TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

TOÀN VĂN TUYÊN BỐ CHUNG ỦNG HỘ UKRAINA CỦA NHÓM CÁC QUỐC GIA G7

"Chúng tôi, các nhà lãnh đạo của Nhóm Bảy nước (G7), khẳng định cam kết chắc chắn của chúng tôi đối với các mục tiêu chiến lược kiến tạo một quốc gia Ukraine tự do, độc lập, dân chủ và có chủ quyền trong các đường biên giới được quốc tế công nhận, có khả năng tự vệ và ngăn chặn các hành vi xâm lược trong tương lai.

Nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 cam kết hỗ trợ Ukraine | Châu Âu |  Vietnam+ (VietnamPlus)

Chúng tôi xác nhận rằng an ninh của Ukraine là một phần không thể tách rời của an ninh của khu vực châu Âu-Đại Tây Dương.

Chúng tôi coi cuộc xâm lược phi pháp và không có bất cứ nguyên nhân chính đáng nào của Nga đối với Ukraine là mối đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên Hợp Quốc và không phù hợp với lợi ích an ninh của chúng tôi.

Chúng tôi sẽ ủng hộ Ukraine bảo vệ quốc gia, chống lại sự xâm lược của Nga, cần bao nhiêu thời gian thì chúng tôi sẵn sàng bấy nhiêu thời gian.

Chúng tôi hoàn toàn thống nhất, trước sau như một trong việc ủng hộ Ukraine, sự ủng hộ dựa trên nền tảng các giá trị và lợi ích dân chủ chung toàn cầu, trên hết là tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ một quốc gia.

Hôm nay, chúng tôi khởi động các cuộc đàm phán với Ukraine. Mục đích là chính thức hóa quá trình này - thông qua các nghĩa vụ của đôi bên về đảm bảo an ninh và các cam kết song phương phù hợp với thỏa thuận khung đa phương này, phù hợp với các yêu cầu pháp lý và hiến pháp tương ứng của chúng tôi - đó là sự ủng hộ vững chắc của chúng tôi dành cho Ukraine, quốc gia đang chiến đấu bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, khôi phục kinh tế, bảo vệ công dân của mình và tìm kiếm sự hội nhập vào cộng đồng Euro-Atlantic. Chúng tôi sẽ ngay lập tức giao nhiệm vụ cho các bộ phận chức trách của chúng tôi bắt đầu các cuộc thảo luận.

Mỗi nước trong chúng tôi sẽ làm việc với Ukraine về các nghĩa vụ và cam kết song phương dài hạn và cụ thể trong lĩnh vực đảm bảo an ninh, nhằm:

a) Đảm bảo để Ukraina duy trì một lực lượng vũ trang đủ mạnh và ổn định có đủ khả năng bảo vệ đất nước mình trong hiện tại và ngăn chặn sự xâm lược của Nga trong tương lai bằng con đường tiếp tục:

¶ cung cấp viện trợ trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, cung cấp các thiết bị quân sự hiện đại trên bộ, trên không và trên biển, ưu tiên phòng không, pháo tầm xa và hỏa lực tầm xa, xe tăng, xe bọc thép và các thiết bị vũ khí quan trọng khác như máy bay chiến đấu, và bằng con đường nâng cao khả năng tương tác với các đối tác Euro-Atlantic;

¶ hỗ trợ cho Ukraina phát triển hơn nữa các cơ sở công nghiệp quân sự của minh;

¶ huấn luyện và đào tạo lực lượng vũ trang Ukraine;

¶ trao đổi thông tin tình báo;

¶ hỗ trợ cho các sáng kiến bảo vệ mạng, an ninh và khả năng phục hồi không gian mạng, bao gồm cả việc chống lại các mối đe dọa chiến tranh không tuyên chiến (Hybrid War).

b) đảm bảo sự ổn định và tăng cường khả năng phục hồi kinh tế của Ukraine, bao gồm cả các nỗ lực tái thiết và phục hồi kinh tế quốc dân, để tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Ukraine, trong đó có cả vấn đề an ninh năng lượng.

c) Cung cấp viện trợ kỹ thuật và tài chính để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của Ukraine do cuộc chiến tranh với Nga gây ra và để Ukraine tiếp tục thực hiện chương trình cải cách hiệu quả nhằm hỗ trợ quản trị tốt và cần thiết cho các cải cách để hướng tới các khát vọng hội nhập cùng cộng đồng Châu Âu-Đại Tây Dương.

Trong trường Ukraina bị Nga tấn công xâm lược trong tương lai, chúng tôi có kế hoạch sẽ ngay lập tức tham vấn với Ukraine để xác định các bước đi phù hợp tiếp theo. Chúng tôi dự định, theo các yêu cầu pháp lý và hiến pháp tương ứng của mình, cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ an ninh khẩn cấp và liên tục, viện trợ thiết bị quân sự hiện đại trên bộ, trên biển và trên không, viện trợ kinh tế, áp đặt các chi phí kinh tế và các chi phí khác đối với Nga, đồng thời tham khảo ý kiến với Ukraine về nhu cầu của họ trong việc thực hiện quyền tự vệ, như được ghi trong Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc.

Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi sẽ làm việc với Ukraine về một gói cam kết và thỏa thuận an ninh mở rộng trong trường hợp xảy ra hành động xâm lược của Nga trong tương lai, để Ukraine có thể bảo vệ được lãnh thổ và chủ quyền độc lập của mình.

Ngoài các yếu tố trên, chúng tôi cam kết ủng hộ Ukraine bằng con đường quy kết trách nhiệm cho Nga vì các hành động xâm lược của họ. Điều này bao gồm các công việc để đảm bảo rằng chi phí xâm lược tiếp tục gia tăng đối với Nga, bao gồm thông qua các lệnh trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu, cũng như hỗ trợ các nỗ lực đưa ra toà án công lý những kẻ chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh và các tội ác quốc tế khác ở Ukraine và chống lại nước này, bao gồm cả các cuộc tấn công cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng. Không được miễn trừ tội ác chiến tranh và các hành động tàn ác khác. Trong bối cảnh này, chúng tôi tái khẳng định cam kết đưa thủ phạm ra trước công lý theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả việc hỗ trợ cho các nỗ lực của các định chế quốc tế như Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).

Chúng tôi khẳng định rằng, theo hệ thống pháp luật của chúng tôi, tài sản có chủ quyền của Nga trong khu vực pháp lý của chúng tôi sẽ bị đóng băng cho đến khi Nga bồi thường đủ các thiệt hại mà nước này đã gây ra cho Ukraine. Chúng tôi công nhận sự cần thiết thành lập một cơ chế quốc tế để bồi thường thiệt hại, mất mát hoặc thương vong do hành vi xâm lược của Nga gây ra và bày tỏ sự sẵn sàng nghiên cứu các phương án phát triển các cơ chế phù hợp.

Về phần mình, Ukraine có nghĩa vụ:

a) Đóng góp tích cực vào công việc đảm bảo an ninh của các đối tác và nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình các viện trợ của đối tác.

b) Tiếp tục thực hiện cải cách các cơ quan bảo vệ pháp luật, cải cách hệ thống toà án, chống tham nhũng, cải cách quản trị doanh nghiệp, cải cách cơ quan an ninh và hành chính công. Những cải cách này nhằm thúc đẩy đất nước Ukraina tiến đến một xã hội dân chủ, pháp quyền, tôn trọng nhân quyền và tự do truyền thông, đồng thời đưa nền kinh tế đến con đường phát triển vững bền, ổn định.

c) Thúc đẩy cải cách và hiện đại hóa quốc phòng, đặc biệt bằng cách tăng cường kiểm soát dân sự dân chủ đối với các lực lượng vũ trang và nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong các thể chế quốc phòng và ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine.

EU và các quốc gia thành viên sẵn sàng đóng góp ủng hộ cho nỗ lực này và sẽ nhanh chóng xem xét phương thức giúp đỡ Ukraina.

Những nỗ lực này sẽ được tiếp tục, khi Ukraine đã đi trên con đường trở thành thành viên trong tương lai của cộng đồng Euro-Atlantic.

Các quốc gia khác muốn đóng góp vào những nỗ lực này nhằm đảm bảo một Ukraine tự do, hùng mạnh, độc lập và có chủ quyền có thể tham gia Tuyên bố chung này bất cứ lúc nào."

(Dịch từ bản tiếng Українська Мова)

Theo Kim Van Chinh (Facebook)

 

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness