Lời bình 25/4/2022 :
Từ sau năm 2013 , Giòng chảy tài chính thế giới chảy về VN bởi nhiều nguyên do . Kinh tế Vn tăng trưởng khả quan GDP gần sát 7% ,XNK tăng trên 10% . Đặc biệt là 2017,2018,2019 .Riêng 2019 XNK vượt 500 tỷ USD . trong 6 năm ,Bất động sản phát triển liên tục ,chỉ tạm dừng lại từ cuối 2017 sau khi có chủ trương kiểm soát thị trường bất động sản và phá các vụ án mua bán đất công sản . Đến giữa 2018 thì vấn đề kiểm soát bất động sản không chỉ còn là kiểm soát để giử tài sản công tránh bị thất thoát cực lớn mà còn kiểm soát thị trường bất động sản trong mối quan hệ phát triển qui hoạch hạ tầng giao thông ,môi trường , cảnh quan , sông rạch và biến đổi khí hậu . Đến tháng tư 2019, chỉ thị của Thủ tướng về bất động sản là dấu chấm dừng cho một thời đoạn phát triển nhanh ,mạnh nhưng hỗn loạn ,vô chính phủ .. của thị trường bất động sản VN . Chử nghĩa thì người ta nói bế tắc pháp lý làm ành hưởng đến sự phát triển bất động sản VN . Nhưng sâu xa chính là ,nhà cầm quyền VN cảm nhận thấy xuất hiện nguy cơ kinh tế chính trị nếu cứ để cho bất động sản phát triển khá hỗn loạn . Vn đã điều chỉnh cao trào bđs trước khi bong bóng bds Trung hoa vở 2021 ..
Từ 2020 rồi 2021 ,Đại dịch covy đã dừng các giòng tiền vào bds ..trong năm 2020 ,MA bds lớn diễn ra ..Đối tàc Nhật ,Hàn ,Sing .Đài ,Hongkong nhảy vào bds mua lại các dự án đã triễn khai 1/10 của các Đại gia Vinhome ,Nova ,Nam long ,An gia v.v .BĐS đã bán sĩ MA tạm ứng lên đến 10 tỷ usd khoảng 25- 30 % cho N2 các sản phẩm tốt quanh tphcm ,hà nội ..dọc biễn .. Cũng nhờ 250.000 tỷ vn đ bds chảy vào nền kinh tế từ quý 1 2020 mà kinh tế vn k bị khủng hoảng lớn trong Đại dịch ..
Tuy nhiên qua 4 tháng lock down toàn diện từ 6.2021 ..nền kinh tế vn có thể so sánh hình tượng như 1 vỏ sỉ cơ bắp phải nằm viện 4 tháng ..thiếu máu ,xanh xao .. chưa hồi phục ..cần tỉnh dưỡng tập luyện 12 tháng ..Mọi ý tưởng phục hồi nhanh trước 12.2022 đều là duy ý chí và không tưởng ..
Tphcm 500.000 cơ sở cho thuê đều bị ngưng hẵn 5 tháng .từ 11.2021 cho mở lại thì cũng chỉ 10-15% ..công suất .. đến 4/2022 gần 50% đã mở lại nhưng công suất hoạt động vẫn chưa đạt 50% trước năm 2020 .
Vào cuối năm 2021 ,người làm ăn vẫn tràn đầy Hy vọng ,quý 1 2022 30% mặt bằng sẽ khai thác .Mặt bằng chính là biểu hiện kinh doanh thương mại của tphcm trong liên kết vùng Đồng bằng sông cửu long ,đông nam bộ ,tây nguyên ...và Asean .. cho nên năm 1978 tiến sĩ lâm vỏ hoàng nói với ông Vỏ văn kiệt rằng cứ xem chợ ,cửa hàng ,nhà xưởng ,quán ăn ..ở Sài gòn là biết kinh tế miền Nam ra sao ..con cá ,con tôm từ cà mâu ,sông đốc đều chạy về đây ...v.v Ông Kiệt nghe mà gật đầu tỏ ra thích ý .. Ô Thép mới còn bình thêm .Hà nội 1 tờ báo cả quán trà xem ..còn Sài gòn,anh xích lô ,ba gác mỗi người 1 tờ .
Chuyến đi đối ngoại của PM Chính cuối 2021 cũng cho thấy ai sẽ là đối tác đầu tư chiến lược 10 - 30 năm vào Vn .. và nay thì người ta đang trông xem chuyến đi Mỹ tháng 5 2022 của vị Thủ tướng năng động .
Tuy nhiên bức tranh kinh tế vẫn còn là màu xam xám của Đại dịch pha lẫn màu khói lửa của xung đột Nga - Mỹ Nato tại Ukraine kèm 1 loạt cấm vận nghiệt ngã về năng lượng và tài chính . với kỳ vọng hồi phục ngày càng giãn xa vào cuối 2024 với các điều kiện chấm dứt hoàn toàn Địch và Cuộc chiến Ukraine
Để đỉnh là 2026 ..
Các ông chủ giòng vốn là những trùm tài chính không chỉ ở VN mà cả ở Nước ngoài nhận ra rằng ít nhất phải sau Đại dịch 2021 và sau khi Quốc hội sữa xong luật đất đai mới 2025 một cách tiếp cận gần nhất với tập quán thế giới vào giữa năm 2025 thì thị trường bất động sản mới mở ra một thời đoạn mới phát triển qui mô lớn hơn ,vững hơn ,bền hơn . Khi đó ,2026 ,quỹ đất lớn quanh các thành phố Hồ Chí Minh , Hà nội .. sẽ là kho vàng hàng 1000 tỷ USD . Chỉ cần 10-12 năm , nếu bỏ ra vài trăm triệu USD để mua và hợp pháp hóa đất cách TPHCM từ 40 -100km nhà đầu tư sẽ thu lợi từ 500 -1000 triệu USD . Do đó vì sao các CTY lớn đang đầu tư lớn cho đất quanh TPHCM đến cả Phan thiết , Long An , quanh Long Thành . Tháng 3 2022 lộ rỏ những con thiêu thân lao vào cơn lốc chứng khoán ,đất đai . Nơi nào lắm kẻ đầu cơ ắt có cái hiếm quý có giá trị .
Ô sào ẩn thiền tại chợ 25.4.2022
Tuổi trẻ hôm nay (2-4) đưa tin “Hàng loạt tiểu thương các chợ nổi tiếng ở TP HCM bỏ sạp vì ế”. Những cái tên quen thuộc như chợ Bến Thành, An Đông, Bà Chiểu… luôn gắn liền với cảnh mua bán nhộn nhịp, nay vắng hoe, có mở thì đóng cửa sớm, hoặc lên tiếng nhượng quyền cả dãy sạp những vẫn im thin thít.
Đây là diễn biến… bình thường sau gần 2 năm bất thường bởi hầu hết tiểu thương đã cố gồng gánh, chịu đựng vì dịch. Những tưởng “bình thường mới” thì sẽ sớm trở lại nhịp mua bán, tiêu dùng cũ. Thì cú “bắn phá” từ phía Nga -Ukraina kéo theo cơ man hệ lụy nào nguồn cung năng lượng, nào cấm vận tứ phương tám hướng, Việt Nam không miễn trừ. Xăng dầu tăng, nguyên liệu hiếm, giá lại tăng, hàng xuất đi cũng gặp khó. Và cơn bão giá ngay lập tức đổ bộ.
Trong sự phục hồi kinh tế của TP HCM, riêng mảng thương mại dịch vụ lại giảm (5% so với cùng kỳ năm 2021), nhu cầu lưu trú, mua sắm, ăn uống vẫn trên đà… giảm. Cộng thêm, cú mở cửa hôm 15-3 với sự trễ nải về các quy định cách ly, cái gọi là chuyển động thật sự để tạo kích cầu du lịch nội địa - tại TP HCM - vẫn chưa đủ mạnh.
Dẫn tới bức tranh ảm đạm “bỏ sạp” là điều không tránh khỏi, đã được thấy từ trước.
Vậy, UBND quận tại các chợ trú đóng, sở Công thương mà ông giám đốc trước đây cũng từng là giám đốc sở Du lịch dưới sự phụ trách lĩnh vực của phó chủ tịch UBND TP Phan Thị Thắng đã có kế hoạch ứng phó hay chưa? Với hiện trạng sức mua giảm, chậm, ế ẩm, các bên liên quan đã ra biện pháp gì để tiến tới “giải phóng”, kích hoạt phía cầu? Tìm cho ra điểm gặp giữa hai nhánh cung -cầu, có chính sách tháo gỡ, hỗ trợ gì cho tiểu thương trong chính sách thay thế khách hàng, mặt hàng, nguồn hàng để kịp thích ứng với điều kiện “bất thường” mới?
Chúng ta cần làm gì để không gây - lây thêm hiệu ứng tiêu cực?
Ở tâm điểm dịch bệnh, theo báo cáo kinh tế số 2021 của Google thì lượng khách mới tăng vọt (trên 8,5 triệu khách hàng giao dịch mua bán online), đây cũng là một “đóng góp” cho sự ế ẩm của nhiều ngôi chợ truyền thống đầu mối, bán sỉ khi chợ online (kể cả bán số lượng lớn) nở rộ cùng với thói quen giao dịch đã có sự thay đổi mạnh mẽ.
Hổm rày, đi đâu cũng nghe nào “kinh tế số”, “chuyển đổi số”, nhưng với cơn bão giá đang hoành hành, viên chức người lao động, nhất là lao động thu nhập thấp, người nghèo, công nhân họ chỉ cần chuyển đổi… giá bó rau, miếng thịt sao cho vừa với mức thu nhập.
Trước khi và trong khi vươn xa, vươn cao, xin xích lại thật gần, cúi xuống thật thấp để vừa chăm lo cho những người nghèo khó bằng chính sách trợ giá, an sinh vừa toan lo những “đứt gãy” đang bủa vây các ngôi chợ. Đằng sau nó là cả một “dòng chảy” kinh tế, giờ đang tắc nghẽn.