TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

LIỆU PUTIN CÓ SỬ DỤNG VŨ KHÍ HẠT NHÂN?

 

Lời bình :

 

hôm nay 15/2/2023

 

Diễn biến trên Thế giới trong 5 năm qua ( từ 2019 Kỷ Hợi )đặc biệt từ 26/2/2022 ( ngày mở màn cuộc chiến tranh giữa Nga và Ucraine )càng tỏ rỏ ra là Thế giới đang ngày càng đi vào quẻ Thiên Phong Cấu  nấc thang đầu của Đại loạn ,Đại chiến .   và tình trạng nước Mỹ cũng như  loài người đi vào quẽ Cấu lại là như đang  trong sương mù của quẻ  Sơn thủy Mông cùng với âm thanh của đỉnh gió hú Sơn Phong cổ  từ Núi Băng tuyết Siberia  cùng dãy Núi Tần lĩnh ,Thái sơn ở Trung Nguyên  .    

 

Nhân đây lược lại  chuyện   long hổ quyết đấu  và Thiên hạ khởi loạn từ 2019 Kỷ Hợi  trong can Giáp Ngọ khởi  từ  2014  đến 2024 ( giáp thìn ) gọi là khởi  Loạn  , Từ 2024 ( Giáp thìn  đến 2034 Giáp Dần ) là Chánh Trung Loạn  , rồi từ 2034 đến 2044 ( Giáp Tý ) Hạ Loạn )  Liên quan đến Thiên tượng ,Địa Tượng từ bên ngoài Trái đất tác động với các dịch chuyễn đến từ trường cùng các trường khác từ trong lõi trái đất .  Dầu muốn hay không Thế giới đang trãi qua một  Địa Ngươn 60 năm đầu kỷ 21 ( 2004 Giáp Thân – 2064  Giáp thân )  trong vận 13 . Loài người cũng đang  trãi qua 25 năm đầu của thế kỷ 21 và đang sắp  bước qua 25 năm thứ hai của thế kỷ này ,

 

  Bây giờ là quẻ  Sơn thủy mông .Mọi sự trên trái đất trong năm 2023  và 2024  đang diễn ra là mông lung .Chưa xác định . là bất khả tư nghì ,bất năng kiến ,bất năng tri ,bất năng giải … Nỗi lên là chuyện Bất động sản Việt Nam đến chuyện thất nghiệp ,lạm phát ,và các chuyện trong Thăng long thành .. tất cả dường như rắc rối .

 

 Bây giờ là Sơn Phong Cổ . Núi cao của bảo thủ   quá khứ của truyền thống vẫn  như hình ảnh  Putin và Zelinsky    của Nước Nga và Ukraine vẫn nỗi lên trong bão bom đạn thời cách mạng 5 G . Putin đại diện cho Đế chế Nga ,Tập đại diện cho đế chế Hán  đối đầu với Biden ,

 

Rishi Sunak (/ˈrɪʃiː ˈsuːnæk/; sinh ngày 12 tháng 5 năm 1980)  người Anh gốc Ấn Độ và là đương kim Thủ tướng Vương quốc Anh, ,v.v ,,...đại diện cho Mỹ và truyền thống Phương Tây kinh tế tự do ,

 

 Cơn bão thay đỗi cực mạnh thổi ngày đêm vào vách núi như muốn phá tan cái quá khứ cổ điển ,bảo thủ nhưng lại là hàm chứa một phần ít nhiều những giá trị truyền thống vững  chắc quý giá  như tảng đá của thánh Phê rô mà Chúa Jesus đã phán dạy :  " .. Vậy Thầy bảo con biết: Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được". .

 

Ngày càng rỏ ra xu hướng  nào là  đang đưa nhân loại đến địa ngục và xu hướng  nào là  đang giử cho nhân loại sự an lành .

 

  Củ và mới . Câu chuyện muôn đời .

 

30 năm trước ,Liên Xô tan rã trong quẻ Sơn Phong Cổ . Mi-kha-in Goóc-ba-chốp đã hốt hoãng trong cơn bão  thay đổi của vận thế để tự hủy chính quyến lực của mình và của Tổ chức đưa mình lên ngôi vị đứng đầu Liên Xô . Nay  sau 30 năm ,Trong cái xã hội của Siêu cường bên thắng cuộc đang ngày càng xuất hiện các mầm mống hoại ..  như Biden   U90nắm Tổng thống thời  loạn với một tình trạng dân chủ có phần vô chính phủ  . Loạn là biểu hiện bên ngoài của Sơn Phong Cổ vậy ,

 

 

 

                             ________

 

         SƠN            ___    ___

 

                             ___    ___          

 

                             ________

 

         PHONG      ________

 

                             ___    ___

 

                                 CỔ

 

 

 

 

 

 

 

 

Liệu Tổng thống Vladimir Putin có ấn nút tấn công hạt nhân? Những người theo dõi Điện Kremlin đang cố gắng tìm hiểu xem liệu những lời đe dọa hạt nhân của nhà lãnh đạo Nga có phải chỉ là những trò đùa hay không, hiện không có câu hỏi nào khác cấp bách và khó giải đáp hơn.

Hiện tại, các nhà phân tích đang thận trọng cho rằng nguy cơ Putin sử dụng kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới dường như vẫn còn thấp. Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) cho biết họ chưa nhận thấy dấu hiệu về một cuộc tấn công hạt nhân sắp xảy ra của Nga.

Tuy nhiên, lời tuyên bố của Putin là sẽ sử dụng "tất cả các phương tiện trong khả năng của chúng tôi" để bảo vệ nước Nga đang được thận trọng xem xét. Và tuyên bố của ông hôm 30/9 rằng Mỹ đã "tạo ra một tiền lệ" bằng cách thả bom nguyên tử trong Chiến tranh Thế giới thứ hai càng củng cố những đồn đoán về nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

Nhà Trắng đã cảnh báo về "hậu quả thảm khốc đối với Nga" nếu Putin sử dụng hạt nhân”. Nhưng liệu điều đó kiềm chế được Putin hay không thì chưa ai dám chắc. Những người theo dõi Điện Kremlin lo lắng thừa nhận rằng họ không thể chắc chắn những gì ông chủ Điện Kremlin đang toan tính hoặc thậm chí là liệu ông có phải là người sáng suốt và nắm chắc các thông tin hay không. Cựu điệp viên KGB này đã thể hiện sở thích mạo hiểm và thích áp dụng chính sách bên miệng hố chiến tranh. Thật khó, ngay cả với các cơ quan tình báo phương Tây sở hữu các vệ tinh do thám, để biết liệu Putin có đang nói dối hay thực sự có ý định phá vỡ điều cấm kỵ về hạt nhân.

Giám đốc CIA William Burns nói với CBS News: “Chúng tôi hiện không thấy bất kỳ bằng chứng thực tế nào trong cộng đồng tình báo Mỹ cho thấy Putin đang tiến gần hơn đến việc sẽ thực sự sử dụng vũ khí hạt nhân, rằng có một mối đe dọa sắp xảy ra về việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Những gì chúng tôi phải làm là nghiêm túc theo dõi các dấu hiệu chuẩn bị thực sự từ phía Nga”.

Những người theo dõi Điện Kremlin đang vò đầu bứt tai một phần vì họ không biết các lực lượng hạt nhân sẽ làm thế nào để có thể giúp đảo ngược những tổn thất quân sự của Nga ở Ukraine.

Quân đội Ukraine không sử dụng lực lượng xe tăng lớn để giành lại lãnh thổ, và các cuộc xung đột đôi khi diễn ra ở những nơi nhỏ như các làng mạc. Vậy các lực lượng hạt nhân của Nga có thể hướng tới điều gì với hiệu quả chiến thắng của vũ khí hạt nhân? Andrey Baklitskiy, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Giải trừ vũ khí của Liên hợp quốc, nhận xét: “Vũ khí hạt nhân không phải là cây đũa thần. Chúng không phải là thứ mà bạn chỉ cần sử dụng là có thể giải quyết mọi vấn đề của bạn”.

Các nhà phân tích hy vọng những nguyên tắc cấm kỵ về vũ khí hạt nhân là một yếu tố kiềm chế nguy cơ hạt nhân. Quy mô khủng khiếp của sự thống khổ con người phải chịu đựng ở Hiroshima và Nagasaki sau khi Mỹ phá hủy các thành phố của Nhật Bản bằng bom nguyên tử vào ngày 6/8 và ngày 9/8/1945 là một lập luận mạnh mẽ phản đối việc tái sử dụng những loại vũ khí như vậy. Các vụ tấn công nói trên đã cướp đi sinh mạng của 210.000 người.

Kể từ đó, không có quốc gia nào sử dụng vũ khí hạt nhân. Các nhà phân tích dự đoán rằng ngay cả Putin cũng khó có thể trở thành nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên làm điều này kể từ sau khi Tổng thống Mỹ Harry Truman khai hỏa hạt nhân.

Dara Massicot, nhà nghiên cứu chính sách cấp cao tại RAND Corp và từng là nhà phân tích về năng lực quân sự của Nga tại Bộ Quốc phòng Mỹ, nhận định: “Vượt qua ngưỡng đó vẫn là điều cấm kỵ ở Nga. Một trong những quyết định lớn nhất trong lịch sử Trái Đất. Phản ứng dữ dội có thể biến Putin thành một kẻ bị toàn thế giới cô lập”.

Cùng chung nhận định, Sidharth Kaushal, nhà nghiên cứu chuyên về quốc phòng và an ninh thuộc Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh ở London, phân tích: “Việc phá vỡ điều cấm kỵ về hạt nhân, ở mức tối thiểu, sẽ áp đặt một sự cô lập hoàn toàn về ngoại giao và kinh tế đối với Nga”.

Theo các nhà phân tích, vũ khí hạt nhân tầm xa mà Nga có thể sử dụng trong cuộc xung đột trực tiếp với Mỹ đã sẵn sàng chiến đấu, nhưng kho dự trữ đầu đạn có tầm bắn ngắn hơn - cái được gọi là vũ khí chiến thuật mà Putin có thể muốn sử dụng ở Ukraine - thì không.

Pavel Podvig, nhà nghiên cứu cấp cao khác chuyên nghiên cứu về vũ khí hạt nhân tại cơ quan nghiên cứu về giải trừ vũ khí của Liên hợp quốc ở Geneva, cho rằng “tất cả những vũ khí đó đang được cất giữ trong kho”. Ông nói: “Bạn cần phải đưa chúng ra khỏi boong-ke, chất chúng lên xe tải, và sau đó kết hợp chúng với tên lửa hoặc các hệ thống phóng khác”.

Nga chưa công bố toàn bộ kho vũ khí hạt nhân chiến thuật và các năng lực của chúng. Putin có thể ra lệnh bí mật chuẩn bị một lượng vũ khí nhỏ hơn và sẵn sàng tung ra sử dụng một cách bất ngờ.

Nhưng việc công khai đưa vũ khí ra khỏi kho cũng là một chiến thuật mà Putin có thể sử dụng để gây áp lực mà không cần thực sự sử dụng chúng. Ông dự đoán các vệ tinh của Mỹ sẽ phát hiện ra hành động này. Các nhà phân tích cũng dự đoán sẽ có những leo thang khác trước tiên, bao gồm các cuộc tấn công gia tăng của Nga ở Ukraine bằng cách sử dụng vũ khí phi hạt nhân.

Nikolai Sokov, người đã tham gia các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí khi khi còn làm việc cho Bộ Ngoại giao Nga và hiện đang làm việc cho Trung tâm Giải trừ Vũ khí và Không phổ biến vũ khí tại Vienna, nhận định: “Tôi không nghĩ sẽ có một sự bất ngờ nào khác”.

Giới phân tích cũng đang đau đầu để xác định các mục tiêu chiến trường xứng đáng với cái giá quá lớn mà Putin sẽ phải trả. Nếu một cuộc tấn công hạt nhân không ngăn cản được những bước tiến của Ukraine, thì liệu ông ta có tấn công lại nhiều lần nữa không? Podvig lưu ý rằng cuộc chiến không có "sự tập trung lớn của quân đội" để Nga nhắm mục tiêu. Việc tấn công vào các thành phố, với hy vọng khiến Ukraine phải đầu hàng, sẽ là một giải pháp thay thế khủng khiếp. Ông nhận định: “Quyết định giết hàng chục và hàng trăm nghìn người thực sự là máu lạnh, là một quyết định khó khăn”.

Putin có thể hy vọng rằng những lời đe dọa sẽ làm chậm nguồn cung cấp vũ khí của phương Tây cho Ukraine và giúp câu giờ để huấn luyện thêm 300.000 quân dự bị mà ông đã ra lệnh động viên, theo đó đang kich động làn sóng biểu tình và một cuộc di cư của những người đàn ông trong độ tuổi nhập ngũ.

Nhưng nếu Ukraine tiếp tục đẩy lùi cuộc xâm lược và Putin thấy mình không thể duy trì những gì ông đã lấy được, các nhà phân tích lo ngại nguy cơ ngày càng tăng khi ông quyết định rằng các lựa chọn phi hạt nhân hóa của mình sắp hết.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness