TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 13
  • Hôm nay: 524
  • Tháng: 6007
  • Tổng truy cập: 5151272
Chi tiết bài viết

Mẹ con ra tòa

Biển hồ…” đây, sao tính tháng tính ngày?


TT - Lẽ thường chẳng mấy ai tán đồng việc một người mẹ kiện con ra tòa để đòi tiền bạc, vàng vòng. Nhưng trong vụ tranh chấp dân sự vừa được TAND huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) xét xử hôm cu

ối tháng bảy vừa qua, đạo lý ở đời là thước đo để hội đồng xét xử quyết định... phần “thắng” thuộc về người mẹ, khi mà hai bị đơn - con trai và dâu - đã đánh mất đi điều thiêng liêng nhất của con người: tình
mẫu tử...

“Tui cho bả 16 ngày, còn tính sáu tháng thôi…”

Trong phiên xử hôm ấy, bị đơn chính của vụ án - ông N.V.C. - đã cáo bệnh vắng mặt, chỉ có vợ là bà H. “được toàn quyền” hầu kiện. Trước tòa, bà Mẹo, người mẹ, khai: Cuối tháng 5-2005, C., con bà, bảo bà đưa hết tiền, vàng cho anh ta gửi vào ngân hàng lấy lãi ăn dần. Tin lời, bà giao cho C. tổng cộng 8 triệu đồng, ba chỉ vàng và sổ đỏ nhà. Hôm sau, C. nhắn người bảo bà dọn vô nhà C. ở để vợ chồng anh ta phụng dưỡng.

“Nói thiệt, cả đời tui chắt mót được chút đó thôi, sợ con cái nhẹ dạ làm hao hụt nên đành bấm bụng theo về. Chứ cảnh mẹ chồng con dâu tui biết quá mà…”. Bà Mẹo tiếp trong nấc nghẹn: “Đâu được ba, bốn tháng gì đó thì vợ chồng nó trở mặt. Ai đời không có ly uống nước, tui hỏi thì tụi nó biểu kiếm gáo dừa mà uống…”. 

Bà Mẹo đang kể, nàng dâu H. đã… đứng lên “phản công”: “Thưa tòa, ở với tui bả muốn ăn bánh bèo tui mua bánh bèo; muốn ăn bánh xèo tui đổ bánh xèo. Tui lo cho bả còn hơn lo cho cha mẹ tui, vậy mà bả không giữ đúng lời hứa. Bả cho đất thằng út làm nhà. Bả không tốt thì tui phải lấy tiền cơm. Nếu bả không trả sáu tháng tiền cơm, tiền tui nuôi thì đừng nói tui trả lại 8 triệu đồng, ba chỉ vàng với cái sổ đỏ…”. Ra vậy, cái cớ để vợ chồng C. - H. tính… tiền cơm ngày với mẹ mình là do bà Mẹo “dám” cho thằng con út mấy chục mét vuông đất để cất nhà. 

Từ khán phòng, chúng tôi nhìn thấy sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng của hội đồng xét xử và vị đại diện viện kiểm sát nhân dân giữ quyền công tố sau tràng dài “phản đòn” của người con dâu. Lặng đi mấy giây, vị chủ tọa bắt đầu chất vấn bị đơn: “Mỗi ngày chị cho mẹ ăn bao nhiêu?”. 

Bị đơn liền cao giọng: “Mỗi ngày bả ăn 20.000 đồng. Thưa tòa, bả ăn rất dữ, nhiều như thanh niên! Từ ngày nuôi bả, tui phải ở nhà chăm sóc, cơm nước. Tiền công chăm sóc, tiền chở đi chơi mỗi ngày là 15.000 đồng. Tính chung, mỗi ngày 35.000 đồng. Thưa tòa, bả ăn của tui sáu tháng 16 ngày. Tình mẹ con, tui cho 16 ngày, còn tính sáu tháng thôi. Tổng cộng là 6.300.000 đồng. Cộng với trước đó, trong ba năm từ 1991 - 1994, bả ăn của tui tính ra là 5 triệu đồng. Cộng tất cả bả thiếu tui 11.300.000 đồng”. 

Vị chủ tọa hỏi: “Nếu không có 8 triệu, ba chỉ vàng, chị và chồng có nuôi mẹ không?”. Vẫn với giọng lạnh tanh, bà H. trả lời mà như hỏi ngược lại hội đồng xét xử: “Bây giờ bả giàu, bả ăn thì phải trả tiền. Sao lại bắt con dâu nuôi?”. Hình như vị hội thẩm nhân dân đã cố gắng bình tĩnh nhưng vẫn phải lên tiếng: “Chị cũng đã là mẹ, chắc chị thừa hiểu sự khó nhọc của cha mẹ khi nuôi con khôn lớn. Tôi hỏi chị: chồng chị nên vóc nên hình như ngày hôm nay là nhờ ai? Chị trả lời đi”. 

Vị thẩm phán chủ tọa phiên tòa tiếp lời: “Xét về đạo làm con thì chỉ riêng chuyện tính toán thiệt hơn với bậc sinh thành đã là sai quấy rồi. Tôi nói để chị hiểu, pháp luật sẽ có hình phạt thích đáng đối với những người có hành vi bạc đãi cha mẹ. Chị nên nhớ điều này…”.

…Sau khi nghị án, tòa tuyên buộc N.V.C. và vợ phải trả lại 6.950.000 đồng, ba chỉ vàng 24k và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Mẹo. Phiên tòa chấm dứt, chúng tôi thấy ánh mắt hằn học của người con dâu nhìn về phía mẹ chồng còm cõi cố lê từng bước chân run rẩy ra khỏi phòng xử án…

“Con đàn cháu đống mà chi…”

Sau phiên xử, chúng tôi đến thăm bà Mẹo. Bà sống cô độc giữa một xóm nhỏ nghèo thuộc xã Hàm Đức (Hàm Thuận Bắc). Vẫn với giọng đứt quãng, buồn tủi như hôm trước tòa, bà phân trần: “Ôi, mẹ con kiện tụng nhau nhục lắm. Nhưng…”. Sau câu nói bà ôm lấy đầu. Có lẽ trong nỗi đau tận cùng của người đã đến ngày “gần đất, xa trời”, bà Mẹo muốn giãi bày bất hạnh của đời mình, tựa hồ cần sự sẻ chia…

24 tuổi bà Mẹo lấy chồng, một thanh niên cũng nghèo như bà. Suốt một đời kham khổ, vất vả, không nghỉ ngơi một ngày, họ nuôi sáu người con lớn lên với tất cả tình thương yêu của người cha, người mẹ. Nghèo khó nhưng rồi ông bà cũng đạt được tâm nguyện: lo cho con cái yên bề gia thất… 

Năm 1998 ông Mẹo bỏ bà về với tổ tiên. Không muốn làm phiền con cái nên dẫu đã gần ngưỡng 80 bà vẫn thui thủi một mình. Vậy mà… Bà Mẹo kể tiếp: “Khi giỗ mãn tang ông nhà tui, thằng Hai tập họp anh em nó về và gửi gắm với thằng C.: “Anh là con trai đầu nhưng vì ở xa không nuôi mẹ được. Mọi việc đành nhờ chú Ba. Chú có công, sau này tài sản mẹ để lại cũng chẳng ai hơn thua với chú”. 

Lúc đó thằng C. chỉ cười hề hề, gật đầu. Nhưng sau đó thằng C. lại lấy giấy viết đưa cho anh Hai nó, rồi nói: “Anh em mình phải ký tá cho chắc. Anh Hai ghi luôn phần tài sản của mẹ vô. Em thì rất thương mẹ, nhưng chỉ sợ ai đó lời vô tiếng ra…”. Mấy đứa nó nghe vậy cũng có lý nên ký giấy cho thằng C. nuôi tui. Ai ngờ…”.

Theo ông Hồ Quốc Trung, thanh tra nhân dân nơi bà Mẹo ngụ cư, trước khi tòa xử, chính quyền địa phương đã nhiều lần nói phải nói trái nhưng vợ chồng C. - H. nhất quyết không nghe. “Con cái gì nhẫn tâm quá”, ông Trung buồn bực nói. Cô Chín, một láng giềng của bà Mẹo, thở dài nói với chúng tôi: “Nhiều lúc trái gió trở trời, nhìn bả xin nhờ cơm hàng xóm mà mình thấy đau lòng. Con đàn cháu đống chi vậy hổng biết…”.

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness