Hôm qua tới giờ, tin tức thế giới tràn ngập những dòng tiêu đề "Trump phản bội đồng minh". Ngoài những tờ báo lớn nhảy vào ăn ké vụ việc hòng kiếm thêm một mớ các cú nhấp chuột để tăng doanh thu quảng cáo, giới bình luận viên gốc Việt trên FB cũng đu theo trend "Trump phản bội đồng minh" hòng hốt thêm một mớ like trên FB.
Like cứ thế mà tăng ào ào. Chắc doanh số của các quán bia hơi lề đường cũng không chịu nằm yên một chỗ đâu. Bia hơi phải nhâm nhi với cái tài khoản FB mở sẵn trước mặt và liên tục refresh để cập nhật con số like thì nhậu mới tới chứ.
Tếu lâm nhất là các bình luận viên chính trường thế giới lại làm biếng, không bao giờ muốn giải thích cho thiên hạ hiểu rõ hơn, Kurd là cái gì? Họ chỉ cần copy cái tiêu đề "Trump phản bội đồng minh" hoặc "Trump bán đứng người Kurd" là đủ kiếm like rồi.
Thậm chí có vị còn múa bút phán và so sánh Kurd với VNCH khi xưa.
1. Khái niệm Đồng Minh.
Đơn giản nhất, nó là một sự liên kết giữa các quốc gia với nhau nhằm hỗ trợ, hoặc là quân sự, hoặc là kinh tế. Đồng minh bằng Hiệp Ước, cũng có thể chỉ bằng Giao Ước. Cũng có thể không cần giấy tờ gì cả, thích và cần thì vuốt ve tình tứ. Không thích nữa thì cởi trần đập nhau tới chừng nào hai bên sui gia không còn nhận ra nhau nữa thì thôi.
* Đồng minh bằng Hiệp Ước (Treaty) thì có NATO là một thí dụ. Hiệp Ước quy định: Thằng nào đánh anh là coi như đã đánh cả tui. Nhưng nó không có nghĩa là quan hệ giữa các quốc gia nằm trong Hiệp Ước lúc nào cũng mặn nồng. Chuyện ông Trump đang hăm dọa đập Thổ Nhĩ Kỳ bằng kinh tế hiện giờ, là một thí dụ. Mặt dù đây là 2 Quốc gia thuộc khối NATO.
* Đồng minh bằng Thỏa Thuận (Pact). Nhật Bản là một thí dụ hiện thời. Cái Thỏa Thuận này rất là phức tạp trên giấy tờ qua các định nghĩa của nó và cả về mặt Hiến Pháp của cả 2 nước. Nội dung của Thỏa Thuận thì nói rằng 2 bên hứa hẹn sẽ cố gắng kềm chế các xung đột võ trang và bất kỳ một sự tấn công vào các vùng lãnh thổ của Nhật Bản sẽ đều được 2 bên coi như là mối nguy hại đến sự an toàn của Mỹ. Nghĩa là, cái Thỏa Thuận này bị nghiêng về một phía. Nhật bị tấn công thì Mỹ sẽ xem như đó là mối nguy cho mình, nhưng nếu Mỹ bị tấn công thì ... chưa chắc!
Sự thật là Hiến Pháp của Nhật lại không cho phép Nhật có các hoạt động quân sự bên ngoài lãnh thổ của Nhật, thành ra trên thực tế thì Nhật chỉ có thể giúp Mỹ nếu Mỹ bị tấn công trên lãnh thổ của Nhật mà thôi. Sướng chưa?
Nhưng cả thế giới đều biết rằng, bên cạnh Canada và Anh thì Nhật là một trong những đồng minh thân cận và gắn bó nhất với Mỹ hiện giờ.
Nhiêu đó đã đủ rắc rối khi nói về khái niệm Đồng minh hay chưa? Nếu chưa thì lại nói tiếp về chuyện sáng là đồng minh rồi tối là kẻ thù nghen.
Hai thí dụ tốt nhất về chuyện "sáng tình tứ, tối chém dứ" là Nhật, Mỹ và Nga. Trong thí dụ này, chúng ta lại có 2 trường hợp khác nhau là Đồng minh trên giấy tờ và Đồng minh chỉ vì ... thích thì nhích.
* Đồng minh không giấy tờ: Mỹ-Nga.
Mỹ và Nga chưa bao giờ có một Thỏa Thuận hay Hiệp Ước bảo vệ lẫn nhau nhưng khi Đệ Nhị Thể Chiến nổ ra thì họ trở thành đồng minh trên mặt trận chống lại phe Trục gồm Đức, Ý và Nhật. Chuyện này ai cũng biết.
Hai năm sau khi Thể Chiến chấm dứt. Khối NATO lại được thành lập, nhằm chuẩn bị uýnh nhau với Nga.
À há, mới hôm qua còn là nhân tình, nhân ngãi. Qua bữa sau thì đã hằm hè đòi luộc nhau. Đồng minh gì mà kỳ vậy? Xin thưa, khi động chạm đến quyền lợi và sự sống còn của hàng trăm triệu con dân của mình thì một nhà lãnh đạo không được quyền nói chuyện đạo đức thường tình. Đơn giản vậy thôi. Anh muốn duy trì hình ảnh "lịch lãm" như Obama thường sắm tuồng, hay anh muốn dân mình ăn đạn hột nhưn? Chọn cái nào thì chọn đại đi.
Đó là một dẫn chứng về Đồng minh không giấy tờ và "sáng tình, tối tính sổ".
* Đồng minh có giấy tờ: Nhật-Mỹ.
Nhật là đồng minh của Mỹ trong Đệ Nhất Thể Chiến chống lại Đức. Nhưng vào năm 1931 và 1937, khi Nhật đánh Tàu thì Mỹ quay sang cấm vận dầu hỏa và sắt thép đối với Nhật, căng thẳng tăng dần cho đến ngày Nhật tấn công Trân Châu Cảng thì 2 nước này trở thành kẻ thù. Lỗi do ai? Do Nhật hay do Mỹ hay tại ... Trung Quốc?
Nhật hết làm tình với Mỹ mà quay sang ôm ấp Đức, xứ mà mới cách đó 2 chục năm còn là kẻ thù đập nhau chí tử.
Ai phản bội ai? Ai người trung thành? Quyền lợi nào là tối thượng? Rõ ràng là mối quan hệ đồng minh giữa các nước vừa nêu còn bị chi phối một cách nặng nề, bởi nhiều yếu tố khác nữa mà chưa chắc là cả 2 bên mong muốn?
Cả 3 quốc gia này đều đã từng "yêu nhau lắm rồi cắn nhau đau". Vậy, họ có phải là những sắc dân đáng khinh hay không? Chỉ biết rằng, hiện tại, cả 3 chàng này đều thuộc dạng cha ông của thiên hạ.
Ai muốn nói chuyện đạo đức thì xin cứ việc. Kẻ hèn này xin đi qua chuyện khác.
Nhưng xin nhớ cho rằng, Đồng minh là một khái niệm để chỉ sự liên kết giữa những QUỐC GIA với nhau. Nhé.
Chứ không có chuyện đồng minh giữa một quốc gia và một ... sắc dân bao giờ, trừ cái khái niệm đồng minh trong phạm trù "đạo đức". Thứ này không được nói tới trên chính trường quốc tế. Nó chỉ hiện hữu trên báo chí mà thôi.
2. Nồi canh hẹ Trung Đông và người Kurd.
"Rối như canh hẹ" là cách nói chưa chắc đã diễn tả hết về tinh hình của khu vực Trung Đông từ mấy thế kỷ nay. Quí bình luận viên chính trị trên FB nào có đủ tài thao lược thì cứ việc múa phím và tui cũng xin chúc cho quí vị sẽ có ngày trở thành một vị mình chủ võ lâm, mang trí óc ra mà ổn định thiên hạ, hén. Cứ từ từ giải quyết từng em một, xong cục xương Do Thái và Palestine rồi thì mình tính tới chuyện của Hồi giáo với 2 hệ phái Sunni và Shiite. Chuyện của người Kurd là chuyện dễ như ăn gỏi, hén.
* Chuyện của người Kurd
Tui bảo đảm là rất nhiều vị đang bài hãi la làng "Trump phản bội người Kurd" qua các status câu like của mình, không hề chịu tìm hiểu về người Kurd. Họ chỉ cần múa phím chống Trump là đủ để ăn tiền.
Đi ngược dòng lịch sử thêm vài ngàn năm thì không nên và cũng không thể nói hết trong khuôn khổ của bài này. Nói đơn giản cho dễ hiểu là quốc gia nào hiện giờ cũng bao gồm nhiều sắc dân và các sắc dân ấy, nhiều khi phân bố rộng ra nhiều quốc gia khác nhau. Người H'mong là một sắc dân của Việt Nam, nhưng người H'mong cũng cùng lúc còn là dân của Trung Quốc, Lào và Thái.
Giả sử như bây giờ, nhân danh đạo đức để thành lập một quốc gia H'mong thì nghĩa là cả 4 nước: Việt, Hoa, Lào, Thái phải chịu cắt mất một phần lãnh thổ của mình để thành lập một đất nước H'mong.
Có quí vị nào sẳn sàng cho một sự việc như vậy hay không? Làm ơn giơ chưn cho tui đếm coi?