TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Phân chia di sản thừa kế khi ba mẹ mất không để lại di chúc

Phân chia di sản thừa kế khi ba mẹ mất không để lại di chúc. Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình.


Tóm tắt câu hỏi:

Kính chào Quý Công ty. Xin được tư vấn về quyền thừa kế, cụ thể như sau: Ba Mẹ tôi (đã mất) có 6 người con (2 trai + 4 gái), tất cả đều lập gia đình, 3 người con lớn đã ra riêng từ trước năm 1980, đã có chỗ ở ổn định. 2 chị gái và tôi (3 người con nhỏ) vẫn lưu cư tại nhà Ba Mẹ từ lúc sinh ra đến nay, trên 50 năm. Chúng tôi đã duy tu, bảo dưỡng, tôn tạo nhà, đóng thuế đất cho Nhà nước đầy đủ. Hiện tại, khu vực nhà tôi có kế hoạch giải tỏa, chủ đầu tư đặt vấn đề bồi thường, các anh chị tôi (3 người con lớn) yêu cầu "chia đều 6 phần, bằng nhau". Xin hỏi :

1/ Yêu cầu của họ (3 người con lớn) có chính đáng, hợp pháp không?

2/ Pháp luật có quy định giải quyết tranh chấp trong trường hợp này thế nào?

Giải quyết tất cả các vấn đề cần có Tình & Lý, các anh chị không chú trọng đến "Tình", một điều vô phúc của gia đình chúng tôi. Trong khi anh trai tôi định cư ở Mỹ, tôi (con trai út) phụng dưỡng Ba Mẹ từ trước đến khi Ba Mẹ mất; tôi là người đã chịu trách nhiệm "giữ" Bàn Thờ của Ông Bà, Cha Mẹ hiện tại và tương lai.

Mong nhận được sự tư vấn của Văn Phòng. Kính chúc Văn Phòng luôn phát triển bền vững. Xin cảm ơn và kính chào trân trọng.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Văn phòng Luật Sư Nguyễn Minh Trí. Với thắc mắc của bạn, Văn phòng Luật Sư Nguyễn Minh Trí xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo như lời của bạn thì việc phân chia thừa kế phải tùy thuộc vào việc bố mẹ bạn có để lại di chúc hay không. Trong trường hợp bố mẹ bạn để lại di chúc  và di chúc đó là hợp pháp thì kể từ khi thời điểm mở thừa kế tức là thời điểm bố mẹ bạn chết thì những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, tức là di sản sẽ được phân chia theo ý chí của bố mẹ bạn. Còn trong trường hợp bố mẹ bạn không để lại di chúc thì phần di sản của bố mẹ bạn sẽ được phân chia theo pháp luật theo quy định tại Điều 675 Bộ luật dân sự 2005 : 

Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Theo đó hàng thừa kế được quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 như sau: 

" Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

Như vây,phần di sản của bố bạn để lại sẽ được phân chia bằng nhau và chia đều cho các con của bố mẹ bạn tức là thuộc hàng thừa kế thứ nhất, không phụ thuộc vào ai là người phụng dưỡng bố mẹ bạn mà việc chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ là nghĩa vụ bổn phận của con,cháu phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam theo Điều 41 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

Điều 41. Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình

Các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

Con, cháu chưa thành niên được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà; con, cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ, ông bà."

Tuy nhiên, Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán và quyền, nghĩa vụ của người quản lý di sản như sau:

" Điều 683. Thứ tự ưu tiên thanh toán

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

4. Tiền công lao động;

5. Tiền bồi thường thiệt hại;

6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;

7. Tiền phạt;

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;

9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;

10. Các chi phí khác.

Điều 638. Người quản lý di sản

1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra.

2. Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

3. Trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

Điều 639. Nghĩa vụ của người quản lý di sản

1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 638 của Bộ luật này có các nghĩa vụ sau đây:

a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;

c) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;

d) Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 638 của Bộ luật này có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác;

b) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;

c) Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

d) Giao lại di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.

Điều 640. Quyền của người quản lý di sản

1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 638 của Bộ luật này có các quyền sau đây:

a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;

b) Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế.

2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 638 của Bộ luật này có các quyền sau đây:

a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;

b) Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế." 

Image result for Phân chia di sản thừa kế khi bố mẹ mất không để lại di chúc. Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình.

Theo quy định của pháp luật, sau khi thanh toán đầy đủ các khoản tiền, chi phí liên quan đến thừa kế thì phần di sản còn lại sẽ được chia đều cho những người thừa kế. Theo như lời của bạn thì bạn " là người đã chịu trách nhiệm "giữ" Bàn Thờ của Ông Bà, Cha Mẹ hiện tại và tương lai " như vậy bạn là người quản lý di sản của bố mẹ bạn nên hưởng thù lao theo thỏa thuận của những người thừa kế. Bên cạnh đó,việc duy tu, bảo dưỡng, tôn tạo nhà, đóng thuế đất cho Nhà nước của bạn cũng sẽ được nhận lại khoản tiền đó nếu có yêu cầu và đưa ra được hóa đơn, chứng từ.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness