chuyến hàng gùi thồ đầu tiên từ Khe Hó (Tây Nam Vĩnh Linh) vào bàn giao cho Liên khu 5 gồm: 20 khẩu súng tiểu liên Tuyn, 20 khẩu súng trường Mát, 10 thùng đạn tiểu liên và súng trường.

- Ngày 9/8/1964, ngày đầu tiên Trung đoàn 98 Anh hùng thực hiện mở đường cơ giới đầu tiên lên Trường Sơn.

- Ngày 24/7/1965, Tiểu đoàn 20 cao xạ bắn rơi chiếc máy bay Mỹ đầu tiên trên Trường Sơn.

- Đơn vị bắn rơi nhiều máy bay nhất trên Trường Sơn là Tiểu đoàn cao xạ 36, bắn rơi 157 máy bay Mỹ.

- Đại đội 4 súng máy 12,7 ly là đơn vị 2 lần được phong Anh hùng, bắn rơi 156 máy bay, bình quân mỗi chiếc sĩ bắn rơi 2 máy bay.

- Ngày 3/3/1971, toàn tuyến Trường Sơn bắn rơi 40 chiếc, riêng D24 Anh hùng hạ tại chỗ 19 chiếc.

- Ngày 18/2/1971, trong 25 phút chiến đấu, D24 hạ tại chỗ 18 máy bay Mỹ (cả phản lực và trực thăng).

- Ngày 16/6/1973, hai đồng chí Nguyễn Văn Thể và Lê Văn Thái (chiến sĩ thông tin) bắn rơi tại chỗ 1 máy bay F4 bằng 2 viên đạn AK.

- Mùa khô 1969-1970, đồng chí Bùi Xuân Nơ (chiến sĩ công binh) hạ tại chỗ 1 máy bay F4 bằng 9 viên đạn súng trung liên.

- Anh hùng Nguyễn Viết Sinh (Tiểu đoàn 11, Binh trạm 3) gần 6 năm làm nhiệm vụ gùi thồ, vận chuyển hàng vượt Trường Sơn, tổng cộng chặng đường anh vượt qua bằng độ dài vòng quanh Trái đất (20.000 km). 5 năm kể từ khi nhập ngũ cho tới lúc bị thương ở Tà Khống (đầu năm 1966), hầu như anh không ốm và nghỉ một ngày nào.

- Dấu chân lõm sâu trong thớ đá: Cuối năm 1966, ta mở đường 20 (Đường Quyết Thắng) thì đường giao liên chạy song song cũng được hình thành. Các trạm giao liên T6, T7, T8 được lập nên nối thành hệ thống giao liên hoàn chỉnh. Ở trước Trậm T6, địa thế hiểm trở, có một hòn đá bên cạnh suối, bất cứ anh qua đây cũng phải đặt chân lên đó. Hàng triệu dấu chân chiến sĩ ngày nọ tiếp ngày kia lần lượt giẫm lên làm chộthnf đá đó lõm hẳn xuống in rõ dấu chân người. Hiện hòn đá này đang được trưng bày tại Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh.

- Trong chiến dịch phản công chống cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của địch (tháng 3/1971), các lực lượng Bộ đội Trường Sơn đã bắn rơi 365 máy bay, diệt 8.105 tên, bắt sống 1.160 tên địch, phá huỷ 136 xe tăng, xe cơ giới và 86 khẩu pháo.

- 8 năm chiến đấu trên Trường Sơn, trung đoàn 98 công binh Anh hùng đã mở 2.000 km đường ô tô, 500 km đường giao liên, khai thông 200 km đường sông, bắc 400 cầu, bắn rơi 38 máy bay, diệt 137 tên biệt kích, thám báo.

- Máy thăm dò điện tử của Mỹ cũng bị lừa: Quân đội Mỹ rải máy thăm dò điện tử khắp vùng rừng núi Trường Sơn. Máy có khả năng phát hiện sự có mặt của con người. Nhưng oái ăm thay, máy không có khả năng phân biệt người thật với nước giải. Chiến sĩ Trường Sơn đã dùng nước giải đặt rải rác trong rừng để rồi theo sự chỉ dẫn của máy thăm dò điện tử, từng tóp máy bay lao vào những nơi không có bóng người để trút bom.

- Chiến tranh bằng mưa: Mỹ đã dùng hoá chất để tạo ra những cơn mưa nhân tạo trên Trường Sơn hòng ngăn chặn sự chi việc của ta vào chiến trường. Những năm đầu của thập niên 70, Mỹ đã tạo ra nhiều cơn mưa hơn mức bình thường. Trong những đám mây gây mưa còn có nhiều hoá chất ăn mòn kim loại, xa cộ và các phương tiện bằng sắt khác.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness