TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Thay đổi để thành công

Hà Thân (*)

Kinh tế nước ta thực sự đã tụt hậu chứ không còn là nguy cơ nữa (https://www.thesaigontimes.vn/138727/Viet-Nam-da-thuc-su-tut-hau-do-phat-trien-lac-dieu). Vì vậy doanh nghiệp hãy tự cứu mình.

Kinh tế đất nước tụt hậu có nghĩa là sức cạnh tranh của một bộ phận then chốt trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam không bằng các nước khác, ngay cả các nước trong ASEAN. Thêm nữa các hiệp định kinh tế AEC, FTA, TPP... càng cởi trói thêm cho các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào thị trường 95 triệu dân. Môi trường, công nghệ, phương thức kinh doanh thay đổi đã đưa doanh nghiệp Việt Nam vào thế chẳng còn đường lùi, chẳng còn có thể dựa vào lợi thế sân nhà, lao động giá rẻ nữa. Doanh nhân nước ngoài đến tận nơi thu mua sản vật, thuê mướn đất đai, lao động với giá rẻ, được hưởng nhiều ưu đãi để rồi bán sản phẩm cho người Việt đến tận cây kim, sợi chỉ.

Đứng trước nguy cơ thất bại, cộng đồng doanh nghiệp Việt cần tìm đường tự cứu, chẳng còn con đường nào khác là phải thay đổi để thích ứng.

Trong phạm vi bài viết này xin được đặt ra một vấn đề rất cơ bản trong hành trình thay đổi doanh nghiệp: Đâu là các khu vực doanh nghiệp cần tái cấu trúc để thành công?

Có bao giờ bạn - một chủ doanh nghiệp đặt vấn đề nghiêm túc: “Doanh nghiệp sinh ra để làm gì ngoài mục đích kiếm tiền”. Nếu chỉ để kiếm tiền, điều gì là quan trọng định hình tổng thể doanh nghiệp của bạn trong mắt khách hàng và giữ được tính kiên định về mục tiêu của doanh nghiệp?

Nếu chưa xác định được điểm quan trọng vừa nêu bạn hãy cùng các nhân viên và nhà đầu tư của mình tìm một câu ngắn gọn, súc tích và dễ nhớ gọi là “Nhiệm vụ suốt đời - Mission” của doanh nghiệp mà ta còn gọi là “Sứ mạng”. Ví dụ:

- Nutifood: Mỗi sản phẩm được làm ra nhằm đáp ứng từng nhu cầu dinh dưỡng chuyên biệt của người tiêu dùng.

- Microsoft: Làm cho mọi người và doanh nghiệp trên toàn thế giới hiện thực hóa đầy đủ tiềm năng của họ (to enable people and businesses throughout the world to realize their full potential).

- Wal-Mart: Tiết kiệm tiền cho dân để họ sống tốt hơn (Save people money so they can live better).

Doanh nghiệp cần tuyên bố sản phẩm, dịch vụ (và đội ngũ) của doanh nghiệp sẽ luôn mang lại giá trị nhất quán gì cho xã hội và người sử dụng, đóng góp gì cho cộng đồng? Tuyên bố giá trị cốt lõi này (Core Value) sẽ định hình thái độ của nhân viên, các quyết định và hành động của doanh nghiệp. Do đó còn gọi là “Who we are” values. Ví dụ:

- Vietjet Air: An toàn - Vui vẻ  - Giá rẻ - Đúng giờ.

- Công ty cổ phần Tin học Lạc Việt: Hữu ích (cho khách hàng, nhân viên và xã hội); Chuyên nghiệp (đúng giờ, theo chuẩn mực chất lượng và quy trình liên tục cải tiến); Tiên phong (sản phẩm tạo khác biệt, hoàn hảo và dịch vụ thần tốc).

- Vingroup: Tín - Tâm - Trí - Tốc - Tinh - Nhân

Doanh nghiệp thường giải thích rõ nghĩa bên cạnh mỗi giá trị cốt lõi.

Nhiều doanh nghiệp còn bổ sung cho hai tuyên bố về sứ mạng và giá trị cốt lõi bằng tuyên bố định hướng (Vision) còn gọi là tầm nhìn, nói rằng doanh nghiệp sẽ thực hiện sứ mạng và giá trị cốt lõi bằng cách nào trong thời gian bao lâu hoặc doanh nghiệp trong tương lai sẽ như thế nào. Ví dụ:

- Google: Cho truy cập thông tin toàn cầu với một cú nhấp chuột (to provide access to the world’s information in one click).

- Amazon: Chúng tôi định hướng là doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm bậc nhất trên trái đất; kiến tạo một nơi con người có thể đến tìm và khám phá bất kỳ điều gì họ muốn mua trực tuyến (Our vision is to be earth’s most customer centric company; to build a place where people can come to find and discover anything they might want to buy online).

Để vạch ra sứ mạng, giá trị cốt lõi và định hướng, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thường động viên nhân viên, nhà sáng lập, nhà đầu tư cùng đóng góp ý kiến hoặc có thể làm cuộc thi tìm tuyên bố hay nhất (hoặc tìm hiểu) trong toàn nhân viên. Đây là dịp giúp toàn bộ đội ngũ doanh nghiệp đồng lòng nhất trí, bừng bừng khí thế cùng nhìn về một hướng.

Từ đây doanh nghiệp đã vạch ra được những nét chính về mục tiêu và con đường phía trước. Việc tiếp theo là thực hiện những công việc cụ thể - những việc cần làm, cần xem xét cải tiến thường xuyên để thực hiện sứ mạng, cung cấp giá trị cốt lõi cho khách hàng, nhân viên và xã hội theo định hướng (tầm nhìn) đã đề ra và được toàn thể nhân viên thấu hiểu, xã hội ủng hộ.

Nhà kinh tế học Leavitt đưa ra bốn yếu tố nội tại để một doanh nghiệp làm được việc đó thành công, bao gồm nhân lực, tổ chức, công nghệ, quy trình. Bốn yếu tố này tác động lẫn nhau và có hiệu ứng tổng hợp và dây chuyền. Một yếu tố mạnh (hoặc suy yếu) sẽ thúc đẩy (hoặc kéo lùi) các yếu tố khác. Vì vậy cần thường xuyên cải tiến đồng bộ bốn yếu tố này và đây là những yếu tố nội bộ, do doanh nghiệp chủ động hoạch định, liên tục cải tiến nhờ liên tục khảo sát các chỉ số đo hiện trạng đối sánh với các chỉ tiêu (mục đích) đề ra. Nếu xây dựng thành công bốn cột trụ này và nắm được nghệ thuật tác động nhân quả qua lại thì ta có được mặt kim cương Leavitt.

Hai giáo sư kinh tế Kaplan và Norton, cha đẻ của Bảng chỉ tiêu cân đối (BSC) đã chia các nguồn lực của doanh nghiệp thành bốn vùng chiến lược (perspective):

1. Học tập và tăng trưởng bao gồm ba khu vực: nhân lực, tổ chức, công nghệ.

2. Quy trình.

3. Khách hàng (bao gồm thị trường và đối tác).

4. Tài chính.

Vùng 1 và vùng 2 chính là viên kim cương Leavitt biểu thị sức mạnh nội tại của doanh nghiệp. Mỗi vùng có các chỉ tiêu (KPI) đặc trưng.

Các vùng chiến lược cũng tuân thủ quy luật nhân quả như hình vẽ. Nếu có được mặt kim cương - có nhân lực đầy đủ năng lực, trung thành với sứ mạng và cốt lõi công ty; có tổ chức tuân thủ kỷ luật, phân công chặt chẽ; có công nghệ cao và thích hợp với khách hàng; có quy trình hợp lý và hiệu quả thì lo gì không chinh phục được khách hàng và chiếm lĩnh thị trường. Từ đó doanh thu và lợi nhuận cũng sẽ tăng.

Chúng ta có thể kết luận rằng có sáu vùng chiến lược chính cần tái cấu trúc và đưa vào kế hoạch kinh doanh hàng năm là nhân lực, công nghệ, tổ chức, quy trình, khách hàng và tài chính để có thể đưa doanh nghiệp tiến xa.  

                                                                                                                                                (*) Tổng giám đốc Lạc Việt

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness