TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Cuộc chiến nước chết người cảnh báo “cơn khát” của nhân loại: Thứ tài nguyên tưởng như vô tận sắp quý hơn cả vàng

Iran và Afghanistan đang đối đầu để kiểm soát nguồn cung một trong những tài nguyên quan trọng đang bị suy giảm từng ngày: Nước.

Cuộc chiến nước chết người cảnh báo “cơn khát” của nhân loại: Thứ tài nguyên tưởng như vô tận sắp quý hơn cả vàng - Ảnh 1.

Bạo lực dọc biên giới hai quốc gia bùng lên những tuần gần đây bắt nguồn từ tranh chấp nguồn cung nước chảy từ sông Helmand của Afghanistan vào Iran. Tehran nói rằng Chính phủ Taliban ở Afghanistan đang cố tình tước đoạt nguồn cung nước cho Iran để củng cố nguồn nước của chính họ. Trong khi đó, Taliban nói tình trạng khan hiếm nước do mưa ít đã khiến mực nước sông giảm mạnh.

Tuy nhiên, có vẻ đôi bên đều không muốn nghe lập luận của nhau. Lực lượng biên phòng Iran và Afghanistan đã đụng độ hôm 27/5 khiến 2 binh sĩ Iran và 1 binh sĩ Taliban thiệt mạng. Một số người khác bị thương. Đôi bên đổ lỗi cho nhau vì kích động chiến tranh. Tuy nhiên, đằng sau đó, vấn đề nguồn nước mới thực sự là tâm điểm chú ý.

Nguy cơ bất ổn ở Iran

Tình trạng khan hiếm nước nguy cơ gây ra bất ổn trong khu vực, vốn đã nghèo và thiếu nước của Iran. Đây cũng chính là nơi xảy ra các cuộc biểu tình chống chính phủ nghiêm trọng trong những năm gần đây.

Cuộc chiến nước chết người cảnh báo “cơn khát” của nhân loại: Thứ tài nguyên tưởng như vô tận sắp quý hơn cả vàng - Ảnh 2.

“Tranh chấp nguồn nước với Afghanistan không phải điều Iran có thể xem nhẹ. Tài nguyên nước ở Iran đang chịu áp lực nghiêm trọng và căng thẳng về nguồn nước là nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn dân sự quy mô lớn trong những năm gần đây”, Torbjorn Soltvedt, nhà phân tích chính về Trung Đông và Bắc Phi tại Verisk Maplecroft, nói.

Và cuộc khủng hoảng nước có thể gây ra những tình trạng tồi tệ với Iran, nhất là khi quốc gia này đang phải hứng chịu các biện phát trừng phạt của Mỹ và đồng minh vì chương trình hạt nhân gây tranh cãi của mình. Đó là lý do có thể khiến Tehran chấp nhận mạo hiểm để đảm bảo nguồn cung nước ổn định.

Vùng biên giới căng như dây đàn

Trải dài 800 km, biên giới Iran và Afghanistan vốn được coi là khu vực nguy hiểm bởi tình trạng tội phạm lộng hành. Những kẻ buôn người, buôn lậu, khủng bố và ma túy coi nơi đây là thiên đường. Thế nhưng, khu vực này còn là nguồn cung nước quan trọng.

Và đây không phải lần đầu hai quốc gia căng thẳng vì nguồn nước. Trong những năm 1950, Afghanistan đã bắt đầu xây dựng 2 con đập để hạn chế dòng nước từ sông Helmand vào Iran. Điều này khiến Tehran tức giận và đe dọa cắt quan hệ. Cuối cùng, hai bên ký hiệp ước vào năm 1973, trong đó phân bổ cho Iran 850 triệu m3 nước sông Helmand hàng năm.

Cuộc chiến nước chết người cảnh báo “cơn khát” của nhân loại: Thứ tài nguyên tưởng như vô tận sắp quý hơn cả vàng - Ảnh 3.

Tuy nhiên, các cuộc cách mạng, xung đột rồi chiến tranh cũng như sự thay đổi mạnh mẽ ở chính phủ cả 2 quốc gia đã khiến hiệp ước không bao giờ được thực hiện đầy đủ.

“Kể từ khi ký hiệp ước nước năm 1973, đôi bên cũng nhiều lần suýt xảy ra chiến tranh do Afghanistan sử dụng nguồn nước như con tin để ép buộc Iran trong các vấn đề song phương”, Kamal Alam, một thành viên cấp cao không thường trú tại Trung tâm Nam Á của Hội đồng Đại Tây Dương, cho biết.

Biến đổi khí hậu khiến cơn khát nước của nhân loại ngày càng nghiêm trọng

Từ lâu, các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo rằng biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh và khủng hoảng người tị nạn khi các nước tranh giành nguồn tài nguyên quan trọng với đời sống.

Cuộc chiến nước chết người cảnh báo “cơn khát” của nhân loại: Thứ tài nguyên tưởng như vô tận sắp quý hơn cả vàng - Ảnh 4.

Ryan Bohl, nhà phân tích cấp cao về Trung Đông và Bắc Phi tại Rane, cho biết: “Những bất đồng về việc phân bổ nguồn nước sông Helmand rất khó khắc phục vì không nước nào có khả năng mang thêm nước tới khu vực này. Đây vốn đã là nơi cực kỳ khô hạn nhưng các vấn đề như biến đổi khí hậu và canh tác quá mức khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn”.

Và những gì đang xảy ra ở biên giới Iran – Afghanistan hoàn toàn có khả năng lặp lại ở bất cứ nơi nào trên thế giới, khi nước đang ngày càng trở nên khan hiếm dù suốt chiều dài lịch sử, nó vẫn được coi là tài nguyên vô tận. Đã đến lúc nhân loại cần nghiêm túc để giải “cơn khát” của chính mình một cách bao trùm và bền vững.

Tham khảo: CNBC

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness