- Luật
- Hỏi đáp
- Văn bản pháp luật
- Luật Giao Thông Đường Bộ
- Luật Hôn Nhân gia đình
- Luật Hành Chính,khiếu nại tố cáo
- Luật xây dựng
- Luật đất đai,bất động sản
- Luật lao động
- Luật kinh doanh đầu tư
- Luật thương mại
- Luật thuế
- Luật thi hành án
- Luật tố tụng dân sự
- Luật dân sự
- Luật thừa kế
- Luật hình sự
- Văn bản toà án Nghị quyết,án lệ
- Luật chứng khoán
- Video
- NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT
- ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
- BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Bình luận khoa học hình sự
- Dịch vụ pháp lý
- Tin tức và sự kiện
- Thư giãn
Ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.
NGUYỄN HOÀITheo ông Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, “Ngân hàng Nhà nước đã đưa một phần khá lớn nợ xấu ra khỏi bảng cân đối tài sản của các tổ chức tín dụng. Như vậy, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đã được “ngậm sâm” trên đường tới bệnh viện, còn chuyện chữa trị ra sao lại không phải là VAMC”.
Thưa ông, VAMC dọn dẹp một phần nợ xấu cho các tổ chức tín dụng nhưng làm gì để xử lý những “của nợ” này lại chưa được rõ ràng, ông có thể cho biết rõ hơn?
Trước khi trả lời câu hỏi, tôi cứ đưa ra một hình ảnh rất dễ hình dung: chắc hẳn không ít người, đặc biệt là giới y học đã rất bàng hoàng trước cái chết đột ngột do đột quỵ của giáo sư Tôn Thất Bách, nhưng cũng ít ai biết được, chỉ cần thêm vài phút thôi, để ông ấy kịp với chiếc điện thoại và gọi cấp cứu thì có lẽ, Việt Nam đã không bị thiệt thòi khi mất đi một nhà y khoa tim mạch hàng đầu thế giới.
Tương tự như vậy, trong lúc dòng chảy tín dụng tê cứng vì nợ xấu, ngân hàng và doanh nghiệp khoanh tay nhìn nhau vì những “cục nợ” thì sự ra đời của VAMC có một ý nghĩa sâu sắc là giúp đỡ hệ thống tổ chức tín dụng tạm dọn “cục nợ” sang một bên để họ và doanh nghiệp có thể tiếp tục làm ăn với nhau.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã đưa một phần khá lớn nợ xấu ra khỏi bảng cân đối tài sản của các tổ chức tín dụng. Như vậy, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đã được “ngậm sâm” trên đường tới bệnh viện, còn chuyện chữa trị ra sao lại không phải là VAMC.
Dọn nợ mà không xử lý triệt để thì sau 5 năm, một lượng nợ xấu khác lại tích thêm và lúc đó, nợ chồng nợ thì ai xử lý, thưa ông?
Phải thấy là vai trò lịch sử của VAMC chỉ là duy trì, cấp cứu tạm thời mối nguy phá sản của hệ thống tổ chức tín dụng và doanh nghiệp, còn việc xử lý nợ xấu triệt để thì phải chờ sự phục hồi của nội lực nền kinh tế trong 2–3 năm tới. Khi “lục phủ ngũ tạng” của nền kinh tế hồng hào, “huyết áp” ổn định trở lại thì mọi chuyện sáng sủa hơn.
Giả định, thị trường bất động sản hồi phục, các tài sản bảo đảm khác tăng giá thì các tổ chức tín dụng sẽ không phải trích lập 20% trên mệnh giá trái phiếu VAMC và cũng chẳng phải bán tài sản bảo đảm để bù nợ.
Cũng phải nói rõ là đừng trông mong việc VAMC mua nợ rồi thì đứng ra bán nốt những khoản nợ kèm theo tài sản bảo đảm đã mua. Bởi lẽ, các tổ chức tín dụng sau khi bán nợ vẫn tiếp tục ngồi lại với khách hàng của mình để đòi nợ, không phải là chuyện bán nợ cho VAMC rồi thì xóa luôn nợ cho doanh nghiệp!
Ví dụ, dư nợ 1.000 tỷ, đã trích lập 400 tỷ, ngân hàng sẽ lấy 400 tỷ đó xóa bớt nợ, còn 600 tỷ (tất nhiên là không nói cho doanh nghiệp biết đã xóa nợ), như vậy, VAMC chỉ mua nợ 600 tỷ đồng, mặc dù vẫn đòi người vay tiền phải trả 1.000 tỷ đồng. Nói cách khác, VAMC mua nợ 600 tỷ nhưng nắm quyền đòi nợ 1.000 tỷ đồng. Nếu không trả đủ, họ sẽ bán bớt tài sản bảo đảm để bù vào.
Vậy, trách nhiệm cuối cùng xử lý nợ xấu thuộc về ai, nếu nền kinh tế không phục hồi và cùng đó, các thị trường tài sản vẫn trì trệ?
Nếu nền kinh tế không phục hồi thì tổ chức tín dụng sẽ phải lấy lợi nhuận được trích lập ở mức 20% đối với mệnh giá trái phiếu trong vòng 5 năm, cùng đó là họ phải bán bớt tài sản bảo đảm đang nắm giữ kèm theo khoản nợ để bù đắp cho đủ số nợ xấu. Hay nói cách khác, tổ chức tín dụng phải lấy lợi nhuận mỗi năm 20% của 5 năm tới để chữa căn bệnh của hiện tại. Và trách nhiệm cuối cùng đương nhiên thuộc về cổ đông.
Bởi lẽ, lợi nhuận giảm thì cổ tức giảm, cùng đó, hàng triệu nhân lực của ngành sẽ phải chịu thiệt thòi. Chúng ta đã nhìn thấy làn sóng nhân lực ngành ngân hàng ra đi không ít và có thể xu hướng này còn tiếp tục trong các năm tới.
Có thể việc bán nợ và tài sản bảo đảm sau khi mua không thuộc về VAMC nhưng giả sử, các nhà đầu tư muốn mua thì sao lại không bán? Và nếu bán thì Ngân hàng Nhà nước cần phải làm gì?
Lúc đó, phải thiết lập một thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp và đây là bước tiếp theo mà Ngân hàng Nhà nước phải tính đến. Hiện có một luồng ý kiến là trong lúc giá đang thấp, nếu bán thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ lấy hết tài sản quốc gia nhưng nghĩ đi nghĩ lại, tôi thấy rằng: những nhà đầu tư FDI mang vốn vào, tạo công ăn việc làm cho nhân lực trong nước thì sao?
Suy nghĩ như thế thì mãi chẳng thấy lối ra. Cách tốt nhất là thiết lập một thị trường mua bán nợ mà ở đó, nhà đầu tư, kể cả nước ngoài sẽ mua nợ và mua những tài sản bảo đảm với giá thị trường. Đừng nghĩ là bán như thế thì tài sản sẽ bị nước ngoài mua hết vì những nhà đầu tư trong nước không phải không biết đánh hơi thấy lợi nhuận. Họ ở Sài Gòn, Hà Nội, tất yếu sẽ có lợi thế hơn về cự ly và cường độ, còn tiềm lực vốn thì nhà đầu tư nội cũng “khỏe” lắm.
Cứ quan niệm VAMC là một bệnh viện thì phải “cổ phần hóa” cái bệnh viện này. Ở đó, có nhiều bác sĩ, đồng thời là cổ đông, không phân biệt trong hay ngoài nước, vấn đề là phải tạo được sự hấp dẫn của thị trường mua bán nợ.
Trong bối cảnh nền kinh tế trì trệ, nợ xấu lớn như vậy, VAMC là một trong những giải pháp đặc thù, riêng có, bởi xét đến cùng, không có một cơ chế hay nguồn lực nào có thể xử lý được “cục máu đông” nợ xấu này.
Với cách làm như trên, các tổ chức tín dụng sẽ tự tân trang lại chính mình, nhờ đó, nền kinh tế cũng thở phào vì trút đi được gánh nặng nợ để nước ngoài nhìn nhận đánh giá khác đi. Lúc đó, mới nói đến chuyện tiếp tục mời gọi, thu hút họ đến với mình, bởi không ai muốn làm ăn với một đối tác mà cơ thể đang có “khối u” cả.