TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Tranh chấp phần diện tích đất hương hỏa

Tranh chấp phần diện tích đất hương hỏa. Có người đến tranh chấp di sản thừa kế do ông nội để lại thì gia đình phải làm thế nào?


Tóm tắt câu hỏi:

Kính gửi VPLS Minh Trí, em tên Đoàn Quốc Trường, ở Hậu Giang. Hôm nay viết thư này là có vấn đề mong nhận được sự tư vấn, liên quan đến việc quyền thừa kế đất đai do người mất để lại, cụ thể như sau: Ông nội em mất mà không để lại di chúc, nhưng lúc còn sống nội đã cho đất cho các cô bác, người thì cho đất, người cho vàng, tuy nhiên có người sử dụng có người đã bán lại. Sau khi nội mất, cả gia đình họp lại để quyết định quyền hưởng đất đai, các cô bác thời gian đó đều đồng ý để cha em là con út, ở với ông nội hưởng hết đất và nhà do ông nội để lại, đã kí giấy tờ liên quan và đã làm sổ đỏ, chuyển tên qua cha em đến nay gần 10 năm. Tuy nhiên đến nay có người đòi chia lại đất hương hỏa. Vậy em xin hỏi, việc đòi chia lại đất hương hỏa đó có được không, nếu phải đưa ra pháp luật thì theo có chia được không. Xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của VPLS Minh Trí. Với thắc mắc của bạn, VPLS Minh Trí xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Thứ nhất, ông nội bạn mất mà không để lại di chúc nên phẩn di sản của ông sẽ được chia theo pháp luật. Căn cứ vào Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau:

"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

Do đó, nếu người mẹ qua đời mà không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia cho hàng thừa kế thứ nhất: bà nội (nếu còn) và các cô, bác của bạn. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ tiến hành thoả thuận với nhau về việc phân chia di sản và ghi nhận bằng văn bản, có đầy đủ chữ ký của các bên. Nếu không thỏa thuận được thì phần di sản sẽ được chia đúng theo pháp luật.

Thứ hai, Điều 57 Luật công chứng quy định về việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản."

Theo quy định này, văn bản thoả thuận phân chia di sản giữa các anh em không nhất thiết phải công chứng. Chỉ cần được ghi lại bằng văn bản, có nội dung là trao quyền sử dụng đất và có chữ ký của tất cả những người trong hàng thừa kế thứ nhất thì đây là văn bản hợp pháp. Trường hợp của gia đình bạn, những người trong hàng thừa kế thứ nhất đã kí giấy tờ liên quan và đã làm sổ đỏ chuyển tên cho cha bạn nên đất thuộc quyền sở hữu của cha bạn là hoàn toàn hợp pháp.

Thứ ba, Việc đòi chia lại đất hương hỏa là có được hay không? Nếu phải đưa ra pháp luật thì theo có chia được không?

Người này không có quyền khởi kiện vì mảnh đất trên hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của bố bạn. Nếu phải đưa ra pháp luật thì sẽ căn cứ vào Điều 202 Luật đất đai quy định về hòa giải tranh chấp đất đai:

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy, những người trong gia đình bạn có thể tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở. Trong trường hợp không thể hòa giải được thì có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết và bảo vệ quyền lợi cho gia đình bạn.

------------------------------------------------------------------------------

Mọi thắc mắc cần tư vấn gọi VPLS Minh Trí

Gửi yêu cầu Email: a10mtri@gmail.com, dongtudhl@gmail.com, phucminh80@gmail.com

Liên hệ qua Hotline: 0902818158 - 0903724089 - 0906834543 - 0906812689

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness