TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Năng lượng tái tạo VN: Thừa điện gió và mặt trời, chỉ còn chờ quyết tâm của chính phủ - Bài 2

Các nhà máy điện mặt trời và các tua bin điện gió dọc bờ biển Ninh Thuận hứa hẹn sự bùng nổ năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Nhà máy điện mặt trời Sao Mai ở An Giang. Ảnh chụp tháng 9/2022

Nhà máy điện mặt trời Sao Mai ở An Giang. Ảnh chụp tháng 9/2022

Tiềm năng thì ngút ngàn, nhưng rào cản cũng vô số, khiến Việt Nam dù được đánh giá là dồi dào điện gió và mặt trời nhất khu vực châu Á vẫn chật vật chuyển mình sang năng lượng sạch.

Năm 2021, Tập đoàn Trung Nam (Trungnam Group) gửi thư cho Bộ Công thương Việt Nam đề nghị tiếp tục sử dụng toàn bộ công suất điện mà nhà máy sản xuất để giúp họ trang trải chi phí đầu tư và "tránh phá sản", theo Reuters. Do EVN chỉ mua 50% điện cho tập đoàn này sản xuất.

Tình trạng này không chỉ xảy ra với Trung Nam, mà được cho là với tất cả các nhà máy điện mặt trời và điện gió tại Việt Nam hiện nay.

"Vấn đề lớn ở đây là không có đầu tư đầy đủ, toàn diện để nâng cấp lưới điện quốc gia. Và do đó tại nhiều địa phương, lưới điện quốc gia đơn giản là không thể tải được điện từ các nguồn năng lượng tái tạo mới vốn luôn biến đổi," bà Courtney Weatherby, Phó Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm Stimson trụ sở tại Mỹ, nói với BBC News Tiếng Việt.

"Hệ thống điện lưới quốc gia được thiết kế để tải điện từ các nhà máy điện truyền thống và hiện không có sự linh hoạt để sử dụng tốt nhất nguồn năng lượng tái tạo được sản xuất," bà nói.

Chật vật làm điện tái tạo

Để tìm hiểu chi tiết hơn những khó khăn, thách thức mà các công ty điện gió và mặt trời tại Việt Nam đang đối mặt, BBC News Tiếng Việt đã liên hệ với một số doanh nghiệp tại Ninh Thuận nhưng không nhận được câu trả lời.

Vietnam, energy

Khi chúng tôi gọi tới số điện thoại đăng trên website giới thiệu nhà máy điện mặt trời Sinenergy Ninh Thuận, một người đàn ông nghe máy nhưng cho hay đã nghỉ làm tại đó và nói không còn biết ai ở nhà máy nữa.

Liên hệ với nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn, câu hỏi của chúng tôi được phản hồi là 'hay', 'đúng trọng tâm', sau đó được chuyển cho bộ phận hành chính để 'chuyển cho lãnh đạo'. Nhưng sau đó không thấy hồi âm.

Một số doanh nghiệp khác khi gọi điện thoại đổ chuông nhưng không có người nhấc máy.

Trong khi đó, một bài viết trên Chinadialogue mới đây đăng phần trả lời ngắn của một số người làm việc trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam, cho thấy phần nào khó khăn mà họ đang gặp phải.

Một người tên Tai Em nói: "Hệ thống lưới điện quốc gia đang quá tải."

"Đôi khi, nếu họ sản xuất 100 [megawatt] trong một ngày, họ chỉ có thể bán 50. Phần còn lại sẽ bị vứt bỏ."

"Đó là một sự lãng phí. Họ cần nâng cấp lưới điện quốc gia."

Tại trang trại gió Chính Thắng 50 MW ở miền nam Ninh Thuận, giám đốc nhà máy Phạm Minh Đức cho biết đôi khi họ cắt giảm tới 80% sản lượng.

"Điều đó phụ thuộc vào người điều phối từ EVN. Chúng tôi không có quy trình tính toán… Chúng tôi chỉ làm theo quy định."

"Quy định thay đổi đổi mỗi ngày."

Tại trang trại điện gió Adani Phước Minh, giám đốc nhà máy điện Đinh Văn Thắng cho hay nhà máy phải cắt giảm khoảng 20% sản lượng năng lượng mặt trời và 50% năng lượng gió mỗi tháng.

Làm ra thừa điện mà không bán được là nghịch lý của ngành năng lượng tái tạo non trẻ ở Việt Nam hiện nay.

Quyết tâm của chính phủ tới đâu?

Lĩnh vực năng lượng tái tạo của Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi tham nhũng," ông Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên của ISEAS tại Singapore được dẫn lời trên Chinadialogue nhận định.

Đặc phái viên khí hậu Hoa Kỳ John Kerry năm ngoái khi thăm Hà Nội đã phát biểu rằng tỷ lệ sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo đã lắp đặt của Việt Nam quá thấp.

Theo số liệu của Global Energy Monitoring cung cấp cho BBC News Tiếng Việt, cho tới tháng 1/2023, Việt Nam được xếp vào danh sách 20 nước có tiềm năng điện gió và mặt trời lớn nhất, có có khả năng đóng góp lần lượt 2,37% và 1,2% điện gió vào tổng công suất điện gió và mặt trời toàn cầu.

Tuy nhiên tính đến hết năm 2022, điện gió và mặt trời mới chỉ chiếm gần 13% tổng công suất phát điện của Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam dự kiến tăng công suất điện mặt trời và điện gió lên hơn 6 lần vào năm 2030 tăng thêm 30% vào 2050.

Vấn đề là Việt Nam sẽ làm thế nào để đạt được mục tiêu này.

Ông Hiệp nói rằng các nhà đầu tư ban đầu coi cơ chế giá điện tái tạo hào phóng của chính phủ Việt Nam là một cơ hội tốt để kiếm tiền, nên nhạy vào chạy giấy phép gấp rút để đáp ứng thời hạn.

Kết quả là công suất điện tái tạo tăng vọt và bị 'thừa', và giờ đây chính phủ Việt Nam không muốn phát triển các dự án mới nữa.

"Quy hoạch năng lượng tái tạo rất lộn xộn," ông Hiệp nói.

Trên Diễn đàn Năng lượng Tái tạo Việt Nam, ý kiến từ những doanh nghiệp và cá nhân bàn bạc rất sôi nổi về các khó khăn, vướng mắc và cơ hội cho ngành này tại Việt Nam.

Một ý kiến cho rằng với tiềm năng hiện tại, mọi vướng mắc đều có thể giải quyết, vấn đề là quyết tâm của chính phủ tới đâu.

Giải pháp?

Nâng cấp lưới điện quốc gia là ý kiến của ông Shradhey Prasad, Giám đốc Dự án Global Wind Power Tracker của Global Energy Mornitoring khi trao đổi với BBC:

"Với 12 GW năng lượng mặt trời quy mô lớn và 82 GW điện công suất gió đã công bố hoặc đang trong các giai đoạn phát triển khác nhau, Việt Nam nên ưu tiên bổ sung khả năng truyền tải và lưu trữ để phù hợp với cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo sắp tới của mình, đồng thời duy trì sự độc lập về năng lượng và giảm thiểu biến động giá quốc tế của nhiên liệu hóa thạch,"

Trong khi để đối phó với tình trạng quá tải lưới điện và sự thất thường của điện tái tạo, bà Courtney Weatherby từ Trung tâm Stimson nêu giải pháp với BBC:

Vietnam, energy

"Có một số thay đổi mà lưới điện quốc gia có thể thực hiện để tải được nguồn điện tái tạo.

"Ví dụ, tìm cách tăng độ linh hoạt của hệ thống điện lưới quốc gia và có sự phối hợp để giảm lượng điện từ nguồn truyền thống như than hay gas khi có dồi dào điện từ mặt trời, sau đó lại tăng điện từ nguồn truyền thống khi nguồn điện từ mặt trời và gió giảm.

"Theo dõi các thông số hoạt động và thời tiết - và áp dụng các kiến thức này vào kế hoạch truyền tải lưới điện - có thể giúp giải quyết vấn đề."

Về cơ chế chính sách, đã có nhiều ý kiến tư vấn từ các chuyên gia năng lượng về việc Việt Nam cần:

  • Xây dựng một Ủy ban liên bộ, ngành để hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc trong các quy trình cấp phép đầu tư, khảo sát thăm dò và xây dựng dự án.
  • Xây dựng quy hoạch phát triển lưới điện quốc gia và các quy định về giá mua, bán điện, đấu thầu... hợp lý
  • Xây dựng quy hoạch phát triển điện quốc gia và quy hoạch không gian biển
  • Xây dựng các văn bản pháp luật hướng dẫn phát triển điện gió ngoài khơi, điện mặt trời...
  • Có cơ chế cấp phép đơn giản, cơ chế giá mang tính khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư...

Năng lượng tái tạo Việt Nam qua các con số

Theo số liệu mới nhất của Global Energy Mornitoring cung cấp cho BBC News Tiếng Việt, hiện Việt Nam có:

  • 147 nhà máy điện mặt trời đang vận hành. công suất 12300 MW
  • 19 nhà máy điện đang xây dựng
  • 79 trang trại điện gió đang vận hành,, công suất 4.646 MW
  • 39 trang trại điện gió đang xây dựng

Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.200 km, chưa kể quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các tiểu hải đảo. được đánh giá là một lợi thế về nguồn tài nguyên năng lượng.

Theo số liệu đánh giá tiềm năng (về lý thuyết - kỹ thuật) của Ngân hàng Thế giới, công suất điện gió ngoài khơi của Việt Nam khoảng 475 GW. Trong một số nghiên cứu của tổ chức khác, tiềm năng gió ngoài khơi Việt Nam có thể đạt đến hơn 900 GW, tập trung chủ yếu vùng Trung bộ, Nam Trung bộ và một phần duyên hải Bắc bộ.

Mỹ Hằng - Theo BBC

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness