- Luật
- Hỏi đáp
- Văn bản pháp luật
- Luật Giao Thông Đường Bộ
- Luật Hôn Nhân gia đình
- Luật Hành Chính,khiếu nại tố cáo
- Luật xây dựng
- Luật đất đai,bất động sản
- Luật lao động
- Luật kinh doanh đầu tư
- Luật thương mại
- Luật thuế
- Luật thi hành án
- Luật tố tụng dân sự
- Luật dân sự
- Luật thừa kế
- Luật hình sự
- Văn bản toà án Nghị quyết,án lệ
- Luật chứng khoán
- Video
- NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT
- ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
- BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Bình luận khoa học hình sự
- Dịch vụ pháp lý
- Tin tức và sự kiện
- Thư giãn
“Hạn hán đang trên đà trở thành đại dịch kế tiếp và không có vắc xin phòng ngừa", bà Mami Mizutori, đại diện đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về giảm nguy cơ thiên tai, cảnh báo trong cuộc họp báo trực tuyến hôm nay 17.6, theo Reuters.
Bà Mizutori cho rằng hạn hán, giống như một virus, có khuynh hướng kéo dài, gây ra thiệt hại lớn và số nạn nhân có thể gia tăng đáng kể nếu thế giới không có hành động. “Nó có thể ảnh hưởng gián tiếp tới những quốc gia không thật sự trải qua hạn hán thông qua tình trạng mất an ninh lương thực và giá cả thực phẩm gia tăng”, bà Mizutori cảnh báo thêm.
[VIDEO] Đài Loan chống hạn hán "tân cổ giao duyên": lập đàn cầu khẩn nhưng vẫn có máy bay tạo mưa
Tình trạng nóng lên toàn cầu gần đây làm gia tăng các đợt hạn hán ở miền nam châu Âu, miền tây châu Phi, theo một báo cáo do Liên Hiệp Quốc công bố hôm nay. Cũng theo báo cáo này, hạn hán đã gây tổn thất kinh tế ước tính ít nhất 124 tỉ USD và gây ảnh hưởng cho hơn 1,5 tỉ người trong giai đoạn từ năm 1998-2017.
Khoảng 130 quốc gia có thể đối diện nguy cơ hạn hán cao hơn trong thế kỷ 21 và 23 quốc gia khác có thể gặp tình trạng thiếu nước vì dân số tăng, trong khi 38 quốc gia có thể bị ảnh hưởng bởi cả 2 tình trạng này.
Cũng theo Liên Hiệp Quốc, có thêm nhiều đợt hạn hán nghiêm trọng thường xuyên xảy ra ở phần lớn châu Phi và Nam Mỹ, Trung Á, nam Úc, Nam Âu, Mexico và Mỹ.
Văn Khoa - Theo Thanh Niên