TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 13
  • Hôm nay: 226
  • Tháng: 10675
  • Tổng truy cập: 5143993
Chi tiết bài viết

Thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung khi vợ chết

Thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung khi vợ chết. Vợ đã mất, có cần sự đồng ý của các con khi thế chấp bìa đỏ để vay vốn không?


Tóm tắt câu hỏi:

Vợ tôi đã mất. Nay tôi muốn thế chấp sổ đỏ để vay vốn ngân hàng. Số đỏ đứng tên cả hai vợ chồng, là tài sản có trước hôn nhân. Tôi có cần phải có chữ ký của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất khi thế chấp hay không ạ?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của VPLS Minh Trí. Với thắc mắc của bạn, VPLS Minh Trí xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Vì quyền sử dụng đất này là tài sản chung của vợ chồng bạn nên khi vợ bạn chết, phần quyền sử dụng đất của vợ bạn.sẽ được chia cho những người thừa kế của vợ bạn theo pháp luật thừa kế. Vì thế, trước khi thế chấp, bạn phải làm thủ tục khai nhận di sản và đăng ký sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế như sau:

- Chủ thể thực hiện: Những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật

- Cơ quan thực hiện: Tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có thửa đất

- Hồ sơ bao gồm:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Giấy chứng tử của vợ bạn;

+ Giấy tờ tùy thân của những người thừa kế;

+ Những giấy tờ khác…

- Thủ tục:

+ Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại UBND cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại UBND cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.

+ Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Nếu những người thừa kế tặng cho toàn bộ quyền hưởng di sản cho bạn để bạn trở thành chủ sử dụng toàn bộ thửa đất thì bạn sẽ làm thủ tục kê khai đăng ký biến động đất đai, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thế chấp toàn bộ quyền sử dụng đất đó tại ngân hàng. Nếu những người thửa kế không đồng ý tặng cho bạn thì cần phải làm thủ tục tách thửa đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất mà bạn được nhận và bạn có quyền thế chấp đối với phần quyền sử dụng đất của mình.

Thủ tục đăng ký biến động, cấp Giấy chứng nhận như sau:

- Chủ thể thực hiện: Người được hưởng di sản theo khai nhận.

- Cơ quan thực hiện: Văn phòng đăng ký đất đai nơi có bất động sản

- Hồ sơ: Sau khi có văn bản công chứng việc khai nhận thừa kế, người được hưởng di sản nộp một bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai gồm: bản chính văn bản khai nhận thừa kế có công chứng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân của người hưởng di sản, giấy chứng tử, giấy khai sinh…).

- Thủ tục: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận; Sau khi bên nhận thừa kế thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người thừa kế.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn có quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.

------------------------------------------------------------------------------

Mọi thắc mắc cần tư vấn gọi VPLS Minh Trí

Gửi yêu cầu Email: a10mtri@gmail.com, dongtudhl@gmail.com, phucminh80@gmail.com

Liên hệ qua Hotline: 0902818158 - 0903724089 - 0906834543 - 0906812689

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness