IV THỬ PHÁC HỌA BỐI CẢNH TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI :
Có nhiều khả năng ,nếu sau 15/9/2021 TPHCM hoàn thành kế hoạch cách ly xã hội đạt các chỉ tiêu
1/ FO cộng đồng dưới 2000 và giảm liên tục xuống 1000 trong vòng 45 ngày đến 30/10/2021
2/ số tử vong dưới 150 /ngày và giảm dưới 100 /ngày trước ngày 30/10/2021
3/ chích vắc xin 2 mũi cho 75 % người từ 18 tuổi trở lên . Ưu tiên chích cho người trên 60 tuổi .Trước ngày 30/11 /2021 và đạt 90 % đã chích vắc xin
4/ Tổ chức khá thông suốt 70% các chuỗi cung ứng và sản xuất trước 1/11/2021 ( Chợ,cửa hàng siêu thị ,xí nghiệp )
Các tụ điểm nhỏ lẽ tụ tập trên 10 người ( đặc biệt là trong hẽm hóc ,nơi chen chúc ,.. các khu vực đỏ có mật độ F 0 cao ) nhưng khó kiểm soát 5K phải có kế hoạch xử lý triệt để . Trước khi xử lý thì ngừng hoạt động . Kiên quyết cải tạo hoặc xây dựng mới các Chợ mà mật độ chen chúc chật chội quá nghiêm trọng ( ổ F0 trên 200 -1000)như chợ Vườn Chuối ,Đường Nguyễn thượng Hiền Q3 v.v
5/ Xóm .Chợ ,ổ chuột ,chung cư chen chúc chật chội phải có luật qui định quản lý phòng chống dịch triệt để và xác định chương trình cải tạo trước 6/2022.Tổ chức Chợ Bình Điền theo hướng giãn cách ,quản lý số ,và mở rộng không gian diện tích kho ,cửa hàng giao dịch .
Từng bước áp dụng và hoàn thiện các qui định trạng thái bình thường mới từ 12/2021
1. Hữu hiệu nhất trong việc hạn chế dịch bệnh (35%) là đóng cửa trường học, đại học,các tụ điểm tập trung đông người (tới 10 người). Chỉ day online .
2. Việc đóng của các cửa hàng, chỉ cho mở những cửa hàng bán đồ thiết yếu đem lại hiệu quả vừa phải (17,5% - 35%)
Do đó, việc quan trọng nhất là không được để tập trung đông người, trên 10 người.
1. Không đóng cửa các siêu thị, chợ, cửa hàng thực phẩm, hiệu thuốc, của hàng bán đồ vệ sinh gia đình, hiệu sách... Các cửa hàng đó chỉ phải hạn chế nhận khách, chỉ được 1 khách trên mỗi 15 m2 cửa hàng trong cùng 1 lúc.
2. Tổ chức lại phương thức làm việc của nhà máy, siêu thị... thường là nguyên tắc chia ra các toán, hoặc là 1 ngày làm, 1 ngày nghỉ, hoặc các ca cách nhau ít nhất 1h, để các toán không có cơ hội tiếp xúc được trực tiếp với nhau, 1h đó để dọn dẹp vệ sinh, khử trùng. Nếu có ai đó bị nhiễm trong 1 nhóm, thì chỉ 1 nhóm bị, những nhóm khác vẫn làm việc bình thường.
3. Tổ chức giờ mua hàng dành riêng cho người già trên 60 tuổi, là nhóm người dễ nguy hiểm nhất nếu bị bệnh, từ 10h đến 12h sáng.
4. Tổ chức mở cửa các siêu thị, thậm chí từ 5h sáng đến 1h sáng, để giảm tải lượng người đến mua 1 lúc.
Các quán ăn vẫn được phép bán mang về, để đảm bảo không thiếu thực phẩm cũng như vật dụng thiết yếu. Các chuỗi cung ứng, vận tải hoạt động bình thường, các tài xế chỉ được yêu cầu là không ra khỏi cabin xe khi đi từ vùng này sang vùng khác.
5. Tổ chức mọi thứ khác đều on-line, bắt đầu từ bộ máy chính phủ, quyết định hành chính, lập ra hệ thống mObywatel, trong đó thậm chí căn cước công dân cũng on-line
6. Tất cả những việc xét nghiệm, tiêm chủng đều được đăng ký on-line hoặc qua tổng đài điện thoại, được hẹn giờ chính xác để hạn chế tập trung đông người, hay di chuyển quá xa.
7. Hạn chế sử dụng tiền mặt tối đa, trả bằng thẻ gần hoặc qua mạng, phát triển tối đa việc đặt/giao hàng qua mạng, thanh toán bằng trả tiền trước, để người giao hàng không tiếp xúc với người mua hàng.
8.Ngân hàng giải quyết tiền mặt cho doanh nghiệp, với điều kiện cấm không được sa thải hay hạ lương nhân viên xuống dưới mức quy định.
9. Trợ cấp thất nghiệp, bảo trợ xã hội hoạt động tối đa, những người vô gia cư được gom lại, chăm sóc nơi ăn, chốn ở, y tế và tiêm chủng cẩn thận.
10. Với các địa bàn chưa hoàn tất vắc xin :Mở rộng việc đặt vắc-xin và tiêm chủng trên diện rộng, đặc biệt ở các thành phố, nhà máy, nơi tập trung đông người, tổ chức tiêm chủng lưu động đến từng nhà máy, công ty có trên 500 nhân viên và người nhà.
11. Mọi người vẫn được phép đến công viên, ... tập thể dục, với điều kiện phải giữ khoảng cách 2m nếu không ở cùng nhà và đeo mặt nạ trong suốt quá trình ở ngoài.
12. Các phương tiện công cộng vẫn hoạt động, nhưng chỉ chở 25% số hành khách có thể.
13. Các vị trí làm việc trong nhà máy, công sở được kê lại, để đảm bảo cách nhau 2m, hoặc đặt các tấm nhựa trong suốt, ngăn cách việc bắn nước bọt ở khắp nơi.
14. Giáo dục ý thức mọi lúc, mọi nơi, trên mọi phương tiện truyền thông, thậm chí ở cả nhà thờ, chùa ,thánh đường: toàn dân tập thói quen rửa tay thường xuyên, vào mọi nơi, mọi nhà đều phải xịt kháng khuẩn vào tay, không bắt tay, ôm hôn nhau như trước, mà phải giữ khoảng cách 2m ngay cả khi nói chuyện với nhau.
Ngay việc xin trợ cấp của chính phủ cũng on-line: mọi người lập 1 tài khoản nhà bank (on-line, nếu ai chưa có), đệ đơn xin thông qua nhà bank (on-line), họ xét duyệt (on-line), đủ điều kiện chuyển thẳng luôn vào tài khoản (on-line nốt). Không ai phải đi đâu, không ai phát, không cần hỏi han gì, cứ nhìn vào tình trạng on-line mà theo dõi.
TP Hồ chí Minh, lõi trung tâm và trạng thái bình thường mới sau Đại dịch 1-2022
Trung tâm kinh tế sôi động TP.HCM nay im ắng vì dịch bệnh. Ảnh: N.C.T.
I . THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH 22.8.2021
Ngày 23-8, cả nước thêm 10.280 ca mắc Covid-19, riêng TPHCM có 4.251 ca
Chiều tối 23-8, Bộ Y tế cho biết, trong 24 giờ qua, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 10.280 ca mắc mới, Trong đó ,60 % 6.021 ca trong cộng đồng. Đồng thời số người mắc Covid-19 khỏi bệnh và bệnh nhân tử vong vẫn ở mức cao.
Trong số các tỉnh thành có ca mắc mới, tại TPHCM có (4.251 ca), Bình Dương (3.183), Đồng Nai (623), Tiền Giang (459), Long An (388),
Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 358.456 ca mắc Covid-19, đứng thứ 66/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 0,36 % 3.646 ca nhiễm).05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (171.801), Bình Dương (66.447), Long An (17.440), Đồng Nai (16.839), Tiền Giang (6.575).
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 đến nay), số ca mắc mới ghi nhận trong nước là 354.355 ca, trong đó khoảng 45% :151.838 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Theo đó,tại TPHCM trong số 42.624 trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà, có 21.178 trường hợp F0 cách ly tại nhà ngày từ đầu và 21.446 trường hợp F0 sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà. Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện là 14.858 người.
HCDC cũng thông tin thành phố tổng số ca xuất viện cộng dồn từ 1.1.2021 đến nay là 89.547 bệnh nhân / 171 801 = 60%
Hiện có 711 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU và 26 ca nguy kịch điều trị ECMO.
Cùng ngày, Tiểu ban điều trị thông báo ghi nhận thêm 389 ca tử vong do Covid-19, trong đó tại TPHCM có (340 ca/ ), Bình Dương (34), Long An (6), Đà Nẵng (3), Đồng Nai (2), Đồng Tháp (2), Cần Thơ (1), Bà Rịa ) và Vũng Tàu (1).
Đến nay, tổng số tử vong do Covid-19 tại Việt Nam là 8.666 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca mắc và tương đương với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới.
Trong ngày 22-8 có 298.376 liều vaccine Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là hơn 17,3 triệu liều, trong đó tiêm 1 mũi là trên 15,5 triệu liều.
II .Ý kiến bình luận về khó khăn của Việt Nam khi đối phó dịch Covid-19
TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh kề cận thành phố này ở miền Nam Việt Nam đang đứng trước một đợt bùng phát với các ổ dịch Covid-19 có số lượng và mức độ lây nhiễm đáng quan ngại
Những ngày Việt Nam được thế giới vỗ tay tán thưởng về thành tích chống dịch Covid-19 dường như đã lùi rất xa, trong khi ở ngay khu vực Đông Nam Á, xếp chỉ sau Myanmar, quốc gia có khủng hoảng chính trị do chính biến, Việt Nam đang 'đội sổ' về tỷ lệ tiêm chủng chống Covid ở Asean, theo tạp chí phân tích châu Á, The Diplomat hôm thứ Hai.
Bài báo trên The Diplomat hôm 23/8/2021 dành phần đầu mô tả khá chi tiết xử lý các điểm nóng ở tâm dịch Covid-19 trong đợt bùng phát thứ tư:
"Việt Nam đã ra lệnh lưu trú nghiêm ngặt tại siêu đô thị phía nam, Thành phố Hồ Chí Minh, và triển khai quân đội để hỗ trợ những người dân bị cách ly, khi các ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tiếp tục tăng đột biến.
"Hôm thứ Sáu, chính phủ Việt Nam thông báo rằng họ sẽ cấm cư dân ở các khu vực có nguy cơ cao của thành phố rời khỏi nhà của họ kể từ hôm nay (23/8), để làm chậm sự bùng phát của biến thể Delta vốn dễ lây lan của COVID-19.
"Thông báo này đã thúc đẩy làn sóng mua bán hoảng loạn ở Thành phố Hồ Chí Minh, khi người dân cả nước tìm cách tích trữ trước khi lệnh người dân ai ở nguyên trong nhà nấy có hiệu lực.
"Việc mô tả cuộc chiến chống lại COVID-19 như một chiến dịch quân sự đã được củng cố hơn nữa nhờ việc huy động công an và quân đội để thực thi phong tỏa và cung cấp thực phẩm cho những cư dân bị cách ly, với sự hỗ trợ của các tình nguyện viên, công đoàn và cựu chiến binh. Quân đội sẽ thực thi lệnh lưu trú cho đến ngày 15/9."
Thành tích đã lùi xa vào dĩ vãng?
Nhận định về thành tích và chất lượng phòng chống đại dịch Covid-19 của Việt Nam vào thời điểm hiện nay, bài báo của tác giả Sebastian Strangio, Chủ biên Đông Nam Á của The Diplomat viết:
"Những ngày mà Việt Nam được toàn cầu hoan nghênh vì ngăn chặn một cách hiệu quả COVID-19 giờ đây dường như đã lùi rất xa. Việt Nam từng báo cáo chỉ có 1.500 trường hợp nhiễm COVID-19 trong cả năm 2020 và là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á ghi nhận mức tăng trưởng dương về kinh tế trong năm.
"Nay thì con số kể từ đó đã tăng lên gần 350.000 người, trong khi tỷ lệ tăng trưởng mục tiêu 6,5% của đất nước cho năm 2021 có thể bị suy giảm do tác động của đại dịch.
"Giống như một số nước láng giềng, chính phủ Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trên mặt trận vaccine. Ngoài Myanmar bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, nơi mà quân đội không báo cáo dữ liệu tiêm chủng kể từ tháng 6/2021, Việt Nam đứng cuối cùng trong số các quốc gia Đông Nam Á về số lượng vaccine được tiêm trên đầu người.
"Nước này đã tiêm được ít nhất một liều vaccine cho chỉ 15% dân số. Chỉ có dưới 2% được tiêm chủng đầy đủ hai liều. Riêng TPHCM tiêm vắc xin gần 5,3 triệu người, trong đó hơn 177.000 người tiêm 2 mũi , hiện đã có 75,95% người từ 18 tuổi trở lên tại TP.HCM đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin. ( tin sáng 21-8-2021)
Vẫn theo tạp chí chuyên phân tích về châu Á, trong khi chính phủ Việt Nam có thể dự kiến sẽ tăng cường điều này đáng kể từ nay đến cuối năm, nước này nằm trong số một số quốc gia và ở khu vực đã trải qua năm đầu tiên của đại dịch với những thành công tương đối nhưng kể từ đó đã bị trật bánh do biến thể Delta và các chiến dịch phân phối vaccine chậm tiến độ, như một trong vài nguyên nhân.
Mới đây, xuất hiện một số thông tin cần kiểm chứng thêm gợi ý cho thấy đã có những thảo luận trong giới chức chỉ huy quân đội tham gia xử lý đợt bùng phát dịch ở phía Nam Việt Nam.
Trong đó, một số thông tin cần kiểm tra thêm gợi ý rằng nước này đang đứng trước các yêu cầu cấp bách về điều trị y tế, chăm sóc bệnh nhân và xử lý quy mô các ca tử vong rất cao ở các trung tâm bùng phát dịch, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam, trong đó có TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và các nơi khác.
Một số nhu cầu cấp bách đang được yêu cầu hỗ trợ bởi các lực lượng phòng chống dịch dường như bao gồm nhưng không giới hạn ở cung cấp thêm xe cứu thương, các thiết bị, kể cả 'túi đựng tử thi' và xây thêm, cùng đẩy mạnh công suất các 'lò hỏa táng' ở các địa phương tâm dịch v.v... bên cạnh một số kịch bản dường như được đề cập về xử lý ra sao trong trường hợp các ca tử vong vượt mức độ có thể xử lý thông thường ở các cơ sở 'hỏa táng' hiện hữu.
Mới đây, kinh tế gia Bùi Kiến Thành nói với BBC:
"Tình hình dịch Covid-19 hiện nay theo tôi là cấp bách, với tình hình ở nhiều nơi hỗn loạn, không tôn trọng cách lý tối thiểu với số đông tụ hợp ngay cả ở những khu cách lý tập trung tại các trung tâm công nghiệp, chế xuất, e rằng tình trạng này sẽ dẫn đến nguy cơ phát sinh một ổ dịch lớn tại các khu công nghiệp này, và lan ra thêm ở các vùng liên cận.
III/ THAM KHẢO CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Việc thay đổi chiến lược nêu trên cũng nhận được sự hậu thuẫn vững vàng đến từ tâm lý công chúng, khi mà người dân châu Âu về cơ bản đều tỏ ra cảm thông và chấp thuận các biện pháp kiểm soát xã hội để phòng dịch bệnh.
Không giống với Mỹ, nơi mà nhiều tiểu bang ngay lập tức gỡ bỏ các quy định hạn chế do lạc quan rằng virus sẽ biến mất, người dân châu Âu chưa bao giờ kỳ vọng đại dịch chấm dứt ở “lục địa già”, khi vẫn có đó những ổ dịch lẻ tẻ bùng phát vào mùa xuân và mùa hè vừa qua.
Đức (quốc gia chưa bao giờ gỡ toàn bộ các hạn chế) tuyên bố trong tuần này rằng chỉ có những người đã tiêm vắc-xin, đã hồi phục sau khi bị nhiễm COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona gần đây mới được tới các nhà hàng, bệnh viện và địa điểm trong nhà. Đeo khẩu trang vẫn là quy định bắt buộc đối với người dân khi ở trong không gian kín hoặc khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng, bất kể là người đó đã tiêm hay chưa tiêm vắc-xin.
Một số quốc gia, trong đó có Pháp và Ý, đang nỗ lực đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng, khi quy định rằng chỉ người đã tiêm vắc-xin, người đã khỏi bệnh sau khi nhiễm virus và người có xét nghiệm âm tính mới được tham gia các hoạt động hàng ngày. Nhân viên nhà hàng nếu không làm nhiệm vụ kiểm tra khách hàng theo các tiêu chí kể trên có nguy cơ bị phạt tiền lên tới 9.000 EUR (khoảng 10.600 USD) và 1 năm tù giam.
Biến thể Delta với khả năng lây lan cao đã lấy đi những hy vọng về chiến thắng tuyệt đối trước đại dịch, đưa nhịp sống trở lại bình thường như trước kia, khi chưa có COVID-19. Theo các nhà khoa học, kế hoạch ứng phó của các nước châu Âu là phù hợp với thực tế, bởi COVID-19 sẽ không thể nhanh chóng biến mất.
Virus corona sẽ vẫn tấn công và làm suy yếu hệ hô hấp, đến một thời điểm nào đó nó sẽ tồn tại như cúm mùa, vẫn có thể khiến con người mắc bệnh và tử vong. Khi nào COVID-19 đạt tới ngưỡng như kiểu dịch cúm thông thường là điều mà giới khoa học chưa thể biết chắc được.
Số ca mắc mới đã tại châu Âu có dấu hiệu tăng, giảm trong thời gian qua, khi biến thể Delta đang hoành hành và giới chức y tế tăng cường các biện pháp để đẩy lui dịch bệnh. Số ca mắc mới trung bình trong ngày tính theo tuần tại Liên minh Châu Âu (EU) và Anh là 95.500 ca/ngày, tính đến 5/8, tương đương với 186 ca mắc mới/1 triệu dân, giảm 14% so với mức đỉnh hồi tháng 7 với 110.000 ca/ngày.
Số trường hợp phải nhập viện ở châu Âu cũng thấp hơn sau mỗi đợt dịch. Tỉ lệ nhập viện do COVID-19 tại Pháp là 65 ca/1 triệu dân trong tuần đầu tháng 8, giảm hơn 2/3 so với mức đỉnh hồi tháng 3. Tại Đức và Ý, tỉ lệ người bệnh phải nhập viện tính trên 1 triệu dân cũng giảm 90% theo cùng thời điểm. Mức giảm ở Anh là 80%. Tỉ lệ người dân tiêm đủ liều trong EU là 53%, cao hơn Mỹ với 50%. Trong khi đó, Anh đạt 60%, Tây Ban Nha 63%, Đức và Ý hơn 55%, còn Pháp là 50% dân số tiêm đủ liều.
Dẫu vậy, giới khoa học cho rằng miễn dịch cộng đồng là điều vẫn còn xa vời và thậm chí sẽ không bao giờ đạt được trước sự xuất hiện và lây lan mạnh của biến thể mới. Việc cách ly, hạn chế di chuyển đối với những ca nhiễm COVID-19 vẫn phổ biến ở khu vực châu Âu và gần như chắc chắn sẽ còn được áp dụng tiếp nữa (ngoại trừ Anh, quốc gia chọn cách tiếp cận khác biệt). Tiêm liều vắc-xin bổ sung cho người lớn tuổi hoặc nhóm dễ bị nhiễm bệnh là chủ đề hiện đang được thảo luận và lên kế hoạch. Nhiều quốc gia thuộc EU đang mở rộng xét nghiệm định kỳ trên diện rộng nhằm phát hiện các ca nhiễm, đồng thời tăng cường hệ thống truy vết đối tượng tiếp xúc thay vì giảm thiểu hay từ bỏ việc này.
Tại Ý, quốc gia chịu thiệt hại nặng nề trong giai đoạn đầu dịch bệnh, chính quyền đang hướng đến một cuộc chiến kéo dài. Nước này vận hành hệ thống theo thang màu, sử dụng một bộ thông số kĩ thuật để đánh giá mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh theo từng khu vực. Nặng nhất là vùng đỏ, tiếp đến là vàng, xanh, và trắng. Mọi khu vực tại Ý hiện đều thuộc vùng trắng. Tuy nhiên, Sicily và Sardinia, hai điểm đến du lịch nổi tiếng, nhiều khả năng sắp chuyển sang màu vàng. Các khu vực khác cũng có thể chuyển vàng trước sự lây lan của biến thể Delta.
“Người dân ở đây nhận thức được rằng cuộc chiến chống lại COVID-19 vẫn còn tiếp diễn trong thời gian dài. Người dân sẽ không mất cảnh giác bởi họ biết rằng mọi chuyện chưa kết thúc và phải mất nhiều thời gian mới trở lại được như trước”, Claudio Cancelli, Thị trưởng vùng Nembro, khu vực gần vùng tâm dịch trong làn sóng COVID-19 đầu tiên tại Ý cho hay.
IV THỬ PHÁC HỌA BỐI CẢNH TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI :
Có nhiều khả năng ,nếu sau 15/9/2021 TPHCM hoàn thành kế hoạch cách ly xã hội đạt các chỉ tiêu
1/ FO cộng đồng dưới 1000 và giảm liên tục xuống 500 trong vòng 45 ngày đến 30/10/2021
2/ số tử vong dưới 100 / ngày và giảm dưới 50 /ngày trước ngày 30/10/2021
3/ chích vắc xin 2 mũi cho 70 % người từ 18 tuổi trở lên
Trước ngày 30/10 /2021 và đạt 90 % đã chích vắc xin
4/ Tổ chức khá thông suốt 70%các chuỗi cung ứng và sản xuất trước 1/11/2021 ( Chợ ,cửa hàng siêu thị ,xí nghiệp )
Các tụ điểm nhỏ lẽ tụ tập trên 10 người ,( đặc biệt là trong hẽm hóc ,nơi chen chúc ,.. các khu vực đỏ có mật độ F 0 cao ) nhưng khó kiểm soát 5K phải có kế hoạch xử lý triệt để . Trước khi xử lý thì ngừng hoạt động .
5/ Xóm .Chợ ,ổ chuột ,chung cư chen chúc chật chội phải có luật qui định quản lý phòng chống dịch triệt để và xác định chương trình cải tạo trước 1/2022
Từng bước áp dụng và hoàn thiện các qui định trạng thái bình thường mới từ 12/2021
1. Hữu hiệu nhất trong việc hạn chế dịch bệnh (35%) là đóng cửa trường học, đại học,các tụ điểm tập trung đông người (tới 10 người). Chỉ day online .
2. Việc đóng của các cửa hàng, chỉ cho mở những cửa hàng bán đồ thiết yếu đem lại hiệu quả vừa phải (17,5% - 35%)
Do đó, việc quan trọng nhất là không được để tập trung đông người, trên 10 người.
1. Không đóng cửa các siêu thị, chợ, cửa hàng thực phẩm, hiệu thuốc, của hàng bán đồ vệ sinh gia đình, hiệu sách... Các cửa hàng đó chỉ phải hạn chế nhận khách, chỉ được 1 khách trên mỗi 15 m2 cửa hàng trong cùng 1 lúc.
2. Tổ chức lại phương thức làm việc của nhà máy, siêu thị... thường là nguyên tắc chia ra các toán, hoặc là 1 ngày làm, 1 ngày nghỉ, hoặc các ca cách nhau ít nhất 1h, để các toán không có cơ hội tiếp xúc được trực tiếp với nhau, 1h đó để dọn dẹp vệ sinh, khử trùng. Nếu có ai đó bị nhiễm trong 1 nhóm, thì chỉ 1 nhóm bị, những nhóm khác vẫn làm việc bình thường.
3. Tổ chức giờ mua hàng dành riêng cho người già trên 60 tuổi, là nhóm người dễ nguy hiểm nhất nếu bị bệnh, từ 10h đến 12h sáng.
4. Tổ chức mở cửa các siêu thị, thậm chí từ 5h sáng đến 1h sáng, để giảm tải lượng người đến mua 1 lúc.
Các quán ăn vẫn được phép bán mang về, để đảm bảo không thiếu thực phẩm cũng như vật dụng thiết yếu. Các chuỗi cung ứng, vận tải hoạt động bình thường, các tài xế chỉ được yêu cầu là không ra khỏi cabin xe khi đi từ vùng này sang vùng khác.
5. Tổ chức mọi thứ khác đều on-line, bắt đầu từ bộ máy chính phủ, quyết định hành chính, lập ra hệ thống mObywatel, trong đó thậm chí căn cước công dân cũng on-line
6. Tất cả những việc xét nghiệm, tiêm chủng đều được đăng ký on-line hoặc qua tổng đài điện thoại, được hẹn giờ chính xác để hạn chế tập trung đông người, hay di chuyển quá xa.
7. Hạn chế sử dụng tiền mặt tối đa, trả bằng thẻ gần hoặc qua mạng, phát triển tối đa việc đặt/giao hàng qua mạng, thanh toán bằng trả tiền trước, để người giao hàng không tiếp xúc với người mua hàng.
8.Ngân hang giải quyết tiền mặt cho doanh nghiệp, với điều kiện cấm không được sa thải hay hạ lương nhân viên xuống dưới mức quy định.
9. Trợ cấp thất nghiệp, bảo trợ xã hội hoạt động tối đa, những người vô gia cư được gom lại, chăm sóc nơi ăn, chốn ở, y tế và tiêm chủng cẩn thận.
10. Với các địa bàn chưa hoàn tất vắc xin :Mở rộng việc đặt vắc-xin và tiêm chủng trên diện rộng, đặc biệt ở các thành phố, nhà máy, nơi tập trung đông người, tổ chức tiêm chủng lưu động đến từng nhà máy, công ty có trên 500 nhân viên và người nhà.
11. Mọi người vẫn được phép đến công viên, ... tập thể dục, với điều kiện phải giữ khoảng cách 2m nếu không ở cùng nhà và đeo mặt nạ trong suốt quá trình ở ngoài.
12. Các phương tiện công cộng vẫn hoạt động, nhưng chỉ chở 25% số hành khách có thể.
13. Các vị trí làm việc trong nhà máy, công sở được kê lại, để đảm bảo cách nhau 2m, hoặc đặt các tấm nhựa trong suốt, ngăn cách việc bắn nước bọt ở khắp nơi.
14. Giáo dục ý thức mọi lúc, mọi nơi, trên mọi phương tiện truyền thông, thậm chí ở cả nhà thờ, chùa ,thánh đường: toàn dân tập thói quen rửa tay thường xuyên, vào mọi nơi, mọi nhà đều phải xịt kháng khuẩn vào tay, không bắt tay, ôm hôn nhau như trước, mà phải giữ khoảng cách 2m ngay cả khi nói chuyện với nhau.
Ngay việc xin trợ cấp của chính phủ cũng on-line: mọi người lập 1 tài khoản nhà bank (on-line, nếu ai chưa có), đệ đơn xin thông qua nhà bank (on-line), họ xét duyệt (on-line), đủ điều kiện chuyển thẳng luôn vào tài khoản (on-line nốt). Không ai phải đi đâu, không ai phát, không cần hỏi han gì, cứ nhìn vào tình trạng on-line mà theo dõi.
V/ TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI VỚI nhà hàng vừa và nhỏ TPHCM tận dụng các công cụ kỹ thuật số để tồn tại
Các mô hình kinh doanh nhà hàng đã thay đổi Trước đây, các nhà hàng tập trung phục vụ khách dùng bữa tại chỗ hoặc mang đi. Tuy nhiên, Kể từ khi Covid-19 ập đến đã thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển ngành F&B online .
Các nhà hàng tìm kiếm thỏa thuận giữa nhà cung cấp dịch vụ hoặc nền tảng bên thứ ba, ra đời nhu cầu sử dụng trang web đặt hàng. Bên cạnh đó, khi giao hàng trở nên phổ biến, các nhà hàng tạo sự khác biệt bằng cách đầu tư nhiều hơn cho quảng cáo, chạy khuyến mãi trên các ứng dụng và quản lý kênh riêng. Ý tưởng về một nền tảng hợp tác các nhà cung cấp khác nhau và hợp lý hóa quy trình phân phối toàn diện từ đặt hàng, giao hàng đến tài chính trở nên phổ biến ,.
Công cụ quản lý của Google tích hợp với dịch vụ giao hàng cho phép các nhà hàng sửa đổi thực đơn trực tiếp trong hệ thống mà không cần phải thực hiện thủ công trên từng nền tảng riêng lẻ. Hơn thế nữa, ngay cả khi phải quản lý nhiều hơn vài nền tảng, phía nhà hàng không phải trang bị quá nhiều thiết bị như trước đây nhờ toàn bộ quy trình đặt hàng được hợp nhất thành một POS.
Chỉ cần một thiết bị, một màn hình và một menu, các nhà hàng có thể cung cấp trải nghiệm đa kênh liền mạch cho khách hàng. Bên cạnh việc tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng doanh thu, họ cũng có thể áp dụng công nghệ mới nhanh hơn và từ đó mở rộng nhanh chóng các dịch vụ trong khu vực. Các nhà hàng liên tiếp mở rộng quy mô và phát triển từ 10 đến 20 cửa hàng. Ngoài ra, dữ liệu giao dịch đưa ra thông tin chi tiết hữu ích cho hoạt động tiếp thị tiếp theo. Trong thế giới hậu đại dịch, các nhà hàng phải chuyển đổi hoạt động kinh doanh để bắt kịp với nhu cầu và sự thay đổi của người tiêu dùng.
VI/ TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI VỚI CÁC QUÁN CÀ PHÊ HẬU COVID 19?
Sau đại dịch Covid 19, đây cũng là cơ hội để các chủ quán cà phê nhìn nhận lại những thiếu sót, hạn chế của mình và tìm ra hướng phát triển bền vững, . Vậy hướng đi nào là tốt nhất cho các quán cà phê hậu Covid 19?
Thúc đẩy việc chuyển đổi số
Xu hướng chuyển đổi số phát triển, các nền tảng bán hàng online là xu hướng tất yếu tại thị trường Việt Nam. Đại dịch covid 19 thực chất chỉ là một chất xúc tác khiến cho quá trình này diễn ra nhanh chóng và toàn diện hơn. Các quán cần làm mọi cách để tối ưu hóa ngân sách, giảm chi phí nhân sự, nâng cao hiệu quả vận hành và kết hợp với các nền tảng số để tăng trưởng doanh thu.
Hiện nay, với sự gia nhập thị trường của các ứng dụng đặt đồ ăn như Now, Grab Food, Go Việt,... cùng sự đón nhận tích cực từ công chúng đối với hình thức này, các quán cà phê có thể dễ dàng phát triển mảng bán hàng online bên cạnh các cửa hàng offline hiện tại. Ngoài ra các quán có thể bán hàng trực tiếp qua Fanpage, hotline hoặc website của thương hiệu mình.
Tuy nhiên, đối với nền tảng bán hàng này, chủ quán cũng gặp nhiều thách thức như làm sao để giữ form đồ uống, hạn chế đá tan khi giao đến tay khách hàng? Nên đưa các loại đồ uống nào lên thực đơn bán hàng online? Khách đến quán trực tiếp và đơn online cần giao, nên ưu tiên đối tượng nào trước?,...
Kết hợp chặt chẽ giữa online và offline
Mặc dù các quán cần tăng cường chuyển đổi số, nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò then chốt của các quán offline. Người Việt Nam hiện nay phần lớn vẫn có xu hướng trực tiếp trải nghiệm đồ uống, không gian của quán hơn là tại nhà. Do đó việc cân đối giữa hai nền tảng này là vô cùng quan trọng. Chỉ khi các quán offline hoạt động tốt thì danh tiến quán mới có độ phủ sóng và lượng khách hàng trung thành, từ đó việc mở kênh bán hàng online sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Đồng thời, nếu quán làm tốt hoạt động bán hàng online cũng đồng nghĩa với việc bạn càng làm đẹp hơn hình ảnh của quán, tạo thêm nhiều lựa chọn kênh mua hàng cho khách. Chính vì vậy, đảm bảo song song sự chỉn chu trong cả offline và online là tiêu chí hàng đầu của các quán hiện nay.
Nâng cao tăng trải nghiệm khách hàng
Sau đại dịch Covid 19, tầm quan trọng của chất lượng, năng lực của quán mới là yếu tố then chốt giúp quán vượt qua giai đoạn khó khăn này. Việc vội vã mở rộng thương hiệu, không cân đối chi phí hợp lý sẽ khiến cho nhiều quán thua lỗ, mất khách hàng do thiếu sót trong khâu quản lý. Do đó, thời điểm này là lúc các quán cần rà soát lại hoạt động kinh doanh của mình, tập trung nguồn lực để phát triển chất lượng đồ uống, trải nghiệm khách hàng và đào tạo đội ngũ nhân viên tối giản nhưng chuyên nghiệp.
Có thể nói, đại dịch Covid 19 tuy đem đến nhiều khó khăn cho các chủ đầu tư trong giai đoạn vừa qua. Nhưng chúng ta cũng có thể coi đây là một cơ hội để nhìn lại hoạt động kinh doanh của mình. Rà soát, quản lý và chuyển đổi để quán có được định hướng rõ ràng, phát triển hơn, sẵn sàng đối mặt với các thử thách tiếp theo.
Quán có không gian rất yên tĩnh để bạn tha hồ đắm mình vào thế giới kiến thức xuyên lục địa, và một không gian khác là để ăn trưa, thư giãn.
Kệ sách kéo dài gần 1 -2 mét và cao 3 mét lận đó. Mà sách dày chi chít luôn, có hơn 500 đầu sách với đủ kiểu chủ đề từ văn hóa, đời sống cho đến những tài liệu chuyên ngành các thứ., nhưng lần ra rồi thì sẽ quên ngay cảm giác mệt mỏi đi tìm vừa rồi ngay.
Whoaa! Không gian ở đây phải nói là cực kỳ, cực kỳ đẹp bạn ạ. Thoạt nhìn bên ngoài là đã thấy khá ấn tượng rồi đó. Bước vào bên trong thì…cứ ngỡ như mình đang “lạc trôi” đẩu đâu trong một tiệm sách ở Châu á. Bên cạnh Sách ,Quán Cà phê là trung tâm trao đổi giao lưu data dử liệu từ big data đến mini ,tiny data phim ảnh xưa v.v
Mà chúng được sắp xếp ngay ngắn nhìn bắt mắt lắm kìa. Chỉ muốn dang tay ôm hết về nhà cho thỏa lòng thôi. Liếc qua liếc lại ngắm nghía cái decor của tiệm là lác mắt.