Công ty A vay vốn tại ngân hàng với tài sản thế chấp hình thành tài sản trong tương lai là 145 tỷ đồng, nghĩa vụ được đảm bảo là 90 tỷ đồng, Văn phòng công chứng đã thu 10 triệu. Năm nay hình thành tài sản được định giá là 175 tỷ, không có nghĩa vụ được đảm bảo, Văn phòng công chứng thu 40 nghìn đồng. Như thế có đúng không?
Xin cho tôi hỏi một số vấn đề về giá trị pháp lý của hợp đồng công chứng mua bán đất:
1. Sau khi công chứng mua bán nhà đất thì mảnh đất đã thuộc về bên mua chưa?
2. Sau khi công chứng cần làm những thủ tục gì đề chuyển tên cho bên mua? Theo tôi được biết là phải đóng thuế trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, rồi đăng bộ để sang tên, sau đó nhận giấy hẹn lên lấy sổ,lúc này mảnh đất đã mua mới 100% thuộc về bên mua. Như vậy có phải không?
3. Nếu có những sự cố xảy ra sau khi đã ký hợp đồng công chứng thì người mua có thể kiện ra tòa không?
4. Phòng công chứng có trách nhiệm xác minh xem mảnh đất đang bán có tranh chấp không hay đơn thuần chỉ là công chứng cho anh A bán cho anh B một mảnh đất giá bao nhiêu thôi? Xin cảm ơn rất nhiều!
Tôi có chuyển nhượng một thửa đất. Sau khi làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và được Văn phòng công chứng chứng thực hợp đồng xong, tôi nộp hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cũng đã chuyển thông tin qua Chi cục thuế và đã có thông báo thuế. Giờ tôi muốn làm thủ tục hủy hợp đồng xin rút lại hồ có được không?
Trong hợp đồng thế chấp 3 bên, khi đi công chứng, bắt buộc cả 2 bên (bên thế chấp và bên vay) ký và điểm chỉ trong hợp đồng. Việc điểm chỉ có phải bắt buộc không ạ?
Tương tự như đối với hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng QSĐ đất, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất có phải bắt buộc điểm chỉ không?
Công chứng viên A, bị Tòa án tuyên 24 tháng cải tạo không giam giữ. Hỏi: trong thời gian bị truy tố, xét xử và chấp hành bản án thì công chứng viên A có bị miễn nhiệm, tạm đình chỉ hay tước giấy phép hành nghề hay không?
Cuối năm 2014 tôi có mua miếng đất, ký hợp đồng tại Văn phòng công chứng. Sau đó tôi bị thất lạc toàn bộ hồ sơ công chứng cùng Giấy chứng nhận QSDĐ đó. Tôi nhờ chủ sở hữu cũ xin cấp lại Giấy chứng nhận QSDĐ để tôi làm thủ tục sang tên thì được phòng tài nguyên môi trường Tp Châu Đốc thông báo tài sản này đã bị thi hành án từ năm 2010, chuẩn bị đấu giá tài sản. Xin hỏi trách nhiệm thuộc về ai? Tôi có mất tiền không?
Tôi muốn thuê một căn nhà để ở. Xin hỏi hợp đồng thuê nhà có phải chứng thực hoặc công chứng hay không? Hợp đồng phải được công chứng, chứng thực thế nào thì mới được coi là hợp lệ, hợp lý?
Khi công chứng hợp đồng thế chấp, bên công chứng từ chối hợp đồng đăng ký vì công ty không có chức năng cho vay nên không được nhận thế chấp bằng tài sản đất đai. Công ty tôi không phải là tổ chức tín dụng, để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ của bên mua hàng thì công ty tôi có được nhận thế chấp bằng tài sản là quyền sử dụng đất hay không?
Tôi đang là thành viện hợp danh của Văn phòng công chứng C trên địa bàn tỉnh A, nay tôi lập đề án thành lập một Văn phòng công chứng D cũng tại tỉnh A và được UBND tỉnh A ban hành Quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng D. Sau khi có quyết định cho phép thành lập tôi đã xin chấm dứt tư cách thành viên hợp danh tại Văn phòng công chứng C và đã được thành viên hợp danh còn lại nhất trí, được lập thành biên bản. Sau khi có biên bản cho chấm dứt thành viên hợp danh tôi gửi Sở Tư pháp tỉnh A để làm thủ tục xin cấp giấy đăng ký hoạt động, nhưng Sở Tư pháp lại yêu cầu tôi phải tìm công chứng viên hợp danh mới cho Văn phòng công chứng C và đồng thời làm thủ tục thay đổi đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng C thì tôi mới được đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng D mà tôi mới thành lập. Vậy Sở Tư pháp tỉnh A yêu cầu như trên có đúng quy định pháp luật không?
Theo quy định của Luật công chứng thì cộng tác viên phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng được quyền đăng ký chữ ký. Tuy nhiên, khi dịch bản dịch thì công tác viên lại sử dụng dấu đóng chữ ký mà không ký trực tiếp lên bản dịch. Cho em hỏi như vậy có hợp lệ hay không?