- Luật
- Hỏi đáp
- Văn bản pháp luật
- Luật Giao Thông Đường Bộ
- Luật Hôn Nhân gia đình
- Luật Hành Chính,khiếu nại tố cáo
- Luật xây dựng
- Luật đất đai,bất động sản
- Luật lao động
- Luật kinh doanh đầu tư
- Luật thương mại
- Luật thuế
- Luật thi hành án
- Luật tố tụng dân sự
- Luật dân sự
- Luật thừa kế
- Luật hình sự
- Văn bản toà án Nghị quyết,án lệ
- Luật chứng khoán
- Video
- NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT
- ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
- BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Bình luận khoa học hình sự
- Dịch vụ pháp lý
- Tin tức và sự kiện
- Thư giãn
Nhật Bản và Trung Quốc đã đầu tư cho tăng trưởng theo cách tương tự nhau.
Kỷ nguyên bong bóng của Nhật Bản được thúc đẩy bởi nguồn tài chính gián tiếp do các ngân hàng thương mại cung cấp, vốn được chính quyền thúc đẩy chuyển các khoản vay ưu đãi cho các ngành công nghiệp được ưa chuộng. Tương tự, Citigroup cho biết, Trung Quốc đã phát triển một hệ thống tài chính chủ yếu phụ thuộc vào tài chính gián tiếp. Ngoài các công cụ sẵn có của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, chính phủ có thể chỉ đạo các hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại thông qua một loạt các cơ chế.
Bong bóng chứng khoán và bất động sản của Nhật Bản giai đoạn 1987-89 mở rộng nhanh nhất sau khi chính quyền đưa ra các chính sách nới lỏng để thúc đẩy nhu cầu trong nước. Hoạt động cho vay mở rộng đáng kể và tính thanh khoản được chuyển vào cổ phiếu và bất động sản cho đến thời điểm mà đối với các công ty, việc đầu cơ tài chính trở nên sinh lời hơn điều hành một doanh nghiệp.
Trung Quốc, nhiều thập kỷ sau, cũng đã tìm cách tách rời nền kinh tế thực và hệ thống tài chính. Citigroup ước tính thị trường bất động sản sôi động của đất nước này đạt 65 nghìn tỷ USD vào năm 2020, vượt xa các thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản cộng lại. Đến năm 2021, 41% tổng tài sản trong hệ thống ngân hàng của Trung Quốc được tính bằng các khoản cho vay và tín dụng liên quan đến tài sản.
Bong bóng bất động sản tại cả hai quốc gia này nổ tung một phần do có sự tồn tại của một thị trường ngân hàng ngầm rộng lớn, không bị kiểm soát nghiêm ngặt, vượt qua các giới hạn cho vay do nhà nước áp đặt và các hạn chế khác.
Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều có những "bất đồng" trong mối quan hệ thương mại với Mỹ.
Khi thặng dư thương mại của Nhật Bản tăng vọt, các cạnh tranh với Mỹ đã leo thang thành một cuộc chiến thương mại toàn diện vào những năm 1980, với các mối quan ngại về công nghệ, sở hữu trí tuệ và an ninh là trọng tâm.
Gần đây, do những quan ngại liên quan đến Trung Quốc, Mỹ cũng đưa ra các biện pháp tương tự để hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến của những người không phải công dân Mỹ. Những điểm tương đồng này có thể không giống nhau hoàn toàn, nhưng tác động tổng thể của chúng thì có.
Hai mươi năm trước, Nhật Bản mới chạm đáy trong cuộc khủng hoảng hậu bong bóng bất động sản. Nợ của "công ty thây ma" (những công ty không còn hoạt động hiệu quả) bao trùm bảng cân đối kế toán của các tổ chức tài chính.
Cuối nghiên cứu, Citigroup kết luận: Trung Quốc đang có nguy cơ bước vào con đường "Nhật Bản hoá", và đó là những rủi ro trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc mà các nhà đầu tư nên lưu ý.