TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

ba yếu tố quyết định quan hê của Trung quốc với thế giới

 

Thế giới quan của ông Tập Cận Bình, cách thức ông quản lý chính sách đối ngoại và sự khác biệt về phong cách của ông Tập so với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào được cho là ba yếu tố sẽ quyết định các mối quan hệ của Trung Quốc với thế giới trong thập kỷ tới. 

 Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp cận quyền lực theo cách rất khác so với các nhà lãnh đạo chính trị tại Mỹ. Các chính trị gia Mỹ phải quảng bá những ý tưởng và giá trị của họ với các cử tri. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không cần trực tiếp thông báo cho truyền thông và công luận về bất kỳ điều gì, kể cả các quan điểm chính sách đối ngoại của họ. Phong cách lãnh đạo của ông Tập Cận Bình dường như  sẽ tiếp tục truyền thống của những người tiền nhiệm. Tuy nhiên, quan điểm và thế giới quan của ông chắc chắn sẽ khác so với ông Hồ Cẩm Đào. Điều khác rõ rệt nhất là Ông Tập xuất thân từ một giòng tộc truyền thống " hoàng thân " con của Tập trọng Huân ," quốc thích " con nuôi của  Nguyên soái Diệp Kiếm Anh .Ông đại diện cho phái " thái tử " đang nắm  phần lớn chính trị ,quốc phòng ,kinh tế của Trung quốc .Ông là đứa " con út " giử gia tài của các giòng giống Cách mạng từ thời Mao ,Đặng .Cho nên ,tính nguyên tắc trong quyết sách của Ông Tập sẽ vững vàng .

Ông Tập Cận Bình thuộc về một thế hệ lớn lên và được đào tạo chủ yếu trong kỷ nguyên đổi mới của Trung Quốc, có ảnh hưởng quyết định đến cuộc sống của họ. Trung Quốc đã tự mở cửa với thế giới vào năm 1978, khi ông Tập Cận Bình là thanh niên, nóng lòng muốn tìm hiểu thế giới bên ngoài Trung Quốc. Ông thuộc về một thế hệ có cảm hứng từ cách tiếp cận thực tế của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình để phá vỡ những bức tường mà những người cánh tả cực đoan đã xây dựng xung quanh Trung Quốc, và là thế hệ tin rằng tri thức có thể thay đổi số phận của quốc gia và người dân của họ.Ông Tập  trãi nghiệm qua cuộc sống từ thời Cách mạng văn hóa gió tanh mưa máu ,lang thang trên đồng cỏ  miền đất Hoàng thổ trung Hoa .Rồi vào tuổi trung niên chứng kiến những đổi thay thay xu hướng Phương Tây .Ông qua các vị trí cầm quyền đã tỏ ra có bản lĩnh điều chỉnh .cân đối khá hài hòa các mâu thuẫn của nước Trung Hoa thế kỷ 21 .

Khi thế hệ này lên nắm quyền lãnh đạo, họ sẽ đưa niềm đam mê cũng như sự tò mò về tri thức và đổi mới vào công việc thực tế. Các thành viên của thế hệ này muốn học hỏi từ thế giới rộng lớn hơn khi họ tìm cách thúc đẩy các lợi ích quốc gia của Trung Quốc tại nước ngoài và khuyến khích sự thay đổi dần dần tại Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình có thể xử lý những vấn đề gai góc nhất của ngoại giao Trung Quốc, nhất là quan hệ Trung-Mỹ, một cách thực tế và linh hoạt hơn so với những năm gần đây. Chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình hồi tháng 2/2012 được đông đảo mọi người trên thế giới coi là phần tiếp theo chuyến thăm Mỹ của ông Đặng Tiểu Bình hồi tháng 1/1979. Ông Tập Cận Bình đã hội đàm với Tổng thống Barack Obama và thăm Lầu Năm Góc, phát biểu và thăm những người bạn cũ thời ông sống tại Iowa một thời gian ngắn khi còn là thanh niên.

Điều quan trọng nhất là thay vì dành nhiều thời gian để thảo luận các chủ đề chính trị và chiến lược, ông Tập Cận Bình đã nói thẳng thắn và mạnh mẽ về thực trạng hiện nay của quan hệ Trung-Mỹ. Ông Tập Cận Bình tuyên bố rằng "Thái Bình Dương đủ rộng cho cả Trung Quốc và Mỹ". Mặc dù không hài lòng với việc Mỹ chuyển trục chiến lược sang châu Á, nhưng ông Tập Cận Bình vẫn điềm tĩnh và nhấn mạnh "không ai có thể dựa quá nhiều vào sức mạnh quân sự trong các hoạt động ngoại giao tại châu Á-Thái Bình Dương". 

Tương tự, ông Tập Cận Bình đã tìm cách tránh tranh luận về các vấn đề nhân quyền, chỉ nói một cách đơn giản "sẽ không có tốt nhất, mà chỉ có tốt hơn". Ông Tập đã tìm cách bày tỏ rằng cho dù có bao nhiêu câu hỏi, luận cứ và cả xung đột tiềm tàng giữa Trung Quốc và Mỹ, các nhà lãnh đạo hai nước nên giải quyết chúng với một thái độ hợp tác và chân thành. Các nhà lãnh đạo không nên quá chú ý tới các chi tiết và nghi ngờ các động cơ của đối tác để khỏi mất tầm nhìn về một bức tranh lớn hơn.

Sự tự tin của ông Tập Cận Bình còn được thể hiện ở chính trường trong nước. Thế hệ của ông chắc chắn cải cách hơn các thế hệ trước đây. Trên thực tế, cũng có thể nói ông Tập Cận Bình là một người dân tộc chủ nghĩa, mơ ước biến Trung Quốc thành một quốc gia hùng mạnh và phồn vinh hơn. Các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc mong muốn được thế giới tung hô, nhưng họ còn muốn được hoan hô ở trong nước hơn.

Giống như các nhà lãnh đạo trước của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình tin rằng thế giới sẽ tôn trọng quyền giải quyết các vấn đề nội bộ của Bắc Kinh. Vì thế, ông sẽ chứng tỏ sức mạnh ngoại giao nếu Trung Quốc bị thách thức trong các lĩnh vực quan tâm cốt lõi. Ông Tập Cận Bình biết rằng thế giới không chỉ kỳ vọng một Trung Quốc tốt đẹp hơn, mà còn là một Trung Quốc cam kết xây dựng thế giới tốt đẹp hơn. Ông Tập Cận Bình sẽ là một nhà lãnh đạo cứng cỏi và minh mẫn, nhưng hiểu thế giới một cách thực dụng và biết hợp tác tốt với các đối tác nước ngoài của ông. Ông Tập Cận Bình có thể mang lại một cuộc cách mạng cho ngành ngoại giao Trung Quốc. 

Zhu Feng, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc. Bài viết được đăng trên Project syndicate

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness