TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 40
  • Hôm nay: 113
  • Tháng: 12717
  • Tổng truy cập: 5157981
Chi tiết bài viết

Quy hoạch đô thị và sức đề kháng thảm họa

 lỜI BÌNH  THÁNG 8.2021 

  Sau hơn 60 ngày chiến đấu vật vã với ĐẠI DỊCH COVID  đợt 4  từ 1/6/2021  , TPHCM dần dần tự thấy những nhược điểm căn bản -{mà tất cả các nhà quản trị đã thấy từ lâu ,rất lâu )nhưng chưa giải quyết được bao nhiêu trong 45 năm qua .  Trái lại ngày càng nghiêm trọng ,rất nghiêm trọng . Đứng trước ,Đại dịch đã bộc lộ rỏ . Chính là Hẽm chật chội ,chen chúc . Tuy là chuyện cấu trục đô thị nhưng nó phản ánh rất nhiều thứ trong mâu thuẫn xã hội ,kinh tế ,chính trị v.v . Thời Ông Tư Sang làm Bí thư ,Chủ tịch , có Ông Vỏ Văn Kiệt làm Thủ tướng  với tất cả nhiệt tình  của trái tím  đến mức anh  6 Dân có lúc tâm sự : "Mình chết cũng phải để cho TP này cái gì chứ ,Mình Nợ TP này nhiều ,nhiều rồi " Tâm thức đó  cùng với quyết tâm của TW ,BCT thời 1990 -2000 đã tạo nên  đại công trình Kênh nhiêu Lộc  , Biến giòng kinh đen từ 1945 đến 2000 trờ thành một giòng nước khá sạch trong ,ít  ô uế đến mức tởm  . Cùng với đó là bao nhiêu nhà ven kênh  được giải tỏa ,xây dựng   dọc Đường Hoàng Sa Trường Sa .

 TP qua Đại dịch đã xác định nơi nào chen chúc chật chội là dễ thành ô dịch . Khu đô thị mới hình thành của Huyên Bình Chánh ( 11000  ca F0) , đÔ THỊ chen chúc  hẽm ngoằn ngoèo  Bình Tân ( hơn 10.000 FO) ,  Hẽm chợ Vườn Chuối Q3  Phường 4 ( hơn 1000 F0 Chỉ 3 con đường nhỏ) Trong khi Phường Vỏ thị Sáu Q3 ( gộp 3 phường 6,7,8  diện tích gấp 7 lần Phường 4 chỉ có 50 Ca FO). Hẽm hóc chật chội là vậy . 

Thôi để thế hệ này giải quyết . 

Ô sào ẩn cư  10/8/2021 

Dù được coi là đô thị hiện đại bậc nhất cả nước, tuy nhiên tại nhiều khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh cho đến nay vẫn tồn tại tình trạng nhà mặt tiền, nhà hẻm, nhà siêu mỏng, khu ổ chuột,…cùng chung sống. 

 

Ngay tại khu vực giáp ranh giữa Q.1 và Q.4 từ nhiều năm qua vẫn tồn tại bộ mặt nhếch nhác về mỹ quan ở hai bên đầu cầu Ông Lãnh kết nối hai quận này. Chợ tự phát cũng hình thành tại đây gây ra tình trạng mất an ninh trật tự và vệ sinh môi trường, dù các cơ quan chức năng Q.1 và Q.4 thường xuyên tổ chức ra quân nhắc nhở, xử phạt. Ngay tại khu vực Q.6 - vốn được coi là khu vực đô thị lâu năm, thời gian gần đây cũng xuất hiện các nhà siêu mỏng hoặc nhà chờ lún sụt do quá trình thi công các dự án lân cận. 

 

Các khảo sát thời gian gần đây cũng cho thấy vấn đề nhà hẻm, đặc biệt là nhà ở khu vực gần bờ sông, kênh rạch ngày càng ô nhiễm khá nghiêm trọng. Nguy cơ hỏa hoạn rất lớn vì xe cứu hỏa không thể vào được phần lớn các hẻm nhỏ. Tình trạng nêu trên cũng tái diễn tại các khu vực kênh Tàu Hũ, Bến Nghé, khu vực Q.8 và Q.Bình Tân, đến mức Sở Xây dựng TP HCM phối hợp với các đơn vị có liên quan có kế hoạch di dời 17.000 căn nhà “ổ chuột” nằm trên và ven các hành lang kênh rạch trên địa bàn.

 

Hiện nay trên địa bàn TP HCM tồn tại 67 tuyến kênh rạch chưa có số liệu khảo sát và chưa cắm mốc hành lang an toàn. Việc thay đổi ranh giới giải tỏa hành lang kênh rạch cộng với các quận có nhiều nhánh kênh rạch cần chỉnh trang nên số lượng nhà lụp xụp cũng tăng lên trong 5 năm trở lại đây.

 

Theo TS Huỳnh Thế Du, Giám đốc Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright, nếu như không có sự cải thiện đáng kể về tình hình chất lượng nhà ở, khi mức thu nhập tăng và thay đổi phong cách sống, những gia đình giàu sẽ có có xu hướng rời khỏi các khu vực này để đến các khu vực đô thị mới được thiết kế tốt hơn. Trong khi đó, người nghèo vẫn sống trong các con hẻm nhỏ và đây có thể trở thành các khu ổ chuột và ổ tội phạm.

 

TS Du cho rằng, thực tế chính quyền TP HCM đã công nhận những vấn đề tồn tại của cuộc sống ngõ hẻm. Từ năm 2007, chính quyền thành phố đã quy định chiều rộng tiêu chuẩn của hẻm là 3,5 – 6m, cũng như thiết kế một số cơ chế tài chính nhằm hỗ trợ việc mở rộng hẻm. Tuy nhiên, tiến độ của các dự án rất chậm và trong số hàng ngàn con hẻm dự kiến sẽ được mở rộng thì việc mở rộng nhiều hẻm là không khả thi.

 

“Cư dân trong hẻm liên tục phàn nàn về sự chậm chạp của tiến độ thi công tác động tiêu cực đến cuộc sống mưu sinh của họ, trong khi đó một số hộ không đồng ý với giá bồi thường đất và tài sản để phục vụ công tác mở rộng hẻm”, TS Du nhìn nhận, đồng thời cho rằng đây cũng chính là lý do khiến thành phố rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan vì nếu không nâng cấp hẻm nhỏ thì các hộ gia đình giàu có thể rời khỏi trung tâm thành phố, trong khi đó nâng cấp đáng kể cũng có thể đẩy các hộ nghèo ra khỏi khu dân cư. Hơn nữa, việc mở rộng hẻm ở những khu dân cư lâu đời còn bị chi phối bởi sự khó khăn về tài chính và các vấn đề khác.

 

Nghiên cứu cấu trúc dân cư tại khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh vừa được công bố, cũng đặt ra cảnh báo về mối đe dọa hình thành các khu ổ chuột và sự phân cực trên địa bàn thành phố. 

 

Trong khi cấu trúc nhà ở còn “tạp nham” và khó quy hoạch thì ngay chính công tác quản lý nhà nước về nhà ở cũng gặp nhiều vấn đề tồn tại.

 

TS Phạm Thái Sơn- Phó Chủ nhiệm Đề án phát triển thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020 đã nhìn nhận, thực tế việc quản lý phát triển các dự án nhà ở trên địa bàn thành phố còn chống chéo. Trong đó, rõ nhất là việc quản lý cấp, giao đất dự án cho chủ đầu tư, công tác quản lý các chỉ tiêu quy hoạch và phê duyệt quy hoạch do Sở Quy hoạch Kiến trúc cùng UBND các quận chịu trách nhiệm, trong khi việc quản lý dự án đầu tư và cấp phép xây dựng lại thuộc Sở Xây dựng TP. Đó là chưa kể, việc quản lý giá nhà ở lại giao cho cả hai đơn vị là Sở Tài chính và Sở Kế hoạch – Đầu tư.

 

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh xác định, do yếu tố lịch sử nên thành phố mãi mãi là thành phố của người nhập cư. Trên thực tế là cư dân không có hộ khẩu vẫn thường xuyên cư ngụ trên địa bàn và tạo áp lực lên quá trình phát triển đô thị và giải quyết nhà ở của thành phố. Do đó, Hiệp hội đề xuất chính quyền thành phố tạo điều kiện để các quận trung tâm thực hiện chương trình chỉnh trang, phát triển đô thị bền vững và phát triển nhà ở, đặc biệt là những quận có nhiều nhà ven kênh rạch hay các khu dân cư lụp xụp. 

 

Thế giới đã và đang phải đương đầu với đại dịch Covid-19 trong đó có Việt Nam. Sự bùng phát của đại dịch này cũng như những diễn biến khó lường, phức tạp trong việc kiểm soát dịch bệnh đã làm bộc lộ nhiều bất cập về tư duy quy hoạch và quản lý đô thị, lối sống và cả văn hóa của nhiều tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là ở các đô thị lớn.

Cần hướng tới quy hoạch những mảng xanh, các điều kiện hạ tầng giúp đô thị đề kháng thảm họa.

Siêu đô thị và đô thị nén - những nguy cơ tiềm ẩn

Theo Jane Jacobs, người Mỹ gốc Canada, một nhà hoạt động xã hội, nhà đô thị học, cũng là nhà tư tưởng của thế kỷ 20, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Cái chết và cuộc sống của những thành phố lớn tại Mỹ” (Death and life of Great American Cities), thì đến năm 2030, hai phần ba dân số thế giới sẽ cư trú ở đô thị, và thế giới khi đó sẽ có 41 siêu đô thị có dân số cư trú từ 10 triệu người trở lên. Sự xuất hiện càng nhiều những thành phố lớn tập trung đông dân cư, cũng có nghĩa mật độ tập trung những cư dân ưu tú có trình độ cao, kỹ năng cao - nguồn nhân lực cho sự phát triển sẽ nhiều hơn. Thế nhưng, Jane Jacobs cũng chỉ rõ, siêu đô thị đâu phải là thiên đường, mà thực tế, nó đã và đang phải đối mặt rất nhiều thách thức như sự phân hóa giàu nghèo, sự mất dân chủ trong hưởng thụ tiện ích xã hội, sự đối phó thụ động khi xảy ra những biến cố lớn bởi biến đổi khí hậu và đại dịch bệnh. 

Nếu như năm 2003, dịch SARS tàn phá Hồng Công (Trung Quốc) - trung tâm tài chính kinh tế hàng đầu châu Á, thì đại dịch Covid-19 đã và đang làm tê liệt những thành phố lớn như Vũ Hán (Trung Quốc), Paris (Pháp), London (Anh), Milan (I-ta-li-a)... Ngay cả Singapore, đất nước của nền kinh tế toàn cầu, của môi trường xanh, kiến trúc xanh cũng không tránh khỏi hệ lụy… Hình ảnh những thành phố toàn cầu trên thế giới trong những ngày giãn cách xã hội được lan truyền trên internet đã cho ta sự ngạc nhiên lớn. Đường phố không một bóng người. Không hoạt động cộng đồng. Trong cơn khủng hoảng về xã hội và kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra, các nhà quy hoạch đô thị đã đau xót nhận ra rằng: các trung tâm thương mại hào nhoáng, những khu chung cư cao vài chục tầng hiện đại… và hệ thống metro, nơi lượng người tham gia giao thông công cộng đông đúc trước kia lại chính là những ổ dịch dễ lây lan và nguy hiểm nhất cho cộng đồng?! Trong bối cảnh đó, khái niệm về thành phố mật độ cao hay đô thị nén với hệ thống giao thông công cộng hiện đại mà Hội nghị quốc tế đầu tiên về biến đổi khí hậu năm 1979 tại Geneva (Thụy Sĩ) do Liên hợp quốc tổ chức đã khuyến khích và thúc đẩy phát triển như lời giải cho bài toán phát triển đô thị bền vững của nhân loại trong thế kỷ 21, có cần phải xem xét lại?

Cấu trúc lại mô hình đô thị

Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, hai siêu đô thị có dân số 8-10 triệu người cũng trải qua những ngày căng thẳng phòng, chống dịch. Khu phố cổ Hà Nội và khu vực chung quanh Hồ Gươm bình thường vốn nhộn nhịp và đông đúc là thế, trong những ngày giãn cách xã hội đã hoàn toàn vắng lặng không một bóng khách du lịch. Trên các phương tiện truyền thông thường xuyên đưa hình ảnh người dân sinh hoạt tại nhà để chứng minh rằng dù có đại dịch, dù có phải giãn cách cộng đồng thì con người vẫn sống vui vẻ, yêu đời với những tiện ích mà thời công nghệ số đem lại. Nhưng thực tế đó là sự thích ứng bất đắc dĩ. Thật dễ hiểu khi bà con phố Trúc Bạch đã hân hoan nhảy múa, hát hò, vẫy cờ Tổ quốc sau hai tuần bị cách ly xã hội. Thật dễ hiểu khi các cháu học sinh vô cùng hào hứng, hớn hở, rạng rỡ nụ cười trẻ thơ khi được trở lại trường học sau những ngày dài nghỉ học. Thật dễ hiểu khi hoạt động đường phố rất nhanh trở lại nhộn nhịp với các cửa hàng, cửa hiệu, quán ăn cho dù phải thực hiện nghiêm quy định về khoảng cách. Các công viên, phố đi bộ quanh Hồ Gươm lại đông vui với mọi hoạt động cộng đồng. Thật dễ hiểu, giao thông trong thành phố dẫu lại tắc nghẽn, bụi mịn trong không khí lại quá mức cho phép vài lần nhưng người ta vẫn chấp nhận… Khi trở lại trạng thái bình thường mới, mọi người dân mới nhận thức rõ hơn ý nghĩa của những ngày thường bình dị.

Dịch Covid-19 chưa kết thúc và cũng chưa biết đến khi nào có thể kiểm soát được. Nhưng trước những bất cập đã bộc lộ kể trên, lúc này, các nhà quy hoạch và quản lý đô thị nước ta có rất nhiều vấn đề phải giải quyết. Trước hết, phải xem xét một cách nghiêm túc và trách nhiệm về mô hình phát triển đô thị Việt Nam như thế nào để ít bị tổn thương nhất, ảnh hưởng thấp nhất đến sự phát triển kinh tế khi phải đối phó các loại dịch bệnh tương tự. Đô thị lớn tập trung với mật độ cao như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chạy đua xây dựng nhà cao tầng với khối tích lớn dày đặc trong vùng lõi đô thị đang chật cứng người liệu có đúng không? Các đô thị vệ tinh trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2011 lẽ ra phải là nơi phát triển, thu hút dân cư thì đã gần 10 năm nay bị lãng quên (trừ đô thị Hòa Lạc - Xuân Mai). Các khu đô thị mới xuất hiện ngày càng nhiều với san sát chung cư cao tầng - nơi trú ngụ của hàng chục vạn người, liệu có phải là mô hình đáng sống? 

Hiện nay, ngoài vài thành phố lớn và siêu lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng thì hệ thống đô thị Việt Nam còn hơn 800 đô thị vừa và nhỏ có dân số từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn người. Đó là vốn quý, là tiềm năng cho phát triển bền vững rất cần được quan tâm, chăm sóc. Cuối năm 2019, Bộ Xây dựng đã thông qua Khung thực hiện chương trình phát triển đô thị nhằm tạo hỗ trợ pháp lý để tăng tốc phát triển. Song chưa có một chính sách nào đề cập sức chống chịu đô thị và đối phó thảm họa. Quy hoạch chiến lược đô thị của ta còn chung chung, nên các đô thị đang trong tình trạng không rõ quy mô, mô hình khung, bị các dự án đô thị làm chủ tình hình, chứ không phải quy hoạch. 

Để có thể tăng sức đề kháng cho hệ thống đô thị, các đô thị nhỏ, phi tập trung, mật độ dân cư thấp cần xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, được kết nối với nhau bởi hệ thống giao thông từ bắc đến nam, không chỉ là động lực phát triển kinh tế của địa phương, của vùng, của cả nước, mà còn là nơi đáng sống, là nơi cư trú an toàn cho cư dân và cộng đồng khi xảy ra đại dịch.

ct10_1-1593767002492.jpg

Khu đô thị Linh Đàm là nơi điều chỉnh quy hoạch nhiều lần dẫn đến tình trạng quá tải về dân cư. Ảnh: HẢI NGUYỄN 

GS,TS Nguyễn Quốc Thông, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam:

Covid-19 là cơ hội để con người nhìn lại chính mình và sản phẩm của mình để xem có cần sửa chữa, điều chỉnh gì không. Dịch bệnh khiến con người phải giãn cách và cách ly để an toàn. Đây cũng là thông điệp và xu hướng sắp tới của quy hoạch và kiến trúc. Phải chăng đã đến lúc quy hoạch và kiến trúc cần phải giãn cách và giữ mật độ xây dựng thấp để bảo đảm an toàn và tính linh hoạt, để có thể sống chung với các biến đổi của thiên nhiên, dịch bệnh. Không gian quy hoạch cần đa dạng, linh hoạt, góp phần hỗ trợ con người.

TSKH, KTS Ngô Viết Nam Sơn:

Chúng ta nên tập trung xây dựng các không gian thông thoáng tốt, nhiều cây xanh, như những khu đô thị sinh thái, và những công trình kiến trúc thân thiện môi trường, có đủ không gian xanh mặt nước cần thiết và ánh sáng mặt trời, không những là không gian tốt để sinh sống, mà còn là nơi giúp tăng sức khỏe và sức đề kháng cho con người.

Ngoài ra, có một loại hình khá mới, là cần tính toán quy hoạch “đô thị sức khỏe”. Đó là nơi tập trung trường y, bệnh viện, khu dịch vụ phục hồi sức khỏe, an dưỡng. Đây là nhu cầu có thật trong tương lai mà nếu chuẩn bị tốt, chúng ta cũng sẽ có sự thích ứng mau chóng khi có dịch bệnh tương tự ập đến.

KTS PHẠM THANH TÙNG - Theo Nhân Dân

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness