Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ đưa tàu vào Cảng Cam Ranh lần đầu tiên vào tài khóa 2016 theo một thỏa thuận sắp được ký kết với Việt Nam, báoNikkei đưa tin.
Đây là một bước quan trọng trong nỗ lực của Tokyo để tăng cường hoạt động ở Biển Đông nhằm cùng đồng minh đối phó với các động thái của Trung Quốc tại khu vực.
Cam Ranh là cảng gần quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc tiếp tục gia cố các rạn san hô thành đảo nhân tạo.
Đây là lần đầu tiên Nhật Bản có kế hoạch trong năm tài khóa 2016 điều tàu tới Cảng Cam Ranh cho các hoạt động tiếp nhiên liệu, thực phẩm, và cho các mục đích khác.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, Tướng Nakatani, nhiều khả năng sẽ ký một thỏa thuận về kế hoạch này với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trong một cuộc họp được lên lịch ngày 06/11 tại Hà Nội.
Truyền thông Việt Nam đưa tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Việt Nam ngày 5-6 tháng 11.
Tàu của Lực lược Phòng vệ Nhật Bản (SDF) đã từng cập cảng Sài Gòn, Đà Nẵng và những nơi khác, mặc dù những cảng này xa khu vực có tranh chấp ở Biển Đông hơn.
Việc cho tàu Nhật tiếp nhiên liệu và cung cấp hậu cần tại Cảng Cam Ranh sẽ mở rộng tiềm năng hoạt động của SDF trong khu vực cách Nhật Bản hơn 2.000 km từ đất liền.
Tổng Bí thư Trọng Thăm Nhật vào tháng 9/2015.
Khoảng cách này cùng với thực trạng thiếu cơ hội tiếp nhiên liệu đã và đang tạo ra thách thức về hậu cần cho việc tiến hành do thám và các hoạt động khác.
“Tăng cường sự hiện diện của Nhật Bản tại Cam Ranh sẽ giúp răn đe hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông,” một quan chức chính phủ Nhật được dẫn lời cho biết.
SFD và Hải quân Mỹ sắp tới sẽ tiến hành tập trận chung ở phía bắc đảo Borneo để đảm bảo liên lạc thông suốt, chuyển quân giữa các tàu và các hoạt động quan trọng khác.
Cuộc tập trận này sẽ có sự tham gia của một tàu sân bay Mỹ và một tàu hộ tống Nhật Bản vốn tham gia vào các cuộc tập trận Mỹ-Ấn-Nhật.
Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn thận trọng trước khả năng bị Bắc Kinh cho là Tokyo khiêu khích.
Cho tới nay Tokyo chưa có kế hoạch dùng cảng Cam Ranh cho hoạt động do thám và cảnh báo. Các tàu ghé cảng nhiều khả năng sẽ bị giới hạn trong khuôn khổ tham gia vào các nỗ lực chống cướp biển và đào tạo.
Bài báo nhận định hiện chưa biết Việt Nam, Hoa Kỳ và những nước khác sẽ có thể là gì để ngăn Trung Quốc cơi nới và xây đảo ở Biển Đông.
Ngay cả khi những nỗ lực tuần tra ở vùng biển xung quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc được tiếp tục triển khai thì "người ta chẳng có thể làm gì để ngăn chặn Trung Quốc xây đường băng, lắp đặt thiết bị radar và các cơ sở khác trên chính các đảo nhân tạo này,” một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật cho biết.