TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 62
  • Hôm nay: 779
  • Tháng: 7518
  • Tổng truy cập: 5140837
Chi tiết bài viết

Ai là người giàu trên con đường công nghiệp hóa?

Trần Văn Thọ

   Từ năm 1996 Việt Nam đã có mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Gần đây các văn kiện đại hội hoặc các Nghị quyết trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhấn mạnh “tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Chỉ còn 5-6 năm là đến cái mốc đó. Bây giờ là lúc mọi người, kể cả nhà nước, đang đánh giá tình hình công nghiệp hóa hiện tại và bàn về khả năng đạt mục tiêu năm 2020. Có nhiều cách tiếp cận vấn đề. Hôm nay tôi thử đưa ra một cách tiếp cận nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản, một quốc gia đã thành công trong quá trình trở thành một nước công nghiệp hàng đầu thế giới. Cách tiếp cận ở đây là xét xem ai là những người giàu lên và giàu như thế nào trong quá trình đó.

  Một nước được xem là có nền công nghiệp hiện đại đương nhiên phải có nhiều mặt hàng công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới, ngày càng chiếm vị trí chủ đạo trong sản xuất và xuất khẩu. Tác nhân của bức tranh sống động đó không ai khác hơn là nhà doanh nghiệp. Dĩ nhiên đứng đàng sau đó là nhà nước, có vai trò tạo ra môi trường pháp lý và các chính sách cần thiết để kích thích tinh thần doanh nghiệp (entrepreneurship) của họ. Tinh thần doanh nghiệp là tính tiến thủ của nhà doanh nghiệp, không bằng lòng với hoàn cảnh đương có mà là xông xáo tìm kiếm và nắm bắt cho bằng được các cơ hội do công nghệ và thị truờng mang lại. Người có tinh thần doanh nghiệp có con mắt nhìn xa trông rộng vào thế giới trong tương lai, giàu trí tưởng tượng về thành quả của công nghệ, biết là sẽ có nhiều bất xác định và rủi ro nhưng vẫn quyết đoán và đi tới hành động đầu tư, phối trí nhân lực và các nguồn lực kinh tế khác vào lãnh vực mới vừa khám phá được.

  Những quyết định, hành động đó có nhiều rủi ro vì nhiều bất xác định nhưng khi thành công thì lợi nhuận sẽ rất lớn. Đó là lợi nhuận chân chính, là thứ lợi nhuận mưu tìm (profit-seeking) qua nỗ lực khám phá công nghệ, khám phá thị trường và tổ chức sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận đó khác với trường hợp những nhà kinh doanh móc ngoặc với những người có chức có quyền để được “cho” những ưu đãi về tín dụng, về đất đai, về ngoại tệ, về độc quyền, v.v.. và đó chỉ là hành động mưu tìm đặc lợi (rent-seeking).

Những người có tính thần doanh nghiệp thành công sẽ giàu lên một cách chính đáng. Nhìn từ góc độ này, có thể nói một nước thành công trong quá trình công nghiệp hóa sẽ ngày càng có nhiều những nhà doanh nghiệp giàu lên trong lãnh vực sản xuất hàng công nghiệp.   

Vào giữa thập niên 1950, cơ cấu sản xuất và xuất khẩu của Nhật rất giống Việt Nam ngày nay. Năm 1955, nông lâm thủy sản còn chiếm tới 19% trong GDP và 41% trong tổng lao động có việc làm; hàng dệt may còn chiếm tới 37% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhưng đó cũng là thời kỳ nở rộ tinh thần doanh nghiệp của giới kinh doanh trong ngành công nghiệp nên sang thâp niên 1960, cơ cấu sản xuất và xuất khẩu chuyển dịch hẵn lên các ngành công nghiệp chủ đạo của thế giới như thép, ô-tô, đồ điện gia dụng,…Trong đó có nhiều công ty khởi đầu từ trước chiến tranh thế giới thứ hai (như Toyota, Panasonic,…) nhưng cũng có nhiều công ty bắt đầu sau năm 1945 (như Sony, Honda,..).

Trong một xã hội lành mạnh, những người giàu nhất cũng là những người nộp thuế nhiều nhất. Ta thử xem vào năm 1960 chẳng hạn, ai là những người giàu nhất ở Nhật. Biểu dưới đây cho thấy trong 10 người giàu nhất có tới 8 người là nhà kinh doanh sản xuất và xuất khẩu hàng công nghiệp.

 

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness