TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ,KINH TẾ HAY KHỦNG KHOẢNG CƠ CẤU TOÀN DIỆN

 Lời bình : Trong  3 năm 2020  2021 , 2022 ,đặc biệt là các  tháng 5,6 ,7 8,9,10 ,, năm 2021  v từ 3/2022 Thế giới  gánh chịu cùng 1 lúc Đại dịch Covid 19, chiến tranh Nga hậu Xô viết với Ukraine ở Châu Âu  cọng hưỡng cùng Khủng hoảng khí hậu và Năng lượng liên quan tại các trung tâm lớn Như Châu Âu ,Trung quốc ,Ấn độ . Lạm phát gia tăng cao từ tháng 7 /2021 . 

Hãy thừ nhìn lại  cuộc khủng hoãng  năm 2008  và nghĩ xem trong năm 2022 ,2023 ...mức độ nghiêm trọng của các sự kiện khủng hoảng toàn cầu  kèm theo Đại dịch ,chiến tranh có cọng hưởng với biến đổi khí hậu . Nghĩ xem phải chăng đây chính là thảm họa vực thẳm của nhân loại trong mùa Đông thế kỷ 21? Cùng dự báo xem độ dài bao lâu ? Và cường độ thảm họa sẽ nghiêm trọng đến mức nào ? Loài người sẽ vượt qua như thế nào để đến một mùa xuân thế kỷ 21 ? 

Ô sào ẩn sĩ  7/11/2022  Lập đông 

 

Phi chăng, trong lch s, năm 2008 đi vi thế k XXI s ta như 1929 đi vi thế k XX : cuc khng hong trăm năm mi có mt ln ca ch nghĩa tư bn ? Sau mt tháng bão t chng khoán và tài chính, bây gi ti phiên nn kinh tế thc. Đã thy nhãn tin nhng hu qu trc tiếp, nng n. Ch trong vòng my tun l, các th trường chng khoán chính yếu trên thế gii (New York, Tokyo, London, Paris, Frankfurt, Euronext) đã mt 30% giá tr, tc là 8 000 t USD, ngang 4 ln GDP ca nước Pháp. Th trường chng khoán ca các nước tri dy cũng stheo, s tht thoát trung bình lên ti 50%. K lc là th trường Moskva vi con s 70% : người ta ước tính rng 25 « đi gia » trong s các nhà tài phit Nga, mi người đã mt toi 10 tUSD. Không k nhng can thip ca các Ngân hàng Trung ương t mùa hè 2007, tính ra hàng trăm t, các nước trong nhóm G8 đã phi vi vã tung ra mt kế hoch khn cp nhm xây dng li vn các ngân hàng và bo đm các khon tin vay mượn liên ngân hàng : 700 t USD  Mĩ (kếhoch Paulson), 1 800 t €  Châu Âu (kế hoch Gordon Brown), 50 t USD Nga. Tng y tin, nhưng kết qukhông có gì bđm : th trường chng khoán vn tri lên tt xung như con yoyo, danh sách nhng nước b tác đng mi ngày mt dài thêm (mi đây nht là Trung Quc, Argentina, và ngay c các tiu vương quc vùng Vnh !).

 Còn nn kinh tế hin thc – vn đang  giai đon tăng trưởng chm li – Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dựbáo tốc độ tăng trưởng năm 2009 chỉcòn ở mức từ 0,1 đến 0,5% cho các nước tiên tiến, từ 6,1 đến 7,7% cho các nước đang phát triển. Bất luận các con số dự liệu đó đáng tin cậy tới đâu (nhất là tới 1 số thập phân !), cũng nên nhắc lại là Trung Quốc công khai quan ngại rằng nếu tốc độtăng trưởng tụt xuống dưới mức 6,6% sẽ gặp bất ổn về mặt xã hội. Còn ở Nhật Bản, năm 1990 bị vỡ« bong bóng » bất động sản, thì toàn bộ nền kinh tế quốc gia đã bị cuốn theo vòng xoáy gim phát kéo dài hơn mười năm tri.

« Subprime » hay là hing vi-rút

Các chuyên gia thuộc mọi trường phái đều đồng thanh rao giảng chính sự đột quỵ trong mùa hè 2007 của hệ thốngsubprime (tín dụng địa ốc có thế chấp với lãi suất khả biến) đã châm ngòi cháy chậm. Nói như vậy chẳng có nghĩa lí gì nếu không giải thích nguyên do sự đột quỵ này và cũng không cho biết nó diễn ra như thế nào, bản chất sự độc hại của nó ra sao. Trong bản  “báo cáo về sự ổn định tài chính toàn cầu” mới đây, IMF đã ước tính là 425 tỉ USD số tổn thất trực tiếp (về nhà cửa) của vụsubprimevà 980 tỉ USD tổn thất dẫn xuất (đánh giá lại tích sản của các ngân hàng, thuật ngữ tiếng Anh gọi làmarket-to-market), tổng cộng vị chi là 1 405 tỉ USD, nghĩa là « chỉ » bằng 5% GDP của Hoa Kì và Châu Âu cộng lại (tính cả Châu Âu vì một phần những tổn thất này đã được « xuất khẩu » sang Châu Âu). Thế thì làm sao mà sự phá sản tương đối nhỏ (so với quy mô kinh tế thế giới) lẽ ra chỉ hạn chế tác động trong phạm vi những ngân hàng Hoa Kì chuyên về địa ốc, lại có thể lây lan sang toàn bộ thế giới tài chính, làm tiêu tan hàng chục nghìn tỉ đô la tài nguyên, và giờ đây đang đe doạ nền kinh tế toàncầu ?

* Cuôc khủng hoảng subprime trong khu vực địa ốc nổ ra khi một số lớn những người vay tiền mua nhà trả góp đồng loạt vỡ nợ, những nó không phải chỉ có vậy. Điều cần nói rõ là ở Hoa Kì, và ở Vương quốc Anh cũng vậy, cơ chế mortgage equity withdrawalchính thức gắn liền giá trị bất động sản với khả năng vay nợ : cụ thể hơn, mỗi hộ gia đình có quyền vay thêm tiền nếu giá trị ngôi nhà mà họ thế chấp tăng lên cao so với số tiền mà họ vay trước đó. Nói cách khác, người ta dẫn dụ những người muốn mua nhà – dù những người này ít có khả năng chi trả – vay tiền không những để mua nhà, mà còn để có tiền mặt chi tiêu vào việc khác, tất cả cơ chế đó dựa trên một tiền đề là giá nhà cửa chỉ có thể tiếp tục tăng cao. Cơ chế đó, có thể gọi là tín dụng thế chấp « có thể nạp điện hoài hoài ».

 Và như thế, từ 2000 đến 2006, món nợ bất động sản của các gia đình Hoa Kì – phần lớn là vay theo lãi suất khả biến – đã tăng lên 1 300 tỉ USD ; năm 2007, tổng số tiền vay để mua nhà ở lên tới 11 000 tỉ USD, trong đó 1 500 tỉ được cho vay trên những thế chấp đã có, theo quy trình nói trênTóm lại, con vi-rút subprime đã được tạo ra bằng một chính sách tín dụng xả láng, gắn liền tiêu thụ với đầu cơ nhà đất.Và cố nhiên, khi thị trường bất động sản quay chiều...

Năm 2007, một triệu rưởi đơn vị nhà cửa đã bị tịch biên ở Hoa Kì, năm nay con số ấy có thể lên tới 3 triệu. Ở Anh, cũng nguyên nhân ấy đã gây ra những hậu quả y hệt : hai triệu gia đình đang bị kẹt cứng trong một cái bẫy tương tự như subprime, và năm nay, khoảng 45 000 ngôi nhà sẽ bị tịch biên.

* Một khi công nghệ tài chính đã chế tạo ra vi-rút rồi, nó được lan truyền rasao ? Đã nói đến kinh doanh thì không thể nói không có rủi ro, song Adam Smith đã đề ra phương châm hết sức hợp tình hợp lý : « sử dụng toàn bộ số vốn có được, nhưng chỉ dùng khi nào có an toàn chấp nhận được ». Trong thế giới tài chính của nền kinh tế liberal, bảo hiểm rủi ro đã được hạn định theo những tiêu chí về thận trọng (Solvency II cho các nhà đầu tư định chế, Bâle II cho các ngân hàng) bắt buộc các tác nhân phải có đủ vốn tự có – rủi ro lớn bao nhiêu thì vốn tự có phải cao bấy nhiêu – thuật ngữ tài chính gọi đó là tỉ lệ vốn. Tại sao lại nói « đã được hạn định » ? Bởi vì các nhà điều hành đã nhắm mắt cho qua khi các « cậu thiên tài » của giới tài chính (tiếng trong nghề gọi các vị này là « quant ») đã tìm cách luồn lách luật lệ bằng cái gọi là titrisation(chứng khoán hoá) tức là biến tín dụng đi vay được (tức là có rủi ro) thành tích sản tài chính, tức là nhất cử tam tiện : bán tích sản cho một nhà đầu tư, đưa rủi ro ra khỏi bảng tổng kết tài sản, giảm thiểu đòi hỏi về vốn liếng. Thế là nhờ những « ống dẫn » không hề được liệt kê trong bảng tổng kết của các ngân hàng đầu tư, phương pháp chứng khoán hoá này đã phát tán vi-rút ra khắp các trung tâm tài chính... thậm chí các thị trường chứng khoán còn đòi cung ứng thêm, biến bảo hiểm – rủi ro thành một kĩ nghệ khổng lồ làm ra vốn – mạo hiểm : các sản phẩm high tech của nó như CDS (credit default swaps, hợp đổng tài chính song phương bảo hộ giữa người mua), ABS (asset backed securities, giá trị động sản dựa trên những tích sản đã bị chứng khoán hoá) và đủ thứ RMBS (residential mortgage-backed security, tích sản chứng khoán hoá bao gồm những tín dụng thế chấp bất động sản) trong năm 2007 đã vượt tổng số 60 000 tỉ USD, ngang với tổng số tiền kí gửi ở các ngân hàng trên toàn thế giới. Như trong câu chuyện ngụ ngôn về súc vật bị bệnh dịch hạch : « Chúng không chết hết, nhưng con nào cũng quỵ ».

* Vi-rút đã lan truyền, độc hại ra sao ?Một biên khảo của hai nhà nghiên cứu ở Princeton, công bố vào cuối năm 2007, nhấn mạnh trước hết tới hiệu ứng khuếch đại của hiện tượng « deleverage », tạm dịch là đòn bẩy âm. Muốn hiểu điều này, chỉ cần xét một ví dụ : LBO (leverage buy-out), một mưu mẹo tài chính cho phép mua lại một công ti mà chỉ cần phải trả một phần nhỏ giá trị thực của nó, phần còn lại được thanh toán bằng tiền đi vay. Mánh lới ở đây là tiền lãi không do người mua, mà do doanh nghiệp bị mua phải trả, trong khi đó thì « holding quản lí việc mua lại » được thành lập với mục tiêu cụ thể này tập trung vào việc « tổ chức lại » doanh nghiệp với mục đích là nặn ra tối đa lợi tức trước khi đem xí nghiệp ra bán lại.

 Lạm dụng luật xã hội ? Cho là thế đi, nhưng lợi nhuận thì lớn vô cùng. Mặt trái đối với những tác nhân then chốt của cơ chế này, tức là những trung gian tài chính (môi giới, ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư...), là : bảng tổng kết tài chính càng bị « bẩy » cao bao nhiêu, thì giá trị ròng càng dễ phải chịu tác động lên xuống của tình hình thị trường.

Vì vậy mà từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng subprime, người ta chứng kiến một phản ứng dây chuyền : để nhẹ bớt sổ nợ, các tác nhân đua nhau tung chứng khoán ra bán, cuộc chạy đua này sẽ chỉ chấm dứt khi thuyên giảm xong cái « đòn bẩy nợ » có khi lên gấp 10 lần thặng dư sản xuất !

Có nhà kinh tế học tiên đoán rằng cuộc khủng khoảng sắp tới sẽ là khủng hoảng LBO mà tổng số nợ (hàng trăm tỉ USD) đang mai phục trong bảng tổng kết của các tổ chức tài chính.

Nhà kinh tế học Mĩ Paul Krugman 1, người vừa được giải Nobel kinh tế, đã so sánh các tác nhân (và nạn nhân) của nền tài chính điên loạn như hành khách trên một con tàu Titanic mà đoàn thuỷ thủ chỉ lo một chuyện là mua bảo hiểm... phòng hờ chìm tàu Titanic.                         

Kinh tế - bong bóng, kinh tế - thế gii

Nếu chỉ coi cuộc khủng hoảng này là sự nổ tan của một quả bong bóng tài chính thì cũng chưa nhận thức được bản chất của nó. Ta hãy nhớ lại những bong bóng đã lép bép nổ trong suốt một phần tư thế kỉ ngự trị của học thuyết kinh tế « tân tự do » : khủng hoảng cổ phần thập niên 1980, công nghệ truyền thông mới thập niên 1990, khủng hoảng subprime từ năm 2002, và cũng phải kể cuộc khủng hoảng bất động sản ở Nhật Bản năm 1990 và cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997... Lần nào cũng lặp lại một kịch bản : đổ xô đầu cơ vào những giá trị của một số tích sản nào đó, khiến cho sinh lời rất cao, những khoản vay nợ cũng cao lên theo, cho đến lúc buộc phải điều chỉnh thì kéo theo hàng loạt phá sản cá nhân và tiêu tùng những tài nguyên tập thể. Tóm lại, mỗi bong bóng đều tạo ra hiệu ứng giàu có của nó, làm cho nó bành trướng, nhưng khi nó nổ tan thì hiệu ứng ấy biến mất (trừ đối với một thiểu số), để lại những hậu quả thất thoát nặng nề...

Chẳng hạn như cuộc khủng hoảng ở Nhật Bản : chính phủ đã phải tung ra 500 tỉ USD để xây dựng lại vốn các ngân hàng và mua lại những món nợ xấu (y như hệt hiện nay), thế mà vẫn gây hậu quả là nền kinh tế Nhật phải trai qua « mười năm trắng », GDP mất đi 24 điểm bách phân ! Điều đáng ngại là số lượng bong bóng nổ tan và nhịp độ nổ tan lại tăng tốc.

Trong sơ đồ cổ điển của chủ nghĩa tư bản phát triển qua những cuộc khủng hoảng có tính chất cơ cấu (tỉ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống, sản xuất thừa, nhất thiết phải liên tiếp tạo ra những sản phẩm mới, chiếm lĩnh những thị trường mới...) thì những chu kì tăng trưởng và suy thoái có những hội chứng rất dễ nhận ra, thí dụ lạm phát ở cuối mỗi chu kì tăng trưởng, tăng lãi suất mỗi khi mở đầu một chu kì suy thoái... Trong sơ đồ hiện nay, sự nổ bong bóng là phản ứng xảy ra khi quá trình tăng giá tài sản và nợ nần tới mức nào đó, vì vậy nó có thể nổ ra bất cứ lúc nào, không liên hệ gì tới tình trạng của nền kinh tế thực. Chẳng hạn, cuộc khủng hoảngsubprime đã nổ ra tại Mĩ trong bối cảnh làm phát vừa phải và lãi suất thấp.

 

Nhiều nhà kinh tế học đã xem xét kĩ lưỡng tình hình kinh tế những năm 2002-2006 tức là thời kì mà bong bóng nhà đất đã thay thế bong bóng kinh tế internet, họ đã nêu ra một loạt những điều bất bình thường chứng tỏ sự thiêu vắng liên hệ nói trên. Nhận định của các chuyên gia về toàn cầu hoá (xem [2] và [6]) rất đáng để chúng ta liệt kê :

* Trước hết, họ nhận xét, sau một phần tư thế kỉ kinh tế toàn cầu hoá, có lẽ chúng ta đang chứng kiến sự « giao nhau » giữa một thế giới đang đi xuống (những nước đã phát triển, đại để là khối OECD) và một thế giới đang trỗi dậy (đại để là Nga và các nước Châu Á), giành lại ngôi vị số một mà nó chiếm giữ trước khi xảy ra cuộc cách mạng công nghiệp. Một số dự báo cho rằng ngay từ năm 2025, các nước đang trỗi dậy sẽ giành 65% GDP toàn cầu (đây là nói tỉ trọng kinh tế, chỉ kinh tế thôi). Đó chỉ là một phỏng đoán, còn đây là dữ kiện khách quan : một bên là một khối dân số ngày càng già đi, với 450 triệu lao động phải trả lương cao, năng suất thì tăng thấp (trung bình 1% một năm), tăng trưởng kém (trung bình 2% mỗi năm),

 bên kia là một khối dân số trẻ và năng động (do ý chí thoát khỏi tình trạng kém phát triển) 2,3 tỉ lao động trả lương thấp (khoảng 1/5 tiền lương trung bình của khối OECD), năng suất tăng nhanh (6%), tăng trưởng phong độ (trung bình 7 ,5%), tiết kiệm cao (trung bình 38% GDP, trong khi khối OECD là 18% và Hoa Kì hầu như 0%)... Chủ bài duy nhất mà các nước phát triển còn trong tay là đi trước về khoa học – kĩ thuật, nhưng rõ ràng điều này sẽ chẳng dài lâu, nhất là với hệ tư tưởng « tân tự do », đầu tư cho nghiên cứu – phát triển không được coi là ưu tiên (xem ở dưới). Như vậy là hầu như trong mọi lãnh vực, có thể thấy trước kết quả cuộc chạy đua giữa hai khối.

* Các tác giả nói trên nêu ra hai điều bất thường mà phân tích kinh tế cổ điển khó lí giải.

Thứ nhất, từ đàu thế kỉ XXI trở đi, ít nhất từ khi chấm dứt cuộc khủng hoảng Internet cho đến mùa hè 2007, các số liệu về tăng trưởng của hai khối không phản ánh cách biệt về cơ cấu tăng trưởng của chúng : các nước lớn trong OECD đã trải qua 5 năm tăng trưởng khối lượng GDP đều đặn, nhất là Hoa Kì, Anh và Tây Ban Nha.

Thứ hai, các nước đang trỗi dậy không dùng tiết kiệm của mình và không tìm kiếm vốn bên ngoài để đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng cần thiết cho sự phát triển bền vững, mà thay vào đó,dòng tư bản lại chảy ngược từ châu Á sang châu Mĩ.

 

Năm 2007, dự trữ hối đoái của các nước đang trỗi dậy lên tới 2 400 tỉ USD (Châu Á) và 1 000 tỉ USD (Nga và các nước OPEP) ; xuất siêu của toàn khối lên tới 600 tỉ USD trong khi tổng cộng nhập siêu của các nước phát triển vượt quá con số 1 100 tỉ USD ; thanh khoản thế giới tăng lên với nhịp độ 14% mỗi năm. Những con số ấy xác nhận cách giải thíchhiệu ứng giàu có mà một số tác giả đã đưa ra ([2], [6]) : đầu thế kỉ XXI,cuộc toàn cầu hoá đã chuyển dịch trọng tâm kinh tế thế giới sang phía các nước đang trỗi dậy, lại là những nước có cơ cấu tiết kiệm cao ; các nước này đã cho Hoa Kì và Châu Âu vay số dư thừa, chủ yếu dưới dạng tích luỹ dự trữ hối đoái tại các ngân hàng trung ương, do đó tổng số thanh khoản trên toàn thế giới đã tăng nhanh và lãi suất cho vay dài hạn xuống thấp ; và cũng do đó, tín dụng tăng trưởng mạnh, kèm theo là bùng nổ giá tích sản. Nhờ sự cạnh tranh của các nước đang trỗi dậy, lạm phát được giữ ở mức thấp, nên các cơ quan tiền tệ ưa chọn những chiến lược tăng khối tiền, nhất là trong chừng mựchiệu ứng giàu có của các bong bóng che đậy hiện thực là sự tăng trưởng yếu kém có tính cơ cấu. Người ta có thể ước tính, trong suốt thời gian nó chưa nổ tan, bong bóng subprimehàng năm đã tăng tỉ lệ tăng trưởng lên 1,5 điểm ở Anh, 1 điểm ở Mĩ và 0,6 điểm ở vùng Euro. Đổi lại, các nước này đem bán ra thế giới những sản phẩm tài chính « tân kì », không biết sắp tới họ sẽ phải thay thế bằng cái gì cho có vẻ « hấp dẫn ». Bởi vì theo lô-gíc của nền kinh tế - bong bóng, lược đồ cổ điển « lạm phát – tăng lãi suất – giảm phát / suy thoái – giảm lãi suất – tái khởi động » không còn giá trị nữa : muốn tái khởi động guồng máy kinh tế sau một vụ nổ bong bóng, nhất thiết phải dựa trên một loại tích sản kiểu mới.

Vì thế mà ta đã thấy hiện tượng đầu cơ về nguyên liệu (xăng dầu, kimloại...), rồi cả ngũ cốc, nghĩa là đầu cơ trên cuộc sống hàng ngày của dân chúng các nước (đầu cơ đến mức đó, thì không biết dùng từ ngữ gì để mô tả).

Chẳng cần phải là chuyên gia mới có thể hiểu rằng nền kinh tế - thế giới đitheo một con đường không thể bền lâu. Nhờ hiện tượng « bắt kịp », cán cân mậu dịch cuối cùng sẽ tự thăngbằng : bên nhập siêu sẽ giảm bớt chênh lệch nhập-xuất, bên xuất siêu giảm bớt chênh lệch xuất-nhập, từ đó thanh khoản sẽ giảm đi, tiền bỏ vào bong bóng sẽ bớt đi. Với cuộc khủng hoảng, điều cấp thiết là tăng tốc sự tái quân bình, chẳng hạn bằng một chính sách điều hợp về tiết kiệm : kích thích tiết kiệm trong các nước ít tiết kiệm (chính sách tiền tệ khắt khe hơn, giảm món nợ của các hộ gia đình, thay đổi tập quán tiêu thụ...) giảm bớt tiết kiệm trong các nước quá nhiều tiết kiệm (tăng đầu tư công cộng, cải thiện chế độ bảo hộ xã hội, tăng quý chi tiêu về y tế, giáo dục...). Nhưng đó là lãnh vực kinh tế chính trị học mà không bên nào muốn dấn thân vào vì nó đặt lại vấn đề mô hình xã hội.

Khó tưởng tượng rằng Hoa Kì chịu từ bỏ cái American Way of Life gây ra siêu tiêu thụ và siêu nợ, rằng Trung Quốc chịu để cho quần chúng lao động hưởng những quyền mới, bởi vì sức mạnh của Trung Quốc chính là do quần chúng lao động không có quyền(về điểm này, có thể đọc [3]).

Ngược lại, ta thấy mỗi lần có khủng hoảng lại thấy áp dụng những chính sách nhằm ưu tiên chống lại việc giảm tốc bằng cách giảm lãi suất và tiêm thêm thanh khoản. Cố nhiên, lần này phải tránh sự tái diễn cuộc khủng hoảng 1929 mà nguyên nhân là do cạn kiệt các chu trình tiền tệ, đẩy cả thế giới vào tình trạng suy thoái.Nhưng để trị liệu một hệ thống lâm bệnh vì quá thừa thanh khoản mà lại tiêm thanh khoản vào đó thì mọi người đều thấy rõ sự phi lí. Thị trường chứng khoán không tin là làm được, bây giờ nó sợ xảy ra suy thoái (nạn này đang rõ nét), kết quả là sẽ rơi vào « thập niên trắng Nhật Bản », chỉ khác là lần này nó sẽ diễn ra ở quy mô toàn thế giới, một khi thanh khoản không dùng làm được gì khác hơn là đem đầu tư vào các thanh khoản. Một mặt, như Arthus và Virard đã nhắc lại, trong những năm 1980, Ngân hàng Nhật Bản đã tạo ra những thanh khoản mà ngay lập tức, các ngân hành khác đã cho nó vay trở lại ; mặt khác, các nhà đầu tư thấp thỏm cuối cùng không chịu mua gì khác hơn là công trái Nhà nước. Hai hiện tượng làm tăng cùng một lúc sổ nợ của ngân hàng trung ương (vì nó vay của thị trường) và tích sản của nó (dự trữ của ngân hàng trung ương lên tới 40% GDP của cả nước). Chẳng phải phản ứng tương tự đang diễn ra hay sao khi ta thấy người mua đổ xô đi tìm công trái của Kho bạc Mĩ – khiến cho đồng đô la lên giá – trong lúc mà nền kinh tế Mĩ trải qua một trong những thời điểm đen tối nhất trong lịch sử ?

Ch nghĩa liberal và tân-liberal

Ta còn nhớ trong lời tựa tác phẩm về lịch sử thế kỉ XX [4], Eric J. Hobsbawm đã than phiền rằng phần đông thanh niên ngày nay « lớn lên trong một thứ hiện tại thường trực, không hề có mối liên hệ hữu cơ nào với quá khứ công cộng của thời đại mà họ đang sống » 2Cho nên, muốn hiểu rõ hơn cuộc khủng hoảng hôm nay, cũng không phải là điều vô ích nếu ta nhìn lại cuộc Đại Khủng hoảng hôm qua, năm 1929. Các media thường bình luận là giữa hai cuộc khủng hoảng có những tương đồng bề ngoài, thế thôi. Không ! Không « thế thôi » đâu. Nguyên uỷ cuộc khủng hoảng 1929 và những gì xảy sau đó cho ta hiểu thêm nhiều về cuộc khủng hoảng ngày nay.

* Trước hết là sự hình thành. Cuộc toàn cầu hoá hiện nay dường như kết thúc « thế kỉ Mĩ », nghĩa là thế kỉ bá quyền của Mĩ, thì trớ trêu thay, thế kỉ ấy đã mở đầu bằng cuộc toàn cầu hoá thứ nhất – ít được biết – đã đưa Hoa Kì lên ngôi vị đại cường trên thế giới. Sự song đôi giữa hai cuộc toàn cầu hoá thật ấn tượng : từ 1860 đến 1914, kinh tế thế giới trải qua một giai đoạn phát triển nhanh chóng, mậu dịch hội nhập mạnh mẽ, kể cả mậu dịch giữa các lục địa. Những thuộc địa cũ của Tây Ban Nha và Anh (Úc, Canada, Argentina...) bắt đầu phát triển, hàng hoá của họ có thể cạnh tranh với sản phẩm của các nước công nghiệp hoá.Động lực của nền kinh tế dựa trên sự ổn định tiền tệ, lạm phát được chế ngự, những công nghệ mới làm đảo lộn quá trình sản xuất, đồng thời trên sự bóc lột nhân công rẻ mạt, ở thuộc địa cũng như ở chính quốc. Nhà nước chỉ hạn chế vai trò của mình trong công việc « gác đêm », nói theo thành ngữ liberal nổi tiếng ; giá trị gia tăng được phân chia giữa tư bản, thương mại và cải tiến kĩ thuật ; các chế độ bảo hộ xã hội hầu như không có gì. Cuộc chiến tranh thế giới nổ ra năm 1914 (xem [4]), làm cho Châu Âu khánh tận và đẻ ra Liên Xô, đã « chia lại bài » của chủ nghĩa tư bản toàn cầu, biến Hoa Kì thành cường quốc kinh tế thống trị. Sau đó, cuộc khủng hoảng 1929 bùng nổ trong bối cảnh của sự đầu cơ chứng khoán (như hiện nay), bong bóng phình to vì có thể mua cổ phần mà chỉ cần phòng hộ 10%. Cũng như bây giờ, sự lật ngược thị trường đã gây ra những thất bát khổng lồ, phá sản dây chuyền, người đầu tư và người tiết kiệm hoảng loạn, khủng hoảng tài chính đi đôi với khủng hoảng ngân hàng, thanh khoản cạn kiệt mà Nhà nước không can thiệp... Chuyện gì xảy tiếp theo, thì mọi người biết cả : suy thoái, chủ nghĩa phát-xít bành trướng, chiến tranh thế giới... không như bây giờ ?

 

* Di sản trực tiếp của cuộc khủng hoảng năm 1929 là hệ tư tưởngliberal mất đi tính chính đáng, cái « tự do » mà chủ nghĩa « tự do » ấy chủ trương, đối với mọi người, là sự « tự do của con cáo trong chuồng gà » ; tiếp đó là sự đăng quang của « chu trình Keynes » mà biểu tượng là chính sách New Deal ở Hoa Kì trước Thế chiến lần thứ nhì và « ba mươi năm huy hoàng » sau Thế chiến, cả một thời kì « khế ước xã hội » và « tư bản canh tân » mà Hobsbawm không ngần ngại gọi là Thời đại Hoàng kim(xem [4]). Các cuộc khủng hoảng tài chính và dầu khí trong thập niên 1970 đã kết thúc chu trình này và đánh dấu sự tái xuất của hệ tư tưởng liberal, tiếp đó là sự đại thắng của nó trong thập niên Thatcher-Reagan (đại để là những năm 1980-1990). Để giải mã toàn bộ quá trình toàn cầu hoá vừa qua, phải cộng thêm vào cặp bài trùng nói trên, một nhân vật thứ ba, là « người cầm lái lùn » họ Đặng, mà đường lối cải tổ đã thắng thế ở Trung Quốc từ năm 1978. Của đáng tội, những suốt những năm « đi qua sa mạc », các nhà kinh tế học « chính thống » của trường phái liberal vẫn không từ bỏ giáo điều của họ, mà họ tin tưởng như một Chân Lý Mặc Khải, theo đó mọi nỗ lực nhằm cưỡng ép « bàn tay vô hình » của thị trường chỉ có thể dẫn tới « con đường nô dịch » (von Hayek). Hobsbawm đã mô tả những người « tân tự do » trở lại nắm chính quyền là « những chính phủ phát xuất từ phái hữu tư tưởng, gắn kết với dạng thức cực đoan nhất của chủ nghĩa vị kỉ kinh tế và« mackeno », đối với họ chủ nghĩa tư bản có bảo hộ xã hội mà Nhà nước đã chủ trương trong những năm 50 và 60, và đã hết thành công từ năm 1973(do khủng hoảng nhiên liệu) chẳng qua là một biến tướng của chủ nghĩa xã hội ». Họ cũng chẳng làm được gì hơn ai để giải quyết các cuộc khủng hoảng của thập niên 1980, nhưng họ kể công đã làm sập đổ bức tường Berlin và giải thể Liên Xô, và giành được danh nghĩa chính đáng cho « trường phái Chicago » 1 như là « tư tưởng độc nhất » của thời cuối thế kỉ XX.

Kinh tế học không phải là một khoa học chính xác, ở đây chúng tôi sẽ không bàn tới nền tảng của học thuyếttân liberal, mà chỉ xét tới những hệ quả trông thấy của nó.

 Vậy ta trông thấy gì ? Từ ngày « chủ nghĩa xã hội hiện tồn » sụp đổ, chủ nghĩa tư bản không còn kẻ thù bên ngoài, nó có cơ sở để thu nhận lời tiên tri của Fukuyama (một nhà lí luận thuộc xu hướng tân bảo thủ) về « sự cáo chung của Lịch sử », về « chân trời không thể vượt qua được » của chính thể dân chủ liberal mà chủ nghĩa tư bản là hiện thân về mặt kinh tế. Có thể nghĩ rằng nếu hiểu chủ nghĩa tư bản là sở hữu tư nhân về tư bản, thì tự nó chủ nghĩa tư bản cũng chẳng xấu hơn hay tốt hơn so với bất cứ chế độ nào chấp nhận rằng sự tự do kinh doanh của mình được luật lệ quy định. Nhưng trong mấy thập niên vừa qua, chính chủ nghĩa « tân tự do » đã tìm cách phá lệ cho tư bản. Làm như vậy, nó đã khiến cho sự mậu dịch xâm chiếm mọi hoạt động xã hội, khiến cho các giá trị thị trường xâm chiếm toàn bộ cuộc sống cá nhân – không phải vì lợi ích cho xã hội, cho cá nhân. Để biện minh cho khẳng định ấy, chúng ta hãy trở lại sự phân biệt mà các chuyên gia đã quan sát giữa chủ nghĩa tư bản theo kiểuanglo-saxon và chủ nghĩa tư bản vùngRheinland – sự phân biệt mà người dân bình thường cũng nhận ra khi tách biệt kinh tế « ảo » khỏi kinh tế thực. Dưới dạng thức « Rheinland » (đại khái, là chủ nghĩa tư bản mà Max Weber đã nghiên cứu), chủ nghĩa tư bản lí tưởng có một nhãn quan bền lâu về hoạt động kinh doanh, một hoạt động đòi hỏi phải được lên kế hoạch cho hàng thập niên, do đó phải ưu tiên cho đầu tư ; về tài nguyên của doanh nghiệp, phải tham gia vào sự phát triển của môi trường cộng đồng ; về quan hệ xã hội trong doanh nghiệp, cho dù với mục đích thực dụng là nhằm tránh những cuộc xung đột... Chủ nghĩa tư bản anglo-saxon (là chủ nghĩa, cho đến mới đây, đã chiến thắng) đã đảo ngược các số hạng phương trình, coi thu nhập của tư bản là mục tiêu chủ yếu : « tạo ra giá trị » cho cổ đông, bảo đảm cho cổ đông « hiệu suất vốn đầu tư » tối ưu. Ngay cả từ « đầu tư » cũng bị đổi nghĩa, điều quan trọng là « hiệu suất ». Thí dụ tiêu biểu : năm 2005, có một con số đã làm cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Pháp phải « băn khoăn » :

 các doanh nghiệp trong khối G7 đã cho vay 1 300 tỉ USD cho những tác nhân kinh tế khác, trong khi vai trò truyền thống của doanh nghiệp là đầu tư, và do đó, là đi vay dài hạn.

Hoá ra, ít nhất từ năm 2000 trở đi, các đại doanh nghiệp đã đầu tư lại và bỏ vốn ngắn hạn vào việc « tài trợ cho chi tiêu hằng ngày của các Quốc gia mắc nợ và cho tiêu thụ của các hộ gia đình nợ quá nhiều » ([6]).

Một thí dụ khác là các doanh nghiệp mua lại cổ phần của chính mình, hoặc dùng trăm phương ngàn kế khác để tăng giá cổ phiếu, vì muốn cho lợi tức hàng năm tăng 15% trong một môi trường tăng trưởng trung bình từ 2 đến 3%, thì phải tìm đủ cách sáng tạo. Ngoài những canh tân tài chính kể trên, người ta còn khai mạc những kĩ thuật kinh doanh mới : « Bậc thang mới về giá trị và thứ tự ưu tiên sẽ được cái gọi là management (quản trị) chuyển tải, phổ biến và nâng lên thành lí luận. Ban quản trị sẽ bị đặt dưới sự phán đoán thường trực của cổ đông thông qua thị trường. Mặt khác, người quản trị cũng trở thành cổ đông, hệ thống stock options (chọn lựa mua cổ phiếu) trở thành phổ biến[...]. Chủ ý là biến các stock optionsthành nhân tố thù lao chủ yếu, tiền lương chỉ còn là [bổ trợ] » ([6]). Đó không còn chỉ là những kĩ thuật đơn thuần, mà là một khúc ngoặt quan trọng về chủ thuyết, nhằm tối đa hoá lợi nhuận, bằng cách tạo ra một giai cấp mới (theo nghĩa mác-xít) bao gồm những đồng minh mà người ta muốn gắn liền lợi ích với tư bản để cho họ có não trạng của nhà tư bản và từ bỏ hành xử của người làm thuê. « Nhà quản trị trở thành quan toà kiêm một bên kiện. Họ chỉ còn một nỗi ám ảnh, phù hợp với ám ảnh của các cổ đông khác và của giới kinh tài : làm sao nâng cao giá cổ phiếu » ([6]). Ngữ vựng tiếng Anh có thêm cụm từworking riches (người giàu lao động).Còn người lao động ở cấp cơ sở, trên nguyên tắc là những người tạo ra giá trị gia tăng, giải pháp tột cùng là xoá bỏ họ ra khỏi cảnh quan. Đó là cơ chế mà J.-L. Gréau đã mô tả trong cuốnTương lai của chủ nghĩa tư bản ([5]) : đứng về mặt kế toán, cho đến nay, lao động được tính vào giá trị gia tăng, tức là nó có một giá trị có tính sản xuất ; cho nên nó phải được phân biệt với tiêu dùng trung gian (nguyên liệu, bán thành phẩm, dịch vụ mua ngoài...) trong quá trình sản xuất. Thế mà, theo tác giả, từ nay, thị trường đòi các doanh nghiệp phải « coi lao động là một đầu vào của sản xuất, chứ không phải là một nguồn tạo ra giá trị gia tăng » (ngôn ngữ kinh tế Anh-Mỹ còn dùng cả từoutsourcing để mô tả việc một doanh nghiệp đưa một chức năng nào đó ra ngoài và di chuyển một khâu hoạt động đi nơi khác).

 Lao động trở thành một khoản chi phí thuần tuý cần được giảm thiểu không ngừng, và người lao động trở thành một « biến số » mà người ta « điều chỉnh » để nâng cao giá cổ phiếu.

« Vết nứt trong chủ nghĩa tư bản »

Thành thử, đổ nguyên nhân cuộc khủng hoảng vào những « lệch lạc tài chính » rõ ràng là không đủ. Những cái gọi là « lệch lạc » ấy biểu lộ khuyết tật nội tại của một hệ thống luôn luôn khuyến khích sự đầu cơ quá độ. Chính Alan Greenspan, cựu « giáo chủ » của FED (Quỹ dự trữ liên bang) nay trở thành bung xung, đã thú nhận rằng cuộc khủng hoảng đã cho ông ta thấy « một vết rạn nứt trong chủ nghĩa tư bản » khiến ông mất ngủ. Có thể nói thêm hộ đương sự : và nó đang phá huỷ mô hình kinh tế, xã hội, và ngay cả mô hình văn hoá của những nước gọi là tiên tiến. Ta thử xétxem :

1/ Mô hình công nghiệp : ngoài những thiếu hụt, nợ nần và ngưng trệ tăng trưởng đã nói ở trên, đa số các nước thành viên của OECD còn tiếp tục bị giải công nghiệp hoá như con số giảm nhân dụng trong công nghiệp cho thấy từ 1995 trở đi (-25% ở Anh, -20% ở Hoa Kì, -8% trong khu vực đồng Euro), cũng như sự suy tàn của những ngành công 

 

Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đi về đâu ?

Vũ Quang Việt Cập nhật : 16/09/2008 18:43

Cảnh báo của tác giả về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng vào Việt Nam : "Mọi suy nghĩ ở Việt Nam cần phải tập trung vào bảo đảm ổn định, chấm dứt từ từ lạm phát, chứ không thể tiếp tục theo đuổi con đường tăng GDP một cách ấn tượng với các đầu tư phí phạm, trong khi đa số dân chúng có lương không đủ sống. "

 

Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ 
đi về đâu?

 

Vũ Quang Việt

 

Sau khi cứu Bear Stearns, Fed đã phải dồn dập cứu Fannie Mae và Fredie Mac tuần trước, và hiện nay là Lehman, Merrill Lynch, hai công ty tài chính lớn số 4 và số 3 của Mỹ, và công ty AIG, một công ty bảo hiểm lớn nhất Mỹ. Số tiền bỏ ra để cứu nguy vượt hẳn số tiền bỏ ra cứu Bear Stearns. Tình hình nghiêm trọng đã đưa chỉ số chứng khoán vào hôm thứ hai 15/9 xuống hơn 500 điểm, giảm 4,4%.

 

Fannie Mae và Fredie Mac: hai đại gia cho vay và bảo hiểm nợ mua nhà

Việc cứu Fannie Mae và Fredie Mac là cuộc cứu nạn thuộc loại lớn nhất của nhà nước Mỹ sau thế chiến thứ hai. Hai công ty tư nhân Fannie Mae và Fredie Mac, chủ yếu cho vay và bảo hiểm vay nhà đất, mà hiện nay số nợ của họ đã lên tới trên 5.000 tỷ đô la, lớn hơn một phần ba GDP của Mỹ, và bằng nửa tổng số nợ địa ốc của cả nước. Hai công ty này nguyên là công ty nhà nước được lập ra để bảo hiểm các khoản nợ vay nhà của gia đình nghèo và trung lưu, nhưng sau này được các nhà chính trị nhằm mục đích kiếm phiếu đã cho phép mở rộng, rồi tư nhân hóa, nhưng vẫn được coi là có nhà nước đứng sau lưng trợ giúp. Vì được hiểu ngầm là nhà nước bảo trợ nên hai công ty bành trướng mạnh vào thị trường các loại nợ “rác”, không cần bảo chứng đủ tin cậy, mục đích là làm lợi nhuận nhanh. Các nhà chính trị ủng hộ chúng được tiếng là giúp dân nghèo và trung lưu có nhà cửa, và cũng nhận được tiền ủng hộ ứng cử từ hai công ty trên. Tín dụng thừa thãi, giá nhà lên cao, và bất chấp cảnh báo, Fed vẫn rất nhiều năm giữ lãi suất thấp để bảo vệ thị truờng chứng khoán, và do đó đẩy giá nhà cửa lên mức phi lý. Khi giá nhà đất xuống, đến nay có đến trên 9% số nợ vay trên mất khả năng chi trả, hai công ty trên cũng bị đẩy tới mất khả năng chi trả. Và vì số nợ quá lớn nhà nước phải trực tiếp can thiệp.

Để cứu Fannie Mae và Fredie Mac, và có thể cần phải dùng ngân sách (tức là tiền thuế của dân) ở mức độ lớn, nhà nước phải truất quyền quản trị và quản lý của ban quản trị hiện nay và tuyên bố sẵn sàng bỏ ra 200 tỷ đô la trong việc cứu nạn. Con số này có thể không đủ vì chỉ bằng 4% phần nợ của hai công ty trên (trong khi đó như đã nói, đã có 9% số nợ trên mất khả năng chi trả và tỷ lệ này vẫn còn tăng và nếu bán tháo để lấy lại tiền thì chưa chắc đã lấy lại được một nửa). Đây là hình thức quốc hữu hóa dù thực chất chưa rõ ràng. Vì nếu rõ ràng là quốc hữu hóa, thì khi công ty mất khả năng chi trả, giá trị công ty đã âm (vì nợ lớn hơn tài sản có), giá trị cổ phiếu là zero, nhà nước có thể lấy quyền sở hữu, đuổi ban giám đốc cũ, thay bằng ban giám đốc mới, và có thể trong tương lai sẽ tư hữu hóa trở lại bằng cách bán cổ phần ra thị trường. Làm như thế, các cổ phiếu ưu tiên mà Trung Quốc và Ngân hàng và công ty tài chính của các nước khác mua sẽ bị mất sạch và sẽ gây ảnh hưởng lâu dài. Dường như chính phủ Mỹ vẫn muốn bảo đảm các cổ phiếu ưu tiên này vì kinh tế Mỹ đang phải dựa vào luồng vốn từ nước ngoài đổ vào, từ năm 2004 đã vượt 500 tỷ và hiện nay vào khoảng 800 tỷ; như vậy chỉ có các cổ phiếu thường là mất sạch giá trị. Sắp tới, hình thức quốc hữu hóa như thế nào sẽ tùy thuộc Chính phủ sau Bush quyết định.

 

Và thêm hai đại gia đầu tư tài chính trên thị trường chứng khoán 
và một đại gia bảo hiểm

 

Một tuần sau khi cứu Fannie Mae và Fredie Mac, ngày thứ hai 15/9/2008, Fed lại đành phải để cho Lehman phá sản và cho phép công ty chứng khoán và đầu tư tài chính Merrill Lynch, có khoản nợ 900 tỷ, sau khi tuyên bố lỗ 40 tỷ đô la, tự cứu bằng cách để cho nhà băng Bank of America mua với giá rẻ một nửa. Còn AIG, một công ty bảo hiểm lớn nhất Mỹ, cũng đang tìm nguồn tài chính tự cứu mình vì những hành động phiêu lưu buôn bán tài chính. Chiều thứ hai cùng ngày, chính phủ Bang New York nơi công ty AIG đặt đại bản doanh đã cho phép nó mượn 20 tỷ từ các công ty con (bảo hiểm ở tiểu bang) để giúp vốn cho hoạt động đầu tư vào chứng khoán rác, còn Fed thì đề nghị hai công ty tài chính lớn là JPMorgan và Golden Sach bỏ ra 70 tỷ cho AIG vay ngắn hạn. Chưa biết họ có đồng ý không.

Không ai có thể tiên đoán được là tình hình sẽ đi đến đâu vì những tiên đoán trước đây cho rằng tình hình đã ổn định đều sai cả. Lehman vào đầu tháng 7 có số nợ là 600 tỷ và tất nhiên là số chứng khoán tương đương là 600 tỷ, đã phải chịu bán lỗ, thu về 30 tỷ (với giá 20 xu đối với mỗi đồng đô la ghi trên chứng khoán), tưởng như có đủ tiền để giải quyết vấn đề nhưng thực sự không đủ và đến hôm nay thì phá sản.

 Nguyên nhân bất ổn định hiện nay bắt nguồn từ đâu?

 Bất ổn tài chính bắt nguồn từ những “phát minh” về tài chính trong thời gian qua, qua đó thế đứng của ngân hàng đã dần dần bị các công ty kinh doanh tài chính đánh đổ dần, trong lúc Fed chỉ được giao nhiệm vụ kiểm sát hệ thống ngân hàng. Fed đã cứu công ty tài chính Bear Stearns. Dù không thuộc nhiệm vụ của họ, Fed đã vào cuộc với hy vọng là chận đứng được tình hình hoảng loạn tài chính, nhưng thật ra họ đã lầm. Tình hình khủng hoảng tiếp tục mở rộng và Fed không thể đứng ra cứu tiếp, vì đây không phải là nhiệm vụ của Fed, và về mặt chính trị cũng như khả năng vốn, Fed không thể tiếp tục cứu. Các công ty tư nhân này đã đòi quyền tự do kinh doanh tài chính làm giầu, không chịu bất cứ sự kiểm soát nào của Fed, thì Fed không thể lấy thuế của dân để cứu chúng. Bơm tiền cứu sẽ đẩy mạnh thêm lạm phát, hiện nay nếu tính theo 12 tháng chấm dứt vào tháng 7 vừa qua thì lạm phát đã là 5,6%, nhưng nếu tính dựa vào 3 tháng qua thì lạm phát đã ở mức rất cao là 10,6% một năm và đang tăng, và không kể thực phẩm và năng lượng thì mức lạm phát tương đương là 2,5% và 3,5%. Các chuyên gia đều đánh giá rằng lạm phát sẽ tăng trong năm tới. Và như thế khả năng tăng lãi suất cho vay trên thế giới để kiềm chế lạm phát cũng là điều khó tránh. Đây là điều Fed sẽ phải nhức đầu: Tăng tín dụng để cứu nguy các đại gia hay kiềm chế lạm phát?

 

Phát minh tài chính vừa qua là gì?

 

Đó là việc tập trung tiền cho vay mua nhà, lấy tiền hoa hồng, rồi chia nhỏ hợp đồng vay nợ này thành các chứng khoán (một loại giấy nợ), rồi bán cho người có tiền (các công ty đầu tư tài chính chấp nhận rủi ro cao, quĩ bảo hiểm, quĩ hưu trí và dân chúng), qua đó họ lại ăn thêm hoa hồng. Tiền bán chứng khoán họ đem trả nợ ngắn hạn dùng lúc đầu để cho vay mua nhà. Mọi rủi ro về nợ sau khi bán chứng khoán thuộc về người mua chứng khoán, chứ không phải công ty tài chính. Cái mới là ở chỗ đó: ăn nhiều tiền nhưng mọi rủi ro thì đẩy cho người khác.

Thường thì lãi suất mua nhà là 7%, nhưng vì tình hình vừa qua, chỉ vì muốn tăng lợi nhuận và hoa hồng, các công ty tài chính chẳng cần điều kiện bảo chứng, có thể cho vay tới 100% giá mua nhà với lãi suất 9%. Nếu so với lãi tiền để dành khoảng 2% thì lãi suất trên quả là lớn, lại thêm các khoản dịch vụ phí cho vay đáng kể khác. Và khi người mượn mất khả năng chi trả, thì tất nhiên trong toàn hệ thống số tiền lãi thu được không đủ để chi cho tiền mất vốn này.

Với cách làm trên, các công ty tài chính hy vọng thay thế ngân hàng, bỏ qua sự kiểm soát của Fed, tha hồ mở rộng hoạt động làm giầu, bất chấp các định chế tài chính cần thiết mà Fed áp dụng cho ngân hàng. Trước cuộc đại khủng hoảng năm 1933, các ngân hàng ở Mỹ cũng không chịu sự kiểm soát nào. Nhưng sau này, Fed, một loại ngân hàng trung ương (NHTƯ), ra đời đã thiết lập các định chế về cho vay, dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền ký gửi, và qua đó kiểm tra chặt chẽ hoạt động của ngân hàng nhằm bảo đảm khả năng chi trả của chúng và tất nhiên nếu cần NHTƯ sẽ đứng ra giải quyết. Vai trò của NHTƯ rất quan trọng bởi vì nếu một ngân hàng thương mại phá sản, tâm lý bày đàn có thể đẩy mọi người có tiền ký gửi rút tiền, đưa đến sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống, nếu không được NHTƯ can thiệp.

Về nguyên tắc, cách làm của công ty tài chính cũng không khác gì ngân hàng, tức là làm trung gian giữa người có vốn và người muốn mua nhà, nhưng quá trình thì ngược, nói chung họ phải là vay nóng, ngắn hạn cho vay mua nhà rồi chia nhỏ thành chứng khoán, bán ra thu hồi vốn để trả lại nợ ngắn hạn. Đáng lẽ người mua chứng khoán phải chịu mọi thiệt thòi, nhưng trớ trêu thay, các công ty tài chính đã không thể bán đi hết các khoản nợ để đổ toàn bộ rủi ro cho người khác.

 

Tình hình đang đi về đâu?

 

Khó lòng biết tình hình đi về đâu. Nhưng rõ ràng là có một số vấn đề sẽ tiếp tục xảy ra trong nền kinh tế Mỹ:

  • Giá nhà sẽ tiếp tục xuống. Cho đến nay giá nhà ở một số nơi như thành phố New York gần như chưa bị ảnh hưởng. Nhưng với số người trong khu vực tài chính mất việc làm, khả năng xuống giá ở New York là rất cao.
  • Lạm phát trong tương lai sẽ tăng cao dù giá xăng dầu xuống vì mức tín dụng được Fed đẩy mạnh để cứu nguy các công ty tài chính và để nền kinh tế không đi vào suy thoái. Điều có thể xảy ra là nền kinh tế suy thoái hoặc phát triển chậm nhưng lạm phát vẫn cao.
  • Suy thoái ngày càng mang tính toàn cầu. Thị trường chung châu Âu (quí hai giảm 0,1%) và Nhật (quí hai giảm 0,7%) đã đi vào suy thoái, còn Mỹ thì quí hai bất ngờ tăng 3,3% vì tăng được xuất khẩu, giảm nhập khẩu và tăng chi tiêu quốc phòng. Nhưng điều này sẽ không tiếp tục vì đồng Mỹ đang lên giá trở lại và dấu hiệu chi tiêu của dân chúng sẽ giảm mạnh, nhất là vào tháng 8, số thất nghiệp tăng lên 6,1% và thêm 84 ngàn người mất việc.
  • Có thể khủng hoảng tài chính sẽ không xảy ra ở châu Á và châu Âu nói chung, nhưng mất mát tài chính do đầu tư tài chính sang Mỹ sẽ rất lớn, làm ảnh hưởng đến đầu tư nói chung trên thế giới.

Nói chung lạm phát trên thế giới vẫn có khuynh hướng tăng, dù giá dầu tăng hay giảm, vì tình hình tăng tín dụng nói chung. Lãi suất do đó cũng sẽ phải tăng để chống lại lạm phát. Việc thực hiện các hứa hẹn đầu tư rất ấn tượng vào Việt Nam, do các nước muốn chớp thời cơ tranh chỗ sau khi Việt Nam vào WTO, phần lớn là từ các nước Đông hoặc Đông Nam Á như Đài Loan, Mã Lai, Thái Lan, Singapore, Brunei, …cũng có khả năng khó thực hiện trừ các đầu tư vào lãnh vực dầu hỏa vì không có khả năng tìm ra nguồn vốn tài trợ. Mọi suy nghĩ ở Việt Nam cần phải tập trung vào bảo đảm ổn định, chấm dứt từ từ lạm phát, chứ không thể tiếp tục theo đuổi con đường tăng GDP một cách ấn tượng với các đầu tư phí phạm, trong khi đa số dân chúng có lương không đủ sống. Việc tăng lương ở khu vực công là không thể không tăng nhưng phải được tính toán kỹ lưỡng để không tạo ra lạm phát, như vậy là phải đánh đổi với việc giảm thêm đầu tư của nhà nước.

Vũ Quang Việt

Nguồn : Bài đã đăng trên Lao Động số ra ngày 16.9.2008, đây là bản gốc tác giả gửi cho Diễn Đàn

Phi chăng, trong  lch s, năm 2008 đi vi thế k XXI s ta như 1929 đi vi thế k XX :

     cuộc khủng hoảng trăm năm (120 năm  năm Mậu tý )mới có một lần của chủ nghĩa tư bản ? Sau một tháng bão tố chứng khoán và tài chính, bây giờ tới phiên nền kinh tế thực. Đã thấy nhãn tiền những hậu quả trực tiếp, nặng nề. Chỉ trong vòng mấy tuần lễ, các thị trường chứng khoán chính yếu trên thế giới (New York, Tokyo, London, Paris, Frankfurt, Euronext) đã mất 30% giá trị, tức là 8 000 tỉ USD, ngang 4 lần GDP của nước Pháp.

      Thị trường chứng khoán của các nước trỗi dậy cũng sụt theo, số thất thoát trung bình lên tới 50%. Kỉ lục là thị trường Moskva với con số 70% : người ta ước tính rằng 25 « đại gia » trong số các nhà tài phiệt Nga, mỗi người đã mất toi 10 tỉ USD.

      Không kể những can thiệp của các Ngân hàng Trung ương từ mùa hè 2007, tính ra hàng trăm tỉ, các nước trong nhóm G8 đã phải vội vã tung ra một kế hoạch khẩn cấp nhằm xây dựng lại vốn các ngân hàng và bảo đảm các khoản tiền vay mượn liên ngân hàng : 700 tỉ USD ở Mĩ (kế hoạch Paulson), 1 800 tỉ € ở Châu Âu (kế hoạch Gordon Brown), 50 tỉ USD ở Nga. Từng ấy tiền, nhưng kết quả không có gì bảo đảm : thị trường chứng khoán vẫn trồi lên tụt xuống như con yoyo, danh sách những nước bị tác động mỗi ngày một dài thêm (mới đây nhất là Trung Quốc, Argentina, và ngay cả các tiểu vương quốc vùng Vịnh !).

        Còn nền kinh tế hiện thực – vốn đang ở giai đoạn tăng trưởng chậm lại – Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tốc độ tăng trưởng năm 2009 chỉ còn ở mức từ 0,1 đến 0,5% cho các nước tiên tiến, từ 6,1 đến 7,7% cho các nước đang phát triển. Bất luận các con số dự liệu đó đáng tin cậy tới đâu (nhất là tới 1 số thập phân !), cũng nên nhắc lại là Trung Quốc công khai quan ngi rng nếu tc đ tăng trưởng tt xung dưới mc 6,6% s gp bt n v mt xã hi. Còn ở Nhật Bản, năm 1990 bị vỡ « bong bóng » bất động sản, thì toàn bộ nền kinh tế quốc gia đã bị cuốn theo vòng xoáy giảm phát kéo dài hơn mười năm trời.

          « Subprime » hay là hiệu ứng vi-rút

      Các chuyên gia thuộc mọi trường phái đều đồng thanh rao giảng chính sự đột quỵ trong mùa hè 2007 của hệ thống subprime (tín dụng địa ốc có thế chấp với lãi suất khả biến) đã châm ngòi cháy chậm. Nói như vậy chẳng có nghĩa lí gì nếu không giải thích nguyên do sự đột quỵ này và cũng không cho biết nó diễn ra như thế nào, bản chất sự độc hại của nó ra sao. Trong bản  “báo cáo về sự ổn định tài chính toàn cầu” mới đây, IMF đã ước tính là 425 tỉ USD số tổn thất trực tiếp (về nhà cửa) của vụ subprime, và 980 tỉ USD tổn thất dẫn xuất (đánh giá lại tích sản của các ngân hàng, thuật ngữ tiếng Anh gọi là market-to-market), tổng cộng vị chi là 1 405 tỉ USD, nghĩa là « chỉ » bằng 5% GDP của Hoa Kì và Châu Âu cộng lại (tính cả Châu Âu vì một phần những tổn thất này đã được « xuất khẩu » sang Châu Âu). Thế thì làm sao mà sự phá sản tương đối nhỏ (so với quy mô kinh tế thế giới) lẽ ra chỉ hạn chế tác động trong phạm vi những ngân hàng Hoa Kì chuyên về địa ốc, lại có thể lây lan sang toàn bộ thế giới tài chính, làm tiêu tan hàng chục nghìn tỉ đô la tài nguyên, và giờ đây đang đe doạ nền kinh tế toàn cầu ?

* Cuôc                 khủng hoảng subprime trong khu vực địa ốc nổ ra khi một số lớn những người vay tiền mua nhà trả góp đồng loạt vỡ nợ, những nó không phải chỉ có vậy. Điều cần nói rõ là ở Hoa Kì, và ở Vương quốc Anh cũng vậy, cơ chế mortgage equity withdrawal chính thức gắn liền giá trị bất động sản với khả năng vay nợ : cụ thể hơn, mỗi hộ gia đình có quyền vay thêm tiền nếu giá trị ngôi nhà mà họ thế chấp tăng lên cao so với số tiền mà họ vay trước đó. Nói cách khác, người ta dẫn dụ những người muốn mua nhà – dù những người này ít có khả năng chi trả – vay tiền không những để mua nhà, mà còn để có tiền mặt chi tiêu vào việc khác, tất cả cơ chế đó dựa trên một tiền đề là giá nhà cửa chỉ có thể tiếp tục tăng cao. Cơ chế đó, có thể gọi là tín dụng thế chấp « có thể nạp điện hoài hoài ». Và như thế, từ 2000 đến 2006, món nợ bất động sản của các gia đình Hoa Kì – phần lớn là vay theo lãi suất khả biến – đã tăng lên 1 300 tỉ USD ;

                                                    Năm 2007, tổng số tiền vay để mua nhà ở lên tới 11 000 tỉ USD, trong đó 1 500 tỉ được cho vay trên những thế chấp đã có, theo quy trình nói trên. Tóm lại, con vi-rút subprime đã được tạo ra bằng một chính sách tín dụng xả láng, gắn liền tiêu thụ với đầu cơ nhà đất. Và cố nhiên, khi thị trường bất động sản quay chiều... Năm 2007, một triệu rưởi đơn vị nhà cửa đã bị tịch biên ở Hoa Kì, năm nay con số ấy có thể lên tới 3 triệu. Ở Anh, cũng nguyên nhân ấy đã gây ra những hậu quả y hệt : hai triệu gia đình đang bị kẹt cứng trong một cái bẫy tương tự như subprime, và năm nay, khoảng 45 000 ngôi nhà sẽ bị tịch biên.

                           Một khi  công nghệ tài chính đã chế tạo ra vi-rút rồi, nó được lan truyền ra sao ? Đã nói đến kinh doanh thì không thể nói không có rủi ro, song Adam Smith đã đề ra phương châm hết sức hợp tình hợp lý : « sử dụng toàn bộ số vốn có được, nhưng chỉ dùng khi nào có an toàn chấp nhận được ». Trong thế giới tài chính của nền kinh tế liberal, bảo hiểm rủi ro đã được hạn định theo những tiêu chí về thận trọng (Solvency II cho các nhà đầu tư định chế, Bâle II cho các ngân hàng) bắt buộc các tác nhân phải có đủ vốn tự có – rủi ro lớn bao nhiêu thì vốn tự có phải cao bấy nhiêu – thuật ngữ tài chính gọi đó là tỉ lệ vốn. Tại sao lại nói « đã được hạn định » ? Bởi vì các nhà điều hành đã nhắm mắt cho qua khi các « cậu thiên tài » của giới tài chính (tiếng trong nghề gọi các vị này là « quant ») đã tìm cách luồn lách luật lệ bằng cái gọi là titrisation (chứng khoán hoá) tức là biến tín dụng đi vay được (tức là có rủi ro) thành tích sản tài chính, tức là nhất cử tam tiện : bán tích sản cho một nhà đầu tư, đưa rủi ro ra khỏi bảng tổng kết tài sản, giảm thiểu đòi hỏi về vốn liếng. Thế là nhờ những « ống dẫn » không hề được liệt kê trong bảng tổng kết của các ngân hàng đầu tư, phương pháp chứng khoán hoá này đã phát tán vi-rút ra khắp các trung tâm tài chính... thậm chí các thị trường chứng khoán còn đòi cung ứng thêm, biến bảo hiểm – rủi ro thành một kĩ nghệ khổng lồ làm ra vốn – mạo hiểm : các sản phẩm high tech của nó như CDS (credit default swaps, hợp đổng tài chính song phương bảo hộ giữa người mua), ABS (asset backed securities, giá trị động sản dựa trên những tích sản đã bị chứng khoán hoá) và đủ thứ RMBS (residential mortgage-backed security, tích sản chứng khoán hoá bao gồm những tín dụng thế chấp bất động sản) trong năm 2007 đã vượt tổng số 60 000 tỉ USD, ngang với tổng số tiền kí gửi ở các ngân hàng trên toàn thế giới. Như trong câu chuyện ngụ ngôn về súc vật bị bệnh dịch hạch : « Chúng không chết hết, nhưng con nào cũng quỵ ».

* Vi-rút đã lan truyền, độc hại ra sao ? Một biên khảo của hai nhà nghiên cứu ở Princeton, công bố vào cuối năm 2007, nhấn mạnh trước hết tới hiệu ứng khuếch đại của hiện tượng « deleverage », tạm dịch là đòn bẩy âm. Muốn hiểu điều này, chỉ cần xét một ví dụ : LBO (leverage buy-out), một mưu mẹo tài chính cho phép mua lại một công ti mà chỉ cần phải trả một phần nhỏ giá trị thực của nó, phần còn lại được thanh toán bằng tiền đi vay. Mánh lới ở đây là tiền lãi không do người mua, mà do doanh nghiệp bị mua phải trả, trong khi đó thì « holding quản lí việc mua lại » được thành lập với mục tiêu cụ thể này tập trung vào việc « tổ chức lại » doanh nghiệp với mục đích là nặn ra tối đa lợi tức trước khi đem xí nghiệp ra bán lại. Lạm dụng luật xã hội ? Cho là thế đi, nhưng lợi nhuận thì lớn vô cùng. Mặt trái đối với những tác nhân then chốt của cơ chế này, tức là những trung gian tài chính (môi giới, ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư...), là : bảng tổng kết tài chính càng bị « bẩy » cao bao nhiêu, thì giá trị ròng càng dễ phải chịu tác động lên xuống của tình hình thị trường. Vì vậy mà từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng subprime, người ta chứng kiến một phản ứng dây chuyền : để nhẹ bớt sổ nợ, các tác nhân đua nhau tung chứng khoán ra bán, cuộc chạy đua này sẽ chỉ chấm dứt khi thuyên giảm xong cái « đòn bẩy nợ » có khi lên gấp 10 lần thặng dư sản xuất ! Có nhà kinh tế học tiên đoán rằng cuộc khủng khoảng sắp tới sẽ là khủng hoảng LBO mà tổng số nợ (hàng trăm tỉ USD) đang mai phục trong bảng tổng kết của các tổ chức tài chính. Nhà kinh tế học Mĩ Paul Krugman 1, người vừa được giải Nobel kinh tế, đã so sánh các tác nhân (và nạn nhân) của nền tài chính điên loạn như hành khách trên một con tàu Titanic mà đoàn thuỷ thủ chỉ lo một chuyện là mua bảo hiểm... phòng hờ chìm tàu Titanic.                         

 Kinh tế - bong bóng, kinh tế - thế giới

 Nếu chỉ coi     cuộc khủng hoảng này là sự nổ tan của một quả bong bóng tài chính thì cũng chưa nhận thức được bản chất của nó. Ta hãy nhớ lại những bong bóng đã lép bép nổ trong suốt một phần tư thế kỉ ngự trị của học thuyết kinh tế « tân tự do » : khủng hoảng cổ phần thập niên 1980, công nghệ truyền thông mới thập niên 1990, khủng hoảng subprime từ năm 2002, và cũng phải kể cuộc khủng hoảng bất động sản ở Nhật Bản năm 1990 và cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997... Lần nào cũng lặp lại một kịch bản : đổ xô đầu cơ vào những giá trị của một số tích sản nào đó, khiến cho sinh lời rất cao, những khoản vay nợ cũng cao lên theo, cho đến lúc buộc phải điều chỉnh thì kéo theo hàng loạt phá sản cá nhân và tiêu tùng những tài nguyên tập thể. Tóm lại, mỗi bong bóng đều tạo ra hiệu ứng giàu có của nó, làm cho nó bành trướng, nhưng khi nó nổ tan thì hiệu ứng ấy biến mất (trừ đối với một thiểu số), để lại những hậu quả thất thoát nặng nề...

Chẳng hạn như cuộc khủng hoảng ở Nhật Bản : chính phủ đã phải tung ra 500 tỉ USD để xây dựng lại vốn các ngân hàng và mua lại những món nợ xấu (y như hệt hiện nay), thế mà vẫn gây hậu quả là nền kinh tế Nhật phải trai qua « mười năm trắng », GDP mất đi 24 điểm bách phân ! Điều đáng ngại là số lượng bong bóng nổ tan và nhịp độ nổ tan lại tăng tốc. Trong sơ đồ cổ điển của chủ nghĩa tư bản phát triển qua những cuộc khủng hoảng có tính chất cơ cấu (tỉ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống, sản xuất thừa, nhất thiết phải liên tiếp tạo ra những sản phẩm mới, chiếm lĩnh những thị trường mới...) thì những chu kì tăng trưởng và suy thoái có những hội chứng rất dễ nhận ra, thí dụ lạm phát ở cuối mỗi chu kì tăng trưởng, tăng lãi suất mỗi khi mở đầu một chu kì suy thoái... Trong sơ đồ hiện nay, sự nổ bong bóng là phản ứng xảy ra khi quá trình tăng giá tài sản và nợ nần tới mức nào đó, vì vậy nó có thể nổ ra bất cứ lúc nào, không liên hệ gì tới tình trạng của nền kinh tế thực. Chẳng hạn, cuộc khủng hoảng subprime đã nổ ra tại Mĩ trong bối cảnh làm phát vừa phải và lãi suất thấp. Nhiều nhà kinh tế học đã xem xét kĩ lưỡng tình hình kinh tế những năm 2002-2006 tức là thời kì mà bong bóng nhà đất đã thay thế bong bóng kinh tế internet, họ đã nêu ra một loạt những điều bất bình thường chứng tỏ sự thiêu vắng liên hệ nói trên. Nhận định của các chuyên gia về toàn cầu hoá (xem [2] và [6]) rất đáng để chúng ta liệt kê :

* Trước hết, họ nhận xét, sau một phần tư thế kỉ kinh tế toàn cầu hoá, có lẽ chúng ta đang chứng kiến sự « giao nhau » giữa một thế giới đang đi xuống (những nước đã phát triển, đại để là khối OECD) và một thế giới đang trỗi dậy (đại để là Nga và các nước Châu Á), giành lại ngôi vị số một mà nó chiếm giữ trước khi xảy ra cuộc cách mạng công nghiệp.

 Một số dự báo cho rằng ngay từ năm 2025, các nước đang trỗi dậy sẽ giành 65% GDP toàn cầu (đây là nói tỉ trọng kinh tế, chỉ kinh tế thôi). Đó chỉ là một phỏng đoán, còn đây là dữ kiện khách quan : một bên là một khối dân số ngày càng già đi, với 450 triệu lao động phải trả lương cao, năng suất thì tăng thấp (trung bình 1% một năm), tăng trưởng kém (trung bình 2% mỗi năm), bên kia là một khối dân số trẻ và năng động (do ý chí thoát khỏi tình trạng kém phát triển) 2,3 tỉ lao động trả lương thấp (khoảng 1/5 tiền lương trung bình của khối OECD), năng suất tăng nhanh (6%), tăng trưởng phong độ (trung bình 7 ,5%), tiết kiệm cao (trung bình 38% GDP, trong khi khối OECD là 18% và Hoa Kì hầu như 0%)...

    Chủ bài duy nhất mà các nước phát triển còn trong tay là đi trước về khoa học – kĩ thuật, nhưng rõ ràng điều này sẽ chẳng dài lâu, nhất là với hệ tư tưởng « tân tự do », đầu tư cho nghiên cứu – phát triển không được coi là ưu tiên (xem ở dưới). Như vậy là hầu như trong mọi lãnh vực, có thể thấy trước kết quả cuộc chạy đua giữa hai khối.

* Các tác giả nói trên nêu ra hai điều bất thường mà phân tích kinh tế cổ điển khó lí giải. Thứ nhất, từ đầu thế kỉ XXI trở đi, ít nhất từ khi chấm dứt cuộc khủng hoảng Internet cho đến mùa hè 2007, các số liệu về tăng trưởng của hai khối không phản ánh cách biệt về cơ cấu tăng trưởng của chúng : các nước lớn trong OECD đã trải qua 5 năm tăng trưởng khối lượng GDP đều đặn, nhất là Hoa Kì, Anh và Tây Ban Nha. Thứ hai, các nước đang trỗi dậy không dùng tiết kiệm của mình và không tìm kiếm vốn bên ngoài để đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng cần thiết cho sự phát triển bền vững, mà thay vào đó, dòng tư bản lại chảy ngược từ châu Á sang châu Mĩ. Năm 2007, dự trữ hối đoái của các nước đang trỗi dậy lên tới 2 400 tỉ USD (Châu Á) và 1 000 tỉ USD (Nga và các nước OPEP) ; xuất siêu của toàn khối lên tới 600 tỉ USD trong khi tổng cộng nhập siêu của các nước phát triển vượt quá con số 1 100 tỉ USD ; thanh khoản thế giới tăng lên với nhịp độ 14% mỗi năm. Những con số ấy xác nhận cách giải thích hiệu ứng giàu có mà một số tác giả đã đưa ra ([2], [6]) : đầu thế kỉ XXI, cuộc toàn cầu hoá đã chuyển dịch trọng tâm kinh tế thế giới sang phía các nước đang trỗi dậy, lại là những nước có cơ cấu tiết kiệm cao ; các nước này đã cho Hoa Kì và Châu Âu vay số dư thừa, chủ yếu dưới dạng tích luỹ dự trữ hối đoái tại các ngân hàng trung ương, do đó tổng số thanh khoản trên toàn thế giới đã tăng nhanh và lãi suất cho vay dài hạn xuống thấp ; và cũng do đó, tín dụng tăng trưởng mạnh, kèm theo là bùng nổ giá tích sản. Nhờ sự cạnh tranh của các nước đang trỗi dậy, lạm phát được giữ ở mức thấp, nên các cơ quan tiền tệ ưa chọn những chiến lược tăng khối tiền, nhất là trong chừng mực hiệu ứng giàu có của các bong bóng che đậy hiện thực là sự tăng trưởng yếu kém có tính cơ cấu. Người ta có thể ước tính, trong suốt thời gian nó chưa nổ tan, bong bóng subprime hàng năm đã tăng tỉ lệ tăng trưởng lên 1,5 điểm ở Anh, 1 điểm ở Mĩ và 0,6 điểm ở vùng Euro. Đổi lại, các nước này đem bán ra thế giới những sản phẩm tài chính « tân kì », không biết sắp tới họ sẽ phải thay thế bằng cái gì cho có vẻ « hấp dẫn ». Bởi vì theo lô-gíc của nền kinh tế - bong bóng, lược đồ cổ điển « lạm phát – tăng lãi suất – giảm phát / suy thoái – giảm lãi suất – tái khởi động » không còn giá trị nữa : muốn tái khởi động guồng máy kinh tế sau một vụ nổ bong bóng, nhất thiết phải dựa trên một loại tích sản kiểu mới. Vì thế mà ta đã thấy hiện tượng đầu cơ về nguyên liệu (xăng dầu, kim loại...), rồi cả ngũ cốc, nghĩa là đầu cơ trên cuộc sống hàng ngày của dân chúng các nước (đầu cơ đến mức đó, thì không biết dùng từ ngữ gì để mô tả).

     Chẳng cần phải là chuyên gia mới có thể hiểu rằng nền kinh tế - thế giới đi theo một con đường không thể bền lâu. Nhờ hiện tượng « bắt kịp », cán cân mậu dịch cuối cùng sẽ tự thăng bằng : bên nhập siêu sẽ giảm bớt chênh lệch nhập-xuất, bên xuất siêu giảm bớt chênh lệch xuất-nhập, từ đó thanh khoản sẽ giảm đi, tiền bỏ vào bong bóng sẽ bớt đi. Với cuộc khủng hoảng, điều cấp thiết là tăng tốc sự tái quân bình, chẳng hạn bằng một chính sách điều hợp về tiết kiệm : kích thích tiết kiệm trong các nước ít tiết kiệm (chính sách tiền tệ khắt khe hơn, giảm món nợ của các hộ gia đình, thay đổi tập quán tiêu thụ...) giảm bớt tiết kiệm trong các nước quá nhiều tiết kiệm (tăng đầu tư công cộng, cải thiện chế độ bảo hộ xã hội, tăng quý chi tiêu về y tế, giáo dục...). Nhưng đó là lãnh vực kinh tế chính trị học mà không bên nào muốn dấn thân vào vì nó đặt lại vấn đề mô hình xã hội.

    Khó tưởng tượng rằng Hoa Kì chịu từ bỏ cái American Way of Life gây ra siêu tiêu thụ và siêu nợ, rằng Trung Quốc chịu để cho quần chúng lao động hưởng những quyền mới, bởi vì sức mạnh của Trung Quốc chính là do quần chúng lao động không có quyền (về điểm này, có thể đọc [3]). Ngược lại, ta thấy mỗi lần có khủng hoảng lại thấy áp dụng những chính sách nhằm ưu tiên chống lại việc giảm tốc bằng cách giảm lãi suất và tiêm thêm thanh khoản. Cố nhiên, lần này phải tránh sự tái diễn cuộc khủng hoảng 1929 mà nguyên nhân là do cạn kiệt các chu trình tiền tệ, đẩy cả thế giới vào tình trạng suy thoái. Nhưng để trị liệu một hệ thống lâm bệnh vì quá thừa thanh khoản mà lại tiêm thanh khoản vào đó thì mọi người đều thấy rõ sự phi lí. Thị trường chứng khoán không tin là làm được, bây giờ nó sợ xảy ra suy thoái (nạn này đang rõ nét), kết quả là sẽ rơi vào « thập niên trắng Nhật Bản », chỉ khác là lần này nó sẽ diễn ra ở quy mô toàn thế giới, một khi thanh khoản không dùng làm được gì khác hơn là đem đầu tư vào các thanh khoản. Một mặt, như Arthus và Virard đã nhắc lại, trong những năm 1980, Ngân hàng Nhật Bản đã tạo ra những thanh khoản mà ngay lập tức, các ngân hành khác đã cho nó vay trở lại ; mặt khác, các nhà đầu tư thấp thỏm cuối cùng không chịu mua gì khác hơn là công trái Nhà nước. Hai hiện tượng làm tăng cùng một lúc sổ nợ của ngân hàng trung ương (vì nó vay của thị trường) và tích sản của nó (dự trữ của ngân hàng trung ương lên tới 40% GDP của cả nước). Chẳng phải phản ứng tương tự đang diễn ra hay sao khi ta thấy người mua đổ xô đi tìm công trái của Kho bạc Mĩ – khiến cho đồng đô la lên giá – trong lúc mà nền kinh tế Mĩ trải qua một trong những thời điểm đen tối nhất trong lịch sử ?

 Chủ nghĩa liberal và tân-liberal

Ta còn nhớ trong lời tựa tác phẩm về lịch sử thế kỉ XX [4], Eric J. Hobsbawm đã than phiền rằng phần đông thanh niên ngày nay « lớn lên trong một thứ hiện tại thường trực, không hề có mối liên hệ hữu cơ nào với quá khứ công cộng của thời đại mà họ đang sống » 2. Cho nên, muốn hiểu rõ hơn cuộc khủng hoảng hôm nay, cũng không phải là điều vô ích nếu ta nhìn lại cuộc Đại Khủng hoảng hôm qua, năm 1929. Các media thường bình luận là giữa hai cuộc khủng hoảng có những tương đồng bề ngoài, thế thôi. Không ! Không « thế thôi » đâu. Nguyên uỷ cuộc khủng hoảng 1929 và những gì xảy sau đó cho ta hiểu thêm nhiều về cuộc khủng hoảng ngày nay.

* Trước hết là sự hình thành. Cuộc toàn cầu hoá hiện nay dường như kết thúc « thế kỉ Mĩ », nghĩa là thế kỉ bá quyền của Mĩ, thì trớ trêu thay, thế kỉ ấy đã mở đầu bằng cuộc toàn cầu hoá thứ nhất – ít được biết – đã đưa Hoa Kì lên ngôi vị đại cường trên thế giới. Sự song đôi giữa hai cuộc toàn cầu hoá thật ấn tượng :

    cuộc toàn cầu hoá thứ nhất từ 1860 đến 1914, kinh tế thế giới trải qua một giai đoạn phát triển nhanh chóng, mậu dịch hội nhập mạnh mẽ, kể cả mậu dịch giữa các lục địa. Những thuộc địa cũ của Tây Ban Nha và Anh (Úc, Canada, Argentina...) bắt đầu phát triển, hàng hoá của họ có thể cạnh tranh với sản phẩm của các nước công nghiệp hoá. Động lực của nền kinh tế dựa trên sự ổn định tiền tệ, lạm phát được chế ngự, những công nghệ mới làm đảo lộn quá trình sản xuất, đồng thời trên sự bóc lột nhân công rẻ mạt, ở thuộc địa cũng như ở chính quốc. Nhà nước chỉ hạn chế vai trò của mình trong công việc « gác đêm », nói theo thành ngữ liberal nổi tiếng ; giá trị gia tăng được phân chia giữa tư bản, thương mại và cải tiến kĩ thuật ; các chế độ bảo hộ xã hội hầu như không có gì.

    Cuộc chiến tranh thế giới nổ ra năm 1914 (xem [4]), làm cho Châu Âu khánh tận và đẻ ra Liên Xô, đã « chia lại bài » của chủ nghĩa tư bản toàn cầu, biến Hoa Kì thành cường quốc kinh tế thống trị. Sau đó, cuộc khủng hoảng 1929 bùng nổ trong bối cảnh của sự đầu cơ chứng khoán (như hiện nay), bong bóng phình to vì có thể mua cổ phần mà chỉ cần phòng hộ 10%. Cũng như bây giờ, sự lật ngược thị trường đã gây ra những thất bát khổng lồ, phá sản dây chuyền, người đầu tư và người tiết kiệm hoảng loạn, khủng hoảng tài chính đi đôi với khủng hoảng ngân hàng, thanh khoản cạn kiệt mà Nhà nước không can thiệp... Chuyện gì xảy tiếp theo, thì mọi người biết cả :

suy thoái, chủ nghĩa phát-xít bành trướng, chiến tranh thế giới... không như bây giờ ?

* Di sản trực tiếp của cuộc khủng hoảng năm 1929 là hệ tư tưởng liberal mất đi tính chính đáng, cái « tự do » mà chủ nghĩa « tự do » ấy chủ trương, đối với mọi người, là sự « tự do của con cáo trong chuồng gà » ; tiếp đó là sự đăng quang của « chu trình Keynes » mà biểu tượng là chính sách New Deal ở Hoa Kì trước Thế chiến lần thứ nhì và « ba mươi năm huy hoàng » sau Thế chiến, cả một thời kì « khế ước xã hội » và « tư bản canh tân » mà Hobsbawm không ngần ngại gọi là Thời đại Hoàng kim (xem [4]).

Các cuộc khủng hoảng tài chính và dầu khí trong thập niên 1970 đã kết thúc chu trình này và đánh dấu sự tái xuất của hệ tư tưởng liberal, tiếp đó là sự đại thắng của nó trong thập niên Thatcher-Reagan (đại để là những năm 1980-1990). Để giải mã toàn bộ quá trình toàn cầu hoá vừa qua, phải cộng thêm vào cặp bài trùng nói trên, một nhân vật thứ ba, là « người cầm lái lùn » họ Đặng, mà đường lối cải tổ đã thắng thế ở Trung Quốc từ năm 1978. Của đáng tội, những suốt những năm « đi qua sa mạc », các nhà kinh tế học « chính thống » của trường phái liberal vẫn không từ bỏ giáo điều của họ, mà họ tin tưởng như một Chân Lý Mặc Khải, theo đó mọi nỗ lực nhằm cưỡng ép « bàn tay vô hình » của thị trường chỉ có thể dẫn tới « con đường nô dịch » (von Hayek). Hobsbawm đã mô tả những người « tân tự do » trở lại nắm chính quyền là « những chính phủ phát xuất từ phái hữu tư tưởng, gắn kết với dạng thức cực đoan nhất của chủ nghĩa vị kỉ kinh tế và « mackeno », đối với họ chủ nghĩa tư bản có bảo hộ xã hội mà Nhà nước đã chủ trương trong những năm 50 và 60, và đã hết thành công từ năm 1973 (do khủng hoảng nhiên liệu) chẳng qua là một biến tướng của chủ nghĩa xã hội ». Họ cũng chẳng làm được gì hơn ai để giải quyết các cuộc khủng hoảng của thập niên 1980, nhưng họ kể công đã làm sập đổ bức tường Berlin và giải thể Liên Xô, và giành được danh nghĩa chính đáng cho « trường phái Chicago » 1 như là « tư tưởng độc nhất » của thời cuối thế kỉ XX.

Kinh tế học không phải là một khoa học chính xác, ở đây chúng tôi sẽ không bàn tới nền tảng của học thuyết tân liberal, mà chỉ xét tới những hệ quả trông thấy của nó. Vậy ta trông thấy gì ? Từ ngày « chủ nghĩa xã hội hiện tồn » sụp đổ, chủ nghĩa tư bản không còn kẻ thù bên ngoài, nó có cơ sở để thu nhận lời tiên tri của Fukuyama (một nhà lí luận thuộc xu hướng tân bảo thủ) về « sự cáo chung của Lịch sử », về « chân trời không thể vượt qua được » của chính thể dân chủ liberal mà chủ nghĩa tư bản là hiện thân về mặt kinh tế. Có thể nghĩ rằng nếu hiểu chủ nghĩa tư bản là sở hữu tư nhân về tư bản, thì tự nó chủ nghĩa tư bản cũng chẳng xấu hơn hay tốt hơn so với bất cứ chế độ nào chấp nhận rằng sự tự do kinh doanh của mình được luật lệ quy định. Nhưng trong mấy thập niên vừa qua, chính chủ nghĩa « tân tự do » đã tìm cách phá lệ cho tư bản. Làm như vậy, nó đã khiến cho sự mậu dịch xâm chiếm mọi hoạt động xã hội, khiến cho các giá trị thị trường xâm chiếm toàn bộ cuộc sống cá nhân – không phải vì lợi ích cho xã hội, cho cá nhân. Để biện minh cho khẳng định ấy, chúng ta hãy trở lại sự phân biệt mà các chuyên gia đã quan sát giữa chủ nghĩa tư bản theo kiểu anglo-saxon và chủ nghĩa tư bản vùng Rheinland – sự phân biệt mà người dân bình thường cũng nhận ra khi tách biệt kinh tế « ảo » khỏi kinh tế thực. Dưới dạng thức « Rheinland » (đại khái, là chủ nghĩa tư bản mà Max Weber đã nghiên cứu), chủ nghĩa tư bản lí tưởng có một nhãn quan bền lâu về hoạt động kinh doanh, một hoạt động đòi hỏi phải được lên kế hoạch cho hàng thập niên, do đó phải ưu tiên cho đầu tư ; về tài nguyên của doanh nghiệp, phải tham gia vào sự phát triển của môi trường cộng đồng ; về quan hệ xã hội trong doanh nghiệp, cho dù với mục đích thực dụng là nhằm tránh những cuộc xung đột... Chủ nghĩa tư bản anglo-saxon (là chủ nghĩa, cho đến mới đây, đã chiến thắng) đã đảo ngược các số hạng phương trình, coi thu nhập của tư bản là mục tiêu chủ yếu : « tạo ra giá trị » cho cổ đông, bảo đảm cho cổ đông « hiệu suất vốn đầu tư » tối ưu. Ngay cả từ « đầu tư » cũng bị đổi nghĩa, điều quan trọng là « hiệu suất ». Thí dụ tiêu biểu : năm 2005, có một con số đã làm cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Pháp phải « băn khoăn » : các doanh nghiệp trong khối G7 đã cho vay 1 300 tỉ USD cho những tác nhân kinh tế khác, trong khi vai trò truyền thống của doanh nghiệp là đầu tư, và do đó, là đi vay dài hạn. Hoá ra, ít nhất từ năm 2000 trở đi, các đại doanh nghiệp đã đầu tư lại và bỏ vốn ngắn hạn vào việc « tài trợ cho chi tiêu hằng ngày của các Quốc gia mắc nợ và cho tiêu thụ của các hộ gia đình nợ quá nhiều » ([6]). Một thí dụ khác là các doanh nghiệp mua lại cổ phần của chính mình, hoặc dùng trăm phương ngàn kế khác để tăng giá cổ phiếu, vì muốn cho lợi tức hàng năm tăng 15% trong một môi trường tăng trưởng trung bình từ 2 đến 3%, thì phải tìm đủ cách sáng tạo. Ngoài những canh tân tài chính kể trên, người ta còn khai mạc những kĩ thuật kinh doanh mới : « Bậc thang mới về giá trị và thứ tự ưu tiên sẽ được cái gọi là management (quản trị) chuyển tải, phổ biến và nâng lên thành lí luận. Ban quản trị sẽ bị đặt dưới sự phán đoán thường trực của cổ đông thông qua thị trường. Mặt khác, người quản trị cũng trở thành cổ đông, hệ thống stock options (chọn lựa mua cổ phiếu) trở thành phổ biến [...]. Chủ ý là biến các stock options thành nhân tố thù lao chủ yếu, tiền lương chỉ còn là [bổ trợ] » ([6]). Đó không còn chỉ là những kĩ thuật đơn thuần, mà là một khúc ngoặt quan trọng về chủ thuyết, nhằm tối đa hoá lợi nhuận, bằng cách tạo ra một giai cấp mới (theo nghĩa mác-xít) bao gồm những đồng minh mà người ta muốn gắn liền lợi ích với tư bản để cho họ có não trạng của nhà tư bản và từ bỏ hành xử của người làm thuê. « Nhà quản trị trở thành quan toà kiêm một bên kiện. Họ chỉ còn một nỗi ám ảnh, phù hợp với ám ảnh của các cổ đông khác và của giới kinh tài : làm sao nâng cao giá cổ phiếu » ([6]). Ngữ vựng tiếng Anh có thêm cụm từ working riches (người giàu lao động). Còn người lao động ở cấp cơ sở, trên nguyên tắc là những người tạo ra giá trị gia tăng, giải pháp tột cùng là xoá bỏ họ ra khỏi cảnh quan. Đó là cơ chế mà J.-L. Gréau đã mô tả trong cuốn Tương lai của chủ nghĩa tư bản ([5]) : đứng về mặt kế toán, cho đến nay, lao động được tính vào giá trị gia tăng, tức là nó có một giá trị có tính sản xuất ; cho nên nó phải được phân biệt với tiêu dùng trung gian (nguyên liệu, bán thành phẩm, dịch vụ mua ngoài...) trong quá trình sản xuất. Thế mà, theo tác giả, từ nay, thị trường đòi các doanh nghiệp phải « coi lao động là một đầu vào của sản xuất, chứ không phải là một nguồn tạo ra giá trị gia tăng » (ngôn ngữ kinh tế Anh-Mỹ còn dùng cả từ outsourcing để mô tả việc một doanh nghiệp đưa một chức năng nào đó ra ngoài và di chuyển một khâu hoạt động đi nơi khác). Lao động trở thành một khoản chi phí thuần tuý cần được giảm thiểu không ngừng, và người lao động trở thành một « biến số » mà người ta « điều chỉnh » để nâng cao giá cổ phiếu.

 

« Vết nứt trong chủ nghĩa tư bản »

      Thành thử, đổ nguyên nhân cuộc khủng hoảng vào những « lệch lạc tài chính » rõ ràng là không đủ. Những cái gọi là « lệch lạc » ấy biểu lộ khuyết tật nội tại của một hệ thống luôn luôn khuyến khích sự đầu cơ quá độ. Chính Alan Greenspan, cựu « giáo chủ » của FED (Quỹ dự trữ liên bang) nay trở thành bung xung, đã thú nhận rằng cuộc khủng hoảng đã cho ông ta thấy « một vết rạn nứt trong chủ nghĩa tư bản » khiến ông mất ngủ. Có thể nói thêm hộ đương sự : và nó đang phá huỷ mô hình kinh tế, xã hội, và ngay cả mô hình văn hoá của những nước gọi là tiên tiến. Ta thử xét xem :

1/ Mô hình công nghiệp : ngoài những thiếu hụt, nợ nần và ngưng trệ tăng trưởng đã nói ở trên, đa số các nước thành viên của OECD còn tiếp tục bị giải công nghiệp hoá như con số giảm nhân dụng trong công nghiệp cho thấy từ 1995 trở đi (-25% ở Anh, -20% ở Hoa Kì, -8% trong khu vực đồng Euro), cũng như sự suy tàn của những ngành công nghiệp « nặng » như sắt thép, xe hơi, máy bay... Người ta có thể phản bác, nói rằng các ngành công nghiệp « cổ lỗ sĩ » ấy được thay thế bằng những công nghiệp tân tiến như điện tử, công nghệ tin học mũi nhọn, thậm chí những « doanh nghiệp không cần cơ xưởng » như có người đã mơ mộng (như Serge Tchuruk, công ti Alcatel). Có thể lắm, nhưng con đường thứ nhất đòi hỏi đầu tư lâu dài về nghiên cứu – phát triển, một khái niệm không có trong nền kinh tế tài chính mà chúng tôi mô tả ở trên. Còn con đường thứ nhì, mà mấy nước đã mở ra và đã được tán tụng là « năng động » -- là Vương quốc Anh, với City là thị trường tài chính off shore số 1 của thế giới, Ireland, thiên đường của sự giải thuế, thậm chí cả đảo quốc Iceland nhỏ bé mà doanh số của các ngân hàng bằng 10 lần GDP – con đường ấy đã đâm thẳng vào bức tường của khủng hoảng : Vương quốc Anh không còn công nghiệp nữa, vài năm tới sẽ hết cả dầu mỏ, có trời mới biết City có sẽ còn đó không ; Ireland đang lâm vào suy thoái và trở thành nước đầu tiên ở châu Âu đã đặt các ngân hàng dưới sự giám hộ của Nhà nước ; còn Iceland thì đang đứng sát bờ phá sản, tới mức IMF đã phải cấp cứu...

2/ Mô hình xã hội : Lao động không còn được coi là thành tố của giá trị gia tăng, cho nên từ hai mươi năm nay, thu nhập của lao động đã giảm đi một cách rất ư « lô-gíc », không những so với thu nhập của tư bản cổ điển, và còn so với thu nhập của giai cấp của bọn working riches mới đã mô tả ở trên. Kèm theo đó là hiện tượng xã hội này : « giai cấp trung lưu tan biến ở hai đầu. Ở đầu trên, một số nhỏ kiếm tiền ngày càng nhiều. Ở đầu dưới, số đông ngày càng nghèo đi » (Le Monde, 25.01.2008). Vì những lí do hiển nhiên, rất khó ước tính tổng số tư bản trên thế giới, còn những scandal về bổng lộc của giai cấp working riches (lương tháng, tiền thưởng, stock options, dù vàng) thì báo đài đã nói tới nhiều, chỉ cần tóm tắt như sau : trong hai thập niên, quá trình toàn cầu hoá đã tạo ra khoảng vài triệu triệu phú và một nghìn tỉ phú, tài sản tổng cộng của họ vượt quá 40000 tỉ đôla. Nhưng các con số tuyệt đối này không biểu thị được sự xuống cấp xã hội bằng những chỉ số về bất bình đẳng : tại Hoa Kì, quốc gia giầu nhất thế giới, con số người nghèo nay đã lên tới 37 triệu, tỉ lệ thu nhập của 1% số dân giàu nhất đã trở lại mức trước 1929 (tức là 8%), và theo một cuộc điều tra mới đây, tỉ số chênh lệch ở những đô thị lớn ở Mĩ (như New York, Los Angeles...) cũng ngang với tỉ số ở các đô thị Phi Châu...

 3/ Mô hình văn hoá : Trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI, E. J. Hobsbawm, trong cuốn [4], đã bày tỏ nỗi âu lo trước sự xuất hiện của « một xã hội trong đó ngự trị những giá trị của chủ nghĩa cá nhân phi xã hội tuyệt đối (...), một xã hội gồm những cá nhân hoàn toàn cách biệt nhau, bản vị chủ nghĩa, tìm kiếm sự thoả mãn cho riêng mình (bất luận lợi nhuận, lạc thú hay gì gì chăng nữa) ». Cái xã hội ấy, chúng ta đang sống trong đó rồi ! Hệ thống ý kiến, phương châm liberal đã tiêm nhiễm mô hình văn hoá của xã hội, thúc đẩy mọi thành viên của nó khấu đầu trước con Bê Vàng của Thần Tài – một sự thúc đẩy không cần cưỡng bách, gần như tự nguyện, vì bọn Golden Boys ở Phố Wall hay các cậu Cao Bồi làng ở ngoại ô đều cùng chia sẻ một tâm nguyện, mà nhà triết học Jean-Claude Michéa đã mô tả trong cuốn Impasse Adam Smith (Ngõ cụt Adam Smith, 1998) : « Trao phó cho mọi hoạt đông nhân tính một mục tiêu duy nhất (xìn), một mô hình duy nhất (làm áp phe, hay cướp giật) và một mẫu người duy nhất (chó rừng) ». Chẳng lẽ loài người sẽ sống như vậy sao ?

    Thế còn sĩ phu, còn các nhà trí thức... Trí thức ư ? Sau một phần tư thế kỉ thống trị của chủ nghĩa khủng bố tư tưởng, cuộc tranh luận chính trị và kinh tế đã khô cạn. Mọi phát ngôn phản bác lại « tư duy độc nhất » của chủ nghĩa tân liberal lập tức bị quy kết là lạc hậu và bị miệt thị, bởi vì đứng về phe chủ nghĩa tư bản mới, có đủ : tự do, tính hiện đại, thậm chí cả toán học (người ta đã vận dụng cả những công thức toán học thần bí để xức dầu thánh cho những Nhà phiêu lưu của Thế giới tài chính 3). Cũng như các cổng vào mạng internet của cơ quan « công an văn hoá » Trung Quốc đã được trang bị những chương trình tin học tự động săn lùng hai chữ « dân chủ », trong suốt mấy thập niên, bộ máy tư tưởng của chủ nghĩa « tân tự do » đã kiểm duyệt những từ ngữ Nhà nước, công quyền, điều tiết, liên đới, đạo lí... Thế mà hôm nay, cũng những phán quan, những chuyên gia, những sứ giả 4 ấy, lại đang gào thét kêu gọi Nhà nước cứu nguy, điều tiết thị trường, tái tạo chủ nghĩa tư bản, mà không một lời tự phê, trơ trơ không biết ngượng. Làm sao có thể tin vào khả năng tái tạo chủ nghĩa tư bản với chính những nhân vật ấy, nhất là những biện pháp ngoạn mục đầu tiên đều là những biện pháp theo kiểu « tráng sĩ Dooh Nibor » (đây là tên gọi do Paul Krugman 1 tạo ra, viết ngược tên Robin Hood, « Rô-banh đề boa », người anh hùng Rừng Xanh lấy của người giàu chia cho người nghèo ; còn Dooh Nibor của các tổng Bush và Sarko, thì lấy của người nghèo chia cho người giàu xài tạm) ? « Tư hữu hoá lợi nhuận, xã hội hoá thất thoát » : các khối tiền khổng lồ vừa được giải ngân cho các ngân hàng tương phản với sự trống vắng những biện pháp liên đới xã hội, nâng đỡ sức mua của người dân, tạo công ăn việc làm, tái khởi động bộ máy kinh tế...

Chỉ trong vòng hai thập niên, chúng ta có « vinh hạnh » chứng kiến sự sụp đổ của hai hệ thống đối nghịch : một mặt là nền kinh tế bao cấp của chủ nghĩa xã hội hiện thực, một mặt là nền kinh tế phá lệ của chủ nghĩa « tân tự do ». Hệ thống thứ nhất đã chết thẳng cẳng. Hệ thống thứ nhì, sau khi đột quỵ, chẳng biết có kéo dài cuộc sống của nó không 

  Nguyễn Quang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness