Xác định trách nhiệm bồi thường khi điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có người anh làm tài xế trong xe khách phương trang . Vào ngày 22/5 xe khách tính vượt xe tải bất ngờ xe du lịch từ dưới lề đâm lên, va chạm xe tải nhẹ, thắng gấp vì trời mưa trơn chợt xe khách quay ngang phần đuôi của xe khách va vào bên hông của xe du lịch . Va chạm như thế bồi thường như thế nào và có ở tù hay không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của VPLS Minh Trí. Với thắc mắc của bạn, VPLS Minh Trí xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì:
Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.
Căn cứ vào quy định trên, theo nguyên tắc chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có sự xuất hiện của yếu tố lỗi - không phân biệt lỗi vô ý hay lỗi cố ý mà xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác và gây thiệt hại. Người có hành vi xâm hại tới tài sản, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường ngay cả khi không có lỗi theo đúng quy định pháp luật.
Tuy nhiên, theo các thông tin bạn đưa ra thì không nhắc tới vấn đề có xảy ra thiệt hại hay không và mức thiệt hại như thế nào, có xác định yếu tố lỗi thuộc về bên nào nên bạn có thể căn cứ vào các quy định tại Mục 2 Chương XXI Bộ luật dân sự 2005 và các văn bản giám định của phía cảnh sát giao thông để xác định.
Như vậy, căn cứ vào việc anh bạn điều khiển chiếc xe khách vượt xe tải khi tham gia giao thông mà không tuân thủ các quy định an toàn, giao thông đường bộ khi vượt xe mà gây ra va chạm dẫn đến thiệt hại thì anh bạn phải chịu trách nhiệm bồi thường. Và trong trường hợp không có lỗi do anh bạn gây ra nhưng anh bạn chỉ không phải bồi thường khi lỗi hoàn toàn thuộc về người bị hại và trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại và nguyên tắc bồi thường được quy định như sau:
Điều 307 Bộ luật dân sự 2005 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
3. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.
Điều 605 Bộ luật dân sự 2005 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Do đó, khi xác định được trách nhiệm bồi thường thì các bên tự thỏa thuận mức bồi thường. Người chịu trách nhiệm bồi thường phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất về vật chất và tinh thần cho người bị hại.
Ngoài ra, về việc gây tai nạn mức nào thì sẽ bị đi tù thì Điều 202 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 quy định như sau:
Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Do đó, nếu việc gây tai nạn do lỗi vi phạm nghiêm trọng mà xâm hại tới tính mạng, sức khỏe của người khác thì sữ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và sex phải nhận mức án phạt như trên đối với từng trường hợp cụ thể.
------------------------------------------------------------------------------
Mọi thắc mắc cần tư vấn gọi VPLS Minh Trí
Gửi yêu cầu Email: a10mtri@gmail.com, dongtudhl@gmail.com, phucminh80@gmail.com
Liên hệ qua Hotline: 0902818158 - 0903724089 - 0906834543 - 0906812689