TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Đà Lạt “nóng” và “nhanh” dần lên!

1. Tại hội thảo “Tầm nhìn quy hoạch phát triển thành phố Đà Lạt hướng đến đô thị hiện đại có bản sắc”, được tổ chức tại TP Đà Lạt ngày 27.8 vừa qua, ban tổ chức nhận được 14 bài tham luận, nghiên cứu của các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đô thị, quy hoạch, kiến trúc. Để biến các nội dung đóng góp, xây dựng Đà Lạt “hiện đại” và “bản sắc” thành những quyết định phát triển cho Đà Lạt, sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, con người là quãng thời gian còn dài. Và còn nhiều vấn đề chúng ta cần xem lại.

Nhiều ý kiến, cách đặt vấn đề, những giải pháp quy hoạch được đưa ra… cho chúng ta cảm nhận: ở đây có sự mâu thuẫn giữa ý nguyện mong muốn của mọi người về sự phát triển Đà Lạt “hiện đại” với cái “bản sắc” đã làm nên Đà Lạt. Nhiều ưu tư, trăn trở “phải thế này, thế kia” rồi lại “nhưng”! Mâu thuẫn giữa cái muốn, với cái sợ làm người ta nhớ tới lời đức Phật nói về con người – bản chất của con người: luôn đi theo con đường đôi – một bên là tham ái và bên kia là sợ hãi.

Trong nhiều năm, kinh tế Đà Lạt phát triển nhờ du lịch. Dự kiến đến năm 2010, dân số Đà Lạt là 180.000 người và khách du lịch, lưu trú là 1 triệu khách/năm (thực tế con số này không kiểm soát được). Nhưng quy hoạch định hướng đến năm 2020, dân số 201.000 người, khách du lịch 2 triệu khách/năm là mâu thuẫn, vì Đà Lạt phát triển du lịch theo hướng cao cấp, như khu resort Ana – Mandara chẳng hạn. Ở đây, chúng ta quên một điều: tiêu chuẩn ở resort này là 3 – 4 người phục vụ cho một khách! Vì vậy, dân số Đà Lạt 201.000 người đến năm 2020 là không hợp lý. Nếu tính theocông thức trên, thì dân số Đà Lạt lớn lắm. Lúc đó, chắc chắn quy hoạch Đà Lạt sẽ vỡ ra, sẽ lại điều chỉnh. Có những tính toán dự kiến, Đà Lạt sau năm 2025, khách du lịch sẽ lên 3 triệu người.

Kinh tế Đà Lạt sẽ phát triển, nhưng lúc đó thành phố Đà Lạt phải phát triển rộng ra, hay cao lên bao nhiêu? Mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất tăng bao nhiêu để đáp ứng được nhu cầu? Lúc đó, chắc chắn sẽ không còn “thành phố ở trong rừng”!

Để giải quyết bài toán mâu thuẫn nan giải, giữa phát triển kinh tế, xã hội với giữ gìn bản sắc, người ta nghĩ tới việc “tìm ra ra được cặp tri âm tri kỷ”, giữa ông “thị trưởng”, và ông “kiến trúc sư trưởng”.

Cái việc chưa thành công trong thí điểm ở Hà Nội và TP.HCM. Bali là thiên đường du lịch ở Indonesia. Để bảo đảm cảnh quan thiên nhiên cho khu du lịch, người ta quy định chiều cao công trình rất… thoải mái, miễn không cao hơn ngọn cây dừa. Đấy cũng là bài học về chiều cao công trình, cho thành phố du lịch thiên nhiên.

2. Bắt đầu cho việc nghiên cứu quy hoạch, hay điều chỉnh mở rộng đô thị. Bao giờ cũng vậy, ngoài vấn đề xác định chức năng đô thị, hướng phát triển… người ta luôn đặt vấn đề về điều kiện tự nhiên: địa hình, môi trường, khí hậu, cảnh quan…

Về cái hồn, cái bản sắc tạo nên Đà Lạt – ngoài các yếu tố về địa hình, cảnh quan, yếu tố về môi trường, cùng với một quỹ kiến trúc đặc sắc và yếu tố con người, thì nhiệt độ khí hậu mát lạnh quanh năm, cùng với sương mù, là điểm chính tạo ra cái hồn cho Đà Lạt. Nếu không có nó, Đà Lạt sẽ như thành phố Pleiku.

Trong các bài nghiên cứu, về phát triển thành phố Đà Lạt, yếu tố về khí hậu bao giờ cũng được nhấn mạnh. Với nhiệt độ trung bình từ 18 – 22oC, người ta bảo Đà Lạt là “cái máy điều hoà nhiệt độ thiên nhiên. Trời cho!”.Sau năm 1975, Đà Lạt có dân số khoảng 86.000 người, kinh tế chủ yếu là du lịch, trồng trọt. Sau 30 năm, dân số tăng lên gần 200.000 người, cùng với gần 2 triệu du khách/năm. Đà Lạt phải xây dựng ồ ạt, quy mô xây dựng gấp hàng chục lần trước kia. Đương nhiên, cây cối bị đốn nhiều. Trong khu trung tâm, nhà phố có mật độ xây dựng, dày đặc như TP.HCM. Đà Lạt đã được bê tông hoá, thay dần cho những vạt cỏ, thảm hoa, nhằm tăng tối đa diện tích xây dựng, phục vụ cho sự phát triển kinh tế.

Nếu ai lên Đà Lạt thường xuyên dễ nhận thấy thành phố “nóng” dần lên. Nhiệt độ trung bình của Đà Lạt không còn 18 – 22oC nữa. Nếu không phải đang mùa đông, ban ngày người ta có thể mặc áo ngắn tay. Các cô, đi du lịch Đà Lạt, đã mặc áo mốt hai dây, như ở Sài Gòn! Các công trình nhà ở, khách sạn… đã phải dùng quạt máy vào ban ngày. Có chủ đầu tư cẩn thận, khi làm khách sạn đã yêu cầu thiết kế hệ thống máy lạnh để đề phòng trời nóng. Người ta nói: Đà Lạt đã nóng lên 3 – 4oC so với trước kia. Còn sương mù, bây giờ một năm, thỉnh thoảng mới có lại vài lần.

Nhưng sao ở hội thảo lần này, không thấy cái tham luận nào cảnh báo: Đến năm hai ngàn… bao nhiêu đấy, Đà Lạt sẽ giống thành phố Pleiku? Đà Lạt “nóng” dần lên, có phải do trái đất nóng lên, hay do Đà Lạt mất dần cây xanh, thảm cỏ. Đà Lạt đã bị bê tông hoá, hấp thụ nhiệt, làm nóng?

3. Cách đây vài tháng, một slogan “Nếu thành phố biết nói” của chuỗi toạ đàm do hội đồng Anh tổ chức trong khuôn khổ một chương trình trao đổi văn hoá kéo dài nhiều năm tại hàng loạt các nước châu Á. Một diễn đàn, mà chủ đề của nó: Đô thị hoá – quá nhanh – quá mạnh, tác động tới sinh tồn của con người.

Các yếu tố xã hội và tự nhiên lâu nay đã hình thành tính cách của con người Đà Lạt: cần cù, hiền hoà, thanh lịch, trầm mặc và khép kín. Đó là cái hồn thứ hai tạo nên Đà Lạt. Nhưng quá trình phát triển kinh tế, nhanh quá, tạo nên quá trình đô thị hoá ồ ạt. Để phù hợp với quá trình phát triển đó, con người Đà Lạt bây giờ cũng sống “nhanh” hơn, vội vàng hơn. Đó là bài học thất bại của các đô thị Âu Mỹ, đã được rút ra trong chuỗi toạ đàm: Nếu thành phố biết nói.

Ngày nay trên thế giới, người ta đã nói đến vấn đề “sống chậm”. Sống chậm, bắt đầu từ ăn chậm, giảm tốc cuộc sống… “để làm việc gì cũng nên nhân bản hơn”. Để sống có chất lượng hơn.

Từ phong trào sống chậm, trên thế giới đã có trào lưu: Đô thị chậm – tức Citta Slow. Cương lĩnh của Citta Slow bao gồm 55 điều cam kết, chẳng hạn: giảm bớt tiếng ồn và sự đi lại; tăng thêm không gian xanh; dành khu vực cho khách bộ hành; hỗ trợ nông dân địa phương; bảo vệ môi trường; bảo tồn các giá trị thẩm mỹ truyền thống… Trong đô thị chậm, “mọi người được phép thư giãn, suy tưởng và ngẫm nghĩ về các vấn đề lớn can hệ đến sự tồn vong”.

Qua thời gian dài chạy theo tốc độ, người Nhật có một câu cách ngôn: “Ăn nhanh và tống chất thải nhanh cũng là một nghệ thuật”. Nhưng ngày nay, nhiều người Nhật đã cho rằng: “Ý tưởng thiết kế đô thị, thì chậm có lẽ tốt hơn”. Hiện nay, Citta Slow đã có tới gần trăm thành phố. Với cương lĩnh và mục đích của đô thị chậm, Đà Lạt xứng đáng là thành viên của chuỗi đô thị này.

Cái triết lý về ăn chậm, sống chậm, đô thị chậm, là sống chiêm nghiệm hơn. Là “Cân bằng, hãy nhanh khi đáng nhanh, hãy chậm khi cần chậm, hãy cố gắng sống ở cung bậc mà nhạc sĩ gọi là tempo giusto – nhịp chuẩn”.

Thành phố Đà Lạt, hôm nay đã “nóng” và “nhanh” dần lên! Vậy thành phố nên chọn cho mình “nhịp chuẩn” nào?

KTS Nguyễn Trường Lưu

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness