- Luật
- Hỏi đáp
- Văn bản pháp luật
- Luật Giao Thông Đường Bộ
- Luật Hôn Nhân gia đình
- Luật Hành Chính,khiếu nại tố cáo
- Luật xây dựng
- Luật đất đai,bất động sản
- Luật lao động
- Luật kinh doanh đầu tư
- Luật thương mại
- Luật thuế
- Luật thi hành án
- Luật tố tụng dân sự
- Luật dân sự
- Luật thừa kế
- Luật hình sự
- Văn bản toà án Nghị quyết,án lệ
- Luật chứng khoán
- Video
- NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT
- ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
- BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Bình luận khoa học hình sự
- Dịch vụ pháp lý
- Tin tức và sự kiện
- Thư giãn
Làm được điều này, thanh khoản kinh tế bớt căng thẳng thì lãi suất sẽ tự giảm xuống. Suy cho cùng, lãi suất giảm hay tăng là do cung tiền (Tiền của NHNN-Base Money) quyết định.
Thời gian vừa qua, NHTW đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để giải quyết vấn đề về lạm phát và lãi suất. Cụ thể, như câu chuyện chống lạm phát, NHTW giữ tỷ giá hối đoái, nếu không có Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu xăng dầu nhiều thì cũng khó có thể chống đỡ được. Thực tế, thuế xăng dầu chiếm tới 60% tổng lạm phát của Việt Nam.
Theo tôi, vào thời điểm hiện tại, ngân hàng nhà nước nên có lòng tin vào sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Cùng với đó, cần phải xử lý nhanh chuyện giảm lãi suất để giúp cho các doanh nghiệp phục hồi trở lại, nhất là những doanh nghiệp trong những ngành có liên quan nhiều đến cầu tiêu dùng nội địa như doanh nghiệp bán lẻ, doanh nghiệp xây dựng, bất động sản.
Đấy là điều có thể làm được và theo tôi thì có thể làm nhanh từ đây đến cuối năm, giảm khoảng 2% lãi suất. Cụ thể, có thể kéo mức lãi suất tiền gửi thì bình quân kỳ hạn một năm về khoảng 6 %, lãi suất cho vay khoảng 7-8 %. Cùng với đó, năm sau chúng ta có thể tiếp tục nới lỏng hơn.
Theo ông, nên ưu tiên lãi suất cho những nhóm ngành nào trong bối cảnh hiện nay?
Các doanh nghiệp của Việt Nam hiện đang gặp khó khăn rất lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo. Các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều không có đơn hàng và tình trạng này không thể khắc phục nhanh được.
Bởi vì, chỉ số sản xuất của Việt Nam cũng như toàn cầu đều đang có xu hướng giảm mạnh. Chỉ số này của cả Châu Âu và Mỹ thì đều giảm và chưa bao giờ bị giảm sâu như hiện nay, chỉ ở mức khoảng 47-48 mà mức tối thiểu phải là 50, Việt Nam cũng tương tự. Điều này phản ánh kinh tế toàn cầu đang rơi vào trì trệ.
Ở nước ngoài, tình trạng trì trệ xảy ra nhưng nó không có thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ và Châu Âu rất thấp, ở mức khoảng 3,5 - 4%. Điều đó có nghĩa sản xuất tại các quốc gia đó vẫn diễn ra bình thường, chỉ có tiêu dùng giảm mạnh. Còn với Việt Nam, khi chỉ số sản xuất giảm xuống đồng nghĩa với việc sản xuất giảm rất mạnh.
Tức là doanh nghiệp không có đơn hàng, còn lãi suất thì ở mức rất cao. Có thể nói rằng, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vừa đói mà lại còn vừa khát nữa. Thực tế, ngay cả khi có đơn hàng, với mức lãi suất này thì doanh nghiệp cũng khó có thể trụ được.
Khi lãi suất ở mức 9%, lạm phát ở mức 3% thì lãi suất thực ở khoảng 6%, thuộc loại cao nhất thế giới rồi. Lẽ ra nên đưa mức lãi suất thực dương về khoảng 1-2% là ổn. Làm được như vậy, các doanh nghiệp có cơ hội để phục hồi.
Và đặc biệt, là có những ngành kinh tế của Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn do mức lãi suất hiện nay còn rất cao, điển hình như ngành bất động sản, ngành dịch vụ và ngành bán lẻ. Trong bối cảnh bên ngoài gặp nhiều khó khăn thì phải đẩy tiêu dùng nội địa lên. Trong khi đó, thị trường nội địa hiện tại đang bị cản trở bởi lãi suất quá cao.
Chúng ta thấy rằng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam cũng bị trì trệ, họ cũng không có đơn hàng nhưng mà gần đây thì dấu hiệu phục hồi họ đã rõ ràng hơn rồi. Doanh nghiệp FDI đã bắt đầu nhận được các đơn hàng từ Mỹ và châu Âu. Và họ phục hồi rất nhanh vì lãi suất của họ rất thấp. Còn với các doanh nghiệp Việt Nam, họ cần cả đơn hàng và lãi suất ở mức phù hợp để phục hồi trở lại.
Lãi suất biến động như thế nào trong nửa cuối năm 2023, thưa ông?
Theo tôi, NHNN sẽ giảm dần lãi suất thôi. Chỉ có điều là cũng phải vừa giảm, vừa thăm dò. Cụ thể, NHNN cần quan tâm tới giá liệu giá nhiên liệu trong mùa đông tới đây sẽ như thế nào? Rồi hàng loạt những chỉ tiêu khác, ví dụ như là đầu tư công có có gì tiến triển tốt không? Chính sách giảm thuế của Bộ Tài chính sẽ ra sao?
Đặc biệt, diễn biến của tỷ giá hối đoái, diễn biến của chỉ số USD trên thị trường cần được quan tâm. Xu thế đa cực của Thế giới đang hình thành và USD sẽ giảm dần giá trị so với các đồng tiền khác, đây là điều mà NHNN cần cân nhắc về một chế độ tỷ giá mới.
Tôi thấy cơ hội để giảm lãi suất tiếp tục là có thể xảy ra và nên đặt ra kỳ vọng lãi suất tiền gửi và cho vay chỉ nên cao hơn lạm phát từ 1-2% thôi. Lãi suất giảm nữa thì sản xuất và thị trường nội địa, thị trường tài chính mới có cơ hội phục hồi được, đặc biệt là thị trường chứng khoán!
Bởi vì, một loạt doanh nghiệp không phụ thuộc quá nhiều vào đơn hàng xuất khẩu thì nó vẫn có thể phục hồi được . Và ngay cả khi doanh nghiệp bị kẹt trong bối cảnh không có đơn hàng hoặc là đơn hàng ít thì lãi suất đối với họ cũng vô cùng quan trọng. Hạ lãi suất sẽ giúp doanh nghiệp bớt căng thẳng đi rất nhiều. Tức là phải có cái nhìn trực diện vào khó khăn hiện tại của doanh nghiệp để xử lý.