Khu vực Đông bắc Á hiện nay như một thùng thuốc nổ, đây là khu vực có giá trị và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới trong vài năm gần đây, tốc độ xây dựng quân đội, đóng tàu quân sự, mua bán vũ khí cũng thuộc dạng hàng đầu. Hiện tại, đây sắp là khu vực có nhiều tàu sân bay nhất thế giới, khi cả thế giới đưa tàu sân bay về đây nhẩy múa và các nước trong khu vực đua nhau đóng tàu sân bay.
Các quốc gia ở trong khu vực đều đang có các khó khăn về mặt kinh tế, xã hội giống nhau, đó là kinh tế đang có dẫu hiệu chững lại, dân số già và nền tài chính bất ổn. Ba nước Trung Nhật Hàn đều có các tiến bộ kinh tế vượt bậc nhờ vào việc xuất khẩu và nhận đầu tư từ Mỹ và Châu Âu, tuy nhiên nguồn tài chính này đang dần cạn dần khi dân số Mỹ và Châu Âu cũng đang già đi nhanh chóng và bong bóng tài chính hiện rõ.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất khu vực và thứ nhì thế giới, dân số lớn nhất, tuy nhiên vị thế chính trị không tương xứng với tiềm lực kinh tế và nhân lực. Tuy có dân đông, lãnh thổ rộng lớn, nhưng Trung Quốc không có thuận lợi về mặt đường biển cũng như trên đất liền.
Trên biển, Trung Quốc bị bao quanh bởi các quốc gia thù địch, thương mại đường biển phải đi qua các eo biển hẹp của nước ngoài. Trên bộ thì nằm quá xa châu Âu và phải đi qua quá nhiều nước gia khác nhau.
Trung Quốc đang dần thay thế than đá bằng dầu mỏ và năng lượng tái tạo, nên tỉ lệ phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt ngày càng cao. Than đá phải giảm đi còn năng lượng tái tạo cần phải được bù trừ bởi dầu mỏ nhưng Trung Quốc chưa thể tự nuôi sống chính bản thân nó.
Chính vì vậy, Trung Quốc đã xây dựng chiến lược vành đai và con đường. Con Đường là chiến lược gia tăng ảnh hưởng tới các quốc gia trên bộ, vừa tạo đường đưa hàng hóa Trung Quốc đi châu Âu, giảm thiểu phụ thuộc vào đường biển, vừa để gia tăng ảnh hưởng về phía Trung Quốc, tạo thành sân sau kinh tế chính trị cho Trung Quốc, giúp tăng trưởng kinh tế và gia tăng vị thế chính trị.
Vành đai là việc Trung Quốc đẩy mạnh hải quân, bảo vệ tuyến đường biển quan trọng, nối Trung Quốc với Châu Phi và Châu Âu.
Chính vì vậy, Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng quân đội trên bộ để sẵn sàng cho việc tăng ảnh hưởng ở Trung Á và xây dựng hải quân mạnh với đầy đủ tàu chiến cho hạm đội xa bờ để hoạt động độc lập xa bờ. Trong 10 năm trở lại đây, tốc độ đóng tàu của Trung Quốc nhanh kinh khủng, hạ thủy hàng chục tàu mỗi năm, tổng choán nước cao ngất ngây, chuẩn bị hạ thủy thêm 1 tàu sân bay nữa.
Nếu không tăng tốc lợi dụng tăng trưởng kinh tế vào giai đoạn này, trong vài năm nữa, các vấn đề dân số và xã hội sẽ đuổi kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế, sẽ kéo lùi kinh tế Trung Quốc xuống.
Như năm nay, Trung Quốc đã cho phép người dân đẻ 3 con, tuy nhiên gặp nhiều ý kiến trái triều. Việc đẻ 3 con là để giảm các tác động xấu của chính sách 1 con trước kia, chênh lệch về dân số sẽ gây hậu quả xấu, trước tiên là về lĩnh vực tài chính, sau đó là phúc lợi xã hội.
Người lao động TQ đóng góp tăng trưởng kinh tế ngày nay già, mà không có thế hệ trẻ thay thế vì dân số già hóa. Tác động dân số này ảnh hưởng về việc tuyển lính của Quân giải phóng nhân dân PLA, khi mà dân số của Trung Quốc vẫn rất lớn và Đảng cộng sản là đảng duy nhất, nó sẽ có ảnh hưởng về lâu dài, nhưng trong giai đoạn này thì chưa.
Nhật Bản mới thật sự là quốc gia gặp vấn đề lớn về dân số. Tăng trưởng kinh tế vài năm gần đây có thể coi là không có. Sau các giai đoạn tăng trưởng vài của thế kỷ trước, Nhật bị mất vị trí vào Hàn Quốc và rồi là Trung Quốc.
Tuy nhiên, kinh tế Nhật vẫn giữ được độ ổn định lớn cho dù nợ công ở mức cao, do vậy Nhật không bị hạn chế về thời gian như Trung Quốc. Ví trí địa lý của Nhật tốt hơn Trung Quốc, đó là không bị giới hạn bởi địa lý và không có quốc gia thù địch nắm giữa các eo biển. Ngược lại, chính Nhật Bản đang đóng vai tró là nhân tố kìm hãm Trung Quốc.
Trong chiến tranh lạnh, Nhật được Mỹ coi là nơi có thể mở mặt trận Châu Á để giữ chân Liên Xô ở phía đông, không cho phép Liên Xô đưa toàn bộ quân về Đông Âu. Sau thế chiến thứ 2, Nhật và Liên Xô không ký hiệp ước hòa bình chấm dứt chiến tranh, thực tế là địa thế của Nhật vẫn luôn uy hiếp Vladivostok của Nga, ngăn cản nó phát triển tới đúng giá trị thực tế. Thái độ căng thẳng này, đã có nhiều ý kiến cho rằng Liên Xô có thể xâm lược Nhật để tháo vây cho Vladivostok, tuy nhiên thực tế 2 bên đều coi mình là bên phòng thủ. Thế giằng co này diễn ra cho tới ngày nay.
Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại, Nhật được Mỹ coi là con cờ chiến lược trong việc kìm hãm Trung Quốc, nhiệm vụ cũ nhưng thay Liên Xô bằng Trung Quốc. Cùng với Đài Loan, Philippine, Indo, Singapore, Nhật tạo thành vành đai ngăn không cho Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Chính vì vậy, Trung Quốc đối đầu trực tiếp với Nhật ở Senkaku và phối hợp với Nga đối đầu với Nhật ở các đảo phía bắc của Nhật. Trước việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng hải quân, Nhật đang cố thay đổi điều 9 hiến pháp và cải tạo tàu khu trục trực tăng thành tàu sân bay và xây dựng Hải lục cơ động đoàn thành lực lượng đánh đảo chủ lực.
Chiến lược của Mỹ và Nhật là cơ động lực lượng hỏa lực mạnh lên các đảo, tạo thế bao vây Trung Quốc. Tuy nhiên người dân Nhật không có tiếng nói chung khi đảng chủ chiến và chủ hòa cãi nhau không bao giờ có ngày kết.
Hàn Quốc hiện nay vẫn có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá tốt, tuy nhiên họ cũng không thiếu các vấn đề về xã hội. Nhưng vấn đề lớn nhất vẫn là Triều Tiên, khi thực tế là chiến tranh năm 1950 vẫn chưa kết thúc mà vẫn chỉ đang đình chiến. Như đã nói ở trên, Nhật có vai trò kìm hãm Liên Xô/Nga và Trung Quốc, điều này cũng ảnh hưởng kĩm hãm nốt Hàn Quốc về mặt kinh tế chính trị. không những thế, Nhật đang gây rối và đối đầu trực tiếp với Hàn Quốc trên các đảo tranh chấp. Dân Hàn Quốc cũng cực kỳ ghét Nhật cả về yếu tố lịch sử và kinh tế.
Hàn Quốc có tiềm lực kinh tế, nhưng bị chính đồng minh Mỹ và Nhật kìm hãm, thậm chí là cố tình chơi đểu quá nhiều lần. Trong tình hình chạy đua vũ trang ở Đông bắc Á, họ cũng quyết định đóng luôn tàu sân bay cho bằng anh bằng em, cho dù vị trí địa lý của họ thì tàu sân bay không đóng vai trò thiết yếu.
Có thể nói, Hàn Quốc đóng tàu sân bay là một cách để họ tuyên bố rằng họ ngang hàng với Trung Quốc và Nhật. Họ đứng giữa bàn cờ đông bắc Á, là vị trí quan trọng nhất nhưng cũng là rủi ro nhất. Có thể nói, Hàn Quốc là đồng minh mà ai cũng muốn có, nhưng quan hệ kinh tế chính trị của Hàn Quốc với Nhật khiến cho mối quan hệ Hàn Quốc với Mỹ cũng trở nên phức tạp.
Nếu kịch bản Mỹ đưa ra là 6 năm tới Trung Quốc đánh Đài Loan đến đúng hẹn hoặc sớm hơn, thì 3 quốc gia Đông Bắc Á này sẽ phải nhanh chóng chọn ra các nước đi đúng hướng cho họ, nhất là Hàn Quốc.
Chẳng hạn như Hàn Quốc có thể trở thành đồng minh với Trung Quốc, dùng tiềm lực của Trung Quốc để giải quyết vấn đề Triều Tiên. Còn Nhật sẽ phải tìm cách đưa toàn dân về một lòng, chủ hòa hay chủ chiến, điều này vẫn sẽ là khó khi chính trị của Nhật không ổn định và có quá nhiều biến động trong vài năm gần đây.
Ảnh: Tầu Trung Quốc đang lộng hành ở Biển Đông 6/2023.
Nguồn: Trên mạng