Image copyrightGETTY
Nhiều người nghĩ thời hoàng kim của thủ đô nước Anh đã qua rồi. Nhưng bây giờ nó không chỉ kỳ thú hơn ngày xưa mà nó còn là thành phố kỳ thú nhất thế giới, Dylan Jones viết.
Những sách kỷ niệm về London ở những thời điểm đặc biệt đã được bán tràn lan. Cách đây vài năm Bill Bryson viết hẳn một cuốn về năm 1927; chỉ mới tháng trước David Hepworth viết về trường hợp tuyệt vời của năm 1971 là năm thần thánh của nhạc pop hậu chiến. Chẳng bao lâu nữa sẽ ra cuốn sách dày, bìa cứng, nói về từng năm của thế kỷ 20.
Có một năm liên tục được tán dương, đặc biệt trong lịch sử London, là năm 1966. Năm 2003 Shaun Levy viết cuốn “Chuẩn bị, Sẵn sàng, Xuất phát! Việc lên cao và xuống dốc của London”, sau đó năm 2015 chuyên gia văn thư Jon Savage viết cuốn có đầu đề nôm na hơn “1966”. Cuốn này khẳng định, lại một lần nữa, năm 1966 là năm mà London ở đỉnh điểm của sáng tạo.
Và nếu không phải năm 1966 là năm London ở đỉnh cao về văn hoá và thời trang thì sẽ là năm 1977, năm của nhạc rock hạng nặng của London. Hoặc cũng có thể là giữa những năm 90 khi mà Britpop và nhóm YBAs ngự trị thành phố.
Nhưng những đề xuất đó là sai. London ngày nay sôi nổi lý thú hơn mọi thời gian trước đây.
Image copyrightTHINKSTOCK
Giữa những năm 60 có thể là thời kỳ mà London thành nơi hành hương đối với du khách Mỹ và là biểu tượng quốc tế của bùng nổ văn hoá. Nó có thể là thời kỳ của các nhóm Beatles, Rolling Stones, Kings Road, Carnaby Street, ‘dolly birds’ và các hộp đêm như Ad Lib.
Thực tế tất cả những thời kỳ đó là mờ nhạt nếu so với London như ngày nay. London không chỉ là thành phố lớn và năng động nhất thế giới mà bản thân nó chưa bao giờ tốt hơn lúc này.
So sánh như vậy có thể làm mất vui và có thể gây ác cảm, đưa London vào thế đối đầu với với những thành phố sang trọng khác như New York, Milan hoặc Paris (một tấn lông vũ và một tấn vàng, cái nào nặng hơn?), nhưng ngay lúc này, không có một thành phố nào trên thế giới giống như London.
Việc nâng cấp xây dựng cho thành phố làm cho nó ngày nay là nơi người ta khó có thể có đủ tiền để mua nhà hơn nhiều so với thời gian trước đây.
Nhưng ưu điểm của việc thay đổi tài chính của London làm cho thành phố ngày nay không chỉ là trung tâm kinh tế của Châu Âu mà còn là một kỳ quan kiến trúc và nghệ thuật.
Ở London có nhiều tòa nhà công sở hơn bất cứ thành phố nào khác trên thế giới trừ ở Trung Quốc.
Điều này làm nó trở nên một điển hình của sự sáng tạo thành phố: là đầu mối giao thoa tiền tệ và văn hoá nên nó có những phòng triển lãm nghệ thuật quan trọng nhất thế giới cũng như hội chợ (Frieze) quan trọng nhất.
Image copyrightTHINKSTOCK
Trước đây 30 năm khó có thể tìm thấy một món thịt nướng ngon ở thành phố, gần như không thể có được một bữa tối ngon, thì nay London đã vượt xa mọi thành phố khác về số lượng các cửa hàng ăn hạng nhất.
Trong khi London có thể còn đứng sau Paris và New York về loại nhà hàng được gắn sao Michelin, cái cách đánh giá nhà hàng kiểu này là cổ xưa rồi, và nếu bạn muốn tìm sự sáng tạo và tinh tế, xin cứ tới London.
Chính quyền thành phố cũng hỗ trợ nuôi dưỡng quan hệ thiết yếu giữa nghệ thuật và thương mại, khuyến khích phát triển những nơi như quận Shoreditch ở đông London hiện đại và kiểu cách, và khu Tech City. Sự phát triển những khu như thế không phải là ngẫu nhiên; đó là nhờ ở cơ sở hạ tầng, giáo dục và quy hoạch.
Việc này được dễ dàng hơn sau năm 2000, năm mà lãnh đạo thành phố, tận tâm và độc đáo, được hình thành; trước đó nó là 33 khu quận rời rạc, mỗi quận có một thị trưởng riêng.
London sẽ không bao giờ chiến thắng Olympics 2012 nếu không có một thị trưởng London. Làm sao mà 33 khu quận có thể thống nhất một đề xuất cho Hội Đồng Olympic Quốc Tế?
Thế giới thời trang cũng là một thí dụ về sự bùng nổ của London. Xa xưa thường người ta cho rằng Paris, hoặc có thể là Milan, là trung tâm của công nghiệp thời trang của Châu Âu, trong khi phía bờ bên kia của Đại Tây Dương là New York.
Nhưng không, ngày nay London là thành phố thời trang nhất thế giới (đấy, cứ thử hỏi những ai hiểu biết nhất, ngay cả những người ở Manhattan) và kể từ khi Hội Đồng Thời Trang Anh đã có những cố gắng phi thường thì London đã có những tuần thời trang khởi sắc nhất trên thế giới cho nam và nữ. (Xin tiết lộ tôi là chủ tịch của Thời Trang Nam Giới London).
London đã và đang trở thành thành phố thời trang thế giới.
Hiện sự đa dạng thời trang ở London (từ kiểu cách đường phố đến hàng cao cấp) thì không một thành phố nào khác có thể sánh kịp.
Điều này đã được chứng minh trong việc đảo chiều ở một câu chuyện quen thuộc về bất kỳ nhà thiết kế thời trang trẻ và tài ba nào: Sau khi đã có tên tuổi ở London (một thời có nghe nói) họ sẽ được các tổng công ty thời trang quốc tế lớn chộp lấy và chuyển ngay tới Milan hoặc Paris, ở đó sự sáng tạo mang chất Anh sẽ được chỉnh đốn, khai thác và bán ngược trở lại cho Anh.
Không còn vậy nữa đâu. Ngày nay những nhà thiết kế trẻ ở lại London, được sự hỗ trợ ở London, và khuyến khích những người có tiếng tăm đến đây hơn là nơi khác.
Nói cho cùng, nếu bạn quyết định trưng bày thời trang của bạn ở Milan thì khác gì bạn trưng bày thời trang ở một thành phố xấu nhất phía Bắc Châu Âu nhưng không ở Đức.
Nếu bạn quyết định trưng bày thời trang của bạn ở Paris thì khác gì bạn trưng bày thời trang ở thành phố công thức nhất Châu Âu.
Còn nếu bạn muốn trưng bày thời trang của bạn ở New York thì khác gì bạn trưng bày thời trang ở thành phố loạn thần kinh nhất thế giới.
Không, London chính là nơi để trưng bày.
Khu đông London là nơi đa văn hóa.
Cũng còn cả chủ nghĩa đa văn hoá của Anh nữa. 37% người London không sinh ra ở Anh, so với New York là 36%, mười năm trước thì New York cao hơn 10%.
Xã hội Anh dễ thay đổi, nó là một nồi nấu chảy đủ thứ, nam lẫn nữ.
London là một thí dụ lớn về nhập cư thành công, và người ta ngày càng cảm thấy London không thể không có nó. Nếu bạn đi dạo ở nơi tôi ở, ở khu có địa chỉ bưu tín (postcode) W2, gần công viên Hyde, bạn có thể đi dọc phố và không thấy người ta nói tiếng Anh suốt buổi sáng. Và nếu rồi bạn nghe thấy, thì nó là tiếng Anh cổ lỗ từ thời nào.
Tất nhiên London không phải Xanadu.
Những khó khăn của nó không khác gì những khó khăn cố hữu ở bất kỳ thủ đô hiện đại không ngừng mở rộng.
Nhiều nơi của thành phố chắc chắn đã trở nên bị chia cắt hơn cả những năm 80 khi mà những tòa tháp hợp khối của kính và thép mọc lên giữa các khu nhà ổ chuột gần xưởng đóng tàu. Sự không hài hòa này làm nhiều người bất bình, trong khi những tháp tròn xi lô xuất hiện ở những nơi không nên nhất.
Khó khăn vẫn cứ đến và ta vẫn cứ phát triển. Điều đó làm tôi nghĩ là có thể chúng ta biến London thành một nhà nước thành phố, hoặc một thành quách.
Không phải để giữ dân ở ngoài, không phải để giữ dân ở trong, nhưng để tôn vinh cái thực tế là London xứng đáng được thừa nhận là thành phố quan trọng nhất thế giới.
Dylan Jones