TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Đánh thức một Cam Ranh đang ngủ 112015

Cam Ranh là căn cứ làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho tất cả các nước trên thế giới, với tinh thần bình đẳng. Phát biểu ngày 1.11 của người đứng đầu bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh bao hàm định hướng mở cho một vịnh kín có vị trí địa – chiến lược rất quan trọng trong hàng hải quốc tế trong ba thế kỷ qua.

Ảnh tư liệu cũ về cảng Cam Ranh. Ảnh: TL

 

Trước khi ông Thanh trao đổi với báo giới, hai ngày trước đó, báo Thanh Niên dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị Cấp cao ASEAN tổ chức tại Hà Nội, rằng Việt Nam sẽ cung cấp dịch vụ kỹ thuật tại Cam Ranh cho tàu các nước, kể cả tàu ngầm.

Là vịnh kín có độ sâu trên 14m đủ khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn, Cam Ranh có vị trí địa – chiến lược quan trọng do gần tuyến đường hàng hải quốc tế trên Thái Bình Dương, rất gần với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kể từ khi Nga rút khỏi quân cảng Cam Ranh vào năm 2002, Cam Ranh vẫn do quân đội quản lý. Trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 21.3.2002, khi được hỏi về đề nghị thuê lại căn cứ Cam Ranh của tư lệnh quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương Dennis Blair, bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà khẳng định: “Chúng tôi sẽ không bao giờ cho thuê nữa”. Ông Trà, lúc đó, cũng hé lộ hướng sử dụng mục đích quân sự, kết hợp phần nào phát triển kinh tế ở một mức độ nhất định. Chuyên viên kinh tế, cố tiến sĩ Phạm Tường Vân cũng nói trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, rằng bước đầu chỉ nên phát triển các ngành công nghiệp phục vụ quốc phòng và quốc tế hoá dịch vụ quân sự. Qua lời người kế nhiệm ông Trà, có thể thấy, mất gần tám năm, chủ trương khai thác Cam Ranh mới được định hình.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết, bộ Quốc phòng đang lập dự án và đàm phán để thuê tư vấn của Nga và mua các thiết bị, công nghệ của Nga. Ông Thanh nói: “Giai đoạn đầu thì phải thuê một số chuyên gia kỹ thuật của Nga giúp chúng ta xây dựng thành công nhà máy để làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật này”. Ông Thanh cho rằng, khả năng khai thác cảng Cam Ranh theo định hướng mới nhanh nhất là mất khoảng ba năm kể từ khi lập xong dự án. Thời gian này cũng trùng khớp với tính toán của nguồn tin cung cấp cho Interfax và được RT.com, website của một đơn vị có phát sóng radio tại Nga, dẫn lại. Ông Thanh giải thích rằng, việc sửa chữa tàu ngầm ở Cam Ranh chỉ dừng ở mức độ sửa chữa vừa và nhỏ. Được biết, Việt Nam đã ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm loại kilo của Nga. Cũng theo ông Thanh, có nhiều nước tỏ ý quan tâm đến hợp tác để khai thác Cam Ranh, trong đó có Nga.

Ông Thanh nhấn mạnh, việc có nhiều tàu của các cường quốc vào cảng của Việt Nam là vấn đề bình thường, không có gì phải lo ngại. Ông nói: “Đây là chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào khu vực và thế giới, tăng cường giao lưu, muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước, với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, chính sách rộng mở của chúng ta”.

Trên RT.com, đô đốc Viktor Kravchenko, người một thời phụ trách Hải quân Nga ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, cho rằng: “Nếu Nga muốn duy trì sức mạnh trên biển, việc khôi phục một căn cứ như Cam Ranh là điều tất yếu”. Có mặt ở Cam Ranh từ năm 1979, Hải quân Liên Xô đã xây dựng Cam Ranh là căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô lúc bấy giờ.

Ông Viktor Litovkin, tổng biên tập tờ Independent Military Review đánh giá, nếu Nga sử dụng Cam Ranh như một địa chỉ cung cấp dịch vụ hậu cần kỹ thuật là “bước tiến tích cực”. Theo ông này, ưu tiên của Nga trên biển là bảo vệ lợi ích quốc gia, công dân và thương thuyền. Nga và Mỹ, trong phân tích của Litovkin, có những mối quan tâm chung trên biển về chống khủng bố và hải tặc.

Theo ông Phùng Quang Thanh, hiện Việt Nam vẫn cho phép tàu hải quân nước ngoài vào thăm cảng theo con đường ngoại giao, ví dụ như các nước ASEAN, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nga, Pháp, Úc, New Zealand… thì hàng năm vẫn có tàu quân sự vào thăm. Trong năm nay, một tàu trọng tải 40.000 tấn của Hải quân Mỹ đã vào sửa chữa tại Hòn Khói, cách Cam Ranh khoảng 75km về phía bắc.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness