Trung Quốc hoặc các Ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đảo ngược chính sách tiền tệ, thâm hụt thương mại lớn với Mỹ... là những thách thức không nhỏ với kinh tế Việt Nam trong năm 2020, theo phân tích của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS).
Trung Quốc hoặc các NHTW lớn khác trên thế giới đảo ngược chính sách tiền tệ hiện tại có thể dẫn đến dòng vốn đầu tư vào Việt Nam biến động mạnh.
VCBS cho biết Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) ngày 5/11 đã cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn (MLF) lần đầu tiên từ năm 2016, trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách đang nỗ lực vực dậy nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại do lượng cầu trong và ngoài nước đều giảm.
Đồng thời về phía Trung Quốc, các biện pháp thích nghi với căng thẳng thương mại kéo dài cũng đa dạng hơn. Cụ thể, nước này loại bỏ mọi hạn chế đối với sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực môi giới, bảo hiểm nhân thọ vào năm 2020; cắt giảm hạn chế đối với ngành viễn thông và GTVT.
Về phía Mỹ, FED đã tiến hành hạ lãi suất ba lần trong năm 2019 nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong nước trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy tốc.
Đối với Việt Nam, với các diễn biến ở thời điểm này, VCBS kỳ vọng Việt Nam có thể tiếp tục được hưởng lợi từ dòng vốn chuyển dịch từ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Nguy cơ chịu các biện pháp trừng phạt của Mỹ?
VCBS cho biết Việt Nam hiện là quốc gia nằm trong top những nước Mỹ có thâm hụt thương mại lớn và liên tục có xu hướng tăng. Việt Nam cũng có nguy cơ trở thành nơi để Trung Quốc né các biện pháp thuế quan.
Tuy nhiên, VCBS cho rằng Việt Nam chưa hội tụ động cơ để Mỹ có thể tiến hành các biện pháp trừng phạt.
Nguyên nhân, các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hàm lượng công nghệ không cao, ngoại trừ linh kiện, điện thoại di động từ Samsung, thì chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng như hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ. Tỷ trọng thương mại Việt Nam trong tổng thể hoạt động thương mại của Mỹ rất nhỏ.
Cuối cùng, cũng là yếu tố quan trọng nhất, các vấn đề thương mại được Mỹ khơi mào có cả những động cơ chính trị thay vì thương mại mại đơn thuần.
Dù vậy, Việt Nam sẽ chịu nhiều ảnh hưởng trong trường hợp Mỹ gia tăng sức ép lên nền kinh tế Việt Nam trong nếu Mỹ thông qua một số động thái như: mở rộng danh mục hàng hóa Việt Nam bị điều tra về bán phá giá (thực chất là hàng hóa Trung Quốc thông qua Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ); tiến hành điều tra Việt Nam về thao túng tiền tệ.
Tuy nhiên, phía VCBS không đánh giá cao khả năng Mỹ có biện pháp trừng phạt Việt Nam.
Giá dầu thô duy trì ở ngưỡng cao trong thời gian dài có thể kéo theo sự leo thang về giá cả của hàng loạt các mặt hàng.
Diễn biến giá dầu thế giới trong năm 2019 bất ổn, chủ yếu là do các áp lực địa chính trị và kinh tế như: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; sự chững lại của hoạt động sản xuất công nghiệp các quốc gia trên thế giới.
Trong năm 2020 nếu giá dầu thô duy trì ở ngưỡng cao trong thời gian dài kéo theo sự leo thang về giá cả của hàng loạt các mặt hàng khác, từ đó gây áp lực tăng lên lạm phát.
Tuy nhiên, tổ chứ IEA cảnh báo về tình trạng dư cung dầu tiếp tục diễn ra trong năm 2020, dự báo giá dầu Brent sẽ tiếp tục giảm xuống mức giá trung bình năm 2020 là $60/thùng so với mức giá trung bình của năm 2019 là $64/thùng.
Các thông tin liên quan đến hoạt động xếp loại tín nhiệm và nâng hạng thị trường của Việt Nam
Đầu tháng 10, Moody's Investors Service thông báo đưa Việt Nam vào danh sách để xem xét hạ xếp hạng trái phiếu bằng nội tệ, trái phiếu bằng ngoại tệ và nợ không đảm bảo được ưu tiên thanh toán trước của Việt Nam – từ bậc Ba3 tại thời điểm hiện tại.
Sau đó, Moody's đã thông báo về việc giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức Ba3 đối với các khoản phát hành bằng đồng nội tệ, ngoại tệ và các khoản vay cao cấp không
được bảo đảm và chính thức điều chỉnh triển vọng xuống tiêu cực, sau khi đã đưa hồ sơ tín dụng của Việt Nam vào diện theo dõi hạ bậc kể từ ngày 9/10/2019.
Tuy nhiên, theo VCBS, đánh giá rủi ro hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia không cao và chưa đáng lo ngại bởi một số lý do.
Thứ nhất, Bộ Tài chính cho rằng việc Moody’s hạ triển vọng tín nhiệm của Việt Nam chỉ dựa trên sự việc riêng lẻ đối với nghĩa vụ nợ dự phòng mà bỏ qua thành tựu toàn diện Việt Nam đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, Fitch Ratings giữ nguyên đánh giá tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức "BB" đƣa ra từ tháng 5/2019, và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam vẫn ở mức "tích cực".
Thứ ba, Standard & Poor (S&P) cũng giữ kết quả xếp hạng quốc gia dài hạn của Việt Nam ở mức BB.
Đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm như Fitch và S&P đã phần nào giúp giảm bớt lo ngại của một số nhà đầu tư trên thị trường liên quan đến thông tin Moody’s Investors Serivce hạ triển vọng của Việt Nam, theo VCBS.
N.Dương - Theo Trí thức trẻ