TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Đất nền vùng ven TPHCM hết sốt ảo, nhà đầu tư xả hàng cắt lỗ

Sau thời gian sốt ảo, không ít nhà đầu tư sản phẩm đất nền vùng ven cũng đã bị đứt gãy dòng tiền trong các đợt bùng phát của dịch COVID-19 do bị chôn vốn, thậm chí phải bán tháo, cắt lỗ.

Dịch bệnh kéo dài khiến nhiều nhà đầu tư đất vùng ven không thể chịu thêm nhiệt. Ảnh: Bảo Chương

Dịch bệnh kéo dài khiến nhiều nhà đầu tư đất vùng ven không thể chịu thêm nhiệt. Ảnh: Bảo Chương

Sản phẩm đất nền tại các khu vực vùng ven của TP.HCM luôn nằm trong danh mục ưa thích của nhà đầu tư. Nhưng cũng như nhiều phân khúc khác, trong giai đoạn này, đất nền cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch COVID-19. Trên các trang web mua bán bất động sản đang có rất nhiều thông tin về việc bắt cắt lỗ đất nền ở các khu vực lân cận TP.HCM như Long An, hay Long Thành (Đồng Nai)…

Ông Nguyễn Văn Dũng, Tổng giám đốc Công ty BĐS Trường Phát cho biết, việc một số nhà đầu tư xả hàng với lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng không phải là hiện tượng hiếm gặp ở các vùng ven hiện nay.

Dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến thu nhập nhiều nhà đầu tư nhỏ bị ảnh hưởng không ít. Họ kẹt tiền hoặc muốn thu hồi vốn nhanh nên chấp nhận giảm lợi nhuận kỳ vọng, thậm chí bán hòa vốn. Tuy nhiên, mặc dù bán không lời nhưng họ vẫn không dễ tìm được người mua. Một phần do nhiều người đang quan sát thị trường và dịch bệnh khiến nhà đầu tư ngại đi lại để xem đất. Vì vậy mà hơn tháng qua, các nhân viên môi giới sản phẩm đất nền vùng ven gần như phải “nằm ở nhà” mà không có giao dịch.

Tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam nhận định, trong 6 tháng đầu năm 2021, thị trường phía Nam gần như chỉ có vài dự án mới ở TP.HCM và các tỉnh thành lân cận, bao gồm Bình Dương, Long An. Nhiều dự án có kế hoạch ra mắt trong năm nay do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh cũng phải điều chỉnh lại thời điểm triển khai.

Động thái này ảnh hưởng lớn đến thanh khoản của thị trường, sản phẩm chào bán thấp khiến nhà đầu tư không mấy hào hứng, gây ảnh hưởng đến sức mua thị trường trong quý 2. Phần lớn nhà đầu tư đều ở trong trạng thái dè chừng và thận trọng khi quyết định đầu tư nhà đất. Khi nhiều người bị hạn chế về thu nhập, mất việc hoặc giảm lương, không có nhiều nguồn tích lũy, sức mua trên thị trường sẽ khiêm tốn hơn so với các năm trước, chủ yếu tập trung vào phân khúc nhà ở có giá trị vừa phải.

Bên cạnh đó, sẽ có những khu vực giá bất động sản rớt xuống từ 20-30% trong giai đoạn khó khăn, ông Khương chia sẻ.

Còn theo ông David Jackson, Giám đốc điều hành Colliers Việt Nam, trong tháng 5.2021 lượng thông tin truy vấn về đất nền đã giảm từ 15 - 20% so với tháng trước đó. Mới chỉ vài tháng trước, thông tin về việc có khả năng quy hoạch một số huyện lên quận hoặc thành phố trực thuộc TP.HCM còn khiến đất nền tại Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ hoặc Nhà Bè được tìm kiếm mạnh thì nay lượng truy vấn đã giảm mạnh.

Các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An hay Bà Rịa - Vũng Tàu cũng ghi nhận các thông tin tìm kiếm về đất nền giảm khoảng 10 - 12% trong giai đoạn từ tháng 4 – 5.2021. Trong số các tỉnh thành này, Long An đang ghi nhận có hiện tượng dư thừa nguồn cung đất nền.

Theo nhận định của Colliers, ngoài ảnh hưởng do dịch COVID-19 gây nên thì việc không ít người môi giới lợi dụng thông tin quy hoạch sân bay, cầu cảng… để tạo sóng ảo, thổi giá đất lên quá cao trong đợt sốt đất vừa qua tại một số địa phương cũng khiến các nhà đầu tư cảnh giác hơn.

Ngay cả khi mà dịch COVID-19 được khống chế hoàn toàn thì nhà đầu tư cũng sẽ không quá “vồ vập” và thận trọng hơn trước khi xuống tiền. Cùng với đó, không ít nhà đầu tư cũng đã bị “đứt gãy” dòng tiền trong các đợt bùng phát của dịch COVID-19 do bị “chôn” vốn, thậm chí phải bán tháo, cắt lỗ nên phần nào khiến cho tính thanh khoản của phân khúc đất nền cần thêm nhiều thời gian để hồi phục.

GIA MIÊU - Theo Lao Động

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness