TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Đài Loan: Ốc đảo bị quốc tế “bỏ rơi” dưới áp lực của ĐCSTQ

Gần đây, một công ty thiết kế của Mỹ đã tung ra phiên bản chiếc cốc có dòng chữ: “Tôi không cần điều trị” và “Tôi chỉ cần đến Đài Loan”. Ngay lập tức, nó đã trở thành mặt hàng hot và 10.000 chiếc cốc đã được đặt mua ngay sau khi ra mắt.

Mỹ thấy cơ hội thúc đẩy địa vị của Đài Loan trong đại dịch COVID-19 - Trí  Thức VN

Tờ New York Times từng viết: “Trong vài tháng qua, cuộc sống trên hòn đảo này (Đài Loan) đã trở về bình thường một cách đáng ngạc nhiên. Các đám cưới, các trận bóng rổ chuyên nghiệp, hòa nhạc và chợ đêm vẫn được tổ chức bình thường”. Nhưng tờ báo này cũng đặt nghi hoặc về kết quả chống dịch tuyệt vời của Đài Loan liệu có thể kéo dài được bao lâu?

Bài báo chỉ ra rằng, “nhưng nếu các quốc gia khác trên thế giới nới lỏng kiểm soát biên giới sau khi tiêm chủng, thì Đài Loan có thể bị cô lập về mặt chính trị và kinh tế, điều này không có lợi cho một cuộc chiến kéo dài”. Dale Fisher,  giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore cũng nhấn mạnh rằng, “thử thách thực sự ở Đài Loan đó là, nếu vaccine không có hiệu quả miễn dịch lâu dài, người dân (Đài Loan) có thể cách ly với thế giới 1 năm hay thậm chí 5 năm nữa không?”.

Trả lời thắc mắc cho vấn đề này, bác sĩ Chen Zhijin (Đài Loan) tin rằng, một năm đã trôi qua và Đài Loan là một trong số ít quốc gia trên thế giới mà người dân ở đây có thể sống, đi học và làm việc bình thường.

Bác sĩ Chen Zhijin trả lời thẳng thắn rằng: “5 năm hay lâu hơn nữa cũng không vấn đề gì! Tất cả chúng tôi đều ở đây, Đài Loan không phải là một vùng lãnh thổ nằm ở “xó xỉnh” của thế giới, mà còn là một kiểu mẫu khó ưa”. Phép ẩn dụ này thể hiện hàm ý sâu sắc.

Thực tế, “sự lo lắng” của Thời báo New York dường như thừa thãi. Đài Loan đã bị ĐCSTQ bắt chẹt từ rất lâu, từng bị cộng đồng quốc tế cô lập và là một “ốc đảo” bị bỏ rơi trên thế giới. Nhưng bây giờ thì Đài Loan như thế nào, cả thế giới đều thấy rõ.

Hãy nhìn lại lịch sử ngoại giao của Đài Loan. Kể từ năm 1949, lịch sử ngoại giao của Đài Loan có thể nói là “lịch sử của các mối quan hệ ngoại giao căng thẳng”, và rất đau thương. Sau năm 1949, Liên Xô và các nước Đông Âu, cùng Anh, Israel, Na Uy, Thụy Điển,... quay sang công nhận chính quyền cộng sản Trung Quốc và cắt đứt mối quan hệ ngoại giao với Trung Hoa Dân quốc.

Sau đó, do ĐCSTQ tham gia cuộc chiến Triều Tiên trong những năm 1950,  ủng hộ Bắc Triều, và đã giết hại hàng chục triệu người Trung Quốc trong Cách mạng Văn hóa những năm 1960, nó đã bị cộng đồng quốc tế cô lập.

Đài Loan đã tận dụng thời cơ này để mở rộng quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, lợi thế không kéo dài, năm 1971, Đài Loan đã buộc phải rút khỏi Liên Hợp Quốc, và năm 1972, chỉ còn khoảng 20 nước giữ quan hệ ngoại giao với Đài Loan.

Kể từ đó, Đài Loan đã bị gạt ra khỏi các tổ chức quốc tế và trở thành hòn đảo “mồ côi” tròn 50 năm qua. Cũng kể từ đó, người dân đảo quốc này đã tự lực, tự cường tồn tại và nỗ lực phát triển kinh tế dưới sự hăm dọa của ĐCSTQ.

Dù rất nhiều nước cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, nhưng nhờ chế độ dân chủ, tự do và hệ thống chính trị luật pháp của Đài Loan phù hợp với các giá trị phổ quát, nên hầu hết các quốc gia vẫn duy trì mối quan hệ kinh tế và thương mại đáng kể với hòn đảo này. 

Điều này cho phép người Đài Loan, vốn là những con người cần cù, hiền lành, dám đối mặt với thử thách đã tìm ra những giải pháp đột phá để phát triển kinh tế và thương mại. Họ đã đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc và trở thành một trong 4 tiểu hổ châu Á, sáng tạo ra “Kinh nghiệm Đài Loan” nổi tiếng toàn cầu. Từ GDP 154 USD/người trong năm 1951, Đài Loan đã vươn lên, dự kiến tăng lên 30.038 USD/người trong năm 2021../.

(EPT tiếng Trung)

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness