TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Nhiều sóng gió đe dọa kinh tế toàn cầu những tháng cuối năm

lời bình : Từ 2015  , Kinh tế Việt Nam đã xuất hiện 1 vài dấu hiệu lạm phát nhưng chưa rỏ . Cứ  hàng năm , các chuyên gia đều cảnh báo lạm phát vào cuối năm hoăc năm sau . Đến 2018 thì rỏ các dấu hiệu lạm phát nhưng chưa trãi ra cả nền kinh tế . Đại dịch Covid 19 quật nền kinh tế xã hội suốt 2 năm 2020 2021 . Con tàu kinh tế 6 tháng 2021 phải đóng sập cửa neo bờ chống bão dịch . 

Nay ,15/11/2021 Bão dịch chưa tan thì bão giá nỗi lên toàn cầu . Không ai hình dung sức tàn phá của cơn bão giá lạm phát cộng hưởng thiểu dụng lao động . 

 Giữ lạm phát ở mức 4% cũng là một thách thức không nhỏ, khi các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2022, như đẩy nhanh đầu tư, nới tăng trưởng tín dụng có thể tác động trễ tới diễn biến CPI trong năm 2022. Tác động trễ của yếu tố tiền tệ đến lạm phát từ năm 2021 sang năm 2022 không lớn do hệ số thâm dụng tín dụng không cao  nhưng cung tiền sẽ tác động đến lạm phát, nếu không chú ý kiểm soát chất lượng tăng trưởng tín dụng năm 2022.

 

Lạm phát năm 2022 cùng với tác động của bão giá từ bên ngoài sẽ chịu áp lực chủ yếu từ việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ công và giá thực phẩm.giá năng lượng . Giá dịch vụ công năm 2022 tiếp tục được điều chỉnh cho nên được dự báo đóng góp vào lạm phát tổng thể , khoảng 2 đến 2,5 điểm %. Việc điều chỉnh giá dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc quỹ Bảo hiểm y tế tại 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, việc điều chỉnh mức lương cơ sở trong tính toán giá dịch vụ y tế cũng sẽ tác động vào CPI.

 

Bên cạnh đó, giá nhóm dịch vụ giáo dục sẽ tiếp tục tăng 8% đến 10% trong năm 2022, . Giá điện tăng  dự kiến sẽ tác động trực tiếp làm tăng CPI năm 2022 khoảng 0,1% và sẽ tác động gián tiếp tới giá thành các mặt hàng khác sử dụng điện là chi phí đầu vào. Dự báo giá dầu thô thế giới bình quân năm 2022 sẽ trong khoảng từ 75 đến 105 USD/thùng, giá xăng dầu thành phẩm sẽ ở mức từ 100 đến 120 USD/thùng, tăng từ 5% đến 10% so với bình quân năm 2021 sẽ khiến giá xăng dầu trong nước biến động.

 

Giá các dịch vụ chuyển từ phí sang giá theo Luật Phí và lệ phí sẽ tác động nhất định lên mặt bằng giá. Giá lương thực dự kiến tăng do nguồn cung gạo thế giới dự báo giảm. Giá thịt lợn dự kiến tăng trở lại sau khi đã giảm sâu trong năm qua. 

 

Bên cạnh những thách thức đó, có những yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá trong năm nay. Dựa trên sự ổn định của kinh tế vĩ mô, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu ngày càng tăng, cùng giá nhóm dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục ổn định hoặc giảm do sự hội nhập quốc tế sâu rộng, Giá thuốc dự báo giảm do triển khai công tác đấu thầu tập trung thuốc quốc gia cùng việc siết chặt quản lý thuốc bán trong nhà thuốc bệnh viện, tăng cường rà soát giá thuốc kê khai của cơ quan chức năng, riêng các mặt hàng thuốc biệt dược gốc hết hạn bản quyền dự kiến giảm sâu, thấp nhất từ 10 đến 15%. Bên cạnh đó, tỷ giá và lãi suất tiếp tục được điều hành ổn định, giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp.

 

Giải pháp điều hành

 

Dựa vào những nhân tố nêu trên, lạm phát năm 2022 dự báo sẽ tăng   khoảng 4%. Ðể đạt được mục tiêu này, công tác điều hành giá phải bám sát và hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng, tránh tạo ra lạm phát kỳ vọng hay tạo ra "độ trễ" của lạm phát trong những năm sau. Ðịnh hướng điều hành lạm phát là bám sát quy luật cung cầu của thị trường, không áp đặt thủ tục hành chính. Kiểm soát chặt chẽ phương án giá và mức giá đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; giám sát chặt chẽ kê khai giá của doanh nghiệp đối với mặt hàng bình ổn, mặt hàng kê khai giá… Tất cả những mặt hàng, dịch vụ mà Nhà nước định giá thì trong năm 2022 cần điều chỉnh cho phù hợp, theo từng thời điểm, tránh hiện tượng tăng giá ồ ạt, dẫn đến phản ứng dây chuyền. Theo dõi sát sao thị trường, không để xảy ra biến động.

 

Ðối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Công thương và Bộ Tài chính theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu phù hợp để hạn chế mức tăng giá mặt hàng này ảnh hưởng đến CPI chung. Về giá điện, Bộ Công thương nếu tăng giá điện phải chủ động đưa ra các phương án để tính toán các mức độ ảnh hưởng chỉ số CPI, chỉ số giá sản xuất và tăng trưởng GDP.

 

Về chính sách tiền tệ, cần được điều hành linh hoạt, bám sát các diễn biến thị trường tài chính tiền tệ trong nước và quốc tế để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tài chính vẫn là ưu tiên lớn nhất trong điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát. Ðồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ duy trì mặt bằng lãi suất hợp lý, phù hợp diễn biến kinh tế vĩ mô và từng bước phấn đấu giảm hơn nữa lãi suất khi có điều kiện thích hợp. Không bơm tiền ra thị trường ồ ạt dẫn đến tình trạng không hấp thụ được, nếu phát triển kinh tế dựa trên tăng trưởng tín dụng sẽ rất rủi ro về nợ xấu.Chính sách tài khóa cũng vô cùng quan trọng, tác động tới kiểm soát lạm phát. Với chính sách tài khóa chặt chẽ được thực thi một cách có hiệu quả cũng như kiểm soát việc chi tiêu của nguồn ngân sách một cách hợp lý  mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2022 ở mức khoảng 4% là có thể 

 

 Ô sào ẩn cư ,11 tháng 10 âm lịch giữa Lập đông , chuẫn bị vào tiểu tuyết .

 

 

Nền kinh tế toàn cầu đang bước vào quý cuối cùng của năm 2021 với nhiều sóng gió đe dọa làm chậm sự phục hồi sau đại dịch Covid-19, trong đó phải kể đến giá cả leo thang, chuỗi cung ứng đứt gãy, thiếu hụt lao động...

Sự lây lan của biến thể Delta phá vỡ các kế hoạch đưa cuộc sống trở lại bình thường khi nhiều trường học và công xưởng vẫn đang phải đóng cửa. Tại hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong khi các nhà lập pháp Mỹ còn đang tranh cãi về mức trần nợ công và kế hoạch chi tiêu thì Trung Quốc đang phải gánh chịu cuộc khủng hoảng năng lượng và giải quyết "bom nợ" Evergrande.

Nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn cuối năm 2021 với nhiều

Nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn cuối năm 2021 với nhiều "sóng gió". (Ảnh minh họa: eiu.com)

Giá cả leo thang

Nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng, trong đó có chi phí nhiên liệu và thực phẩm leo thang, tình trạng tắc nghẽn ở các cảng, gián đoạn chuỗi cung, tình trạng thiếu lao động xảy ra ở nhiều lĩnh vực...

Dù dư địa tăng trưởng vẫn còn nhưng bối cảnh hiện nay làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng yếu và lạm phát gia tăng, có thể ảnh hưởng lớn tới chính sách của các ngân hàng trung ương khiến họ rút lại các gói kích thích kinh tế.

Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC, ông Frederic Neumann cho rằng, sự phục hồi kinh tế sẽ được tính bằng năm chứ không phải theo quý.

Hiện nay, tình trạng thiếu điện trên diện rộng ở Trung Quốc đang buộc hàng loạt các nhà máy phải hạn chế sản xuất, thậm chí tạm dừng hoạt động. Điều này khiến các nhà kinh tế phải hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Thiếu điện ở Trung Quốc ảnh hưởng lớn đối với tăng trưởng kinh tế nước này. (Ảnh minh họa: Reuters)

Thiếu điện ở Trung Quốc ảnh hưởng lớn đối với tăng trưởng kinh tế nước này. (Ảnh minh họa: Reuters)

Tình hình thiếu điện này cộng với cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande - nhà phát triển bất động sản nặng nợ nhất thế giới - và sự suy thoái rộng hơn trong lĩnh vực nhà đất càng gây áp lực lên sự tăng trưởng vốn đang chậm lại của Trung Quốc.

Cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc cũng có nguy cơ làm giá lương thực thực phẩm trên thế giới leo thang. Điều đó có nghĩa nước này đang phải trải qua một mùa thu hoạch khó khăn từ ngô, đậu nành đến lạc và bông. Trong năm qua, Bắc Kinh đã nhập một lượng nông sản kỷ lục để bù đắp thiếu hụt trong nước, khiến cho giá thực phẩm trên toàn cầu lên mức cao nhất trong nhiều năm.

Chỉ số giá lương thực, thực phẩm của Liên Hợp Quốc đã tăng 33% trong 12 tháng qua. (Ảnh minh họa: Reuters)

Chỉ số giá lương thực, thực phẩm của Liên Hợp Quốc đã tăng 33% trong 12 tháng qua. (Ảnh minh họa: Reuters)

Trong khi đó, giá khí đốt, than, carbon và điện cũng đang ở mức cao kỷ lục. Giá dầu lần đầu tiên đã vượt mốc 80 USD trong 3 năm. Giá khí đốt cũng đắt nhất trong 7 năm.

Ông Patrick Pouyanne - Giám đốc điều hành của TotalEnergies SE - cho biết cuộc khủng hoảng khí đốt đang ảnh hưởng đến châu Âu có thể sẽ kéo dài cả mùa đông năm nay.

Tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn khi các nhà phân tích của Bank of American cho rằng, giá dầu có khả năng cán mốc 100 USD, tạo nguy cơ dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế.

Dòng chảy thương mại tắc nghẽn

Thế giới vẫn còn một nỗi lo khác nữa là thiếu hàng hóa khi tình trạng tắc nghẽn gia tăng tại các cảng huyết mạch của thương mại toàn cầu, từ các cảng ở Thượng Hải tới Los Angeles hay các trạm trung chuyển đường sắt ở Chicago và các nhà kho ở Anh.

Tại Mỹ, hàng trăm nghìn container bị mắc kẹt trên các tàu container hoặc chất thành đống tại các bến chờ để chuyển đi bằng xe tải hoặc đường sắt đến các kho bãi và trung tâm phân phối. Tại đây, chúng lại tiếp tục bị mắc kẹt khi đường sắt và nhà kho cũng quá tải.

Các nhà bán lẻ đang tranh thủ đặt nhiều hàng nhất có thể để đảm bảo các kệ không bị trống rỗng, đặc biệt là khi nhu cầu tăng lên trong mùa mua sắm cuối năm. Trong khi đó, các nhà sản xuất lại gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng các nguyên liệu quan trọng như: chất bán dẫn, hóa chất hay thủy tinh…

Tắc nghẽn tại các cảng làm ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại toàn cầu. (Ảnh minh họa: KT)

Tắc nghẽn tại các cảng làm ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại toàn cầu. (Ảnh minh họa: KT)

Thiếu hụt lao động

Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt lao động ở một số ngành công nghiệp cũng là một vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp. Các nhà tuyển dụng phải vật lộn để lôi kéo người lao động khi đối mặt với tình trạng thiếu nhân công.

Nhiều doanh nghiệp lo thiếu hụt lao động. (Ảnh minh họa: Reuters)

Nhiều doanh nghiệp lo thiếu hụt lao động. (Ảnh minh họa: Reuters)

Thách thức về thiếu hụt lao động đối với doanh nghiệp đang gia tăng khi người dân lo ngại về sức khỏe. Tình trạng thiếu dịch vụ chăm sóc trẻ em và trợ cấp thất nghiệp nâng cao đã khiến hàng triệu người Mỹ không tham gia lực lượng lao động.

Nhưng tình trạng thiếu người sẵn sàng làm việc trong các cửa hàng và nhà kho là đặc biệt nghiêm trọng. Tại nền kinh tế số 1 thế giới, số lượng công việc bán lẻ chưa được lấp đầy đã tăng vọt từ khoảng 750.000 trước khi Covid-19 tấn công lên 1,1 triệu vào tháng 7 vừa qua. Do đó, các nhà tuyển dụng đang phải chạy đua để tăng nhân viên phục vụ kỳ nghỉ lễ và những tháng cuối năm nay - thời điểm quan trọng mà hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn tăng tốc về doanh thu./.

Nguồn:Bloomberg, Financial Times, VOV.VN

 

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness