TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

KISSINGER BÀN VỀ TRUNG QUỐC - Bài 1: Khổng Tử, Tôn Tử và cờ vây

Bài 1: Khổng Tử, Tôn Tử và cờ vây:

 (PL)- TS Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng Mỹ, vốn là một nhân vật “có duyên nợ” với Việt Nam từ gần 40 năm nay. Tháng 5-2011 vừa qua, nhà ngoại giao nổi tiếng này cho ra mắt cuốn sách về nước láng giềng khổng lồ của Việt Nam: "On China" (tạm dịch: Bàn về Trung Quốc).

Ông đã dành nhiều trang để nhắc tới Việt Nam, với tư cách một láng giềng gần gũi nhưng không phải là không có con đường riêng độc lập với Trung Quốc.

On China của Henry Kissinger, về căn bảna, không hẳn là một cuốn hồi ký chính trị của nhà ngoại giao bởi tác giả xưng “tôi” không nhiều và không thường xuyên gắn mình vào từng tình huống, sự kiện, câu chuyện kể trong sách. Tuy nhiên,On China cũng không thuần túy là sách lịch sử. Nhiều chương được mở đầu bằng những đoạn tác giả phân tích về chính trị, quan hệ quốc tế, trong đó ông đưa ra những quan điểm mà có lẽ nhiều người đọc Việt Nam sẽ thấy mới mẻ.

Trung Hoa với tư tưởng đại Hán

trong chương I (về tính độc tôn của Trung Quốc), mô tả quan niệm của người Trung Hoa về quan hệ quốc tế, Kissinger viết:

“Trung Quốc có tới hơn 1.000 năm áp dụng một hệ thống quan lại được thiết kế hoàn hảo, các quan được tuyển từ những cuộc thi mang tính chất cạnh tranh; hệ thống này thâm nhập và điều chỉnh tất cả khía cạnh của đời sống kinh tế-xã hội. Do đó, cách hiểu của người Trung Quốc về trật tự thế giới rất khác biệt với phương Tây. Quan niệm phương Tây hiện đại về quan hệ quốc tế được hình thành từ thế kỷ 16-17, khi cấu trúc của xã hội Âu châu thời Trung cổ bị phá vỡ thành một nhóm các nhà nước với sức mạnh tương đương và nhà thờ Thiên chúa phân chia thành nhiều giáo phái khác nhau. Ngoại giao để cân bằng quyền lực các bên không phải là sự lựa chọn mà là điều tất yếu. Không nhà nước nào đủ mạnh để áp đặt ý chí của mình; không tôn giáo nào giữ được đủ quyền lực để có thể duy trì tính phổ biến. Khái niệm quyền tự quyết và bình đẳng về mặt pháp lý giữa các nhà nước trở thành cơ sở của công pháp quốc tế và ngoại giao.

Còn Trung Hoa, ngược lại, chưa bao giờ quan hệ với một nước nào trên cơ sở bình đẳng, vì lý do đơn giản là họ chưa bao giờ tiếp xúc với những xã hội có nền văn hóa hay có quy mô tương đồng với họ. Việc đế quốc Trung Hoa chiếm địa vị vượt trội so với các nước ở cùng mặt bằng địa lý được coi gần như luật trời vậy. Đối với các hoàng đế Trung Hoa, luật trời không nhất thiết hàm ý một mối quan hệ thù địch với các dân tộc láng giềng; tốt hơn hết là không nên như thế. Cũng giống như Mỹ, Trung Quốc tự cho là mình đóng một vai trò đặc biệt”.

Đó là cách Kissinger chỉ ra và giải thích sự tự tin thái quá trong tư duy của người Trung Quốc (mà trong nhiều trường hợp, tâm lý đó đã biến thành tư tưởng nước lớn, bá quyền). Ông cũng cho rằng về điểm này thì Trung Quốc và Mỹ có nét tương đồng.

TS  H. Kissinger giữ chức cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, sau đó kiêm luôn chức bộ trưởng Ngoại giao dưới thời tổng thống Richard Nixon. Là người đề xuất “realpolitik”, Kissinger đóng vai trò then chốt trong chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1969-1970. (Ảnh trên: GETTY IMAGE NORTH AMERICAN  2011)

Triết học Khổng Tử, binh pháp Tôn Tử

Henry Kissinger cũng tỏ ra là một nhà ngoại giao tài năng khi ông cho người đọc thấy mình đã tìm hiểu thấu đáo đến thế nào về nền văn hóa có bề dày 4.000 năm của Trung Quốc. Ông nghiên cứu về triết học Khổng Tử và tóm tắt nó lại trong một phần của chương I. Qua diễn giải của Kissinger thì do Khổng Phu Tử sống vào thời loạn nên triết gia này luôn hướng đến một xã hội cân bằng, hòa hợp từng tồn tại trước đó và nhiệm vụ tinh thần của mỗi con người là phải tái lập trật tự cũ đã bị mất đi kia.

Không phải ngẫu nhiên mà Kissinger đề cập tới Khổng Tử ngay từ chương đầu cuốn sách. Đó là vì ông cho rằng Khổng giáo có ảnh hưởng rất lớn tới một nhân vật đặc biệt của Trung Quốc thế kỷ 20 và cũng là nhân vật nổi bật trong On China : Mao Trạch Đông. Điều kỳ lạ ở đây, theo Kissinger nhận xét là tuy Mao Trạch Đông chống Khổng Tử một cách nhiệt thành và công khai nhưng đường lối điều hành đất nước của Mao lại rõ ràng là một phiên bản của triết học Khổng Tử. Mao tuyên bố đoạn tuyệt với quá khứ nhưng lại dựa rất nhiều vào những thể chế truyền thống của Trung Hoa, gồm cả cách điều hành như của triều đình phong kiến lẫn hệ thống cán bộ, quan chức được Mao sử dụng theo cách chẳng khác gì hoàng đế ngày xưa sử dụng quan lại: khinh ghét, thích thì dùng không thích thì cách chức đi, sau đó lại cất nhắc trở lại, cứ thường xuyên như thế.

Cờ vây và lợi thế tương đối

Kissinger quan tâm đến binh pháp Tôn Tử và viết khá tỉ mỉ về cờ vây (wei qi), trò chơi trí tuệ lâu đời nhất của người Trung Quốc. Ông dụng công so sánh: Nếu ở bộ môn cờ tướng và cờ vua người chơi phải giành chiến thắng tuyệt đối thì ở cờ vây, người chơi tìm kiếm lợi thế tương đối. Cờ tướng, cờ vua nhằm vào tiêu diệt từng quân của đối phương trong những thế đối đầu trực tiếp, còn trong cờ vây, người chơi di chuyển vào chỗ trống và dần dần làm tiêu hao sức mạnh chiến lược của đối thủ. Nghệ thuật cờ vây được áp dụng vào quân sự: Theo Kissinger, tư duy chiến lược của người Trung Quốc hướng đến chiến thắng thông qua lợi thế về tâm lý hơn là qua đối đầu trực tiếp.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà Kissinger nghiên cứu và giải thích tương đối tỉ mỉ về Tôn Tử và cờ vây. Ấy là bởi vì theo ông, Mao Trạch Đông cũng chính là một “môn đồ” trung thành của Tôn Tử. Thậm chí, ông viết: “Những bí kíp của Tôn Tử được thể hiện sống động trong cuộc nội chiến ở Trung Quốc thế kỷ 20 dưới tay người học trò của Tôn Tử là Mao Trạch Đông và trong chiến tranh Việt Nam, với việc Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp áp dụng các nguyên lý tấn công gián tiếp, chiến tranh tâm lý đối với Pháp và kế đó là Mỹ”.

Một trong các gương mặt nổi bật của On China là Mao Trạch Đông, người mà Kissinger - trên cương vị ngoại trưởng Mỹ - từng có nhiều dịp tiếp xúc. Trong cuốn sách “nửa hồi ký” của mình, Kissinger cũng đưa ra (dù không nhiều) nhận xét và cả phán đoán cá nhân về vị lãnh đạo đặc biệt này của Trung Quốc - một trong 20 chính trị gia có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 theo bình chọn của tạp chíTime năm 2000.

On China có 18 chương, bắt đầu với một chương khái quát về cổ sử Trung Quốc, trong đó có những phần luận bàn về Khổng giáo, quan điểm chính trị thực dụng của người Trung Quốc (realpolitik) và binh pháp Tôn Tử. Sau đó, sách lướt nhanh qua giai đoạn sử cận đại với sự biến Chiến tranh nha phiến giữa Anh và Trung Quốc. Còn lại gần như toàn bộ tác phẩm dành để nói về lịch sử quan hệ quốc tế của Trung Hoa từ thời Mao Trạch Đông đến nay, những tương tác của họ với Mỹ, Liên Xô, hai miền Triều Tiên, Đông Dương và Việt Nam…

 

ÐOAN TRANG tổng thuật

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness