TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Người vi phạm khó khăn có được giảm mức phạt tiền không?

Tóm tắt câu hỏi:

Mức phạt không đăng ký biến động đất đai trong thời gian 30 ngày từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, ra quyết định phạt là 3.500.000 đồng. Nhưng chủ sử dụng hoàn cảnh khó khăn, cán bộ linh động quyết định mức phạt 2 triệu có được không? Cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Văn phòng Luật Sư Nguyễn Minh Trí. Với thắc mắc của bạn, Văn phòng Luật Sư Nguyễn Minh Trí xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo như bạn trình bày, bạn thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định tại Khoản 4 Điều 95 Luật đất đai 2013:

"4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;

c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;

d) Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;

đ) Chuyển mục đích sử dụng đất;

e) Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;

g) Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

h) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;

i) Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;

k) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;

l) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;

m) Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất."

Theo khoản 6 Điều 95 của luật này cũng có quy định "6. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế."

Image result for Người vi phạm khó khăn có được giảm mức phạt tiền không?

Nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên mà không tiến hành đăng ký biến động đất đai theo quy định tại Điều 95 Luật đất đai 2013 trong 30 ngày kể từ ngày có biến động thì sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 102/2014/NĐ-CP:

"2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các trường hợp biến động đất đai quy định tại các điểm a, b, h, i, k, và l khoản 4 điều 95 của luật đất đai nhưng không thực hiện đăng ký biến động theo quy định."

Pháp luật không quy định mức phạt cụ thể với hành vi không đăng ký biến động đất đai, mà chỉ đưa ra mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng để cơ quan có thẩm quyền xử phạt có thể linh động áp dụng, với từng hành vi không đăng ký biến động đất đai cụ thể thì có thể đưa ra mức phạt phù hợp, ngoài ra cơ quan có thẩm quyền xử phạt cũng có thể căn cứ vào hoàn cảnh khó khăn của người vi phạm để đưa ra mức phạt.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định tình tiết giảm nhẹ khi người vi phạm hành chính có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình tạo ra. 

Như vậy với trường hợp trên thì cơ quan có thẩm quyền có thể đưa ra mức xử phạt là 2.000.000 đồng.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness