TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Lý Quang Diệu bàn về sự trỗi dậy của Trung Quốc so với Mỹ thì Trung Quốc sau khi trỗi dậy chưa chắc là một bá quyền hiền lành.

Lời bình  ngày 29/7/2020 nhằm ngày 9/6  quý Dậu ,Tháng Quý Mão năm  Canh tý Tiết  Đại thử . đầu mùa hạ .

 Cuối tháng 7 này Sự kiện lớn nhất là Đại dịch Covid 19 vẩn không giảm mà tăng nặng toàn cầu , Phía Bắc Trung Hoa và cùng đồng bằng quanh sông Hoàng Hà ,Dương Tử ,Trường Giang  mưa dài ngày không dứt kéo dài hơn 60 ngày  xuất hiện nguy cơ vở đập Tam Hiệp ,Nước Mỹ thông qua Bộ trưởng Ngoại giao Pompeo chính thức công bố Chiến tranh Lạnh chống Trung Quốc  chấm dứt gần nữa thế kỷ hợp tác mặn nồng  Trung -Mỹ  vì một đại chiến lược của Hoa Kỳ là làm tan rã Liên Xô giành  thắng lợi cuộc chiến tranh lạnh Mỹ - Xô .

 Ông Lý quang Diệu là nhân vật kiệt xuất Châu Á kỷ 20 . Trong 60 năm ,Ông luôn tận dụng ngoại lực là các dịch chuyễn Đông Tây trong chiến tranh lạnh để xây dựng một nước Singapor từ một làng chài nhỏ bé thành một quốc gia có năng lực thật sự về kinh tế ,xã hội  và vị trí quốc phòng  ,ngoại giao .

 Nước Việt Nam ,qua 60 năm kỷ 20 và  20 năm đầu kỷ 21 đã thoát ra khỏi biễn lữa CHIẾN TRANH  thuộc loại lớn nhất của thế kỷ .Nay là một nước Hòa Bình ,đang phát triển  .có quốc phòng đủ mạnh ,có ngoại giao thân thiện  có kinh tế triển vọng. Nên chăng ,suy ngẫm từ cuộc đời ,lời dạy của Ông Lý Quang Diệu để  " thuận Phong quá Hãi " đưa gia đình mình ,xứ sở mình đứng chân vào một thế giới phát triển văn minh trước 2030 .

Trí huệ ẩn sĩ . Mùa Hè 2020 

 

Ông Lý Quang Diệu cho rằng, so với Mỹ thì Trung Quốc sau khi trỗi dậy chưa chắc là một bá quyền hiền lành.

Trả lời câu hỏi nếu Trung Quốc trỗi dậy, tình hình thế giới do Trung Quốc đóng vai chủ đạo sẽ ra sao, Bộ trưởng cấp cao Lý Quang Diệu nói: "Cục diện thế giới hiện nay do Mỹ chủ đạo là cục diện tốt nhất đối với Singapore." Ông giải thích: "Họ (Trung Quốc) nói không xưng bá. Nếu anh không chuẩn bị xưng bá thì tại sao anh cứ luôn luôn nói với thế giới rằng anh không muốn trở thành bá quyền?.

Ông Lý cho rằng tuy là một bá quyền nhưng Mỹ là một bá quyền hiền lành; bởi thế ông mong muốn tình hình bố cục chính trị thế giới giữ nguyên hiện trạng.

Đây không phải lần đầu tiên Lý Quang Diệu công khai bày tỏ hy vọng Mỹ giữ địa vị chủ đạo thế giới. Năm 2009 khi đến thăm Mỹ, ông từng diễn thuyết và đề nghị Mỹ phát huy tác dụng lớn hơn trong việc duy trì sự cân bằng tại khu vực (châu Á), nếu không Mỹ sẽ đánh mất địa vị lãnh đạo toàn cầu. Những lời nói ấy của ông sau đó đã gây ra phản ứng gay gắt từ phía dân mạng Trung Quốc, họ cho rằng đây là những lời không thân thiện với Trung Quốc. Thậm chí nhiều dân mạng Trung Quốc oán trách: "Chúng ta coi họ (người Singapore) là người Hoa nhưng ngược lại họ không coi người Trung Quốc là người đàng mình".

 

Tuy ông Lý không cho rằng Trung Quốc sau khi trỗi dậy sẽ là bá quyền thân thiện nhưng ông cũng không cho rằng Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để xâm lược các nước khác, bởi lẽ "Họ là một thị trường khổng lồ, họ chỉ cần chèn ép chúng ta về kinh tế là được".

Ông vạch rõ, khi Trung Quốc lớn mạnh hơn, "Họ (Trung Quốc) sẽ cho rằng chúng ta nên tôn kính họ hơn. Họ nói với từng quốc gia khác rằng chúng tôi không phải là bá quyền, chúng tôi không xưng bá. Nhưng khi chúng ta làm một số việc họ không thích thì họ bèn nói 'Ông làm 1,3 tỷ nhân dân không vui'. Còn khi họ làm chúng ta không vui thì sao? Anh biết đấy, như thế là làm cho hàng triệu người không vui. Cho nên họ muốn anh hiểu vị trí của anh là ở chỗ nào."

Cho dù có e ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc nhưng Lý Quang Diệu cũng không cho rằng Trung Quốc sẽ có chiến tranh với Ấn Độ hoặc Mỹ. Ông nói, các bên đều không có lý do xảy ra xung đột. Huống chi Trung Quốc và Mỹ cũng sẽ không gây chiến tranh vì mục đích để kiểm soát Đông Á, đó là do Trung Quốc sẽ dần dần thắt chặt mối quan hệ kinh tế với các quốc gia Đông Á sao cho các quốc gia đó có thể tiến vào thị trường khổng lồ có 1,3 tỷ dân này. Về thương mại, Mỹ căn bản không thể cạnh tranh với Trung Quốc được.

Nhiều báo đài cũng thích coi Trung Quốc và Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh và họ ví sự phát triển, tiến bộ của hai nước này là "cuộc đua tranh giữa rồng với voi".

Lý Quang Diệu cho rằng thể chế của hai nước Trung Quốc và Ấn Độ hoàn toàn khác nhau, cho nên không thể coi hai nước đó như nhau. Ông nói, trước kia hai nước có GDP tương đương nhau nhưng tốc độ phát triển của Ấn Độ hiện nay kém Trung Quốc, vì thế ông nói thẳng phương Tây quá ư khuếch đại khả năng của Ấn Độ.

Lý Quang Diệu so sánh cung cách làm việc của người Trung Quốc với người Ấn Độ. Ông nói người Trung Quốc thuộc loại người làm việc thật sự, "nói làm là làm, nếu thành công thì anh sẽ được thăng chức; nếu làm không được thì anh đứng sang một bên".

Nói về người Ấn Độ, ông cho rằng họ tương đối ưa suy nghĩ, cũng ưa tranh cãi, lại còn hay chơi trò chính trị, vì vậy nhiều chính sách tranh cãi mãi vẫn không thực hiện được.

Cho dù tốc độ phát triển không bằng Trung Quốc, nhưng Lý Quang Diệu lại cảm thấy Ấn Độ luôn luôn là một nước lớn, vì thế ông hy vọng Ấn Độ có thể trở thành một sức mạnh cân bằng tại Đông Á.

 

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness