Tác giả: Dương Danh Dy (Lược thuật)
Ngày 14 tháng 6 năm 1963, TWĐCSTQ gửi thư cho TWĐCSLX nói, thời kỳ gần đây ĐCSTQ bị công kích rất hoang đường, chúng tôi đã công bố những bài viết và ngôn luận công kích chúng tôi “trên báo chí của chúng tôi”, sao các đồng chí không giống như chúng tôi, đem “những công kích không hề có căn cứ”của các bài viết đó “công khai phát biểu hết để toàn thể các đồng chí Liên Xô, toàn thể nhân dân Liên Xô suy nghĩ, phán đoàn phải trái?”
Một tháng sau quả nhiên TWĐCSLX công bố thư công khai gửi toàn thể đảng viên và tổ chức các cấp ĐCSLX, thừa nhận giữa lãnh đạo Trung Quốc và TWĐCSLX tồn tại “bất đồng căn bản, có tính nguyên tắc”.
Mao Trạch Đông biểu thị, có cái bia là thư công khai của TWĐCSLX, chúng ta có thể có thể mạnh chân mạnh tay tiến hành một cách đường đường chính chính luận chiến công khai. Thế là “Nhân Dân nhật báo”, tạp chí “Hồng Kỳ” liên tục công bố chín bài bình luận thư công khai của TWĐCSLX. Hơn hai mươi năm sau, Đặng Tiểu Bình người đã từng trải qua công tác tổ chức khởi thảo cuộc luận chiến văn chương này đã có một đánh giá khác đối với tình hình lúc đó. Ông nói, bây giờ quay đầu nhìn lại trong luận chiến “hai bên đều nói nhiều câu sáo rỗng”. Về mặt này, “bây giờ chúng ta cũng cho rằng không phải những lời nói lúc đó đều đúng cả”. Bởi vì mỗi một quốc gia , mỗi một đảng đều có nhứng từng trải của mình, tình hình khác nhau nhiều lắm, sự tình của các nước đều phải do nhân dân các nước tự mình đi tìm con đường giải quyết vấn đề, phương châm, đường lối của các nước các đảng đúng hay sai, nên do nước đảng và nhân dân nước đó phán đoán. Chúng ta phản đối người ta ra lệnh cho chúng ta, tuy vậy chúng ta cũng đã mắc sai lầm chỉ tay múa chân với người ta.
1 Đặng Tiểu Bình thân tự trải qua “đối thoại giữa những người điếc”, Mao Trạch Đông nói đoàn đại biểu đã làm một việc tốt
Ngày 21 tháng 2 năm 1963, TWĐCSLX gửi thư cho TWĐCSTQ yêu cầu ngừng luận chiến công khai, cử hành hội đàm hai đảng Trung Xô. Ngày 3 tháng 9, TWĐCSTQ thư trả lời TWĐCSLX, đồng ý cử hành hội đàm hai đảng, hơn nữa biểu thị: “một lần bàn không xong, có thể bàn thêm mấy lần, có thể cử hành nhiều hội đàm hai đảng” Địa điểm hội đàm, có thể chọn Bắc Kinh cũng có thể tại Mockva. Sau khi nhận được thư trả lời của TWĐCSTQ, ngày 30 tháng 3 TWĐCSLX một lần nữa gửi thư cho TWĐCSTQ, nói Khrushchov không thể đến Trung Quốc, nên định địa điểm hội đàm tại Mockva và mời Mao Trạch Đông tới Liên Xô. Thế nhưng trước đó, Mao Trạch Đông đã biểu thị rõ ràng với đại sứ Liên Xô, hiện tại ông không thể thăm Mockva.
Cũng chính trong bức thư nói trên, TWĐCSLX đã đề xuất đường lối chung phong trào cộng sản quốc tế mà ĐCSTQ khó có thể tiếp thu. Vì vậy ngày 14 tháng 6 TWĐCSTQ đã trả lời thư của TWĐCSLX, đề xuất “Kiến nghị về đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế”, tất cả có hai mươi nhăm điều. Tư tưởng trung tâm là nhấn mạnh tính tất yếu của cách mạng bạo lực và chuyên chính vô sản, nhấn mạnh tính không ngừng và tính triệt để của cách mạng, phê bình quan điểm “chung sống hòa bình”, “quá độ hòa bình”, “cạnh tranh hòa bình” cũng như “đảng toàn dân”, “nhà nước toàn dân: do Khrushchov đề xuất. Trong thư trả lời, TWWĐCSTQ nói, người lãnh đạo nào đó ngang nhiên công khai công kích các đảng anh em khác gây ra cuộc tranh luận công khai, không có quyền cấm đảng anh em bị công kích công khai trả lời họ. “Một thời gian gần đây, ĐCSTQ đã chịu những công kích hoang đường nhất”. Bây giờ,“Chúng tôi đã công bố trên báo chí của chúng tôi những bài viết và lời nói công kích chúng tôi.” Sao các đồng chí không giống như chúng tôi công bố các bài viết của các đồng chí và cũng “công khai công bố hết” những bài viết “công kích không có chút căn cứ nào” của chúng tôi “để toàn thể các đồng chí Liên Xô, toàn thể nhân dân Liên Xô suy ngẫm, phán đoán đúng sai vậy?” Trong phong trào cộng sản quốc tế, “không ai có quyền căn cứ vào ý đồ riêng của mình, muốn công kích ai là phát động công kích, muốn cấm đối phương trả lời biện hộ là hạ lệnh “cấm chỉ tranh luận công khai.”
Ngay 17 tháng 6, TWĐCSTQ công khai công bố thư trả lời TWĐCSLX, hơn nữa còn dùng nhiều loại ngôn ngữ quảng bá ra toàn thế giới, và xuất bản thành sách nhỏ với nhiều thứ tiếng. Việc công khai toàn bộ bất đồng giữa Trung Xô đã làm cho Mockva cực bất mãn, chỉ trích TWĐCSTQ là “ đã đột ngột cho rằng có thể công khai trước mặt toàn thế giới không chỉ bằng trình bầy bất đồng cũ mà hơn nữa còn đề xuất chỉ trích mới đối với ĐCSLX và các đảng cộng sản khác”
Thư từ và tuyên bố, anh qua tôi lại giữa hai đảng Trung Xô cũng như những bài viết tranh luận công khai, khiến người ta có cảm giác “mưa núi muốn đến rồi”. Chính trong bầu không khí đó, hội đàm hai đảng Trung Xô mở màn.
Đặng Tiểu Bình là trưởng đoàn đoàn đại biểu ĐCSTQ tham gia hội đàm, Bành Chân là phó đoàn trưởng, thành viên gồm Khang Sinh, Dương Thượng Côn, Lưu Ninh Nhất, Ngũ Tu Quyền và Phan Tự Lực, đại sứ tại Liên Xô mới nhận chức.
Ngày 5 tháng 7 năm 1963, Đặng Tiểu Bình dẫn đoàn đại biểu ĐCSTQ đến Mockva. Bắt đầu từ ngay 6 tháng 7 hai bên tiến hành một “cuộc đối thoại giữa những người điếc” anh qua tôi lại dài đến hơn mười ngày, kéo đến tận ngày 20 tháng 7. Trong thư gửi ngày 14 tháng 6, TWĐCSTQ hy vọng hai đảng tiến hành hội đàm về vấn dề Stalin, vấn đề đại hội hai mươi và hai mươi hai ĐCSLX. Nhưng bức thư này đã chọc vào thần kinh Mockva. TWĐCSLX đã vô cùng bất mãn nói với toàn thể đảng viên Liên Xô và tổ chức các cấp: “tác giả bức thư” của TWĐCSTQ “đã ngang nhiên nói ra những lời ‘phản bội toàn bộ lợi ích của giai cấp vô sản quốc tế và nhân dân toàn thế giới’ ‘xa rời chủ nghĩa Mác Lênin và chủ nghĩa vô sản quốc tế’ những cái đó đối với người cộng sản mà nói là những lời vu cáo không giữ thể diện và có tính xỉ nhục” và còn “ ám chỉ ‘ khiếp sợ trước mặt bọn đế quốc’ ‘thụt lùi lịch sử’ thậm chí nói ‘ về tổ chức về tinh thần đã loại bỏ vũ trang của giai cấp vô sản và mọi người lao động’ coi đó như là ‘lập công cho sự phục hồi chủ nghĩa tư bản’ ở nước tôi’ ” Làm sao bọn họ có thể nói những lời như vậy “ đối với đảng Lênin vĩ đại, đối với tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đối với những kỳ tích hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, những thành quả vĩ đại trong cuộc vật lộn cực kỳ tàn khốc với chủ nghĩa đế quốc quốc tế và bọn phản cách mạng trong nước, tinh thần khí phách anh hùng và tinh thần quên mình thể hiện trong đấu tranh xây dựng chủ nghĩa cộng sản, đối với nhân dân lao động toàn thế giới chân thành thực hiện ngĩa vụ quốc tế của mình?”
Trong hội đàm ngày đầu tiên, Suslov, Liên Xô chuẩn bị bài nói dài 70 trang, và đã thao thao bất tuyệt trong hơn hai giờ Trong phát biểu ông ta công kích bức thư ngày 14 tháng 6 của TWĐCSTQ, ra sức nói đường lối chung phong trào cộng sản quốc tế do TWĐCSLX đề xuất và luận điểm “ba hòa”, “hai toàn” của Khrushchov chính xác như thế nào. Đặng Tiểu Bình đã tỏ thái độ ngay tại chỗ đối với bài nói của Suslov. Trong hội đàm ngày 8 tháng 7 trong phát biểu Đặng Tiểu Bình chú trọng nói về nguyên nhân và thực chất của bất đồng Trung Xô. Trong đó đã trải qua sự kiện Ba lan, Hungaria năm 1956, hội nghị Mockva năm 1957, xung đột biên giới Trung Ấn năm 1959 và hội đàm trại David, đại hội hai mươi hai ĐCSLX, bất đồng cuối cùng dã phát triển thành bất đông giữa hai đường lối. Ngày 10 tháng 7, hai bên cử hành hội đàm lần thứ ba, do Suslov phát biểu, chủ yếu là trả lời vấn đề bất đồng hai đảng từ đâu tới. Trong phát biểu, Suslov một lần nữa công kích ĐCSTQ gây chia rẽ, nói bẩy bài luận chiến do TWĐCSTQ công bố là thể hiện của chủ nghĩa chia rẽ.
Ngay trong ngày TWĐCSTQ công bố tuyên bố chỉ ra: “không ngờ là, TWĐCSLX ngang nhiên cho rằng cần phải công khai phát động một lần công kích mới ĐCSTQ, điều đó buộc chúng tôi không thể không đưa ra trả lời công khai. Tình hình này chỉ có thể làm cho chúng tôi cảm thấy đáng tiếc” Hai đảng Trung Xô là bình đẳng, sử dụng thái độ “chỉ cho phép quan châu đốt lửa, không cho trăm họ đốt đèn” là không thể đạt được đoàn kết thực sự. Lập trường nhất quán của ĐCSTQ đối với bất đồng Trung Xô là: “kiên trì nguyên tắc, tăng cường đoàn kết, loại bỏ bất đồng, cùng đối phó. Chúng tôi nói như vậy và chúng tôi cũng làm như vậy, chúng tôi nói và làm nhất trí. Trước mắt điều khiến người ta lo lắng, ngược lại là TWĐCSLX không chỉ mở rộng bất đồng trên hình thái ý thức của hai đảng Trung Xô sang mặt quan hệ quốc gia, hơn nữa trong phạm vi cả nước đang thông qua hội họp và quyết nghị của tổ chức đảng các cấp, thông qua các bài nói và bài viết dài dòng lê thê dấy lên phong trào phản đối ĐCSTQ. Người ta không thể không hỏi, các đồng chí Liên Xô rốt cuộc định chuẩn bị mở rộng bất đồng Trung Xô đến mức nào đây?
Trong hội đàm lấn thứ tư họp ngày 12 tháng 7, Đặng Tiểu Bình phát biểu lần thứ hai. Trong phát ngôn, Đặng Tiểu Bình chú trọng phê bình ĐCSLX gây ra chia rẽ hơn nữa, đã mở rộng bất đồng từ hình thái ý thức sang quan hệ quốc gia. Đặng Tiểu Bình còn chất vấn Suslov, vì sao các đồng chí khi bàn đến bất đồng hai bên, lại lảng tránh không nêu chuyện Liên Xô rút toàn bộ chuyên gia tại Trung Quốc về nước và xóa bỏ mọi hợp đồng?
Trong thời gian hội đàm, ngày 24 tháng 7 TWĐCSLX đột ngột công bố “Thư công khai gửi tổ chức đảng các cấp và toàn thể đảng viên cộng sản Liên Xô” coi như là trả lời “Kiến nghị về đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế” của TWĐCSTQ ngày 14 tháng 6. Hôm đó chính là ngày đầu tiên Xô, Mỹ, Anh tiến hành đàm phán đình chỉ thử hạt nhân. TWĐCSLX chọn thời gian đó để công bố bức thư trên biểu thị rõ họ không dự tính thông qua hội đàm để loại bỏ bất đồng giữa hai đảng.
Phía Trung Quốc cực bất mãn vì việc này, phê bình TWĐCSLX không nên công bố bức thư đó vào thời gian hội đàm, công khai hóa bất đồng hai đảng trong hội đàm. Ngày 19 tháng 7, phía Trung Quốc dùng nhiều loại ngôn ngữ quảng bá thư công khai của TWĐCSLX. Ngày 20 tháng 7, “Nhân Dân nhật báo” lại đăng toàn văn, hơn nữa thêm lời Bộ Biên tập. TWĐCSTQ biểu thị rõ ràng: “nội dung bức thư này là không phù hợp sự thực, chúng tôi không thể đồng ý quan điểm của nó.”
Sau khi công bố bức thư công khai của TWĐCSLX, các báo chí Liên Xô như “Báo Sự Thật”, “Báo Tin tức” v.v.. từ ngày 15 đã liên tục đăng xã luận, hơn nữa còn dùng bài viết có đề tên người và hình thức thư bạn đọc thổi phồng thư công khai của TWĐCSLX, công kích ĐCSTQ. Đồng thời với việc này, báo chí của các nước như Tiệp Khắc, Bulgaria, Cộng hòa Dân chủ Đức v.v. và báo chí của các đảng cộng sàn như Italia, Pháp v.v.cũng lũ lượt đăng bài biểu thị ủng hộ thư công khai của TWĐCSLX, chỉ trích ĐCSTQ. Trước việc đó phía Trung Quốc biểu thị rõ, “những lời nói phản đối ĐCSTQ này, phàm là quan trọng, chúng tôi sẽ công bố trên báo chí của mình, và sẽ trả lời vào lúc cần thiết”
Trong tình hình đó, kết quả mà hội đàm có thể đạt được sợ rằng không nghĩ cũng biết. Ngày 21 tháng 7, Đặng Tiểu Bình dẫn đoàn đại biểu về đến sân bay Tây Giao Bắc Kinh. Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Chu Đức, Đổng Tất Vũ và hơn 5000 quần chúng thủ đô ra sân bay đón. Đây là một trong mấy trường hợp không nhiều, Mao Trạch Đông thân tự ra sân bay đón đoàn đại biểu về nước,
Cho dù hội đàm không thể đạt được thỏa thuận, nhưng thể hiện của Mao Trạch Đông với đoàn đại biểu là tương đối hài lòng. Ông ca ngợi nói, đoàn đại biểu không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào về nguyên tắc với phía Liên Xô, đó là thắng lợi hoàn toàn. Đừng thấy Đặng Tiểu Bình lùn như vậy, mà là võ sĩ cấp trọng lượng đấy.Khrushchov không làm đồng chí động đậy, đấu không nổi đồng chí, Suslov càng không nói làm gì. Lần này các đồng chí giành được thắng lợi hoàn toàn, đã hoàn thành nhiệm vụ, làm được một việc tốt.
2 Mao Trạch Đông kiến nghị: công bố hai sự kiện trong quan hệ Trung Xô năm 1958 và 1959
Trong bức thư công khai TWĐCSLX tuyên bố với toàn thể đảng viên Liên Xô và tổ chức đảng các cấp: “ lãnh đạo ĐCSTQ đã có bất đồng căn bản, có tính nguyên tắc với chúng ta, và phong trào cộng sản thế giới”. Thực chất bất đồng của hai bên là “ trên một số vấn đề quan trọng nhất như khả năng ngăn chặn chiến tranh hạt nhân nóng, chung sống hòa bình giữa các nước không cùng chế độ xã hội cũng như quan hệ lẫn nhau giữa đấu tranh tranh thủ hòa bình và sự phát triển phong trào cách mạng thế giới, mỗi bên đều giữ thái độ khác nhau” TWĐCSLX còn biểu thị rõ ràng, nguyên tắc chung sống hòa bình “là đường lối chung của của chính sách đối ngoại Lien Xô, đồng thời kiên định tuân theo nguyên tắc đó”
Suy tính tới vấn đề TWWĐCSLX đề cập đầu tiên trong bức thư công khai là sự bất đồng giữa hai đảng, bài phát biểu lần thứ nhất của Đặng Tiểu Bình tại hội đàm Mockva cũng bàn đến vấn đề đó, vì vậy ngày 6 tháng 9, bài bình luận đầu tiên bức thư công khai của TWĐCSLX mà TWĐCSTQ công bố cũng bàn đến nguyên nhân và sự phát triển của những bất đồng giữa hai đảng Trung Xô, Bài viết chỉ ra: bất đồng của hai đảng không phải như như TWĐCSLX đã nói, là bắt đầu từ tháng 4 năm 1960, “ sự thực là một loạt bất đồng nguyên tắc trong phong trào cộng sản quốc tế đã bắt đầu sớm từ hơn bẩy năm trước, Nói cụ thể là, bắt đầu từ đại hội đại biểu lần thứ hai mươi ĐCSLX năm 1956. Đại hội đại biểu lần thứ hai mươi ĐCSLX là bước đầu tiên ĐCSLX đi lên trên con đường xét lại. Từ đại hội đại biểu lần thứ hai mươi ĐCSLX tới nay, đường lối chủ nghĩa xét lại của lãnh đạo ĐCSLX đã trải qua quá trình sản sinh, hình thành, phát triển và hệ thống hóa. Nhận thức của mọi người đối với đường lối chủ nghĩa xét lại của lãnh đạo ĐCSLX cũng trải qua một quá trình từ bước đầu đến đi sâu”.
Vì sao TWĐCSTQ lại coi đại hội hai mươi ĐCSLX là bắt đầu của bất đồng Trung Xô? Bài viết đã nói rất rõ về việc này. Đó là vì tại đại hội này, TWĐCSLX “đã mượn cớ hai vấn đề, cái gọi là ‘chống sùng bái cá nhân’ để phủ định hoàn toàn Stalin và thông qua cái gọi là ‘con đường nghị viện’ quá độ hòa bình lên chủ nghĩa xã hội” đó là “sai lầm nguyên tắc cực kỳ trọng đại”. Tại đại hội, Khrushchov “mượn cớ tình hình thế giới đã phát sinh “thay đổi căn bản” đề xuất cái gọi là luận điểm “quá độ hòa bình”
Bài viết của Ban Biên tập “Nhân Dân nhật báo” sau khi giới thiệu nguyên nhân bất đồng của hai đảng đã trình bầy quá trình phát triển “chủ nghĩa xét lại” của lãnh đạo ĐCSLX. Bài viết nói, người lãnh đạo Trung Quốc trong các cuộc hội đàm nội bộ nhiều lần phê bình cách làm sai lầm của người lãnh đạo ĐCSLX, bề ngoài, người lãnh đạo ĐCSLX tiếp thu những ý kiến của TWĐCSTQ, nhưng trên thực tế đã mang mối hận trong lòng, coi ĐCSTQ “ là chướng ngại lớn nhất cho việc họ thực hiện đường lối sai lầm”
Căn cứ vào kiến nghị năm 1958 của Mao Trạch Đông, lần đầu tiên bài viết công bố hai sự kiện lớn trong quan hệ Trung Xô năm 1958 và năm 1959. Chỉ ra: quan hệ hai nước Trung Xô xấu đi bắt đầu từ năm 1958, đó là khi người lãnh đạo Liên Xô đề xuất thành lập hạm đội liên hiệp Trung Xô, ý đồ khống chế Trung Quốc về quân sự. Tiếp đó vào đêm trước hội đàm trại David, ngày 20 tháng 6 phía Liên Xô đã hủy bỏ thỏa thuận giao mẫu bom nguyên tử và tài liệu kỹ thuật sản xuất bom nguyên tử cho Trung Quốc. Bài viết nói, bất đồng tư tưởng Trung Xô diễn biến thành quan hệ quốc gia xấu đi, hoàn toàn là do phía Liên Xô gây ra.
Cuối cùng bài viết khái quát: sự thực bẩy năm nay chứng minh: trong phong trào cộng sản quốc tế, nẩy sinh bất đồng Trung Xô, “hoàn toàn là do lãnh đạo ĐCSLX xa rời chủ nghĩa Mác, Lênin, xa rời nguyên tắc của tuyên ngôn năm 1957 và tuyên bố năm 1960 thực hiện đường lối chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa chia rẽ trong phong trào cộng sản quốc tế, gây ra Lãnh đạo ĐCSLX đi theo con đường chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa chia rẽ với quá trình càng đi càng xa, đó cũng là quá trình phát triển và gay gắt hơn bất đồng.” Còn đại luận chiến cũng là do một tay lãnh đạo ĐCSLX gây ra và mở rộng, là do lãnh đạo ĐCSLX cưỡng ép lên người ĐCSTQ,mọi trách nhiệm đều do người lãnh đạo ĐCSLX phụ trách.
3 Theo đà triển khai toàn diện luận chiến, bài viết hai bên công bố không thể tránh khỏi tình cảm hóa.
Trong quá trình viết “bẩy bài bình luận”, Mao Trạch Đông đã nói, chủ nghĩa xét lại là bất đồng tư tưởng, sẽ kéo dài, thế tất dẫn tới chia rẽ tổ chức, chủ nghĩa xét lại là chủ nghĩa chia rẽ. Do đó ngày 4 tháng 2 năm 1964, Ban Biên Tập “Nhân Dân nhật báo” công bố bài viết thứ bẩy, bình luận bức thu công khai của TWĐCSLX lấy nhan đề là “Lãnh đạo ĐCSLX là kẻ chủ nghĩa chía rẽ lớn nhất đương đại” Bài viết đã đội cho người lãnh đạo ĐCSLX hai cái mũ lớn, một là, “kẻ theo chủ nghĩa chia rẽ lớn nhất” hai là “kẻ theo chủ nghĩa xét lại lớn nhất”. Bài viết ngoài việc nhấn mạnh đoàn kết ra, đã đề xuất phê bình chính sách trong nước Liên Xô. Bài viết chỉ ra, lý luận chính sách ĐCSLX chế định là “phục vụ cho thế lực tư bản đang lan tràn trong nước”. Lãnh đạo ĐCSLX tuyên truyền thủ tiêu chuyên chính vô sản thay đổi tính chất chính đảng giai cấp vô sản của ĐCSLX, “mở rộng cửa thuận tiện cho chủ nghĩa tư bản lan tràn tại Liên Xô”. “Lãnh đạo ĐCSLX hiện nay” là “kẻ đứng đầu chủ nghĩa xét lại”. Bài viết cho rằng, ĐCSTQ phê bình người lãnh đảo ĐCSLX “làm chủ nghĩa xét lại:” là để “bảo vệ Liên Xô nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên”
Sau khi bài viết nói trên công bố. Mockva chịu kích động rất lớn. Người Liên Xô từng nói với Kim Nhật Thành, điều khiến họ tức giận nhất là bài viết công bố ngày 4 tháng 2, chửi ĐCSLX là kẻ theo chủ nghĩa chia rẽ lớn nhất. Thế là trung tuần tháng 2 , TWĐCSLX triệu tập hội nghị tuyên bố phải thực hiện“phản kích kiên quyết” ĐCSTQ, đồngthời áp dụng biện pháp tập thể.
Từ hạ tuần tháng 2 đến thượng tuần tháng 3, TWĐCSTQ suy tính tới việc cần phải cử hành hội đàm với đoàn đại biểu Roumania, vì vậy quyết định tạm dừng công bố bài viết luận chiến. Nhưng khi đoàn đại biểu Roumania vừa rời đi không lâu, tức vào ngày 31 tháng 3, Ban Biên tập “Nhân Dân nhật báo” và tạp chí “Hồng Kỳ” đã công bố bài thứ tám “Cách mạng giai cấp vô sản và chủ nghĩa xét lại Khrushchov” bình luận thư công khai của TWĐCSLX. Sau khi công bố bài viết, TWĐCSLX cho rằng bài viết này đã làm cho cuộc luận chiến lên tới “đỉnh điểm”
Cùng với sự triển khai toàn diện của cuộc luận chiến Trung Xô, hai bên đã khó giữ được bình tĩnh hòa khí, khi thuyết lý, các bài luận chiến công bố cũng không tránh khỏi bị tình cảm hóa. Trong bài viết, phía Liên Xô đã gọi “Kiến nghị về đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế” do ĐCSTQ đề xuất là 25 điều “ thối tha”, hơn nữa, Khrushchov trong nhiều lần nói chuyện đã chỉ đích danh công kích ĐCSTQ và Mao Trạch Đông. Trong tình hình đó các bài luận chiến do phía Trung Quốc công bố cũng khó tránh khỏi có những đánh giá không thực sự cầu thị đối với tình hình Liên Xô. Thể hiện đột xuất là đã có những dự đoán càng ngày càng nghiêm trọng về tính chất ĐCSLX và chính quyền nhà nước Liên Xô. “Tám bài bình” chỉ ra, do sự thống trị của “chủ nghĩa xét lại” Khrushchov, do đã công khai tuyên bố “thay đổi tính chất giai cấp vô sản của nhà nước Xô viết “ kết quả, “thế lực chủ nghĩa tư bản trong xã hội Liên Xô đang lan tràn một cách điên cuồng trong lĩnh vực chính trị, trong lĩnh vực kinh tế, trong lĩnh vực tư tưởng văn hó. Nguồn gôc xã hội sản sinh ra chủ nghĩa xét lại Khrushchov chính là thế lực chủ nghĩa tư bản đang ngày càng lan tràn tại Liên Xô” “ Chủ nghĩa xét lại Khrushchov đại biểu cho lợi ích của thế lực chủ nghĩa tư bản này, hơn nữa còn phục vụ cho nó” Bài viết cho rằng “chủ nghĩa xét lại của Khrushchov quyết không thể mang lại cho nhân dân Liên Xô chủ nghĩa cộng sản gì cả, mà ngay những thành quả của chủ nghĩa xã hội cũng bị đe dọa nghiêm trọng, chúng đang rộng mở cách cửa thuận tiện cho việc phục hồi chủ nghĩa tư bản, đó cũng là con đường “diễn biến hòa bình” mà đế quốc Mỹ theo đuổi” Nam Tư là kẻ đi đầu của loại “diễn biến hòa bình “ này, “hiện nay, chủ nghĩa xét lại Khrushchov cũng đang dẫn Liên Xô hướng về con đường này.”
Ngày 27 tháng 5 TWĐCSTQ họp hội nghị thường vụ Bộ chính trị, thảo luận vấn đề triển khai phong trào “tứ thanh” tại nông thôn. Tại hội nghị Mao Trạch Đông nói, những hành vi từ đại hội hai mươi ĐCSLX đến nay cho thấy rõ nhà nước xã hội chủ nghĩa có thể sinh ra chủ nghĩa xét lại, thậm chí cướp quyền lãnh đạo của đảng và nhà nước.
Đánh giá tình hình trong nước quá nghiêm trọng, đã ảnh hưởng trực tiếp tới cách nhìn của Mao Trạch Đông đối với xã hội Liên Xô, Ông đã sửa tên bài bình luận thứ chín về bức thư công khai của ĐCSLX mà “Nhân Dân nhật báo” công bố ngày 14 tháng 7 thành “Chủ nghĩa cộng sản giả dối của Khrushchov và bài học lịch sử của nó trên thế giới”
Nhận thức của bài viết về tình hình trong nước Liên Xô đã vượt quá phán đoán của Mao Trạch Đông hồi đầu năm 1962, chỉ ra: “ tính nghiêm trọng của Liên Xô ngày nay là ở chỗ, tập đoàn xét lại Khrushchov đã cướp đoạt quyền lãnh đạo của đảng và nhà nước Liên Xô, trong xã hội Liên Xô đã xuất hiện tầng lớp đặc quyền tư sản” Tầng lớp đặc quyền này được cấu tạo nên bởi những phần tử thoái hóa biến chất trong cán bộ lãnh đạo cơ quan đảng, chính và xí nghiệp, nông trang tập thể và phần tử tri thức tư sản. “ Tập đoàn Khrushchov sau khi cướp quyền lãnh đạo của đảng và nhà nước Liên Xô đang biến ĐCSLX của chủ nghĩa Mác, Lênin có lịch sử cách mạng quang vinh thành đảng của chủ nghĩa xét lại, đang biến nhà nước Xô viết chuyên chính vô sản thành nhà nước chuyên chính của tập đoàn xét lại, hơn nữa Khrushchov đang từng bước biến chế độ sở hữu toàn dân và tập thể của chủ nghĩa xã hội thành chế độ sở hữu của tầng lớp đặc quyền” Bài viết cho rằng, tầng lớp đặc quyền của Liên Xô phản đối chủ nghĩa xã hội, phục hội chủ nghĩa tư bản. Vì “chủ nghia xét lại” của Khrushchov, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới được sáng lập ra băng máu và mồ hôi của nhân dân Liên Xô “ đang đứng trước nguy cơ phục hồi chủ nghĩa tư bản nghiêm trọng chưa từng có”
Cho dù là Mockva tiếp thu hay không cũng được, không thể tiếp thu cũng được, trong đảng Liên Xô đúng là đã tồn tại một tầng lớp dặc biệt. Cuốn “Bức màn bên trong điện Kremlin” đã mô tả hiện tượng đặc quyền trong ĐCSLX thời kỳ Stalin. Cuốn sách cho biết cùng với việc hình thành và cố định cơ cấu đẳng cấp xã hội Xô viết, những người nào đó của tầng lớp lãnh đạo chính đảng bắt đầu đặc thù hóa, không chỉ yêu cầu quyền lực và uy tín mà còn yêu cầu của cải vật chất và hưởng thụ cuộc sống. Bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ 20 Liên Xô thực hiện chế độ lương cao đối với cán bộ lãnh đạo. Năm 1934, tỷ lệ giữa tiền lương cao nhất và tiền lương thấp nhất là 3:2; đến năm 1953, lương tháng của một bộ trưởng là 5000-6000 Rúp, trong khi lương tháng của công nhân phổ thông là 250 Rúp. Lúc đó Liên Xô còn thực hiện chế độ trả thù lao kiêm chức, một người có thể kiêm mấy chức và được lĩnh thù lao toàn bộ chức vụ kiêm nhiệm. Cán bộ của bộ môn đảng ủy có thể đồng thời nhận chức ở bộ môn chính quyền, cán bộ lãnh đạo của bộ môn chính quyền cũng đồng thời có thể nhận chức tại hệ thống đảng ủy. Điều đó đã khiến thù lao toàn bộ công tác của cán bộ so với tiền lương của công nhân phổ thông chênh lệch rất lớn, tới 40:1 , thậm chí đạt tới 50:1. Bản thân Stalin kiêm mấy chức, ông ta lĩnh mấy loại lương, những tiền lương này đều để im không động đến cất vào mấy ngăn kéo lớn. Không chỉ như vậy, tại thời kỳ Stalin, Liên Xô còn bí mật phát khoản tiền cấp thêm tiền lương, điều đó sau này được người ta nói là chế độ” Phong bì lớn” Cán bộ lãnh đạo mỗi tháng đều nhận được một phong bì bên trong có tiền, số lượng là từ mấy trăm Rúp đến mấy ngàn Rúp không giống nhau. Những khoản tiền cấp thêm này đều thông qua con đường bí mật cấp phát, không phải nộp thuế và cũng không tính vào cơ số tính đảng phí. Ngoài mặt thu nhập đặc quyền bằng tiền mặt ra, còn có các loại trợ cấp không bằng tiền và nhiều dặc quyền khác, bao gồm chế độ cho kết hợp, y tế miễn phí, nhà ăn đặc biệt v.v.. Ngoài ra, thành viên đoàn chủ tịch ĐCSLX hoặc các quan chức cao cấp trong chính phủ còn có bốn căn hộ: tại Mockva một chung cư, một nơi ở được nhà nước cung cấp trang trí nội thất hào hoa và các loại dịch vụ; một biệt thự ở ngoại ô, một biệt thự mùa hè tại Hắc Hải. Những nhà lãnh đạo như Caganovich, Vorosilov, Molotov v.v. chỉ để duy trì cơ cấu làm việc và nhân viên cảnh vệ của họ, mỗi năm đã phải chi tới mấy triệu Rúp, phí duy trì sinh hoạt của Stalin mỗi năm tới mấy chục triệu Rúp.
Năm 1935, nhà văn nổi tiếng Pháp, Roman.Roland khi đến thăm Mockva đã ngạc nhiên phát hiện, ngay đến nhân vật như Goorky cũng “không biết đã qua cuộc sống của lãnh chúa phong kiến như thế nào” Trong ngôi biệt thự vàng son huy hoàng, số người phục vụ Goorky đông tới bốn, năm chục. Roman.Roland cảm khái nói: “tầng lớp trên trong cung đình đã sống cuộc sống của tầng lớp đặc quyền xa hoa quyền quí, trong khi nhân dân vẫn không thể không tiến hành đấu tranh gian khổ để tìm kiếm bánh mì và không khí” Không trách, Roman.Roland đã ngạc nhiên thốt lên, giữa ĐCS(bôn)LX và quần chúng nhân dân đã xuất hiện “quan hệ nguy hiểm, căng thẳng”, xuất hiện một “tầng lớp đặc quyền cộng sản đặc biệt do nhân vật tinh anh tổ thành”
“Bài bình thứ chín” do “Nhân Dân nhật báo” công bố đã vạch trần hiện tượng tham ô hủ hóa của tầng lớp đặc quyền trong ĐCSLX, hơn nữa còn đưa ra mấy ví dụ sau: một giám đốc nhà máy dệt ở Uzbekistan đã cùng với tổng công trình sư, tổng kế toán, áp dụng biện pháp “sản xuất không ghi vào sổ sách” để kiếm lợi riêng. Giám đốc một nhà máy đồ dùng trong nhà, “có mấy vợ, mấy ô tô, mấy cái nhà, 176 cravat, gần trăm áo sơ mi, mấy chục bộ complet” hơn nũa còn là “tên cá cược lớn trên trường đua ngựa”. Những ví dụ như trên, bài viết đưa ra rất nhiều. Vì vậy bài viết cho rằng, “tầng lớp đặc quyền nay, ngầm chiếm thành quả lao động của nhân dân Liên Xô chiếm hữu thu nhập cao hơn hàng chục lần thậm chí trên một trăm lần so với công nhân và nông dân nói chung của Liên Xô. Bọn chúng không chỉ thông qua tiền lương cao, tiền thưởng cao, nhuận bút cao cũng như những khoản trợ cấp trả thêm cá nhân muôn hình muôn vẻ để có được thu nhập cao mà còn lợi dụng địa vị đặc quyền của chúng để lừa đảo mưu lợi, tham ô hối lộ, biến công thành tư. Từ đó bài viết chỉ ra: “Khrushchov thủ tiêu chuyên chính vô sản của Liên Xô, thiết lập sự chuyên chính của tập đoàn xét lại do ông ta đứng đầu cũng tức là chuyên chính của tầng lớp đặc quyền tư sản Liên Xô” “Khrushchov thực hiện một loạt chính sách xét lại, phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, đã làm cho thế lực tư sản của Liên Xô bành trướng lên” Trong các xí nghiệp chế độ sở hữu toàn dân Liên Xô đã tồn tại “tình hình hoạt động của các phần tử tư sản nhiều màu sắc” Trước những sự thực này, bài viết tin chắc là, những nhà máy mà những phần tử thoái hóa biến chất nắm được đó, “về danh nghĩa là xí nghiệp xã hội chủ nghĩa trên thực tế đã biến thành những xí nghiệp tư bản để chúng phát tài làm giầu” Hơn nữa những người lãnh đạo nông trường tập thể Liên Xô sẽ biến những nông trang mà họ nắm giữ thành tài sản riêng của họ, “Chúng biến kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa thành kinh tế phú nông mới”
Không chỉ như vậy bài viết đã đánh giá quá nghiêm trọng lĩnh vực văn hóa Liên Xô. Bài viết cho rằng, “Thế lực tư bản trong xã hội Liên Xô” không chỉ không chỉ trong lĩnh vực chính trị, và lĩnh vực kinh tế mà trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng cũng “lan tràn một cách điên cuồng”. Nói cụ thể là, “Khrushchov ca ngợi hình thái ý thức của giai cấp tư sản, ca ngợi tự do, bình đẳng, bác ái và nhân tính luận của giai cấp tư sản, truyền bá những tư tưởng phản động như, chủ nghĩa duy tâm và siêu hình học cũng như chủ nghĩa cá nhân tư sản, chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa hòa bình của chủ nghĩa tư bản vào nhân dân Liên Xô, làm hỏng phong khí đạo đức của chủ nghĩa xã hội. Văn hóa tư sản tây phương hủ bại giến thành mốt, văn hóa xã hội chủ nghĩa bị bài xích và đả kích.” Ngoài ra trong các phần tử trí thức cao cấp cac bộ môn như văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật Liên Xô còn sinh ra một lượng lớn phần tử giai cấp tư sản mới. Những tầng lớp đặc quyền tư sản này sai khi chiếm cứ được các bộ môn tư tưởng và văn hóa đã bắt đầu nhiệt tình vào “phục hưng tư tưởng giai cấp tư sản ở Liên Xô hơn nữa đóng vai trò người truyền đạo cho văn hóa hủ bại Mỹ.”
4 Mao Trạch tin tưởng nhiều người, bao gồm cả Liên Xô sẽ càng ngày càng tưởng nhớ Stalin
Một tiêu điểm nữa trong bất đồng Trung Xô là vấn đề Stalin. TWĐCSLX đã thẳng thắn không kiêng nể nói với toàn thể đảng viên và tổ chức các cấp của họ: ĐCSTQ và chúng ta “trên vấn đề đấu tranh hậu quả của tệ sùng bái cá nhân Stalin đã tồn tại bất đồng nghiêm trọng” Trong một lần nói chuyện, Khrushchov đã nói: có người cho rằng thời kỳ Stalin tốt, muốn làm sống lại Stalin, thế thì” hãy mang ông ta đi để cùng sống với ông ta.”
Thế nhưng phía Trung Quốc biểu thị rõ ràng, trước việc đại hội hai mươi ĐCSLX lấy cớ phản đối sùng bái cá nhân để phủ định Stalin, “chúng ta xưa nay chưa bao giờ đồng ý”. Về vấn đề thực chất “chống sùng bái cá nhân” của ĐCSLX, trong “Kiến nghị về đường lối chúng của phong trào cộng sản quốc tế” TWĐCSTQ đã chỉ trích Khrushchov phê phán sùng bái cá nhân Stalin. Nhưng bài viết tránh dùng cách nêu sùng bái cá nhân” mà thay bằng “ mê tín cá nhân”. Trước tiên TWĐCSTQ khẳng định phản đối “mê tín cá nhân” là sai lầm, là có hại. Mà nguyên nhân của nó là “phản đối mê tín cá nhân” trên thực tế là muốn đối lập lãnh tụ với quân chúng, phá hoại sự lãnh đạo thống nhất của chế độ tập trung dân chủ trong đảng, thực chất của nó là ở chỗ “ra sức làm xấu chính đảng vô sản, làm xấu chuyên chính vô sản”
Ngày 13 tháng 9 năm 1963, Ban biên tập “Nhân Dân nhật báo” và tạp chí “Hồng Kỳ” công bố bài bình luận về vấn đề Stalin, phê bình người lãnh đạo ĐCSLX phản đối sùng bái cá nhân Stalin. Khi sửa chữa bài biết, Mao Trạch Đông đã thêm một đoạn lớn: “Vấn đề Stalin là một vấn đề lớn trong
phạm vi thế giới, từng gây ra phản ứng của mọi giai cấp các nước trên thế giới, đến nay vẫn còn bàn luận sôi nổi. Các giai cấp khác nhau, các đảng hoặc các phái chính trị đại biểu cho các giai cấp khác nhau, có ý kiến khác nhau. Dự đoán trong thế kỷ này có khả năng vấn đề này còn chưa có kết luận. Tuy vậy trong giai cấp công nhân quốc tế và phạm vi nhân dân cách mạng ý kiến của đa số người thực ra là giống nhau, họ không tán thành phủ định sạch trơn Stalin mà còn càng ngày càng tưởng nhớ Stalin. Ngay ở Liên Xô cũng như vậy” Mao Trạch Đông còn nhấn mạnh, ĐCSTQ luôn cho rằng, Khrushov lợi dụng “chống mê tín cá nhân” để phủ định sạch trơn Stalin là “hoàn toàn sai lầm, là có dụng tâm riêng.”
ĐCSTQ cũng xác định khởi điểm của sự phát triển chủ nghĩa xét lại Khruschov là tại đại hội hai mươi ĐCSLX, bởi vì Khrushchov đã đọc báo cáo mật phản đối sùng bái cá nhân tại đại hội này. Cũng như vậy, ĐCSTQ cho rằng đại hội hai mươi ĐCSLX là tiêu chí của sự hệ thống hóa “chủ nghĩa xét lại của lãnh đạo ĐCSLX, cũng là vì Khrushchov lại một lần nữa chống sùng bái cá nhân Stalin.
Đối với người lãnh đạo Trung Quốc thì xem ra bất cứ ai đều không thể phủ nhận một sự thực lịch sử: Stalin đã từng là người lãnh đạo phong trào cộng sản quốc tế, “do đó mà cũng không thể phủ nhận vấn đề đánh giá Stalin quan hệ tới vấn đề nguyên tắc trọng đại chung của phong trào cộng sản quốc tế. Người lãnh đạo ĐCSLX có lý do gì để ngăn cấm các đảng anh em đề xuất những phân tích và đánh giá thực sự cầu thị đối với Stalin?” Vì vậy đánh giá Stalin, “càng nên thận trọng hơn”. “Phải dùng phương pháp chủ nghĩa duy vật, tuân theo bộ mặt vốn có của lịch sử , phân tích một cách toàn diện, khách quan, khoa học những công lao thành tích và sai lầm của Stalin; không nên dùng phương pháp của chủ nghĩa duy tâm lịch sử tùy ý xuyên tạc và sửa đổi lịch sự phủ định sạch trơn Stalin một cách chủ quan, thô bạo.” ĐCSTQ xưa nay đều cho rằng Stalin đã phạm một số sai lầm. “Những sai lầm đó có nguồn gốc tư tưởng nhận thức cũng có nguồn gốc xã hội lịch sử. Nếu như đứng trên lập trường chính xác áp dụng phương pháp đúng đắn, phê phán Stalin đúng là có phạm sai lầm chư không phải là không có căn cứ bảo ông ta có sai lầm là tất yếu. Tuy vậy, xưa nay chúng ta phản đối sử dụng lập trường sai lầm, phương pháp sai lầm để tiến hành phê bình không chính xác Stalin.”
Trong một lần nói chuyện , Khrushchov đã ra sức nói về sự thống trị “khủng bố” của Stalin, nói Stalin “dùng cây búa duy trì chính quyền của mình” Miêu tả trật tự xã hội lúc đó ông ta nói, “trong thời kỳ này khi một người đi làm thường không biết mình liệu có thể trở về hay không, liệu có thể còn nhìn thấy vợ mình hay không, liệu còn có thể nhìn thấy con mình hay không”. Thậm chí Khrushchov còn cảm thán nói: “nếu Stalin chết sớm mười năm thì tốt bao nhiêu!”.TWĐCSTQ đã phê bình nghiêm khắc những lời nói đó của Khrushchov. Nói Khrushchov chửi Stalin như vậy “ có gì khác bọn đế quốc, phái phản động các nước, và bọn phản bội chủ nghĩa cộng sản chửi rủa ông? Vì sao lại hận thù khắc cốt ghi xương Stalin đến thế? Vì sao phải dùng thái độ hung ác hơn cả đối xử với kẻ thù để công kích ông như vậy?”
Trên thực tế, người lãnh đạo Trung Quốc gồm cả Mao Trạch Đông đều tin chắc không nghi ngờ: tuyệt đại đa số người Liên Xô đều không tán thành chửi rủa Stalin như vậy.” Họ càng ngày càng tưởng nhớ Stalin. Người lãnh đạo ĐCSLX đã nghiêm trọng thoát ly quần chúng. Lúc nào bọn họ cũng thấy âm hồn Stalin không tan, đang uy hiếp họ, thực ra đó là sự thể hiện vô cùng bất mãn của đông đảo quần chúng nhân dân đối với việc phủ định sạch trơn Stalin. Báo cáo bí mật của Khrushchov tại đại hội hai mươi đã phủ định sạch trơn Stalin, nhưng cho đến nay vẫn chưa dám cho nhân dân Liên Xô và nhân dân các nước trong phe xã hội chủ nghĩa thấy mặt, nguyên nhân của nó là ở chỗ, báo cáo này là một báo cáo mất mặt, là một báo cáo nghiêm trọng thoát ly quần chúng”
Vì vậy TWĐCSTQ biểu thị thái độ rõ ràng, trong tình hình Khrushchov xuyên tạc lịch sử, phủ định sạch trơn Stalin, “vì lợi ích của phong trào cộng sản quốc tế lẽ tất nhiên là về mặt đạo nghĩa chúng tôi phải đứng lên bào chữa cho Stalin.”
5 Luận chiến của hai bên giống như đoàn xe lửa cao tốc đang chạy, muốn nó dừng lại ngay dường như là không thể
Sau khi phía Trung Quốc công bố bài bình luận bức thư công khai của TWĐCSLX, ngày 29 tháng 11 năm 1963, TWĐCSLX đã gửi một bức thư cho TWĐCSTQ, kiến nghị đình chỉ luận chiến công khai, triệu tập hội nghị quốc tế các đảng anh em. TWĐCSLX còn đề xuất, hy vọng cải thiện quan hệ hai đảng, hai nước Trung Xô, và biểu thị: thứ nhất, cần tăng cường hợp tác liên hệ kinh tế, kỹ thuật, có thể tăng thêm đơn đặt hàng, cung cấp thiết bị toàn bộ, đặc biệt là thiết bị dầu mỏ và khai khoáng; thứ hai, nếu Trung Quốc cần thiết, có thể cử chuyên gia đến Trung Quốc giúp đỡ xây dựng; thứ ba, khi chế định kế hoạch năm năm mới hy vọng hai nước có thể điều hòa, hợp tác hỗ trợ; thứ tư, một số đoạn nào đó trên biên giới Trung Xô có thể thông qua đàm phán giải quyết bất đồng.
Khi phân tích nguyên nhân TWĐCSLX gửi thư đến, Mao Trạch Đông cho rằng bức thư đó bị buộc phải viết, là kết quả của luận chiến công khai, là kết quả của đấu tranh. Khrushchov vốn có ba cái sợ, một là sợ nhân dân cách mạng, hai là sợ những người Macxit, Lêninit, ba là sợ chủ nghĩa đế quốc. Bây giờ lại tăng thêm một cái sợ đó là sợ luận chiến công khai. Tuy vậy cần thấy cách làm đó của Khrushchov có tính hai mặt, một mặt là muốn biểu thị rõ ông ta muốn đối phó với một số người nào đó trước đây đã đi với ông ta nhưng hiện nay lại bất mãn với ông ta; mặt khác là muốn đôt vạ cho tôi, nói quan hệ Trung Xô xấu đi là do Trung Quốc không tán thành đình chỉ luận chiến công khai. Mao Trạch Đông nói,, mặc dù từ cuối năm 1962 đến đầu năm 1963, chúng ta đã viết bẩy bài, tiến hành phản kích nhưng mãi đến ngày 14 tháng 6 năm 1963 khi chúng ta công bố thư trả lời “Kiến nghị về đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế” về bề ngoài dường như chúng ta ở vào vị thế bị động trên thực tế là dụ địch vào sâu, chờ đợi thời cơ. Sau khi Kiến nghị đó được đề xuất, về hình thức chúng ta chuyển sang chủ động bầy ra thế trận xuất kích toàn diện. Từ đó trở đi, chúng ta lại nắm chắc bức thư công khai của TWĐCSLX chuyển sang phản công chiến lược. Hiện nay đang là lúc triển khai phản công toàn diện, giống như thời kỳ chiến tranh giải phóng trong nước, tháng 7 năm 1947, đại quân Lưu Đặng vượt Hoàng Hà giải phóng Trung nguyên, phản công chiến lược của quân ta đã như vậy. Do có cái bia-bức thư công khai của TWĐCSLX, chúng ta có thể thoải mái chân tay đường hoàng tiến vào cuộc đại luận chiến công khai.
Thế là Mao Trạch Đông kiến nghị, không cần vội trả lời bức thư của TWĐCSLX và cũng không đồng ý đình chỉ luận chiến công khai, và càng không thể bàn việc triệu tập hội nghị quốc tế các đảng anh em. Chúng ta còn phải tiếp tục viết bài, hiện nay đã viết sáu bài bình luận, còn phải viết bài bẩy, bài tám, bài chín, bài mười. Tính trung bình, đại khái mỗi tháng công bố một bài. Thậm chí ông còn biểu thị, chúng ta phải chế định một kế hoạch mười năm bởi vì bài viết quá nhiều, quyết nghị cũng rất nhiều, trả lời rất tốn thời gian. Nếu ĐCSLX tiếp tục công bố bài viết công kích chúng ta, chúng ta xin theo đến cùng, cũng có thể không chỉ mười năm mà còn cần thời gian dài hơn chút nữa. Đạo lý này chúng ta cần nói rõ với các đảng anh em thậm chí đối với một số đảng anh em đi theo Khrushchov cũng cần nói rõ. Phải nói những lời nói xấu trước. khi giải thích thái độ đối xử đối với bức thư của TWĐCSLX, Lưu Thiếu Kỳ đã nói tới cách nhìn bốn điểm: thứ nhất, chúng ta nhất quán chủ trương đoàn kết, phản đối luận chiến công khai. Nhưng luận chiến công khai không phải do chúng ta gây ra mà là do ĐCSLX gây ra. Thứ hai, ĐCSLX đã gây ra luận chiến công khai, công bố rát nhiều quyết nghị, thông báo, bài nói, bài viết , chúng ta có quyền trả lời, tranh luận. ĐCSLX đã công khai, chỉ đích danh công kích chúng ta chúng ta cũng phải dùng những thủ đoạn giống thế để trả lời họ. Thứ ba, lãnh đạo ĐCSLX luôn luôn lật lọng, nói lời không giữ lời. Mặc dù bọn họ đề xuất đình chỉ luận chiến công khai nhưng vẫn tiếp tục công cố bài viết công kích chúng ta. Vì vậy chúng ta phải nhìn xem, phải vừa nghe vừa xem xét lời nói và việc làm của họ, xem xem trong đề nghị đình chỉ luận chiến công khai của bọn họ rốt cuộc có bao nhiêu thành ý, sau đó mới có thể bàn được vấn đề triệu tập hội nghị quốc tế các đảng anh em. Thứ tư, giữa các đảng anh em với nhau phải bình đẳng, luận chiến công khai cũng phải nói dân chủ, nói bình đẳng, không thể vì ĐCSLX muốn luận chiến thì luận chiến, muốn đình chỉ thì đình chỉ. Như thế là không được. Lưu Thiếu Kỳ cho rằng, phải đạt được một thỏa thuận công bằng, hợp lý rồi sau dó mới có thể đình chỉ luận chiến công khai. Điều quan trọng nhất trong thỏa thuận là Liên Xô thừa nhận cách làm công khai chỉ trích đảng Trung Quốc trước đây là sai lầm, đồng thời tuyên bố hủy bỏ những quyết nghị, bài nói, bài viết đó. Nếu không, thì không thể đình chỉ luận chiến công khai. Chúng ta bảo lưu quyền trả lời, chúng ta muốn trả lời lúc nào thì chúng ta trả lời lúc đó,
Sau một thời gian chậm chạp không nhận được thư trả lời của TWĐCSTQ, cuối cùng không nhẫn nại dược nữa, ngày 12 tháng 2 năm 1964 TWĐCSLX đã gửi thư cho đảng cộng sản và đảng công nhân toàn thế giới, đề xuất triển khai “cuộc đấu tranh chống quan điểm chủ nghĩa nước lớn, chủ nghĩa Troskit và hoạt động bè phái, phá hoại của người lãnh đạo Trung Quốc. Thế nhưng TWĐCSLX không gửi bức thư đó cho TWĐCSTQ. Kết quả là TWĐCSTQ đã nắm chắc điểm này, trong thư gửi Mockva ngày 20 tháng 2 dã nói: “Lãnh đạo ĐCSLX, một mặt làm ra bộ muốn đoàn kết, kêu gọi đình chỉ luận chiến công khai, một mặt lại dùng ĐCSTQ bầy mưu xúi giục phong trào chống ĐCSTQ và các chính đảng chủ nghĩa Mác, Lênin khác, thường trắng trợn dùng hoạt động bè phái, hoạt động chia rẽ. Mấy năm gần đây, nói chung lãnh đạo ĐCSLX thường một mặt âm, một mặt dương nói thế này, làm thế khác” . Trong thư ĐCSTQ vô cùng bất mãn nói, các người nói công kích là công kích, nói ngừng là ngừng, loại thái độ duy ngã độc tôn làm càn vô lý đó, “đã bộc lộ đầy đủ chủ nghĩa xô vanh nước lớn ngoan cố và thói quen xấu “đảng cha” của các người.”
Sau khi nhận được bức thư nói trên của TWĐCSTQ, ngay trong ngày TWĐCSLX đã gửi thư trả lời và có giải thích, nói bọn họ không chuyển bức thư ngày 12 tháng 2 cho TWĐCSTQ là vì TWĐCSTQ chưa trả lời bức thư ngày 29 tháng 11 của TWĐCSLX. TWĐCSLX bất mãn biểu thị, các người không chỉ không trả lời ĐCSLX mà ngày 4 tháng 2 đã công khai công bố bài viết. Các người còn nói ĐCSLX “duy ngã độc tôn”, “làm càn vô lý”, “thói quen chủ nghĩa xô vanh nước lớn”, các người mới là như thế.
Sau khi kéo dài mấy tháng, ngày 29 tháng 2, TWĐCSTQ đã trả lời thư gửi ngày 29 tháng 11 của TWĐCSLX . Trong thư TWĐCSTQ nói, ngay từ tháng 4 năm 1962, chúng tôi đã đề xuất với cac đồng chí năm chủ trương tăng cường đoàn kết, loại bỏ bất đồng, thế nhưng các đồng chí coi những kiến nghị đó như gió thổi ngoài tai căn bản không để ý tới mà tiếp tục mở rộng luận chiến công khai. Ngày 9 tháng 3 năm 1963 trong thư gửi các đồng chí, một làn nữa chúng tôi lại kiến nghị đình chỉ luận chiến công khai, và đề xuất: để đình chỉ luận chiến công khai, đòi hỏi hai đảng và các đảng anh em có liên quan thảo luận đạt được một thỏa thuận công bằng các bên đều có thể tiếp thu. Thế nhưng các đồng chí không hề để ý tới kiến nghị của chúng tôi. Ngày 20 tháng 7 khi hội đàm hai đảng Trung Xô kết thúc chúng tôi lại chủ trương viết trên thông cáo chung hội đàm: hai đảng Trung Xô và các đảng anh em có liên quan, nên cùng cố gắng chung, mưu tìm cơ sở hợp lý để tiện đạt được một thỏa thuận được các bên tiếp thu, công bằng về đình chỉ luận chiến công khai. Những kiến nghị trên của chúng tôi một lần nữa bị các đồng chí từ chối. Hơn nữa, bất chấp những lời khuyên thành thật nhiều lần của chúng tôi, trong thời gian đàm phán Trung Xô tại Mockva, ngày 14 tháng 7 các đồng chí đã ngang nhiên công bố thư công khai gửi toàn thể tổ chức đảng và toàn thể đảng viên, phát động phong trào chống Trung Quốc với qui mô chưa từng có.
Từ luận chiến công khai tới nay, đối phương đã công bố bao nhiêu bài luận chiến hai đều có thống kê bước đầu. Phía Liên Xô nói, từ tháng 11 năm 1963 đến nay chỉ riêng “Nhân Dân nhật báo” đã công bó trên hai trăm bài viết và các tài liệu khác, hơn nữa còn thông qua đài phát thanh tiến hành quảng bá, “rất nhiều bài chống Liên Xô được phát mấy chục lần”. ĐCSLX tuyên bố, sau khi họ gửi bức thư ngày 29 tháng 11 cho TWĐCSTQ, đã “đơn phương đình chỉ công bố tài liệu luận chiến”
Theo thống kê không hoàn toàn của phía Trung Quốc từ ngày 15 tháng 7 năm 1963 đến cuối tháng 10 trong thời gian ba tháng rưỡi đó, báo chí Liên Xô đã công bố gần hai ngàn bài viết và tài liệu và còn chuyển đăng quyết nghị, tuyên bố, và bài viết của đảng cộng sản và đảng công nhân của 42 nước.
Thế là trong thư trả lời TWĐCSLX, TWĐCSTQ đã biểu thị thái độ rõ ràng, các đồng chí đã công bố nhiều tài liệu và bài viết chống Trung Quốc như vậy, mà cho đến bây giờ chúng tôi mới viết bẩy bài trả lời thư công khai của các đồng chí. Chúng tôi còn chưa trả lời hết một số vấn đề trọng đại đề xuất trong thư công khai, và cũng chưa kịp trả lời những vấn đề đề xuất trong các bài viết chống Trung Quốc khác của các đồng chí. Trong tình hình đó, làm sao có thể ý tưởng: “các đồng chí nói muốn luận chiến công khai là luận chiến công khai, các đồng chí nói muốn đình chỉ luận chiến công khai là đình chỉ luận chiến công khai được? Làm sao có thể ý tưởng, chúng tôi sẽ nghe theo gậy chỉ huy của các đồng chí, vứt bỏ quyền được trả lời, mặc ý để các đồng chí reo giắc bao nhiêu tin đồn, chửi rủa, vu cáo, ngụy tạo? Chẳng phải là muốn ĐCSTQ cúi đầu quỳ gối trước đường lối xét lại của các đồng chí à?” TWĐCSTQ còn nhấn mạnh, bất đồng giữa hai đảng Trung Xô là sự bất đồng trên một loạt vấn đề nguyên tắc trọng đại, “là vấn đề tuân theo hay làm trái những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, Lênin là kiên định hay vứt bỏ “Tuyên ngôn Mockva” năm 1957 và “những vấn đề nguyên tắc cách mạng của “Tuyên bố Mockva” năm 1960”. Tuy vậy TWĐCSTQ biểu thị, mặc dù bất đồng đã phát triển đến bước nghiêm trọng như vậy, ĐCSTQ vẫn vui lòng tận hết nỗ lực của mình để khôi phục và tăng cường đoàn kết .
Ngày 4 tháng 3 khi hội đàm với đoàn đại biểu Roumania, Lưu Thiếu Kỳ biểu thị rõ ràng, trong tình hình hiện nay phía Trung Quốc không thể ngừng được, bởi vì luận chiến công khai là do Liên Xô gây ra, mưốn ngừng, trước tiên họ phải thừa nhận sai lầm, không thừa nhận sai lầm thì không thể ngừng được. Từ khi TWĐCSLX công bố thư công khai đến nay, đã có hơn bốn mươi đảng công bố bài viết công kích ĐCSTQ. Đối với mỗi bài viết chúng tôi đều phải trả lời, chúng tôi có quyền đó. Mockva công kích chúng tôi, chúng tôi có quyền trả lời bảo vệ để bào chữa cho mình. Vì vậy nếu ngừng luận chiến thì trước tiên ĐCSLX phải thừa nhận họ gây ra tranh luận công khai là sai lầm, hủy bỏ mọi quyết nghị, tuyên bố, và bài viết của họ, và công khai tuyên bố với toàn thế giới. Có như vậy thì chúng tôi có thể đình chỉ luận chiến công khai, có thể từ bỏ quyền được trả lời, không tính nợ cũ nữa. Thế nhưng trước mắt chưa thể đình chiến được bởi vì chúng tôi chưa trả lời xong bức thư công khai của TWĐCSLX . Hơn nữa, hội nghị TW hai ĐCSLX vừa họp còn quyết định “kiên quyết phản kích” chúng tôi, muốn áp dụng “biện pháp tập thể” đối với chúng tôi. Chúng tôi phải xem xét đã, “kiên quyết phản kích” và “biện pháp tập thể” của bọn họ rốt cuộc là cái gì. Vì thế hiện nay chư thể ngừng được.
Sau khi đoàn đại biểu Roumania về nước, thời hạn phía Trung Quốc tạm ngừng công bố bài viết luận chiến cũng theo đó mà kết thúc. Ngày 31 tháng 3 “Nhân Dân nhật báo” công bố bài bình luận thứ tám thư công khai của TWĐCSLX, lần đầu tiên trên đầu đề bài viết chỉ đích danh “chủ nghĩa xét lại Khrushchov”
Điều này đã làm cho Mockva cảm thấy rõ rệt rằng từ hạ tuần tháng ba tới nay, bao chí Trung Quốc đã mở rộng to lớn “phong trào phản đối thù địch của ĐCSLX và Liên Xô”. Đặc biệt là sau khi công bố “bài bình luận thứ tám”Mockva đã lập tức đưa ra phản ứng quá kích động, ngay 3 tháng 4 đã công bố quyết nghị của hội nghị TW hai ĐCSLX và báo cáo của Suslov. Đồng thời với việc đó “Báo Sự Thật” còn công bố bài xã luận.
Sau đó, tại các hội nghị lớn hội nghị ở trong và ngoài nước Khrushchov đã không ngừng chỉ tên công kích ĐCSTQ và Mao Trạch Đông. Ngày 3 tháng 4 tại đại hội chúc mừng Hungaria giải phóng mười chín năm, Khrushchov tuyên bố: người lãnh đạo Trung Quốc “đã đề xuất công khai cương lĩnh chủ nghĩa chia rẽ của mình”. Ông ta còn nói, có loại người nào đó “ họ phê bình lập trường của chúng ta trên vấn đề hòa bình và chiến tranh” Ngày 12 khi nói chuyện trên đài phát thanh và truyền hình Mockva, Khrushchov tuyên bố, phải “đánh lại kiên quyết” người lãnh đạo Trung Quốc. Thậm chí ông ta còn giở món nợ cũ mấy năm trước, nói người lãnh đạo Trung Quốc đã “thử nghiệm có tính mạo hiểm” về mặt kinh tế tạo thành hậu quả nghiêm trọng, “kinh tế Trung Quốc đã rối loạn, trong nước xẩy ra nạn đói.”
Trước những hành động nói trên của TWĐCSLX và Khrushchov, Mao Trạch Đông, nhất quán kiên trì “người nếu phạm ta ta ắt phạm người” đã quyết tâm ăn miếng trả miếng. Ngày 27 tháng 4, “Nhân Dân nhật báo” công bố ba bản tài liệu Liên Xô công bố ngày 3 tháng 4. Ngày hôm sau “Nhân Dân nhật báo”đã trích công bố phần nội dung liên quan tới Trung Quốc trong bài nói ngày 3 tháng 4 và ngày 18 tháng 4 của Khrushchov. Khi công bố, Ban biên tập “Nhân Dân nhật báo” còn thêm một đoạn lời BBT rất dài, nói: lãnh đạo ĐCSLX luôn dùng thủ pháp phái hai mặt. Từ hơn nửa năm nay “ một mặt gào thét đình chỉ luận chiến công khai, một mặt tiếp tục công khai chống Trung quốc, hơn nữa còn rùm beng nào là phải thực hành “cú đánh lại kiên quyết” đối với ĐCSTQ, áp dụng cái”biện pháp tập thể” còn phải “công bố tài liệu, trình bầy rõ quan điểm” trưng ra điệu bộ dọa người, dường như trong tay đúng là có phép báu gì ghê gớm lắm” Về nội dung bài nói của Khrushchov, “ngoài những cái thô bạo ra, chỉ tăng thêm những biểu diễn như đập bàn, dậm chân, múa may nắm đấm, nghiến răng nghiến lợi mà thôi.” Lãnh đạo ĐCSLX công kích sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc, công kích đường lối chung nhẩy vọt lớn, công xã nhân dân của chúng ta, “những điều chẳng có gì là mới cả”. Tình hình kinh tế của chúng ta đã chuyển biến tốt, hơn nữa năm sau tốt hơn năm trước. Vì vậy, “ chúng tôi xin phép khuyên người lãnh đạo ĐCSLX, các người không cần phải “bận tâm lo lắng” cho nhân dân Trung Quốc, các người hãy lo tới công việc nhà mình nhiều hơn.
Lúc này cuộc luận chiến của hai bên giống như đoàn xe lửa đang chạy với tốc độ cao, muốn nó đột ngột dừng lại đường như là không thể được. Ngày 7 tháng 5, TWĐCSTQ gửi thư cho TWĐCSLX, phê bình nghiêm khắc một loạt hành động mà ĐCSLX áp dụng đối với ĐCSTQ từ tháng 2 tới nay, đồng thời một lần nữa nhấn mạnh: chỉ trong tình hình hai bên đạt được thỏa thuận mới có thể đình chỉ luận chiến công khai. Hơn nữa chúng tôi còn chưa trả lời hết thư công khai của các người. Tiếp đó, các người còn công cố hơn hai ngàn bài phản đối quyết nghị, tuyên bố, bài viết của ĐCSTQ, chúng tôi còn chưa bắt đầu trả lời, còn lâu mới trả lời hết được. “Các người công kích chúng tôi bao nhiêu, chúng tôi có quyền trả lời bấy nhiêu. Vì vậy hiện nay chưa thể bàn được vấn đề đình chỉ luận chiến công khai.”
Ngày 14 tháng 7, bài bình luận thứ chín thư công khai của TWĐCSLX, được gọi là bài viết “đào gốc chủ nghĩa xét lại Khrushchov” lên báo. Sau nửa tháng TWĐCSLX gửi thư quyết định triệu tập hội nghị trù bị do 26 đảng cộng sản và đảng công nhân tham gia vào ngày 15 tháng 12. Sau khi nhận được thư, Mao Trạch Đông nhận định, Khrushchov “đã viết hết rồi” muốn “hạ quyết tâm chia rẽ”. Thế là ngày 30 tháng 8, trong thư trả lời TWĐCSLX, dọng điệu của TWĐCSTQ đã vô cùng kiên định: “chúng tôi đã cảnh cáo các người, sau khi các người triệu tập hội nghị chia rẽ là đã tới lúc đi vào phần mộ. Bức thư ngày 30 tháng 7 của các người cho thấy rõ, các người không những bất chấp mọi hậu quả, mà còn tiến mạnh vào ngôi mộ mà mình đã đào sẵn. Vào thời gian cấp bách này, rốt cuộc là tự đi vào tuyệt lộ hay là quay đầu về bến, mong các người cân nhắc lợi hại, tự lựa chọn lấy.”
Đáng tiếc là hội nghị quốc tế còn chưa kịp triệu tập thì ngay 14 tháng 10 Khrushchov đã bị hạ bệ. Tháng 3 năm 1966, TWĐCSTQ quyết định không cử đoàn đại biểu tham gia đại hội hai mươi ba ĐCSLX , quan hệ hai đảng theo đó bị gián đoạn. Hầu như đồng thời, khi ra lệnh phát cho cấp dưới bài nói tại đại hội bẩy ngàn người năm 1962 của ông, Mao Trạch Đông đã sửa chữa một phần nội dung có liên quan tới đánh giá Liên Xô, thêm vào câu nói có trọng lượng cực lớn “hiện nay lãnh đạo đảng và nhà nước Liên Xô đã bị chủ nghĩa xét lại cướp đoạt rồi” ./.
Dựa theo cuốn “Những sự kiện trọng đại trong quan hệ Trung Xô”